PHÒNG GD & ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG<br />
TRƯỜNG THCS NGHĨA BÌNH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU, KÉM HỌC TỐT <br />
MÔN TIẾNG ANH 6<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Trịnh Thị Mai<br />
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Tiếng Anh<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Nơi công tác: Trường THCS Nghĩa Bình<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nam Định, ngày 30 tháng 5 năm 2016<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: <br />
<br />
Một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn Tiếng Anh 6.<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Tiếng Anh 6<br />
<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:<br />
<br />
Từ ngày 1 tháng 8 năm 2015 đến ngày 30 tháng 5 năm 2016 <br />
4. Tác giả: <br />
Họ và tên: Trịnh Thị Mai<br />
Năm sinh: 07 / 02 / 1987<br />
Nơi thường trú: Nghĩa Tân – Nghĩa Hưng – Nam Định<br />
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Tiếng Anh<br />
Chức vụ công tác: Giáo viên<br />
Nơi làm việc: Trường THCS Nghĩa Bình<br />
Địa chỉ liên hệ: Nghĩa Tân – Nghĩa Hưng – Nam Định<br />
Điện thoại: 01239317659<br />
5. Đơn vị áp dụng chuyên đề:<br />
Tên đơn vị: Trường THCS Nghĩa Bình<br />
Địa chỉ liên hệ: Nghĩa Bình – Nghĩa Hưng – Nam Định<br />
Điện thoại: 03503872280<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: <br />
“Tiếng Anh” là một môn học khó, đòi hỏi sự phát huy toàn diện trí lực <br />
của thầy và trò trong mọi lĩnh vực. Tiếng Anh là chìa khóa để mở mang tri <br />
thức hiểu biết cho toàn thể nhân loại trong lĩnh vực khoa học tự nhiên cũng <br />
như xã hội. Chính vì lẽ đó mà phong trào học Tiếng Anh của mọi lứa tuổi và <br />
trên mọi hình thức khác nhau được lan rộng khắp mọi nơi. Đối với các <br />
trường THCS, Tiếng Anh đã trở thành một môn học chính. Xuất phát từ thực <br />
tiễn về môn học Tiếng Anh trong trường là hầu hết đầu vào của các em học <br />
sinh chất lượng chưa cao, nhiều "lỗ hổng" kiến thức, kĩ năng, tiếp thu kiến <br />
thức, hình thành kĩ năng chậm, năng lực tư duy yếu, phương pháp học tập <br />
toán chưa tốt, thờ ơ với giờ học trên lớp, thường xuyên không làm bài tập ở <br />
nhà, bên cạnh đó một phần cũng từ phía gia đình, vì thế trong quá trình học <br />
tập kết quả bị hạn chế rất nhiều. Vì lý do đó mà giáo viên cần tìm ra biện <br />
pháp giảng dạy về nhiều khía cạnh của bộ môn mình nhằm giúp cho các em <br />
phát huy được khả năng tự học, trí sáng tạo, vận dụng được kiến thức sẵn có <br />
để nắm vững kiến thức, biết áp dụng để giải tốt các bài tập, thu được kết <br />
quả cao trong các kỳ thi.<br />
Trong quá trình giảng dạy để hạn chế số lượng học sinh yếu, kém thì <br />
công tác phụ đạo học sinh yếu, kém là một hoạt động bình thường và không <br />
thể thiếu được trong bất kỳ trường Trung học cơ sở nào. Đây chính là một <br />
trong những nhiệm vụ trọng tâm của người thầy, của nhà trường để góp <br />
phần giúp cho các học sinh không theo kịp bạn bè có thể nắm bắt được kiến <br />
thức cơ bản của nội dung bài học. Trường Trung học cơ sở không ngoại lệ <br />
nên việc tổ chức các lớp phụ đạo cho học sinh yếu kém là việc làm thường <br />
xuyên chứ không phải phong trào thi đua.<br />
Vì thế tôi đã chọn đề tài này với mong muốn được trình bày một số <br />
biện pháp giúp học sinh yếu, kém để nâng cao chất lượng dạy học ở nhà <br />
trường hiện nay, tạo cho các em học sinh yếu, kém cảm thấy tự tin khi học <br />
môn Tiếng Anh 6 trong một lớp học đông học sinh ( từ 30 học sinh trở lên).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
