CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC <br />
DẠNG TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG CHO HỌC SINH LỚP 4<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Nguyễn Thị Hương<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Mỹ Thủy <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
<br />
Quảng Bình, tháng 5/2015 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CH ẤT LƯỢNG DẠY HỌC <br />
DẠNG TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG CHO HỌC SINH LỚP 4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Nguyễn Thị Hương<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Mỹ Thủy <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Quảng Bình, tháng 5/2015 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
MỤC LỤC <br />
Trang <br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU <br />
1.1 Lí do chọn đề <br />
tài ....................................................................................................1<br />
1. 2. Ph ạm vi áp dụng sáng <br />
kiến..................................................................................2<br />
1.3. Điểm mới của đề <br />
tài ..............................................................................................2<br />
<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG <br />
2.1 Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải <br />
quyết......................3<br />
2.2 Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán dạng tìm số trung bình <br />
cộng...................5<br />
2.2.1 Thay đổi không gian lớp học...............................................................................6<br />
2.2.2 Vận dụng mô hình dạy học <br />
mới...........................................................................7<br />
2.2.3 Gợi nhu cầu nhận thức cho học <br />
sinh.................................................................10<br />
2.2.4 Tổ chức cho học sinh trải nghiệm, phân tích, khám phá và rút ra được kiến <br />
thức mới......................................................................................................................11<br />
2.2.5 Tìm hiểu một số sai lầm của học sinh khi giải <br />
toán........................................13<br />
<br />
2.2.6 Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học <br />
sinh..........................................21<br />
<br />
2.2.7 Linh hoạt trong lựa chọn hình thức và phương pháp dạy họckiểm tra và <br />
đánh giá học sinh......................................................................................................21<br />
5<br />
3. KẾT LUẬN.<br />
3.1 Ý nghĩa của đề tài................................................................................................23<br />
3.2 Kiến nghị, đề <br />
xuất.................................................................................................24<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC DẠNG TOÁN <br />
<br />
TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG CHO HỌC SINH LỚP 4 <br />
<br />
1. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1.1 Lý do chọn đề tài :<br />
<br />
Như chúng ta đã biết bậc tiểu học được coi là “Bậc học nền tảng của hệ <br />
thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí <br />
tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát <br />
triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (Luật phổ cập <br />
giáo dục tiểu học). Điều đó cho thấy rằng giáo dục tiểu học được xác định là bậc <br />
học của cách học, cách tạo nên những cơ sở rất cơ bản, rất bền vững cho các em. <br />
<br />
Chương trình Toán Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán học góp <br />
phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Toán học <br />
rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết <br />
vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng <br />
tạo. Toán học được coi là chìa khóa mở của các ngành khoa học khác, nó còn đóng <br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
góp vào việc hình thành các phẩm chất của người lao động như: cần cù, cẩn thận, <br />
ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nền nếp, khoa học. <br />
<br />
Giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức cơ bản của môn Toán <br />
lớp 4. Nội dung chủ yếu của mạch kiến thức này bao gồm: Tiếp tục giải các bài <br />
toán đơn, toán hợp có dạng đã học từ lớp 1, 2, 3 và phát triển các bài toán đó đối <br />
với các phép tính trên phân số và các số đo đại lượng mới học ở lớp 4. Đồng thời <br />
toán lớp 4 còn đề cập đến những dạng toán mới như giải toán về: “Tìm số trung <br />
bình cộng”; “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”; “Tìm hai số khi biết <br />
tổng ( hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó”; “ Tìm phân số của một số”… Trong đó <br />
dạng toán “ Tìm số trung bình cộng” là dạng toán thường gặp, nó là một bài toán <br />
đơn hoặc nằm trong một bài toán hợp thuộc dạng khác. <br />
<br />
Các bài toán về tìm số trung bình cộng lại được chia thành các loại nhỏ mà <br />
khi gặp phải học sinh thường lúng túng mơ hồ và sai lầm; khó tìm ra hướng giải <br />
quyết và thường nhầm lẫn từ dạng này sang dạng khác, không phát hiện số các số <br />
