intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

skkn Lê Thị Hồng Vân - SKKN đạt giải C cấp Thành phố năm 2014 - 2015

Chia sẻ: Bobietbo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

47
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là vốn hiểu biết về con người, sức khỏe, xã hội và tự nhiên cũng như năng lực giao tiếp còn hạn chế. Thông qua các giờ dạy có tổ chức trò chơi học tập, hoạt động trò chơi thúc đẩy các em: Nhận thức hiện thực. Hình thành những nhận thức nhất định về hành vi. Tiếp nhận những quy tắc và quy luật của sinh hoạt xã hội. Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi: Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ gìn vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. + Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương. Thông qua trò chơi học tập, các em tập trung chú ý học, tiếp thu bài tốt, hăng hái phát biểu ý kiến, đưa ra những ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của bạn. Chính vì vậy giờ học luôn hiệu quả và đạt mục tiêu tiết dạy. Qua trò chơi các em được phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và có thêm những hiểu biết về thế giới xung quanh. Các em lớn lên trong nhận thức, trong sự hiểu biết của mình và còn giúp các em mạnh dạn trong giao tiếp. Từ đó, các em phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh Tiểu học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: skkn Lê Thị Hồng Vân - SKKN đạt giải C cấp Thành phố năm 2014 - 2015

  1. phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o quËn thanh xu©n -------***------- M· SKKN Dïng cho H§ chÊm cña Së s¸ng kiÕn kinh nghiÖm §Ò tµi: Mét sè biÖn ph¸p tæ chøc cã hiÖu qu¶ trß ch¬i häc tËp trong d¹y häc m«n tù nhiªn vµ x· héi líp 3 M«n: Tù nhiªn vµ X· héi CÊp: TiÓu häc Tµi liÖu kÌm theo: §Üa CD N¨m häc 2014 -2015
  2. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 MỤC LỤC A.PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 2 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 4 IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................... 4 V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 4 VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ..................................................................... 4 B. PHẦN NỘI DUNG....................................................................................... 5 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: ........................................................................................... 5 II. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI. ................... 6 IV. CÁC BIỆN PHÁP. ....................................................................................... 7 1. Biện pháp 1: Tổ chức các trò chơi vận động ............................................... 7 2. Biện pháp 2:Tổ chức trò chơi vừa mang tính vận động vừa mang tính trí tuệ .................................................................................................................... 10 3. Biện pháp 3: Tổ chức các trò chơi đố vui .................................................. 11 3.1 Trò chơi “Đố bạn”? .................................................................................. 11 3.2 Trò chơi "Hoa nào đẹp?" ......................................................................... 12 3.3. Sử dụng trò chơi “Loài vật nào?” ........................................................... 13 4. Biện pháp 4 : Tổ chức những trò chơi khác. ............................................. 14 4.1Trò chơi “ đóng vai” ................................................................................... 15 4.2.Trò chơi Ghép chữ vào hình ...................................................................... 16 4.3/ Trò chơi "Tìm tên các bộ phận của cơ quan thần kinh lẩn trốn trong các ô chữ". ...................................................................................................... 17 4.4 Trò chơi “Ghép đôi”................................................................................. 19 4.5 Trò chơi “Ô chữ kì diệu” ......................................................................... 20 5. Những trò chơi thƣờng dùng để "phạt" những ngƣời sai. ....................... 24 5.1. Đôi múa đẹp. ............................................................................................. 