II. Mô tả giải pháp: <br />
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến<br />
* Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp:<br />
Học sinh ở các mức độ khác nhau luôn cần có những yếu tố điều chỉnh <br />
kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất lượng h ọc t ập <br />
của học sinh nhất là học sinh yếu, kém. Kiểm tra thường xuyên giúp cho giáo <br />
viên điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà môn học đề ra <br />
đồng thời sẽ giúp cho học sinh hình thành được động cơ, thái độ học tập đúng <br />
đắn từ đó tích lũy được kiến thức, kỹ năng cần thiết. Việc đổi mới kiểm tra <br />
miệng ngay tại lớp không những giúp không khí học tập sinh động mà còn <br />
giúp học sinh tránh được lối học vẹt, học thụ động, học đối phó từ đó phát <br />
huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và đem lại hiệu quả cao trong <br />
giảng dạy và học tập.<br />
* Ưu điểm: Ngành và nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi cũng như các <br />
giáo viên khác tham gia các đợt học chuyên đề đổi mới SGK ở các khối, lớp. <br />
Có cơ hội dạy và dự giờ thao giảng, dự giờ các đồng nghiệp ở trong và ngoài <br />
nhà trường nhằm đúc rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ tay nghề. <br />
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy của nhà trường ngày càng <br />
đầy đủ, khai thác hợp lý và tận dụng tối đa các tranh ảnh sách giáo khoa để <br />
dạy từ vựng, băng, máy cassette, loa, USB, máy chiếu cho việc ứng dụng <br />
công nghệ thông tin trong dạy và học, sách tham khảo đầy đủ cho giáo viên <br />
và học sinh có sách hướng dẫn học tốt, sách bài tập cơ bản và nâng cao, <br />
Internet.<br />
Nhà trường thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá học sinh thông qua việc <br />
quản lý đề kiểm tra thông qua ngân hàng đề.<br />
Nhà trường quản lí tốt việc giáo viên dạy phụ đạo thông qua sổ theo dõi <br />
dạy phụ đạo có ban giám hiệu kiểm tra.<br />
* Nhược điểm:<br />
<br />
+ Đa số học sinh ở nông thôn, nhận thức về tầm quan trọng của Tiếng Anh <br />
trong xã hội hiện nay là rất quan trọng, kiến thức về bộ môn bị hổng nhiều <br />
nên nhiều em chưa thật sự yêu thích bộ môn này. Điều này dẫn đến ý thức tự <br />
giác học tập của nhiều em chưa cao. Để đối phó với giáo viên các em thường <br />
dùng sách “ Học tốt Tiếng Anh” mà không chịu khó học từ vựng hay thực <br />
hành các kỹ năng. Trong các đề thi kiểm tra học kỳ (do Phòng giáo dục hoặc <br />
trường ra) chỉ tập trung vào kiểm tra ngữ pháp và kỹ năng đọc hiểu.<br />
<br />
+ Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em, khoán trắng <br />
việc học tập của con em họ cho nhà trường.<br />
+ Một số học sinh chưa thực sự tự giác trong học tập, chưa có động cơ <br />
học tập, mất kiến thức cơ bản ngay từ lớp dưới, hoặc còn bị ảnh hưởng bởi <br />
trò chơi điện tử, chưa tự xây dựng cho mình phương pháp tự học, chưa dành <br />
nhiều thời gian cho việc thực hành tiếng anh hàng ngày, nhiều học sinh <br />
không theo kịp bạn để rồi sinh ra chán học, sợ học.<br />
+ Một số em thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu <br />
vươn lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè <br />
hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động.<br />
+ Học sinh ít có môi trường giao tiếp bằng Tiếng Anh nên kỹ năng nói nghe <br />
còn hạn chế. Học sinh còn chưa mạnh dạn trong học tập do chưa hiểu sâu, <br />
hoặc đọc chậm, viết chậm, viết sai, không có khả năng vận dụng kiến thức. <br />
+ Một số học sinh đi học thất thường, ham chơi, không chịu đi học phụ <br />