hạng và cách giải. Ngôn ngữ toán học của học sinh còn hạn chế, kĩ năng tính toán, <br />
trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học, học toán và giải toán một cách máy móc <br />
nặng nề về rập khuôn, bắt chước. Nếu không xác định cho học sinh những kiến <br />
thức cơ bản ban đầu vững chắc thì học sinh sẽ không giải quyết được những bài <br />
toán ở dạng cơ bản (đối với học sinh trung bình) và nâng cao lên (đối với học sinh <br />
khá giỏi). <br />
<br />
Chính vì những lí do đó, qua thực trạng học phần giải các bài toán về Tìm số <br />
trung bình cộng của học sinh, tôi nhận thấy việc giúp đỡ học sinh phát hiện ra <br />
được cái sai và tìm cách giải các bài toán là việc làm hết sức quan trọng, giúp học <br />
sinh có khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy nhằm nâng cao chất lượng học toán. <br />
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy líp 4 nªn tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “ <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học dạng toán tìm số trung bình <br />
<br />
7<br />
cộng” với mong muốn nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm giúp học sinh có kĩ năng <br />
nhận dạng toán, phân tích bài toán, biết lựa chọn phương pháp giải phù hợp cho <br />
từng bài toán thuộc dạng toán này, tránh những sai lầm khi giải toán tạo sự hứng <br />
thú đối với môn học.<br />
<br />
1.2 Phạm vi áp dụng sáng kiến<br />
<br />
Đề tài được áp dụng trong công tác giảng dạy môn Toán cho học sinh lớp 4 <br />
đặc biệt là dạng toán “Tìm số trung bình cộng” của học sinh trường Tiểu học nơi <br />
tôi công tác.<br />
<br />
1.3 Điểm mới của đề tài. <br />
<br />
Khi dạy học các bài toán về trung bình cộng học sinh phải tư duy một cách <br />
tích cực và linh hoạt huy động tích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào những <br />
tình huống khác nhau. Điểm mới của đề tài này là phát hiện ra được những cái sai <br />
của học sinh thường gặp phải, phân loại được các dạng toán trung bình cộng để <br />
tìm ra các biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn, sai lầm của học sinh khi <br />
giải các bài toán có liên quan đến dạng này, góp phần trong việc nâng cao chất <br />
lượng học tập môn Toán của học sinh. Giải pháp này giúp cho học sinh lập kế <br />
hoạch giải một cách dễ dàng, phát triển kỹ năng, kỹ xảo, năng lực, tư duy và khả <br />
năng giải toán của các em.<br />
<br />
Đề tài nghiên cứu dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt được sau mỗi bài <br />
học, kiến thức đại trà học sinh phải đạt được, đồng thời cũng chú trọng đến kiến <br />
thức nâng cao để bồi dưỡng cho học sinh, vận dụng được mô hình dạy học mới <br />
vào giảng dạy.<br />
<br />
2. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
2.1 Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Dạng toán Tìm số trung bình cộng được đưa vào chương trình Toán 4 gồm 3 <br />
tiết. <br />
<br />
Cụ thể là: <br />
<br />
1 tiết cung cấp quy tắc và công thức tính Trung bình cộng của một dãy số <br />
cách đều trang 26 27; <br />
<br />
1 tiết Luyện tập áp dụng công thức vừa học trang 28;<br />
<br />
1 tiết cuối cùng là ôn tập về tìm số trung bình cộng trang 175. <br />
<br />
Với thời lượng ít như vậy nên giáo viên chưa đầu tư nhiều vào dạng toán <br />
này.<br />
<br />
Vào đầu năm học 2013 2014, tôi đã được Nhà trường và chuyên môn phân <br />
công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4C, lớp có 25 học sinh. Qua một thời gian dạy <br />
học, tôi đã tiến hành làm bài kiểm tra.<br />
<br />
Sau khi thu bài kiểm tra tôi đã thu được một số kết quả như sau: <br />
<br />
9 10 7 8 5 6 3 4 0 2<br />
<br />
6 ( 24%) 7 (28%) 9(3 6%) 3(12%) 0 ( 0%)<br />
<br />
<br />
<br />
Đề bài kiểm tra gồm cả phần tự luận và trắc nghiệm với các mạch kiến <br />
thức: đọc viết số, chia cho số có 1 chữ số, tìm thành phần chưa biết của phép tính, <br />
giải toán dạng Tìm số trung bình cộng. Tôi phân tích cụ thể các dạng bài tập của <br />
bài kiểm tra và nhận thấy đa số các em đọc và viết số số thành thạo, biết cách chia <br />
cho số có 1 chữ số và tìm thành phần chưa biết của phép tính. Tuy nhiên kỹ năng <br />
giải toán về Tìm số Trung bình cộng còn rất yếu. <br />
<br />
Qua nh×n nhËn thực tế tôi thấy rằng chất lượng bài kiểm tra chưa cao là do <br />
nhiều nguyên nhân :<br />
<br />
9<br />
*Về phía giáo viên<br />
<br />
Thời lượng ít như vậy và trên thực tế giáo viên phải dạy nhiều môn, thời <br />
gian dành để nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với đối <br />
tượng học sinh trong lớp còn hạn chế. Do vậy, chưa lôi cuốn được sự tập trung <br />
chú ý nghe giảng của học sinh. <br />
<br />
Nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của các bài toán điển hình trong môn <br />
Toán cũng chưa đầy đủ bởi đây là một dạng toán mới đầu tiên các em gặp khi <br />
bước vào lớp 4. Từ đó dẫn đến tình trạng dạy học chưa trọng tâm, kiến thức còn <br />
dàn trải.<br />
<br />
*Về phía học sinh:<br />
<br />
+ Nguyên nhân khách quan:<br />
<br />
Học sinh chưa có hứng thú với các môn học nói chung, môn Toán nói riếng <br />
<br />
và đặc biết là dạng Toán tìm số trung bình cộng <br />
<br />
Học sinh chưa chịu khó, tích cực tư duy suy nghĩ tìm tòi cho mình những <br />
<br />
phương pháp học đúng để biến tri thức của thầy cô thành của mình. Cho nên sau <br />