24 5.2. Bò nhúng giấm. ........................................................................................ 24 5.3. Âm thanh tự nhiên. .................................................................................. 24 5.4. Đội kèn tí hon. .......................................................................................... 24 5.5. Rửa mặt như mèo. .................................................................................... 24 6. Kết quả thực hiện. ...................................................................................... 25 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 26 I. KẾT LUẬN .................................................................................................. 26 II. KHUYẾN NGHỊ: ........................................................................................ 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 28 1/28
  3. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tự nhiên và Xã hội là môn học nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản và ban đầu về các sự vật, hiện tƣợng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, con ngƣời và xã hội giúp các em có thể ứng xử hợp lí trong cuộc sống hàng ngày và tiếp tục học lên các lớp trên một cách thuận lợi. Đối với học sinh Tiểu học nhất là các em học sinh lớp 3 đã có sự nhận thức trƣớc các sự vật, hiện tƣợng của tự nhiên và xã hội thì môn học này vô cùng có ích với các em. Qua mỗi bài học, các em lại có thêm những nhận thức về các mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội, từ đó khơi dậy tình yêu thiên nhiên đất nƣớc, hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trƣờng sống, đồng thời kích thích tính ham hiểu biết về khoa học của học sinh. Hòa cùng với công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học trên toàn ngành, môn Tự nhiên và Xã hội cũng có những bƣớc chuyển mình, từng bƣớc vận dụng thay đổi linh hoạt các phƣơng pháp dạy học nhằm tích cực hóa các hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Trên thực tế, các giáo viên đã sử dụng các phƣơng pháp tổ chức trong dạy học Tự nhiên và Xã hội thực hiện một cách linh hoạt và có nhiều sáng tạo. Tổ chức hoạt động giáo dục, vui chơi trong các tiết dạy có hệ thống khoa học, phù hợp với mục tiêu tiết dạy và tâm lí lứa tuổi của học sinh. Từ đó, các em phát triển toàn diện về trí tuệ, năng lực, phẩm chất đồng thời củng cố các kiến thức vào cuộc sống thực tiễn: “ Chơi mà học, học mà chơi”.Tuy nhiên, một phần nhỏ giáo viên còn xem nhẹ việc tổ chức trò chơi học tập trong các tiết dạy làm hạn chế sự phát triển giao tiếp, năng lực hợp tác trong hoạt động vui chơi của học sinh. Trò chơi là hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với con ngƣời, từ trẻ em đến ngƣời lớn. Bất cứ ai, trong cuộc đời cũng đã tham gia vào các trò chơi. Cũng nhƣ lao động, học tập, trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con ngƣời. Trò chơi có chứa đựng chủ đề, nội dung nhất định, có những quy tắc nhất định mà ngƣời chơi phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính vui chơi, giải trí song đồng thời lại có ý nghĩa giáo dƣỡng và giáo dục lớn lao đối với con ngƣời. Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt đối với lứa tuổi trẻ em. Trò chơi tạo tất cả những điều kiện để trẻ em thể hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, tạo ra ở trẻ em những rung động thực tế và quan trọng cho cuộc sống. Trong khi chơi, trẻ em phản ánh hiện thực xung quanh, đồng thời thể hiện thái độ nhất định đối với môi trƣờng. Đối với trẻ em, chơi có nghĩa là hoạt động, 2/28
  4. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 là khơi dậy trong mình những cảm giác, mơ ƣớc, là cố gắng để thực hiện tốt những mơ ƣớc đó, là cảm giác, tri giác và phản ánh một cách sáng tạo thế giới vào tƣởng tƣợng của mình. Đúng nhƣ A.M.Go-rơ-ki đã nhận xét" Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng ta đang sống và là cái chúng ta cảm nhận cái thay đổi". - Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu đƣợc của học sinh Tiểu học nhất là học sinh lớp 3. Dù không còn là hoạt động chủ đạo, song vui chơi cũng giữ một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của trẻ, vẫn có ý nghĩa rất lớn lao đối với trẻ. Lí luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lí, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả trong