đạo.<br />
+ Ngoài môn học Tiếng Anh học sinh còn phải học, soạn bài và làm bài tập <br />
những bộ môn khác nên đối với những em không biết phân phối thời gian để <br />
luyện các kỹ năng như nghe, viết, làm bài tập về văn phạm hay học kỹ từ <br />
vựng.<br />
+ Nội dung bài dạy nhiều, thời lượng dạy hạn chế nên giáo viên chỉ tập <br />
trung dạy theo giáo án ít thời gian quan tâm đến hết đối tượng học sinh trong <br />
lớp nhất là học sinh yếu, kém.<br />
+ Không nắm chắc đối tượng dẫn tới đề quá cao hoặc quá thấp đối với <br />
học sinh.<br />
+ Chưa thực sự quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong cả lớp <br />
mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên chưa thật tâm lý, chưa <br />
động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dù nhỏ.<br />
Qua thực tế cho thấy học sinh là nhân tố quyết định chất lượng và tay nghề <br />
của người thầy vì dù thầy giáo có giỏi đến đâu mà học sinh không có năng <br />
khiếu bộ môn, học tập chưa tích cực, không có lòng đam mê và yêu thích môn <br />
học thì công tác bồi dưỡng cũng sẽ không thể đạt được kết quả như mong <br />
muốn. Năng khiếu về môn học, tính tích cực, sự kiên nhẫn và lòng đam mê <br />
môn học và được hướng dẫn học tập bởi một giáo viên giỏi là những nhân tố <br />
tạo nên kết quả của quá trình phụ đạo học sinh yếu, kém. Học sinh cần có <br />
phương pháp tự học để nâng cao kiến thức và kỹ năng làm bài tập của môn <br />
học. Tích cực học thầy, học bạn, tăng cường hoạt động theo cặp, nhóm nhằm <br />
trao đổi ý kiến, ôn bài, kiểm tra kiến thức hoặc chấm chữa bài kiểm tra cho <br />
nhau, biết chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ bạn mình cùng tiến bộ. Biết rõ tầm <br />
quan trọng của bộ môn Tiếng Anh để đầu tư thời gian học tập bộ môn một <br />
cách nhiệt tình và có hiệu quả. Có kế hoạch học tập cụ thể và điều quan <br />
trọng nhất là các học sinh tham gia bồi dưỡng phải có các phương pháp học <br />
tập tích cực, khoa học và có hiệu quả. <br />
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: <br />
* Vấn đề cần giải quyết: <br />
Với việc nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi mong muốn đưa ra một số <br />
nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy học còn yếu, kém và một số <br />
biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh 6 ở trường Trung <br />
học cơ sở. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người thầy, của <br />
nhà trường để góp phần giúp cho học sinh không theo kịp bạn bè có thể nắm <br />
bắt được những kiến thức cơ bản, nhằm lấp lỗ hổng kiến thức của học sinh. <br />
Bản thân tôi có thể tự tin hơn trong việc soạn giảng dạy chương trình Tiếng <br />
Anh 6.<br />
Thực hiện theo chủ trương của cấp trên và các biện pháp tích cực để nâng <br />
cao chất lượng dạy và học từ đó đã đưa ra một số biện pháp tích cực sát với <br />
thực tế để từng bước nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu, kém.<br />
Qua bước đầu nghiên cứu, kết quả khảo sát đầu năm 2014 2015 tỉ lệ <br />
xếp loại trung bình, yếu, kém khá cao nhưng đến cuối học kì II thì các lớp <br />
thống kê thấy tỉ lệ xếp loại yếu, trung bình có giảm, không có xếp loại kém. <br />
Đó là một bước khởi điểm rất thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài.<br />
* Nội dung biện pháp:<br />
Cách thức thực hiện:<br />
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường, theo tôi <br />
để thực hiện tốt việc phụ đạo học sinh yếu, kém học tiến bộ đạt hiệu quả <br />
cao thì mỗi giáo viên phải hiểu rõ những nguyên nhân thiết thực cụ thể dẫn <br />