khi học xong bài, các em chưa nắm bắt được lượng kiến thức thầy cô giáo giảng, <br />
rất nhanh quên và kĩ năng tính toán chưa nhanh, số lượng học sinh tiếp thu chậm, <br />
yếu toán có lời văn tương đối nhiều. Học sinh chưa có kĩ năng giải toán có lời văn. <br />
<br />
Trình độ của học sinh không đồng đều trong một lớp: có em làm nhanh <br />
nhưng cũng có em làm chậm. Các em bước đầu chuyển từ tư duy cụ thể sang tư <br />
duy trừu tượng cho nên việc nhận thức và tiếp thu kiến thức gặp không ít khó <br />
khăn, chưa mang lại kết quả như chương trình đề ra.<br />
<br />
Hiện nay chương trình Toán tiểu học đã có sự đổi mới, khoa học hơn song <br />
chương trình kiến thức lớp 1, 2, 3 rất đơn giản, đến lớp 4 học sinh phải gặp <br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
những kiến thức khó với lượng kiến thức khá nhiều. Đây là một vấn đề khó khăn <br />
cho cả người dạy và người học.<br />
<br />
Trong các dạng toán có lời văn ở lớp 4 thì dạng “ Tìm số trung bình cộng” <br />
là dạng toán được học đầu tiên ở lớp 4 và các em có thể gặp suốt trong quá trình <br />
học toán ở Tiểu học. Nếu các em học tốt dạng toán này thì sẽ tốt các dạng toán <br />
khác. <br />
<br />
+ Nguyên nhân chủ quan:<br />
<br />
Một số học sinh đọc đề vội vàng, chưa biết tập trung vào những dữ kiện <br />
trọng tâm của đề toán, không chịu phân tích đề toán khi đọc đề, dẫn tới thường <br />
nhầm lẫn giữa các dạng toán, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán.<br />
<br />
Một số học sinh chưa có kĩ năng phân tích và tư duy khi gặp những bài toán <br />
phức tạp. Hầu hết, các em làm theo khuôn mẫu của những dạng bài cụ thể mà các <br />
em thường gặp trong sách giáo khoa, khi gặp bài toán đòi hỏi tư duy, suy luận một <br />
chút các em không biết cách phân tích dẫn đến lười suy nghĩ. Một số em tiếp thu <br />
bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài <br />
toán, vì thế phải có phương pháp khắc sâu kiến thức.<br />
<br />
Học sinh chưa có một phương pháp tư duy logic để giải quyết các dạng bài <br />
tập về tìm số Trung bình cộng. Khi giải xong bài toán, đa số học sinh bỏ qua bước <br />
kiểm tra lại bài, dẫn đến nhiều trường hợp sai sót đáng tiếc do tính nhầm, do chủ <br />
quan.<br />
<br />
2.2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học dạng toán tìm số <br />
trung bình cộng<br />
<br />
Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp, hình thành kỹ năng <br />
giải toán khó hơn nhiều so với kỹ xảo tính, vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng <br />
nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Giải toán Tìm số trung bình cộng không <br />
chỉ là nhớ mẫu rồi áp dụng mà đòi hỏi nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, <br />
11<br />
nắm chắc ý nghĩa các phép tính, các dạng toán, đòi hỏi khả năng độc lập, suy luận <br />
của học sinh, đòi hỏi biết làm tính thành thạo.<br />
<br />
Sau khi khảo sát chất lượng giải toán đầu năm học, bản thân tôi đã đã nắm <br />
bắt được tình hình học sinh qua kĩ năng giải toán Tìm số trung bình cộng đồng thời <br />
tìm hiểu những sai lầm mà các em thường mắc phải khi giải toán, tôi đã tiến hành <br />
xây dựng các giải pháp như sau: <br />
<br />
II.2.1 Thay đổi không gian lớp học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
B<br />
ả<br />
n<br />
g<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đổi mới không gian cho lớp học tạo nên lớp học sẽ được “thay áo mới”, thú <br />
vị và bổ ích. Trang trí lớp học thân thiện, phù hợp đặc điểm tâm lý học sinh tiểu <br />
học còn giúp các em tự hào về lớp, nâng cao ý thức gìn giữ lớp học sạch đẹp, có <br />
thêm không gian để giao lưu, chia sẻ, nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng <br />
đổi mới phương pháp giảng dạy, đồng thời khuyến khích học sinh sự giác học <br />
tập <br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Học sinh sẽ được tiếp cận với nhau trong quá trình học, giáo viên chỉ là người <br />
hỗ trợ các em tìm ra kiến thức. Không gian lớp học sẽ được thay đổi thường xuyên <br />
để đảm bảo em nào cũng phát huy được mọi năng lực khả năng của mình.<br />
<br />
Cách sắp sếp ngồi học như hình minh họa trên không ảnh hưởng gì tới thể <br />
chất của học sinh cả: việc tổ chức hoạt động nhóm thường xuyên thay đổi vị trí <br />
ngồi học, lúc thì ngồi học chỗ này, tiết học sau lại ngồi chỗ khác. Hay nói cách <br />
khác áp dụng hình thức dạy học theo nhóm thì chỗ ngồi của học sinh là chỗ ngồi <br />
không ổn định.<br />
<br />
Ngày xưa ngồi học là lấy bảng làm trung tâm để tiếp thu kiến thức của thầy, <br />
và chú ý nghe thầy giảng bài, ngày nay, ngồi học tức là ngồi làm việc, ngồi để <br />
thực hiện một nhiệm vụ không đơn thuần chỉ nhìn về phía bảng, các em chỉ nghe <br />
phổ biến nhiệm vụ sau đó cùng nhau thực hiện nhiệm vụ đó trên tinh thần hợp tác, <br />
chia sẻ ngay trên bàn mình ngồi.<br />
<br />
II.2.2 Vận dụng mô hình dạy học mới <br />
<br />
Mô hình trường học mới VNEN nhằm chuyển đổi từ giáo dục truyền thống <br />
sang mô hình giáo dục trường học mới: tập tr ung nâng cao phẩm chất năng lực <br />
người học, coi trọng giáo dục toàn diện để dạy làm người như lời dạy của Bác <br />
Hồ là đào tạo lớp người “vừa hồng vừa chuyên”. Trong quá trình dạy học giáo <br />