dạy học và giáo dục. Qua trò chơi các em được phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và có thêm những hiểu biết về thế giới xung quanh các em. Chính vì vậy, tổ chức trò chơi được sử dụng như một phương pháp quan trọng để truyền thụ kiến thức và giáo dục hành vi cho học sinh. Từ những đòi hỏi về yêu cầu của việc giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội, với kinh nghiệm của bản thân đã giảng dạy lớp 3, nên tôi đã chọn đề tài: "Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Các em học sinh lớp 3 vốn sống, vốn hiểu biết về con ngƣời, sức khỏe, xã hội và tự nhiên cũng nhƣ năng lực giao tiếp còn hạn chế. Thông qua các giờ dạy có tổ chức trò chơi học tập, hoạt động trò chơi thúc đẩy các em: - Nhận thức hiện thực. - Hình thành những nhận thức nhất định về hành vi. - Tiếp nhận những quy tắc và quy luật của sinh hoạt xã hội. - Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi: + Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ gìn vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. + Yêu thiên nhiên, gia đình, trƣờng học, quê hƣơng. Thông qua trò chơi học tập, các em tập trung chú ý học, tiếp thu bài tốt, hăng hái phát biểu ý kiến, đƣa ra những ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của bạn. Chính vì vậy giờ học luôn hiệu quả và đạt mục tiêu tiết dạy. Qua trò chơi các em đƣợc phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và có thêm những hiểu biết về thế giới xung quanh. Các em lớn lên trong nhận thức, trong sự hiểu biết của mình và còn giúp các em mạnh dạn trong giao tiếp. Từ đó, các em phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh Tiểu học. 3/28
  5. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 Qua đề tài, tôi muốn nghiên cứu một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập, góp phần nhỏ nâng cao chất lƣợng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội trong nhà trƣờng. III.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt đƣợc mục đích đã đặt ra ở trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn nhằm giúp học sinh lớp 3 nắm vững kiến thức, kĩ năng thông qua trò chơi học tập. - Điều tra thực trạng tổ chức các hoạt động trò chơi học tập trong giờ Tự nhiên và Xã hội lớp 3. - Nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên để tìm hiểu nội dung và phƣơng pháp dạy Tự nhiên và Xã hội. Trên cơ sở đó lựa chọn các biện pháp tổ chức trò chơi học tập có hiệu quả trong dạy học. - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến dạy học, tổ chức trò chơi học tập môn Tự nhiên và Xã hội. - Đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong các tiết học Tự nhiên và Xã hội lớp 3. IV.ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU *Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu các biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong giờ Tự nhiên và Xã hội của học sinh lớp 3. * Phạm vi nghiên cứu: là thực nghiệm với các em học sinh lớp 3A2 trƣờng tôi dạy. V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng kết hợp một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa. - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp. - Phƣơng pháp quan sát. - Phƣơng pháp thực nghiệm. - Phƣơng pháp điều tra. - Phƣơng pháp thống kê. - Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm. VI.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Từ tháng 9/2014 đến tháng 5/ 2015: Vận dụng các biện pháp tổ chức trò chơi học tập vào thực tế giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội . 4/28
  6. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Chuyển tải kiến thức của môn Tự nhiên và Xã hội ở bậc Tiểu học đạt hiệu quả cao là vấn đề không hề dễ. Để giúp các em lĩnh hội kiến thức về con ngƣời và sức khoẻ về các sự vật hiện tƣợng đơn giản trong tự nhiên một cách nhẹ nhàng, vui vẻ, có chất lƣợng thì bên cạnh việc sử dụng đồ dùng dạy học và các hình thức học tập hợp lí thì việc sử dụng phƣơng pháp dạy học là vô cùng quan trọng. Trò chơi học tập là một trong những phƣơng pháp dạy học đƣợc sử dụng để dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học. Trò chơi học tập chính là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh. Trong các tiết học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học, việc tổ chức cho học sinh chơi vào bất cứ phần nào của bài học đều rất quan trọng, vì các lý do sau