đến học sinh yếu, kém để từ đó tìm ra những biện pháp cụ thể, thiết thực <br />
dạy học sinh thuộc đối tượng này. Theo tôi, để thực hiện tốt việc dạy phụ <br />
đạo học sinh yếu, kém đạt hiệu quả cao, tôi xin đề xuất một số biện pháp <br />
mang áp dụng cho đối tượng học sinh ở trường tôi như sau:<br />
+ Lựa chọn đối tượng:<br />
Trong quá trình giảng dạy, thường xuyên theo dõi tình hình học bộ môn <br />
của học sinh đễ kịp thời phát hiện những học sinh còn yếu kém, chưa tiếp thu <br />
kịp bài học do năng lực hoặc những học sinh không học tốt do chưa có <br />
phương pháp tự học tốt ở nhà hoặc lười học từ vựng, văn phạm để từ đó có <br />
hướng điều chỉnh việc dạy của mình như hỗ trợ học sinh tiếp thu chậm bằng <br />
cách đặt câu hỏi phù hợp với khả năng của các em hay thường xuyên gọi các <br />
em phát biểu để các em tập dần cách nhanh nhẹn trong ứng đáp, khen ngợi <br />
kịp thời để khích lệ các em. Nếu sau thời gian cố gắng học sinh vẫn chưa <br />
tiến bộ nhiều thì thông qua nhà trường tổ chức phụ đạo bộ môn nhằm giúp <br />
các em có nhiều thời gian và điều kiện để củng cố kiến thức trọng tâm của <br />
chương trình học.<br />
Giáo viên cần phân loại rõ học sinh yếu, kém về kỹ năng nào để tập trung <br />
vào giờ dạy hoặc giờ phụ đạo. Giáo viên cần soạn và giảng bài theo đối <br />
tượng học sinh theo các bài kỹ năng: Nghe Nói Đọc Viết và các bài tập phù <br />
hợp với đối tượng học sinh mang ý gợi mở hay gợi ý nhiều hơn và cụ thể <br />
hơn cho đối tượng học sinh yếu kém giúp các em tự tin và hoàn thành tốt các <br />
bài tập.<br />
Thống kê danh sách học sinh yếu, kém có điểm kiểm tra không đạt trung <br />
bình báo cáo cho Ban giám hiệu để phối kết hợp giúp các em tiến bộ:<br />
Họ tên học sinh Lớp Biểu hiện yếu kém Con ông, bà Nơi ở<br />
Phụ huynh ít quan tâm, <br />
Đội 7, Nghĩa <br />
1. Đinh Thế Hùng 6B lười học, ham chơi điệnĐinh Quang Long<br />
<br />
Bình<br />
tử<br />
Cha mẹ bỏ đi ở với ông, <br />
Đội 2, Nghĩa <br />
2. Ngô Minh Dương 6B bà nội ít quan tâm, lười Ngô Văn Dũng<br />
Bình<br />
học.<br />
3. Vũ Quang Thắng 6B Mất gốc từ lớp dưới, bố <br />
Vũ Văn Thuận Đội 3, Nghĩa <br />
mất sớm, mẹ đi lấy Bình<br />
chồng ở với ông, bà <br />
ngoại.<br />
Mất gốc từ lớp dưới, <br />
Đội 6, Nghĩa <br />
4. Nguyễn Thanh Hoa6B viết chậm, sai chính tả, Nguyễn Văn Công<br />
Bình<br />
nhận thức chậm.<br />
Cha mẹ đi làm ăn xa ở <br />
Đội 8, Nghĩa <br />
5. Nguyễn Hoài Nam6B với ông, bà ngoại ít quan Nguyễn Thanh Hà<br />
Bình<br />
tâm, lười học.<br />
<br />
<br />
+ Cách tổ chức thực hiện: Có 6 biện pháp<br />
Muốn quá trình phụ đạo học sinh yếu, kém môn Tiếng Anh 6 đạt kết quả <br />
tốt cần có sự phối hợp tốt giữa nhiều yếu tố:<br />
Biện pháp 1<br />
: Đối với học sinh:<br />
Học sinh cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập đối với thực <br />
tế sau này.<br />
<br />
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị kiến thức ở nhà và phân chia <br />
thời gian học tập cụ thể. Bên cạnh đó cần tổ chức thảo luận nhóm, trao đổi <br />
cùng các bạn ở gần nhà để có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.<br />
<br />
Qua các câu chuyện thực tế chỉ ra cho học sinh thấy giá trị của việc lao <br />
động trí óc và lao động chân tay.<br />
<br />
Học sinh biết cách vận dụng trong thực tế, đời sống hàng ngày.<br />
<br />
Học sinh phải chuẩn bị tốt kiến thức và xem kiến thức mới ở nhà trước <br />
khi lên lớp.<br />
<br />
Ở lớp biết tổ chức thảo luận trao đổi theo nhóm , theo cặp, giúp đỡ nhau, <br />
em khá kèm em yếu để cùng nhau tiến bộ.<br />
<br />