viên giữ vai trò là người tổ chức quá trình hoạt động của học sinh. <br />
<br />
Nhận thức là hoạt động trí tuệ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà hình thức <br />
thể hiện của nó là khả năng tiếp thu. Khả năng tiếp thu lại phụ thuộc vào nhiều <br />
yếu tố môi trường. Xây dựng môi trường riêng cho mỗi cá nhân trong giờ học có <br />
vai trò quan trọng trong việc giúp các em lĩnh hội các kiến thức bài học. Ta đã biết <br />
<br />
học là hoạt động đơn phức của hoạt động trí óc. Do đó từ đầu năm, qua quá trình <br />
theo dõi tôi đã chú trọng cá biệt hóa từng cá nhân, nắm thật cụ thể lực học của <br />
từng cá nhân trong tập thể lớp để từ đó xây dựng môi trường riêng, cách hướng <br />
<br />
13<br />
dẫn riêng cho cá nhân trong hoạt động nhận thức tiếp thu bài, vận dụng mô hình <br />
dạy học nhóm để học sinh cùng chia sẻ kết quả.<br />
<br />
VD: Học sinh Nguyên có tầm vóc thấp bé, cần bố trí chỗ ngồi hợp lý tránh <br />
tình trạng đứng viết hoặc viết trên ghế.<br />
<br />
VD: Học sinh Tiến có thị lực yếu, cần bố trí vị trí ngồi hợp lý trong lớp để <br />
em nhìn rõ thuận tiện cho quá trình học tập.<br />
<br />
VD: Học sinh Lan( nhóm Vàng Anh) ham chơi, khả năng tiếp thu chậm thì <br />
cần bố trí chỗ ngồi gần bảng gần bàn giáo viên ở dãy ngoài để thuận tiện cho <br />
việc học của học sinh cũng như giáo viên sẽ thuận tiện hơn trong việc kèm cặp, <br />
giúp đỡ; mặt khác thành lập đôi bạn cùng tiến để các bạn giúp đỡ lẫn nhau; yêu <br />
cầu các thành viên trong nhóm giúp đỡ bạn.<br />
<br />
Đối với những học sinh yếu thì tôi phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi phụ nhiều <br />
hơn, chi tiết hơn để gợi ý hướng dẫn các em từng bước tìm ra cách giải bài toán.<br />
<br />
Ví dụ 1: Một đội công nhân đào đường, ngày đầu đào được 1200m, ngày thứ <br />
hai đào được ít hơn ngày đầu 150m. Hỏi trung bình mỗi ngày đội công nhân đào <br />
được bao nhiêu mét đường?<br />
<br />
Câu hỏi gợi ý: <br />
<br />
Để tìm được trung bình mỗi ngày đội công nhân đào được bao nhiêu mét <br />
đường ta phải biết được cái gì? ( Tổng số mét đường của hai ngày đào chia cho 2)<br />
<br />
Tổng số m của hai ngày đào đã biết chưa ? (Chưa biết vì chưa biết số mét <br />
đường ngày thứ hai đào được)<br />
<br />
Ví dụ 2<br />
: Một ô tô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B. Trong 2 giờ đầu, mỗi giờ ô tô <br />
chạy được 46km, giờ thứ ba ô tô chạy được 52km, hai giờ sau mỗi giờ ô tô chạy <br />
được 43km thì đến tỉnh B. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô chạy được bao nhiêu <br />
kilomet? <br />
<br />
14<br />
* Câu hỏi gợi ý ( Dành cho học sinh trung bình) “Xuất phát từ câu hỏi đến các <br />
dữ kiện của bài toán”(Đường lối phân tích)<br />
<br />
Bài toán hỏi gì? (Trung bình mỗi giờ ô tô chạy được bao nhiêu km?) <br />
<br />
Có thể biết ngay được chưa? (chưa). Vì sao? (Vì chưa biết được tổng số <br />
km, tổng số giờ ô tô đã đi)<br />
<br />
Ta có thể biết được số tổng km? (chưa). Vì sao? (Chưa biết số km ô t ô <br />
đi trong 2 giờ đầu, 2 giờ sau).<br />
<br />
Có thể biết được số gi ờ mà ô tô đã đi chưa? (có thể được).<br />
<br />
Vậy việc đầu tiên ta sẽ tìm là gì? ( Tìm số km ô tô đi trong 2 giờ đầu; số <br />
km ô tô đi trong 2 giờ sau). Bằng cách nào? (Lấy 46 x 2, 43 x 2)<br />
<br />
Việc thứ hai ta tìm cái gì?(Tìm số giờ ô tô đã đi). Bằng cách nào?(2 + 1+ <br />
2)<br />
<br />
Sau khi tìm được số giờ ô tô đã đi thì ta tìm gì nữa? (Tìm Tổng số km mà <br />
ô tô đã chạy). Bằng cách nào? (Lấy kết quả của phép tính thứ nhất cộng kết quả <br />
của phép tính thứ hai ). <br />
<br />
Bước cuối cùng ta làm gì? (Tìm trung bình mỗi mỗi giờ ô tô chạy )Vậy ta <br />
đã trả lời được câu hỏi của bài toán chưa? (Rồi)<br />
<br />
Với bài toán này giáo viên cần cho học sinh thảo luận nhóm, tiến hành chia <br />
sẻ kết quả làm việc trước lớp để rút ra cách giải cho bài toán này, nếu nhóm nào <br />
còn lúng túng thì giáo viên giúp đỡ, gợi ý hoặc có thể nhờ nhóm bạn (với hệ thống <br />
câu hỏi đó)<br />
<br />
Từ việc nắm chắc nội dung, đối tượng học sinh trong lớp, đồ dùng dạy học <br />
mình có, tôi chọn cách chia nhóm sao cho phù hợp: mỗi nhóm từ 3 4 học sinh . <br />
Các chức danh nhóm trưởng và thư kí luân phiên. Khi bắt đầu làm việc, nhóm <br />
trưởng phải phân công các thành viên trong nhóm, mỗi người một việc, sau đó cá <br />
<br />
15<br />
nhân làm việc độc lập rồi từng em đưa ra ý kiến để thảo luận trong nhóm. Ý kiến <br />
thống nhất được ghi nhận để chuẩn bị trình bày trước lớp. Người trình bày cũng <br />
luân phiên để tạo điều kiện cho tất cả học sinh được rèn luyện kĩ năng. Trong thời <br />
gian HS làm việc, giáo viên thường xuyên theo dõi để hướng dẫn, giúp đỡ các <br />
nhóm trao đổi thảo luận đúng yêu cầu bài học, tránh thảo luận tùy hứng dẫn đến <br />
nguy cơ đi lệch yêu cầu hoặc giáo viên gợi mở thêm nhằm mở rộng kiến thức và <br />
giáo dục kỹ năng sống cho các em. <br />
<br />
*Cách chia nhóm:<br />
<br />
+ Khi nội dung yêu cầu không khác nhau, ít có chênh lệch về độ khó nên chia <br />
nhóm ngẫu nhiên.<br />
<br />
+ Khi nội dung cần có sự phân hóa về độ khó, dễ nên chia nhóm cùng trình độ.<br />
<br />
+ Khi nội dung đơn vị kiến thức cần có sự hỗ trợ lẫn nhau như các bài ôn tập <br />
thì nên chia nhóm tương trợ…<br />