đây: - Làm thay đổi hình thức học tập. - Làm cho không khí lớp học đƣợc thoải mái dễ chịu hơn. - Làm quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn. - Học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn. - Học sinh tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực hơn. - Học sinh củng cố và hệ thống hoá kiến thức. - Học sinh mạnh dạn, tự tin trao đổi ý kiến trƣớc tập thể. - Học sinh đƣợc lôi cuốn vào quá trình học tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải toả đƣợc những mệt mỏi, căng thẳng của quá trình học tập. - Thông qua trò chơi, khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên và giữa các em với nhau sẽ đƣợc tăng cƣờng. Tính hấp dẫn của các trò chơi học tập đã giúp các em tích cực hoạt động, kích thích ngôn ngữ phát triển, trên cơ sở đó hình thành và rèn luyện ở các em một số phẩm chất trí tuệ cần thiết cho việc tiếp thu kiến thức mới.Trong khi chơi trò chơi học tập, các em không những củng cố kiến thức mà còn học đƣợc cả cách giao tiếp, cách đánh giá và tự đánh giá về kết quả học tập, vui chơi của mình. Trong một chừng mực nào đấy, trò chơi học tập vừa là phƣơng pháp dạy học, vừa là hình thức tổ chức dạy học cho học sinh. Với cấu trúc bền vững, trò chơi học tập đƣợc sử dụng trong quá trình dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức và ảnh hƣởng giáo dục sâu sắc đối với học sinh. Trên cơ sở lí luận vững chắc, tôi tiến hành một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. 5/28
  7. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 II. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI. Trong các trƣờng học nói chung hiện nay, một số giáo viên còn hiểu "Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm" chỉ là sử dụng nhiều phƣơng pháp hỏi đáp, cho học sinh đọc trƣớc sách giáo khoa hoặc học tập theo hình thức nhóm để nhắc lại những điều đã học đƣợc ở lớp để củng cố kiến thức. Những giáo viên đó không thấy rằng dạy học theo hƣớng “lấy học sinh làm trung tâm” là tăng cƣờng hoạt học tập của cá nhân, kích thích đƣợc động cơ bên trong của ngƣời học, làm học sinh tăng cƣờng tính chủ động tự tin phát triển khả năng suy nghĩ, óc sáng tạo để phát hiện ra kiến thức. Cách làm chƣa đúng của giáo viên đẩy học sinh vào thế thụ động nhận thức khi học môn Tự nhiên và xã hội. Trong thời gian qua một số giáo viên khi dạy môn Tự nhiên và xã hội không coi trọng việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh nên tiết học không phong phú, hấp dẫn, không thu hút đƣợc các em tham gia học tập tích cực. Qua thực trạng trên chúng ta thấy việc tổ chức các trò chơi học tập trong môn Tự nhiên và Xã hội là cần thiết và rất quan trọng. Trò chơi đó giúp cho học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để học và chơi. Các trò chơi phải thú vị để học sinh thích đƣợc tham gia và thu hút đƣợc đa số (hay tất cả) học sinh tham gia. Các trò chơi đơn giản, dễ thực hiện, không tốn nhiều thời gian, sức lực, không ảnh hƣởng đến các hoạt động tiếp theo của tiết học hoặc ảnh hƣởng đến giờ học khác. Các trò chơi không đơn thuần chỉ là giải trí mà phải có mục đích học tập. Để giúp học sinh chơi có hiệu quả phải thực hiện theo các bƣớc sau: - Giáo viên phải phổ biến, giải thích quy tắc thể lệ chơi cho học sinh sau đó yêu cầu một vài em nhắc lại quy tắc thể lệ đó. - Phân công chuẩn bị chơi (dụng cụ, trang phục, vai trò của các em, các nhóm chơi). - Có thể cho học sinh chơi thử (nếu cần) rồi mới chơi thật. - Nhận xét kết quả của trò chơi (có thể "thƣởng" hoặc "phạt'... ngƣời thắng hoặc thua), nhận xét thái độ của ngƣời tham gia chơi và rút kinh nghiệm (Việc đánh giá, nhận xét đúng mức sau cuộc chơi sẽ tạo đƣợc tình cảm, gây ấn tƣợng trong mỗi học sinh. Nếu ngƣời điều khiển chỉ đánh giá, nhận xét về những hành động không đúng sẽ tạo lên sự buồn chán, hẫng hụt, thậm chí mất đoàn kết trong các em. Do đó phải biết động viên, khích lệ các em, để những em thắng cuộc không kiêu căng, tự mãn, càng phấn khởi và cố gắng hơn. Ngƣợc lại, các em thua cuộc vẫn vui vẻ, tự rút kinh nghiệm để học tập bạn bè, quyết tâm phấn đấu giành kết quả trong những trò chơi tiếp theo). 6/28