Biện pháp 2<br />
: Đối với giáo viên bộ môn:<br />
Để phụ đạo học sinh yếu, kém trong lớp học đại trà giáo viên cần nội <br />
dung, kỹ năng và phương pháp cụ thể:<br />
Giáo viên cho học sinh chuẩn bị tốt các đồ dùng dạy học, tranh ảnh, kiến <br />
thức bài cũ làm nền tảng vận dụng tìm ra kiến thức mới.<br />
<br />
Giáo viên phải biết được tâm lý học sinh yếu, kém, vì kiến thức bị hổng, <br />
bị khuyết không theo kịp kiến thức của các bạn dẫn đến ngày càng chán nản, <br />
buông thả. Từ nguyên nhân đó, giáo viên phải có một tâm lý nhẹ nhàng, phóng <br />
khoáng, không gò bó, không áp đặt, mọi tình huống luôn gợi mở. Đồng thời, <br />
ưu tiên các bài tập dễ hoặc câu hỏi dễ cho các em học sinh yếu, kém luôn gợi <br />
mở, nhắc lại kiến thức đó dẫn đến làm được bài tập hoặc trả lời được các <br />
câu hỏi. Đặc biệt, khi trả lời cần được tuyên dương trước lớp nhằm khích lệ <br />
ngọn lửa học tập trong lòng các em, đồng thời đẩy mạnh tư tưởng phấn đấu <br />
trong các em.<br />
<br />
Giáo viên phân bố học sinh khá giỏi nhận nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ, giúp <br />
đỡ dạy kèm thêm cho học sinh yếu, kém và ngồi gần để trong quá trình thảo <br />
luận nhóm trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt, khi gọi một <br />
em trong nhóm nên ưu tiên gọi những em học sinh yếu kém, đồng thời gợi mở <br />
những câu hỏi nhẹ nhàng, khi học sinh đó trả lời được tuyên dương em đó và <br />
tuyên dương cả nhóm nhằm gây được sự khích lệ học tập của các em đó. <br />
Đồng thời, thúc đẩy được tính đoàn kết hỗ trợ giúp nhau trong học tập.<br />
<br />
Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để khẳng định sự nhận thức, lĩnh hội <br />
kiến thức của học sinh hoặc dưới dạng bài tập trắc nghiệm khách quan.<br />
<br />
Hệ thống hóa kiến thức dưới dạng các câu hỏi.<br />
<br />
Hướng dẫn bài tập về nhà.<br />
<br />
Đây cũng là một mục tiêu quan trọng giúp học sinh định hướng được việc học <br />
ở nhà và chuẩn bị bài trước ở nhà.<br />
<br />
Bi<br />
ện pháp 3<br />
: Đối với giáo viên chủ nhiệm:<br />
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa phụ huynh học sinh và giáo viên bộ <br />
môn nếu cần thiết, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với giáo viên bộ môn <br />
tìm hiểu về việc học của học sinh ở các môn học khác ngoài môn Tiếng Anh <br />
hay điều kiện học tập ở nhà để có hướng hỗ trợ phù hợp nhất. Giáo viên chủ <br />
nhiệm phân công đôi bạn cùng tiến hay nhóm hỗ trợ các bạn học sinh yếu, <br />
kém. Có thể thường xuyên kiểm tra bài các học sinh yếu trong giờ 15 phút <br />
đầu giờ.<br />
Bi<br />
ện pháp 4<br />
: Đối với lãnh đạo nhà trường:<br />
Thực hiện tốt phong trào thi đua: Xây dựng trường học thân thiện, học<br />
sinh tích cực, lập k ế ho ạch và phân công giáo viên có kinh nghiệm, có tâm<br />
huyết theo dạy những đối tượng học sinh yếu, kém.<br />
Tổ chức tốt các hoạt động dạy học và sinh hoạt chuyên môn, thực hiện <br />
tốt việc đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.<br />
Có những hình thức khen thưởng đối với học sinh tiến bộ, có nguồn bồi <br />
dưỡng cho giáo viên phụ đạo.<br />
Thường xuyên phối hợp thật tốt đối với các tổ chức đoàn thể và Ban đại <br />
diện cha mẹ học sinh, đặt biệt là những phụ huynh có con em phải học phụ <br />
đạo, nếu gặp trường hợp học sinh yếu không chịu đi học, Ban giám hiệu, <br />
giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải giải thích, thuyết phục cho con <br />
em mình đi học đầy đủ, học sinh học phụ đạo được miễn phí hoàn toàn.<br />
Thường xuyên kiểm tra việc giáo viên phụ đạo để có kế hoạch điều <br />