<br />
Tôi cũng chuẩn bị đầy đủ các phương tiện như phiếu học tập, tranh ảnh, vật <br />
thật (đưa ra hình ảnh trực quan như các cái kẹo thật làm tiền đề cho phần giới <br />
thiệu bài) và thảo luận, bàn bạc; thời gian quy định cho mỗi hoạt động; phiếu học <br />
tập nhóm hoặc cá nhân để học sinh ghi chép kết quả hoạt động sau khi thảo luận. <br />
Như vậy học sinh dễ lĩnh hội kiến thức chắc chắn hơn.<br />
<br />
Bản thân tôi đã vận dụng mô hình dạy học này vào quá trình giảng dạy đặc <br />
biệt là trong môn Toán góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải <br />
mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.<br />
<br />
Giáo viên phải xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, tìm hiểu kĩ về <br />
từng học sinh của lớp mình. Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu năm học. <br />
Xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh nhiệt tình có năng lực chỉ đạo lớp.<br />
<br />
Đây là mô hình không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp mà <br />
quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy học cả lớp sang dạy học theo <br />
16<br />
nhóm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, <br />
chủ động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động <br />
dạy học giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để <br />
mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập.<br />
Ngoài ra vận dụng mô hình trường Tiểu học kiểu mới giúp học sinh rèn <br />
phương pháp tự học, tự giác, tự quản, tự trọng, tự tin, tự đánh giá, tự hợp tác, tự <br />
rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem <br />
lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.<br />
<br />
2.2.3 Gợi nhu cầu nhận thức cho học sinh<br />
<br />
Nhà tâm lí học Pôlya nói: “… Con người chỉ tư duy tích cực khi có nhu cầu. <br />
Hoạt động nhận thức chỉ có kết quả cao khi chủ thể ham thích, tự giác và tích <br />
cực”.<br />
<br />
(Pôlya, Tâm lý học, Tập II, Tr 128)<br />
<br />
Do đó trong dạy học giải toán tôi đã khéo léo sử dụng các phương pháp thích <br />
hợp có tác dụng khêu gợi và kích thích sự chú ý, tích cực hoá hoạt động tư duy của <br />
học sinh, làm cho học sinh nhận thức được đầy đủ ý nghĩa thực tiễn của giờ đang <br />
học. Đồng thời xây dựng niềm tin vào khả năng cho học sinh, làm cho học sinh <br />
cảm thấy rằng nếu mình tập trung, chịu khó học tập thì sẽ thu lượm được những <br />
kết quả tốt đẹp có ích cho bản thân, vừa lòng thầy cô, cha mẹ. Đặc thù của việc <br />
giải toán đòi hỏi có các đức tính cần cù, chịu khó, tỉ mỉ, nhẫn nại, thẩm mĩ, … <br />
nhưng học sinh tiểu học do tâm lý lứa tuổi thường hay phân tán sự tập trung, <br />
chóng chán. Hoạt động gợi nhu cầu nhận thức, gây hứng thú môn học có thể được <br />
sử dụng linh hoạt trong quá trình giảng dạy. Không nhất thiết, đơn thuần chỉ sử <br />
dụng ngay đầu tiết dạy.<br />
<br />
Muốn không khí lớp học vui tươi, kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của <br />
học sinh về chủ đề sẽ học, bản thân tôi nghiên cứu kỹ tài liệu, sách giáo khoa để <br />
<br />
17<br />
lựa chọn hình thức sao cho phù hợp, có thể là: đặt câu hỏi, câu đố vui, kể chuyện, <br />
một tình huống, tổ chức trò chơi hoặc sử dụng các hình thức khác…<br />
Ví dụ<br />
1 : Bài : Tìm số Trung bình cộng ( tài liệu Toán lớp 4 trang 26)<br />
Trước khi vào tiết học, GV tổ chức HS chơi trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”. Các <br />
em sẽ cùng nhau tính nhanh 1 bài toán nhỏ gắn với thực tế các em: Bạn Lan có 4 <br />
cái kẹo, bạn bình có 6 cái kẹo. Nếu chia đều số kẹo đó thì mỗi bạn được bao <br />
nhiêu cái ? Thông qua trò chơi, HS sẽ cảm thấy trò chơi mà mình vừa được tham <br />
gia rất gần gũi với bản thân, không chỉ thế trò chơi còn kích thích tính tò mò, khơi <br />
dậy hứng thú trong học. Cũng bắt đầu từ đây giáo viên dẫn dắt vào bài mới và giới <br />
thiệu đây là dạng toán mới trong chương trình lớp 4 mà các em được tìm hiểu, từ <br />
đó các em muốn tiếp tục được trải nghiệm kiến thức mới.<br />
<br />
2.2.4 Tổ chức cho học sinh trải nghiệm, phân tích, khám phá và rút ra được <br />
kiến thức mới<br />
<br />
Để hình thành khái niệm số trung bình cộng và tìm ra được quy tắc của dạng <br />
toán tìm số trung bình cộng tôi đã sử dụng hình thức thảo luận nhóm 4, yêu cầu HS <br />
tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng tìm ra quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số <br />
hạng. Tôi đã đưa thêm 1 ví dụ nữa, các em tiếp tục thực hành và sau đó tìm điểm <br />
chung giữa 2 ví dụ này để cùng rút ra công thức tính.<br />
<br />
Ví dụ 2: Số học sinh của 3 lớp 5A, 5B, 5C lần lượt là 25 học sinh, 27 học <br />
sinh, 32 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh ?<br />
<br />
Muốn làm được điều đó điều đầu tiên đỏi hỏi các em phải tìm hiểu nội dung <br />
bài toán (đề toán) thông qua việc đọc bài toán dù bài toán cho ở dạng có lời văn <br />
hoàn chỉnh hoặc bằng dạng tóm tắt sơ đồ. Học sinh cần phải đọc kĩ, hiểu rõ đề <br />
toán cho biết cái gì? Bài toán hỏi gì? Khi đọc bài toán phải hiểu thật kĩ một số từ, <br />
thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tính huống toán học được diễn đạt theo ngôn ngữ <br />
thông thường, chẳng hạn như “bay đi”, “làm vở”, “ăn hết”. Nếu trong bài toán nào <br />