  8. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 - Việc tổ chức cho học sinh chơi theo quy trình trên sẽ giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức, giúp các em tự tin trong học tập và hình thành năng lực, phẩm chất của học sinh. IV. CÁC BIỆN PHÁP. 1. Biện pháp 1: Tổ chức các trò chơi vận động Là trò chơi học sinh tham gia các hoạt động có tính chất vận động giúp cho cơ thể cân đối, hài hoà nhƣng qua đó học sinh hiểu thêm nội dung bài học. VD: Một số trò chơi nhƣ: Gieo hạt - nảy mầm, kéo lưới bắt cá, kể tên các bộ phận của cơ thể người, phóng viên nhỏ, đèn xanh - đèn đỏ, mặt trăng chuyển động quanh trái đất, hoa nào đẹp, băng reo mưa rơi, động vật đồ vật bay hoặc không bay, chức năng, gia đình, họ nội, họ ngoại. Ở các trò chơi này ngoài việc học sinh đƣợc vận động vui chơi, qua đó các em còn hiểu thêm nội dung bài học. 1.1 Ví dụ 1: Bài 33 : An toàn khi đi xe đạp Để khắc sâu kiến thức cho các em tôi đã tổ chức cho các em tham gia chơi trò “ Đèn xanh, đèn đỏ ". Trò chơi này giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức bài học. a. Mục tiêu. Củng cố quy tắc đèn báo giao thông, giúp học sinh biết thực hiện theo những quy định về trật tự an toàn giao thông. b. Chuẩn bị. - Một số tấm bìa hình vuông, trên có hình vẽ xe đạp, xe máy, ô tô, ngƣời đi bộ. - Hai tấm bìa hình tròn: Một tấm màu đỏ, một tấm màu xanh. Các tấm bìa trên đều có dây để treo trƣớc ngực. c. Cách chơi. - Giáo viên dùng phấn kẻ một ngã tƣ đƣờng phố ở sân trƣờng hoặc ở lớp (nếu lớp rộng). - Giáo viên hƣớng dẫn cách chơi nhƣ sau: Gọi một số học sinh lên đóng các vai: + Ngƣời đi bộ. + Ngƣời đi xe máy. + Ngƣời đi xe đạp. + Ngƣời đi ô tô. - Các em đóng vai nào thì đeo trƣớc ngực tấm bìa tƣơng ứng với vai đó. - Khi giáo viên hô "Bắt đầu" thì hai học sinh đóng vai đèn đỏ và đèn xanh đứng vào vị trí ngã tƣ. - Các học sinh còn lại thực hiện đi lại trên đƣờng theo đèn báo hiệu. Lƣu ý: Hai học sinh đóng vai đèn hiệu thƣờng thay đổi vị trí và học sinh tham gia chơi phải luôn luôn quan sát đèn hiệu để đi hoặc dừng lại cho đúng. Ai 7/28
  9. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 vi phạm sẽ bị phạt bằng cách nhắc lại quy tắc đèn hiệu hoặc nêu lại phần đƣờng dành cho mình đi. d, Kết thúc trò chơi. - Giáo viên: Qua trò chơi em rút ra đƣợc bài học gì? - Học sinh: Biết cách tham gia giao thông theo đèn hiệu Từ đó giáo viên khắc sâu nội dung bài: Khi tham gia giao thông các con phải thực hiện theo đúng đèn hiệu để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi ngƣời xung quanh. 1.2. Ví dụ 2 - Bài 62: Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất. Tôi đã cho học sinh chơi trò Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất. Trò chơi giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức bài học. a. Mục tiêu. - Củng cố cho học sinh kiến thức về sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái đất. - Tạo hứng thú học tập cho học sinh. b. Chuẩn bị. - Quả địa cầu. - Ghế để đặt quả địa cầu. - Số quả địa cầu bằng số nhóm học sinh. c. Cách tiến hành. - Giáo viên chia nhóm và xác định vị trí làm việc cho từng nhóm. - Giáo viên hƣớng dẫn nhóm trƣởng cách điều khiển nhóm sao cho từng học sinh trong nhóm đều đƣợc đóng vai Mặt Trăng. - Bạn đƣợc chỉ định đóng vai Mặt Trăng phải đi vòng quanh quả địa cầu một vòng theo chiều mũi tên sao cho mặt luôn hƣớng về quả địa cầu nhƣ hình vẽ. “Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất” 8/28
  10. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 - Học sinh khác trong nhóm sẽ quan sát và nhận xét cách biểu diễn của bạn, cụ thể nhận xét về cách quay, chiều quay của bạn đã đúng chƣa? Bạn nào quay đúng sẽ đƣợc cả nhóm vỗ tay khen thƣởng. d. Kết thúc trò chơi. Sau trò chơi học sinh đƣợc củng cố kiến thức về sự chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất (đó là hƣớng chuyển động từ Tây sang Đông). 1.3 Ví dụ 3 : Bài 8 "Vệ sinh cơ quan tuần hoàn" a. Mục đích. So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hay làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể đƣợc nghỉ ngơi, thƣ giãn. b. Cách tiến hành Bƣớc 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét sự thay đổi nhịp đập của tim sau mỗi trò chơi. - Lúc đầu GV cho học sinh chơi một trò chơi đòi hỏi vận động ít. Ví dụ :Trò chơi “ Con thỏ ,ăn cỏ, uống nƣớc , chui vào hang.” -Sau khi cho HS chơi xong giáo viên hỏi: Các em có cảm thấy nhịp tim và mạch đập của mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không? Bƣớc 2: 9/28