chỉnh.<br />
Bi<br />
ện pháp 5 <br />
: Đối với phụ huynh học sinh:<br />
Cần thường xuyên quan tâm việc học tập ở trường và bố trí thời gian học <br />
ở nhà của con em mình.<br />
<br />
Đi họp phụ huynh theo định kỳ, theo dõi sổ liên lạc để trao đổi với giáo <br />
viên và nắm bắt kịp thời việc học tập của con em mình.<br />
Trang bị đầy các dụng cụ sách vở và trang thiết bị đầy đủ để các em học <br />
tốt.<br />
<br />
Thường xuyên liên hện với giáo viên chủ nhiệm bằng điện thoại để nắm <br />
bắt tình hình học tập của con em mình, từ đó tìm ra biện pháp tốt nhất cho <br />
con mình học tập.<br />
Bi<br />
ện pháp <br />
6<br />
: Thời gian phụ đạo:<br />
Quá trình phụ đạo phải thường xuyên và liên tục.<br />
+ Khả năng áp dụng của giải pháp:<br />
Trên đây chỉ là một vài biện pháp để khắc phục học sinh yếu, kém bộ <br />
môn Tiếng Anh 6. Đề tài không chỉ được ứng dụng được cho bộ môn Tiếng <br />
Anh 6 mà còn ứng dụng cho môn Tiếng Anh7, 8, 9 và các bộ môn khác. Hiệu <br />
quả đạt được của các biện pháp trên đòi hỏi có nhiều công sức, sự yêu <br />
thương tận tụy và cố gắng của người giáo viên. Đề tài này có hiệu quả trong <br />
việc nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh 6 và tất cả các bộ môn khác <br />
trong nhà trường Trung học cơ sở. <br />
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: <br />
Hiệu quả sáng kiến mang lại: Sau một năm học 20152016 vận dụng ở <br />
lớp 6B về một số biện pháp khắc phục học sinh yếu, kém trong sáng kiến <br />
kinh nghiệm tôi thấy rõ hiệu quả công việc. Với 30 em học sinh đã có 100 % <br />
học sinh đạt trung bình, khá, giỏi. Điều đáng phấn khởi là không có học sinh <br />
yếu, kém. Đặc biệt là 5 học sinh trong phiếu điều tra đều đạt điểm trung <br />
bình.<br />
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.<br />
CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN<br />
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ký tên)<br />
(xác nhận)<br />
.....................................................................<br />
.....................................................................<br />
..................................................................... <br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
(Xác nhận, đánh giá xếp loại)<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
(Ký tên và đóng dấu)<br />
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
Kính gửi: Phòng GD & ĐT huyện Nghĩa Hưng<br />
Tôi :<br />
Số Họ và tên ngày tháng Nơi công Chức danh Trình độ Tỷ lệ (%) <br />
TT năm sinh tác chuyên đóng góp <br />
môn vào việc tạo <br />
ra sáng kiến<br />
1 Trịnh Thị 07/ 02/ 1987 Trường Giáo viên Cao đẳng <br />
Mai THCS sư phạm <br />
Nghĩa Bình Tiếng Anh<br />
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: <br />
Một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn Tiếng Anh 6.<br />
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Anh 6<br />
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 1 tháng 8 năm 2015<br />
Mô tả bản chất của sáng kiến: Từng bước nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu, <br />
kém.<br />
Những điều kiện cân thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ <br />
giảng dạy của nhà trường<br />
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến <br />
của tác giả: không còn học sinh yếu, kém và học sinh đều đạt điểm trung bình.<br />
Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn <br />
chịu trách nhiệm trước pháp luật.<br />
Nghĩa Bình, ngày 5 tháng 1 năm 2017<br />
Người nộp đơn<br />
(ký và ghi rõ họ tên) <br />