<br />
18<br />
có có thuật ngữ học sinh chưa hiểu rõ thì giáo viên phải hướng dẫn để cho học <br />
sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó ở trong bài toán đang làm. Khi đọc <br />
đề xong có thể gạch chân các từ ngữ quan trọng trong đề bài. Các từ ngữ đó là sẽ <br />
là cơ sở quan trọng để tìm ra cách giải bài toán, sau đó cho học sinh thuật lại vắn <br />
tắt bài toán mà không cần phải đọc nguyên văn bài toán đó.<br />
<br />
Yêu cầu các nhóm thảo luận tóm tắt bằng sơ đồ như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi các em tóm tắt được có nghĩa là các em đã phân tích được bài toán, hiểu <br />
được nội dung bài toán.<br />
<br />
Nếu nhóm nào còn lúng túng trong câu hỏi thì tôi đưa ra thêm câu hỏi gợi ý <br />
giúp nhóm đi vào tiến trình phân tích thuận lợi hơn là : Nếu chia đều sô học sinh <br />
vào các lớp thì mỗi lớp có bao nhiêu học sinh? Như vậy các em sẽ dễ dàng nắm <br />
bắt kiến thức hơn. Bản thân các em sẽ cảm thấy hứng thú hơn với giờ học bởi <br />
chính mình đã tự tìm ra quy tắc này, tự khắc sâu kiến thức cho bản thân mình.<br />
<br />
Học sinh rút ra được cách tìm số trung bình cộng như sau: <br />
<br />
Bước 1: Tính tổng của các số đó <br />
<br />
Bước 2: Chia tổng đó cho số các số hạng<br />
<br />
Sau khi tìm ra được công thức của dạng toán này, học sinh sẽ thực hành để <br />
vận dụng kiến thức mới đó thông qua các bài tập cụ thể hình thành cho học sinh kĩ <br />
năng giải toán dạng này. Mục tiêu ở đây là hình thành năng lực khái quát hóa và kĩ <br />
năng giải toán, rèn luyện năng lực sáng tạo trong học tập. Ta có thể tiến hành giải <br />
pháp sau đây: cho HS giải các bài toán nâng dần mức độ phức tạp trong mối quan <br />
hệ giữa số đã cho và số phải tìm hoặc là điều kiện trong bài toán. <br />
<br />
Ví dụ: <br />
19<br />
Bài toán 1: Tìm số trung bình cộng của các sô 36, 42, 57<br />
<br />
Bài toán 2: Tổ Một góp được 36 quyển vở. Tổ Hai góp được nhiều hơn tổ <br />
Một 2 quyển nhưng lại ít hơn tổ Ba 2 quyển. Hỏi trung bình mỗi tổ góp được bao <br />
nhiêu quyển vở?<br />
<br />
Bài toán 3: Số trung bình cộng của hai số là 14. Biết một trong hai số là 9. <br />
Tìm số kia.<br />
<br />
Giải bài toán có nhiều cách khác nhau (VD: Bài toán 2, 3)<br />
<br />
Tiếp xúc với các bài toán thiếu đi một số các dữ liệu đã cho (VD: Bài <br />
toán 2, 3)<br />
<br />
Giải các bài toán trong đó phải xét tới nhiều khả năng xảy ra để chọn <br />
được một khả thỏa mãn với điều kiện của bài toán.<br />
<br />
Biết lập và biến đổi bài toán (Xây dựng bài toán ngược)<br />
<br />
Điều quan trọng và chủ yếu của việc dạy học giải toán là giúp cho học sinh <br />
tự mình tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện <br />
của bài toán và thiết lập được các phép tính số học tương ứng. Trước khi cùng <br />
nhau bước vào phần thực hành, yêu cầu học sinh trong nhóm nhắc lại các bước <br />
giải 1 bài toán: <br />
<br />
*Bước 1: Tìm hiểu nội dung của bài toán<br />
<br />
*Bước 2: Tìm tòi cách giải của bài toán<br />
<br />
*Bước 3: Hướng dẫn thực hiện cách giải bài toán<br />
<br />
*Bước 4: Kiểm tra kết quả của bài toán<br />
<br />
Để củng cố phần hình thành kiến thức này giáo viên đưa ra hình thức trò chơi <br />
"Ô cửa bí mật". Mỗi ô cửa là 1 bài tập nhỏ về tìm số trung bình cộng. Trong 1 <br />
khoảng thời gian nào đó các em làm nhanh, nếu bạn nào nhanh và đúng thì sẽ được <br />
phần thưởng. Đó là một trong những hình thức khắc sâu kiến thức cho học sinh.<br />
20<br />
2.2.5 Tìm hiểu một số sai lầm của học sinh khi giải toán<br />
<br />
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học giải toán có lời văn nói <br />
riêng, giáo viên cần theo dõi để tìm ra được những sai lầm của học sinh trong học <br />
tập cũng như trong giải toán như: không nắm được cách giải; bài giải còn thiếu, <br />
phép tính chưa đúng với lời giải đặt ra; lời giải chưa đầy đủ; sai tên đơn vị… Để <br />
từ đó tìm ra hướng khắc phục những thiếu sót, sai lầm cho học sinh nhằm giúp các <br />
em ngày càng tiến bộ hơn.<br />
<br />
Đặc biệt ở bài toán Tìm số trung bình cộng này tôi đã phát hiện ra sai lầm của <br />
các em là nhầm lẫn số các số hạng hoặc là xác định số các số hạng chưa đúng. Sau <br />
đây là một số ví dụ cụ thể tương ứng với các dạng:<br />
<br />
a. Dạng 1: Các bài toán giải trực tiếp nhờ công thức<br />
<br />
Ví dụ : Bốn em Mai, Hoa, Hưng, Thịnh lần lượt cân nặng là 36kg, 38kg, <br />
40kg, 34kg. Hỏi trung bình mỗi em cân nặng bao nhiêu kg? <br />
<br />
* Nguyên nhân sai: Học sinh tính được tổng song xác định sai số các số hạng, <br />
áp dụng công thức tìm số trung bình cộng một cách máy móc rập khuôn. (Học sinh <br />
cứ nghĩ số các số hạng ở đây là 2)<br />
<br />
Bài giải:<br />
<br />
Số mét kg cân nặng của bốn em là:<br />
<br />
36 +38+40+34 = 148(kg)<br />
<br />
Trung bình mỗi em cân nặng số kg là<br />
<br />
148: 4 = 37(kg)<br />
<br />
:Đáp số: 37 kg<br />
<br />
b. Dạng 2: Các bài toán chưa giải trực tiếp nhờ công thức<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
Ví dụ 1: Tổ Một góp được 36 quyển vở. Tổ Hai góp được nhiều hơn tổ Một <br />
2 quyển nhưng lại ít hơn tổ Ba 2 quyển. Hỏi trung bình mỗi tổ góp được bao nhiêu <br />
quyển vở?<br />
<br />
Bài giải sai<br />
<br />
Tổng số vở của 3 tổ là:<br />