  11. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 - GV cho HS chơi một trò chơi đòi hỏi vận động nhiều. Ví dụ: GV yêu cầu HS làm vài động tác thể dục trong đó có động tác nhảy hoặc nếu lớp rộng, GV cho HS xếp ghế ngồi vòng tròn và cho HS chơi đổi chỗ cho nhau (trò chơi này đòi hỏi các em phải chạy nhanh để chiếm đƣợc chỗ ngồi cho mình). - Sau khi cho HS vận động mạnh, GV đặt ra các câu hỏi cho HS thảo luận: So sánh nhịp đập của tim và mạch khi chúng ta vận động mạnh và lúc vận động nhẹ hoặc lúc nghỉ ngơi. c. Kết luận Sau khi ta vận động mạnh hoặc lao động nặng thì nhịp đập của tim và mạch càng nhanh.Vì vậy, cần lao động, vui chơi nghỉ ngơi điều độ để bảo vệ tim mạch. 2. Biện pháp 2:Tổ chức trò chơi vừa mang tính vận động vừa mang tính trí tuệ * Trò chơi "Phóng viên nhỏ". Trò chơi giúp học sinh củng cố kiến thức bài học. a. Mục đích - Tạo cơ hội cho học sinh đƣợc tìm hiểu, làm quen với nhau. - Phát triển ở học sinh tính bạo dạn, tự tin trƣớc đám đông, khả năng phát triển ngôn ngữ. b. Chuẩn bị: - Một chiếc Mi-crô không dây đồ chơi. - Một chiếc máy ảnh đồ chơi (nếu có). c. Cách chơi: Một số học sinh trong lớp đóng vai phóng viên báo Nhi đồng, báo Thiếu niên tiền phong hoặc phóng viên báo đài truyền hình Hà Nội, đài truyền hình địa phƣơng đến phỏng vấn các bạn trong lớp. Trò chơi này có thể áp dụng vào trong các bài dạy. - Phòng bệnh đƣờng hô hấp. - Ôn tập: con ngƣời và sức khoẻ. - Họ nội, họ ngoại. - Máu và các cơ quan tuần hoàn. Ví dụ * Bài 4: Phòng bệnh đƣờng hô hấp Ngƣời phóng viên nhỏ có thể phỏng vấn các câu hỏi sau: - Chào bạn! bạn tên gì? - Các bệnh đường hô hấp chúng ta thường gặp là gì? - Nguyên nhân nào gây nên những bệnh đó? - Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh đường hô hấp? 10/28
  12. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 d. Kết thúc trò chơi: Học sinh nắm đƣợc kiến thức về đƣờng hô hấp và cách phòng bệnh một cách tự nhiên, hiệu quả. Đây là một trò chơi giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức. Khi tôi cho học sinh chơi tôi thấy các em chơi một cách hào hứng vui vẻ. Nhƣng ở trò chơi này khi chơi cũng cần có một số lƣu ý: Ở những lần chơi đầu giáo viên cần gợi ý một số câu hỏi và làm mẫu thử một lần cho học sinh quan sát để tránh học sinh hỏi những câu lan man không đúng nội dung bài học. 3. Biện pháp 3: Tổ chức các trò chơi đố vui Trò chơi này góp phần phát triển trí tuệ vì trò chơi luôn đòi hỏi sự thông minh, sáng tạo, sự mới mẻ. 3.1 Trò chơi “Đố bạn”? - Ở hình thức chơi này, giáo viên sƣu tầm một số câu đố và trong từng bài cụ thể (hoặc có thể nghĩ ra một số câu nêu lên đặc điểm, tính chất,... của con vật, cây cối mà bài các em vừa học), từ đó học sinh dùng những vốn kiến thức, hiểu biết trong cuộc sống để giải đố tạo không khí học tập vui vẻ, hào hứng. Có thể áp dụng vào dạy các bài Tự nhiên và Xã hội sau: Thực vật Động vật Thân cây Côn trùng Rễ cây Tôm, cua Lá cây Cá Hoa Chim Quả Thú Phần củng cố các bài về thực vật, giáo viên đƣa ra những câu đố. Sau khi giải đố, học sinh sẽ đƣợc cung cấp thêm hiểu biết về một số loại cây, hoa cụ thể. Đố hoa: + Hoa gì mọc chốn bùn nhơ Mà sao vẫn chẳng hội tanh mùi bùn? (là hoa sen) + Hoa gì theo ánh mặt trời? (là hoa hướng dương) Hoặc: Hoa gì nở đỏ mùa hè. Rung rinh vẫy gọi tiếng ve trong lành? (là hoa phượng) - Hoặc có thể cho học sinh đố vui với nhau những câu đố chỉ cần nêu đặc điểm của các cây hoa. Ví dụ: Hoa gì nở khi tết đến xuân về, là những bông hoa nhỏ chỉ có màu hồng hoặc màu hồng nhạt? (hoa đào) 11/28
  13. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 3.2 Trò chơi "Hoa nào đẹp?" Học sinh ghép những câu cho phù hợp tạo thành một bông hoa. Trò chơi này giúp học sinh củng cố kiến thức bài học. Hình thức chơi này có thể áp dụng ở một số bài: - Bài 30: Nhận biết cây cối và con vật. - Bài 34- 35: Ôn tập: Tự nhiên - Bài 66: Bề mặt trái đất - Bài 69 – 70: Ôn tập và kiểm tra học kỳ 2 a. Mục tiêu. - Củng cố tên các châu lục và đại dƣơng trên Trái Đất. - Luyện phản xạ nhanh. - Rèn luyện kỹ năng cắt dán hoặc xếp hình. b. Chuẩn bị. - Chuẩn bị nhiều miếng bìa cắt theo hình cánh hoa, trên mỗi cánh hoa có ghi tên các châu lục: Á, Âu, Phi, Mĩ, Đại Dƣơng và các đại dƣơng: Bắc Băng Dƣơng, Thái Bình Dƣơng, Đại Tây Dƣơng, Ấn Độ Dƣơng. - Chuẩn bị hai miếng bìa cắt theo hình tròn để làm nhị hoa, hoặc vẽ trực tiếp lên bảng trong đó ghi: "Các châu lục", "Đại dƣơng". ĐẠI Á ÂU PHI DƯƠNG Cánh hoa CÁC CÁC Nhị hoa CHÂU ĐẠI LỤC DƯƠNG Cánh hoa BẮC THÁI ĐẠI TÂY ẤN ĐỘ BĂNG BÌNH DƯƠNG DƯƠNG DƯƠNG DƯƠNG 12/28
  14. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 BẮC BĂNG DƯƠNG Á CÁC CÁC ÂU PHI ĐẠI TÂY ĐẠI THÁI CHÂU BÌNH DƯƠNG DƯƠNG LỤC DƯƠNG ĐẠI ẤN ĐO DƯƠNG DƯƠNG d. Kết quả. Học sinh nhớ đƣợc tên các châu lục và đại dƣơng trên trái đất. 3.3. Sử dụng trò chơi “Loài vật nào?” Với bài Ôn tập và kiểm tra học kỳ 2 có thể cho học sinh chơi một trò chơi khác đó là trò chơi "Loài vật nào? ". Trò chơi này giúp học sinh phát hiện nội dung bài học. a. Mục tiêu. - Củng cố kiến thức về đặc điểm chung của các loài vật đã học. - Giúp học sinh nhận biết các loài vật dựa vào những đặc điểm đặc trƣng của chúng. b. Chuẩn bị. Bảng, phấn, giấy, bút. c. Cách tiến hành. - Giáo viên gọi một em học sinh xung phong lên chơi trò chơi trƣớc lớp (quay mặt về phía cả lớp). - Giáo viên viết tên một trong các loài vật đã học ở các bài 50, 51, 52, 53, 54 (côn trùng, tôm, cua, cá, chim, thú) lên bảng hoặc viết ra giấy rồi giơ cho cả lớp (trừ em học sinh đứng trên) biết (có thể cất hoặc xoá ngay sau khi cả lớp ngồi dƣới đã nhìn thấy). Giáo viên nói: Em hãy đoán tên một loài vật! - Các em học sinh ngồi dƣới sẽ lần lƣợt xung phong gợi ý cho bạn. Câu gợi ý phải là những câu đơn mà trong đó không có từ nào nhắc đến tên loài vật cần đoán. Số câu gợi ý tối đa là ba. Nếu sau ba câu gợi ý mà em học sinh đứng trên bảng vẫn không đoán ra thì em đó bị thua cuộc. Nếu em đó đoán ra tên loài vật 13/28
  15. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 sau câu gợi ý thứ nhất thì ghi đƣợc 3 điểm, đoán ra sau câu gợi ý thứ hai ghi đƣợc 2 điểm. sau câu gợi ý thứ 3 ghi đƣợc 1 điểm. - Mỗi học sinh lên bảng có thể đoán một hoặc hai loài vật. - Khi trò chơi kết thúc, em nào ghi đƣợc nhiều điểm là ngƣời thắng cuộc. - Em học sinh nào có câu gợi ý hay và chính xác cũng đƣợc khen thƣởng. * Ví dụ về những câu gợi ý hợp lệ: + Về côn trùng: Đây là loài vật có 6 chân. Đây là loài vật thƣờng có cánh. Loài này thƣờng nhỏ bé ... + Về cua: Loài vật này có nhiều chân. Chân phân thành các đốt. Loài vật này không có xƣơng sống. ... Lƣu ý: Có thể chia lớp thành nhiều nhóm chơi để tạo điều kiện đƣợc nhiều em học sinh tham gia đoán và gợi ý. d. Kết quả: Qua trò chơi học sinh đƣợc khám phá về các loài vật quen thuộc. * Từ những trò chơi này, tôi thấy học sinh trực tiếp đƣợc khám phá thế giới xung quanh mình. Từ đó các em sẽ thêm yêu cuộc sống. 4. Biện pháp 4 : Tổ chức những trò chơi khác. - Những trò chơi này giúp cho tâm hồn các em phát triển lành mạnh, góp phần củng cố kiến thức, học mà chơi chơi mà học. Giáo viên có thể sử dụng các trò chơi này để khởi động, giới thiệu bài, dạy học bài mới hoặc củng cố kiến thức Xuất phát từ những ý nghĩa đó, trong nhiều năm qua tôi đã sƣu tầm và áp dụng một số trò chơi trong quá trình dạy môn Tự nhiên và Xã hội, trong thực tế áp dụng đã thu đƣợc những kết quả nhất định. Tên trò chơi Những bài có thể vận dụng Giải ô chữ Bài 6,7,17,18,41,59,61,69-70 Đóng vai Bài 4,7 Tìm nhà Bài 17,18 Ai nhanh ,ai đúng Bài 3,17,18 Tìm từ trong ô chữ Bài 6,7,17,18 ,59,61, Ghép chữ vào hình Bài 7 Sau đây là ví dụ minh họa cho một số trò chơi 14/28
  16. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 4.1Trò chơi “ đóng vai” * Bài 9: Phòng bệnh tim mạch Trò chơi giúp học sinh tìm hiểu, phát hiện nội dung bài học. a. Mục tiêu Nêu lên sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em. b. Chuẩn bị - Áo bác sĩ, ống nghe, một số dụng cụ của bác sĩ.. c. Cách tiến hành Bƣớc 1: Làm việc cá nhân Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình 1,2,3 trang 20 trong SGK đọc câu hỏi và lời đáp của trong nhân vật trong các hình. 15/28
  17. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 Bƣớc 2: Làm việc theo nhóm - Sau khi nghiên cứu cá nhân, giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận trong nhóm các câu hỏi ở SGK: + Ở lứa tuổi nào thƣờng hay bị bệnh thấp tim? + Bệnh thấp tim nguy hiểm nhƣ thế nào? + Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì? - Tiếp theo, nhóm trƣởng sẽ yêu cầu các nhóm tập đóng các vai học sinh và vai bác sĩ để hỏi - đáp về bệnh thấp tim. Giáo viên đi tới các nhóm giúp đỡ và khuyến khích học sinh sau khi đã hiểu bài có thể nói tự do mà không lệ thuộc vào lời nói của các nhân vật trong SGK thì càng tốt. Bƣớc 3: Làm việc với cả lớp Các nhóm xung phong đóng vai dựa theo các nhân vật trong các hình 1,2,3. Lƣu ý mỗi