<br />
36 + 2 + 2= 40 (quyển vở)<br />
<br />
Trung bình mỗi tổ góp được số quyển vở?<br />
<br />
40 : 2 = 20(quyển vở)<br />
<br />
Đáp số: 20 quyển vở<br />
<br />
* Nguyên nhân sai: Học sinh tìm hiểu dữ kiện bài toán không kĩ nên chưa xác <br />
định được tổng của ba số, xác định sai số các số hạng. Học sinh cứ áp dụng công <br />
thức trực tiếp để làm.<br />
<br />
Bài giải (đúng)<br />
<br />
Tổ Hai góp được số quyển vở là <br />
<br />
36 +2 = 38 (quy ển vở)<br />
<br />
Tổ Ba góp được số quyển vở là<br />
<br />
38 + 2 = 40 (quyển vở)<br />
<br />
Tổng số vở của 3 tổ là:<br />
<br />
36 + 38+ 40= 114 (quyển vở)<br />
<br />
Trung bình mỗi tổ góp được số quyển vở là:<br />
<br />
114 : 3 = 38(quyển vở)<br />
<br />
Đáp số: 38 quyển vở<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
*Ví dụ 2: Một ô tô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B. Trong 2 giờ đầu, mỗi giờ ô tô <br />
chạy được 46km, giờ thứ ba ô tô chạy được 52km, hai giờ sau mỗi giờ ô tô chạy <br />
được 43km thì đến tỉnh B. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô chạy được bao nhiêu <br />
kilomet? <br />
<br />
Bài giải 2: (sai)<br />
<br />
2 giờ đầu ô tô chạy được số km là:<br />
<br />
46 x 2 = 92 (km )<br />
<br />
2 giờ sau ô tô chạy được số km là:<br />
<br />
43 x 2 = 86 ( km )<br />
<br />
Trung bình mỗi giờ ô tô chạy được số km là:<br />
<br />
(92 +86 +52): 3 = 76 (km)<br />
<br />
* Nguyên nhân sai: (có 2 nguyên nhân)<br />
<br />
Học sinh không đọc kĩ đề, áp dụng rập khuôn công thức tìm số trung bình <br />
cộng. Bài làm sai, đáp số sai. <br />
<br />
Học sinh nhầm lẫn khi tính trung bình, tính đư ợc tổng thấy tổng của ba số <br />
hạng 92, 86 và 52 nên đem chia cho 3 dẫn đến bài làm sai (mặc dù kết quả không <br />
được tròn). Học sinh xác định sai số các số hạng <br />
<br />
Bài giải:<br />
<br />
2 giờ đầu ô tô chạy được số km là:<br />
<br />
46 x 2 = 92 (km )<br />
<br />
2 giờ sau ô tô chạy được số km là<br />
<br />
43 x 2 = 86 ( km )<br />
<br />
Số giờ ô tô đã chạy là<br />
<br />
23<br />
2 + 1+ 2 = 5 (giờ)<br />
<br />
Tổng số km mà ô tô đã chạy là: <br />
<br />
92 + 52 + 86 = 230 (km)<br />
<br />
Trung bình mỗi giờ ô tô chạy được số km là:<br />
<br />
230 : 5 = 46 (km)<br />
<br />
Đáp số: 46km<br />
<br />
*Ví dụ 3: Một nhà máy làm 246 sản phẩm trong 5 ngày. Hai ngày đầu, mỗi <br />
ngày nhà máy đã làm được 54 sản phẩm. Hỏi trung bình mỗi ngày sau, nhà máy <br />
phải làm bao nhiêu sản phẩm?<br />
<br />
* Nguyên nhân sai: Học sinh không xác định được số các số hạng ( t ức là số <br />
ngày sau) và số sản phẩm của các ngày còn lại<br />
<br />
Với bài toán này HS cần thảo luận nhóm để tìm ra cách giải thích hợp, giáo <br />
viên chỉ là người gợi mở nếu như học sinh chưa hiểu với các câu hỏi gợi ý sau: <br />
<br />
Muốn biết trung bình mỗi ngày làm được bao nhiêu sản phẩm ta làm thế <br />
nào?<br />
<br />
Số sản phẩm đã biết chưa, số ngày sau đã biết chưa? Bao nhiêu<br />
<br />
Muốn biết được số sản phẩm trong 3 ngày sau ta làm thế nào?<br />
<br />
Để củng cố bài giáo viên yêu cầu học sinh có thể lập sơ đồ tư duy để cho bạn <br />
còn non kiến thức dễ dàng hiểu bài hơn:<br />
<br />
Số sản phẩm trong 2 ngày đầu<br />
<br />
<br />
Số sản phẩm trong 3 ngày Số ngày còn lại<br />
sau<br />
<br />
<br />
TB mỗi ngày sau làm được số sp<br />
24<br />
Bài giải:<br />
<br />
Số sản phẩm làm trong 2 ngày đầu:<br />
<br />
54 x 2 = 108 ( sản phẩm )<br />
<br />
Số ngày còn lại:<br />
<br />
5 – 2 = 3 ( ngày )<br />
<br />
Số sản phẩm làm trong 3 ngày sau: <br />
<br />
246 – 108 = 138 ( sản phẩm)<br />
<br />
Trung bình mỗi ngày sau làm được<br />
<br />
138 : 3 = 46 ( sản phẩm)<br />
<br />
Đáp số: 46 sản phẩm.<br />
<br />
Đối với học sinh khá giỏi các em có thể làm bước tính gộp ở bước tính trung <br />
bình cộng <br />
<br />
*Ví d<br />
ụ 4<br />
: Trung bình cộng của hai số là 30. Biết một trong hai số đó bằng <br />
18, tìm số kia?<br />
<br />
* Nguyên nhân sai: Đây là bài toán mà tôi thấy học sinh dễ nhầm lẫn nhiều <br />
nhất do tính hấp tấp, đọc không kĩ để, xác đinh chưa đúng nội dung bài toán (bài <br />
toán cho biết trung bình cộng chứ không phải tìm số trung bình cộng),học sinh vẫn <br />
áp dụng máy móc cách tính trung bình cộng dẫn đến bài giải sai. Yêu cầu các nhóm <br />
phân tích lại các bước giải toan tìm số trung bình cộng và phân tích ngược lại nêu <br />
biết trung bình của các số rồi thì ta sẽ tìm được cái gì?<br />
<br />
c. Dạng 3: Dạng toán trung bình cộng của dãy số cách đều:<br />
<br />
Đối với những bài tập dạng này sẽ được chia thành 2 loại:<br />
<br />
Loại bài dành cho dãy số có số số hạng lẻ.<br />
25<br />
Loại bài dành cho dãy số có số số hạng chẵn.<br />
<br />
* Ví dụ 1: Tìm 5 số lẻ liên tiếp có tổng là 105.<br />
<br />
* Phân tích: Ta biết rằng 2 số lẻ liên tiếp cách nhau 2 đơn vị. Vậy số thứ ba <br />
(là số chính giữa dãy số) của 5 số lẻ liên tiếp bằng trung bình cộng của 5 số đó. <br />
Từ đó tìm ra các số khác. <br />
<br />
Cách 1 Bài giải:<br />
<br />
Vì dãy có 5 số lẻ liên tiếp nên số chính giữa chính là trung bình cộng của 5 số.<br />
<br />
Số chính giữa ( số thứ 3 ) là: 105 : 5 = 21<br />
<br />
Số thứ hai là: 21 – 2 = 19<br />
<br />
Số thứ nhất là: 19 – 2 = 17<br />
<br />
Số thứ tư là: 21 + 2 = 23<br />