nhóm chỉ đóng một cảnh. Các học sinh khác theo dõi và nhận xét xem nhóm nào sáng tạo và qua lời thoại nêu bật đƣợc sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim. Kết luận: - Thấp tim là một loại bệnh về tim mạch mà ở lứa tuổi học sinh thƣờng mắc. - Bệnh này để lại di chứng nặng nề cho van tim, cuối cùng gây suy tim. - Nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp tim là do bị viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài hoặc viêm khớp cấp không đƣợc chữa trị kịp thời, dứt điểm. d. Kết quả Học sinh nắm đƣợc nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim và sự nguy hiểm của căn bệnh này. 4.2.Trò chơi Ghép chữ vào hình *Bài 7: Hoạt động của cơ quan tuần hoàn Trò chơi đƣợc áp dụng trong hoạt động củng cố nội dung bài học. a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về hai vòng tuần hoàn b.Chuẩn bị: - Sơ đồ hai vòng tuần hoàn nhƣng không có chú thích. - Các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của hai vòng tuần hoàn. c. Cách chơi: Bƣớc 1: - GV phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi bao gồm sơ đồ hai vòng tuần hoàn nhƣng không có chú thích và các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của hai vòng tuần hoàn. 16/28
  18. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 Tim Tĩnh mạch chủ Động mạch phổi Tĩnh mạch phổi Động mạch chủ Mao mạch ở phổi Mao mạch ở các cơ quan Sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ - Yêu cầu các nhóm thi đua ghép chữ vào hình. Nhóm nào hoàn thành xong trƣớc, ghép chữ vao sơ đồ đúng vị trí và trình bày đẹp là thắng cuộc. Bƣớc 2: - Học sinh chơi nhƣ đã hƣớng dẫn. Nhóm nào làm xong trƣớc sẽ dán sản phẩm của mình lên trƣớc. - Giáo viên cho các nhóm nhận xét sản phẩm của nhau và đánh giá xem nhóm nào thắng. d. Kết quả: Học sinh nhớ và trình bày đƣợc sơ đồ hai vòng tuần hoàn. 4.3/ Trò chơi "Tìm tên các bộ phận của cơ quan thần kinh lẩn trốn trong các ô chữ". Trò chơi này có thể dùng để khởi động hoặc giới thiệu bài. *Bài 12: Cơ quan thần kinh a. Mục tiêu: - Học sinh nhớ đƣợc tên các cơ quan thần kinh - Rèn kỹ năng quan sát cho học sinh. b. Chuẩn bị: 17/28
  19. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 - Giáo viên chuẩn bị ô chữ hình 1 dƣới đây, phóng to để treo hoặc kẻ trực tiếp lên bảng. - Các đội hoặc cá nhân chơi chuẩn bị bút, giấy viết c. Cách chơi: - Chơi theo cá nhân hoặc theo cặp. - Các cá nhân hoặc nhóm chơi có nhiệm vụ tìm tên gọi của các cơ quan thần kinh "lẩn trốn" trong các ô chữ bằng cách ghép các chữ cái theo chiều ngang ( ), dọc ( ), chéo ( ) và thêm những dấu thích hợp. 18/28
  20. Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3 - Đội hoặc cá nhân nào tìm nhanh nhất, đủ tên ba bộ phận của cơ quan thần kinh: Não, tuỷ sống, và các dây thần kinh (xem đáp án hình 2) "lẩn trốn" trong các ô chữ thì đội, cá nhân đó thắng. Những đội, cá nhân tìm thấy tiếp sau là đội nhì, ba,... d. Kết luận. Học sinh nhớ đƣợc tên các cơ quan thần kinh. 4.4 Trò chơi “Ghép đôi” *Bài 56-57: Thực hành đi thăm thiên nhiên. Trò chơi đƣợc áp dụng trong hoạt động củng cố nội dung . a. Mục tiêu Khắc sâu những hiểu biết của mình về thực vật, động vật. b.Chuẩn bị -2 bộ đồ dùng chơi trò chơi Bộ 1: - Gồm các tấm bìa ghi các chữ: Tôm Lá Chim Rễ Hạt Hoa - Các mẩu giấy nhỏ, mỗi mẩu giấy ghi nội dung nhƣ sau: + Chúng tôi không có xƣơng sống, biết bơi và có lớp vỏ cứng bao bọc,tôi nhảy đƣợc. + Tôi có khả năng quang hợp, hô hấp và thoát hơi nƣớc. + Cơ thể của tôi có lông vũ bao phủ. + Tôi có thể hút nƣớc và muối khoáng từ trong lòng đất. + Nhờ có tôi mà các loài cây duy trì đƣợc giống nòi. + Tôi luôn “mặc” những bộ quần áo đẹp và ngƣời tôi luôn tỏa hƣơng thơm. Bộ 2: - Gồm các tấm bìa: Thú Thân Quả Ong Cua Dơi m cây m - Các mẩu giấy nhỏ, mỗi mẩu giấy ghi nội dung nhƣ sau: m m + Cơ thể của chúng tôi có lông mao bao phủ. + Tôi làm nhiệm vụ vận chuyển nhựa đi nuôi cây. + Tôi sinh ra từ hoa, cho hạt để tạo cây mới. + Tôi không có xƣơng sống, biết bay và mang mật ngọt cho đời. + Tôi không có xƣơng sống nhƣng vỏ cơ thể lại rất cứng, tôi có tám cẳng và hai càng. + Tôi biết bay, kiếm mồi về đêm nhƣng không phải là chim. c. Cách chơi: Trò chơi dành cho hai đội có 12 thành viên trong đó 6 thành viên cầm 6 tấm bìa , 6 thành viên có mẩu giấy nhỏ. Khi chơi các bạn cầm giấy lần lƣợt đọc nội 19/28
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2