<br />
Số thứ năm là: 23 + 2 = 25<br />
<br />
Đáp số: 17; 19; 21; 23; 25<br />
<br />
Cách 2 : Phân tích: Vì hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị nên nếu ta <br />
xem số tự nhiên thứ nhất là 1 đoạn thẳng thì số tự nhiên thứ hai là 1 đoạn thẳng <br />
như thế và thêm 2 đơn vị. Cứ tiếp tục như thế ta sẽ có sơ đồ:<br />
<br />
Số thứ nhất<br />
2<br />
Số thứ hai<br />
2 2<br />
105<br />
Số thứ ba<br />
2 2 2<br />
5 lần số thứ nhất <br />
Số thứ tư<br />
2 2 2 2<br />
là: <br />
Số thứ năm<br />
105 – ( 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 ) = 85<br />
<br />
Số thứ nhất là: 85:5 = 17<br />
<br />
Số thứ hai là: 17 +2 = 19<br />
<br />
26<br />
Số thứ ba là: 19 +2 = 21<br />
<br />
Số thứ tư là: 21 +2 = 23<br />
<br />
Số thứ năm là: 23 +2 = 25<br />
<br />
Đáp số: 17, 19, 21, 23, 25<br />
<br />
d. Dạng 4: Dạng toán liên quan đến bản chất của số trung bình cộng <br />
trong một dãy<br />
<br />
Đối với dạng này, giáo viên cần cho học sinh nắm được bản chất sau: Nếu ta <br />
xem trung bình cộng của một dãy số có n số là 1 đoạn thẳng thì tổng của n số đó <br />
chính là có n đoạn như thế gộp lại.<br />
<br />
* Ví dụ: Lân có 20 viên bi, Long có số bi bằng một nửa số bi của Lân, Quý có <br />
số bi nhiều hơn trung bình cộng của 3 bạn là 6 viên. Hỏi Quý có bao nhiêu viên bi?<br />
<br />
Cách 1 <br />
<br />
Bài giải:<br />
<br />
Số bi của Long là:<br />
<br />
20 : 2 = 10 ( viên bi )<br />
<br />
Số bi của Long và Lân là:<br />
<br />
10 + 20 = 30 ( viên bi )<br />
<br />
Trung bình cộng số bi của 3 bạn là:<br />
<br />
( 30 + 6 ) : 2 = 18 ( viên bi )<br />
<br />
Số bi của Quý là: <br />
<br />
18 + 6 = 24 ( viên bi )<br />
<br />
Đáp số: 24 viên bi<br />
<br />
Cách 2 <br />
27<br />
Phân tích: Ta xem trung bình cộng số bi của 3 bạn là 1 đoạn thẳng thì tổng <br />
số bi của 3 bạn là 3 đoạn như thế gộp lại. mà số bi của Lân đã biết, số bi của <br />
Long ta sẽ tính qua Lân. Từ đó ta tính được số bi của Quý<br />
<br />
Số bi của Long là: <br />
<br />
20 : 2 = 10 (hòn)<br />
<br />
Số bi của Long và Lân là: <br />
<br />
10 + 20 = 30 (hòn)<br />
<br />
Trung bình cộng số bi của 3 bạn là: <br />
<br />
( 30 + 6 ) : 2 = 18 (hòn)<br />
<br />
Số bi của Quý là: <br />
<br />
18 + 6 = 24 (hòn)<br />
<br />
Đáp số: 24 hòn<br />
<br />
Từ việc thống kê được một số lỗi sai lầm học sinh thường mắc phải khi giải <br />
các bài toán Tìm số trung bình cộng, tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm khắc <br />
phục, đó là:<br />
<br />
Cần suy nghĩ về tình huống bài toán để hiểu ý nghĩa các số đã nêu trong bài <br />
toán, xác định đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm.<br />
<br />
Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ hoặc bằng ngôn ngữ kí hiệu ngắn gọn. Thông <br />
qua đó để thiết lập mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm.<br />
<br />
Phân tích bài toán để tìm cách giải. Kết quả của bước này là xác định một <br />
trình tự để giải toán.<br />
<br />
Lần lượt thực hiện các phép tính theo trình tự giải đó. Có để đi tới đáp số. <br />
Cần thử lại sau mỗi phép tính và đáp số để tự kiểm tra xem mình đó chắc đóng <br />
chưa, sau đó viết cẩn thận bài giải vào vở.<br />
<br />
28<br />
2.2.6 Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh<br />
<br />
Xây dựng mối quan hệ Gia đình – Nhà trường có vai trò quan trọng trong tất <br />
cả các môn học. Riêng phân môn Toán đặc biệt là giải toán có lời văn thì giáo viên <br />
cần có biện pháp phối kết hợp cùng gia đình để rèn luyện kỹ năng giải toán cho <br />
học sinh, đó cũng chính là một trong những nội dung giá của Thông tư 30/2014/ <br />
TTBGDĐT, cụ thể:<br />
<br />
Đề nghị phụ huynh thường xuyên theo dõi dành quỹ thời gian hợp lý để kèm <br />
các em học giải toán khi cần.<br />
<br />
Cung cấp các thông tin về tình hình học tập, sai lầm và lỗi hay gặp của học <br />
sinh để phụ huynh phối hợp cùng uốn nắn sửa chữa.<br />
<br />
Cung cấp các số liệu về môi trường làm việc của trẻ để phụ huynh nắm <br />
được như: Quy cách bàn – ghế phù hợp với trẻ, khoảng thời gian hợp lý để học. <br />
<br />
Phối hợp cùng gia đình học sinh động viên giúp đỡ học sinh bằng các hình <br />
thức như điện thoại, sổ liên lạc,…<br />
<br />
2.2.7 Linh hoạt trong lựa chọn cách kiểm tra và đánh giá học sinh theo <br />
TT30/2014/TTBGDĐT<br />
<br />
Trong quá trình dạy học, giáo viên có sổ nhật kí ghi lại những vấn đề học <br />
sinh chưa nắm được để có biện hỗ trợ hướng dẫn học sinh làm bài. Quan tâm tới <br />
mức độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh để giúp các em vượt qua khó khăn. <br />
Hiện nay giáo viên không được ra bài tập về nhà nhưng không vì thế mà học sinh <br />
có thể quên kiến thức đã học. Giáo viên cần có biện pháp củng cố bài cũ trước khi <br />
vào bài mới, bổ sung bù đắp kiến thức còn thiếu cho học sinh kịp thời để các em <br />
có thể học tốt hơn bài học mới.<br />
<br />
Trong quá trình dạy học, giáo viên cũng cần có sự khen ngợi động viên học <br />
sinh kịp thời dù sự tiến bộ của các em rất nhỏ. Động viên học sinh tham gia nhận <br />
<br />
29<br />
xét, góp ý bạn trong quá trình học tập. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp <br />
linh hoạt. Có thể vận dụng môn hình dạy học nhóm, dạy học theo đối tượng. Giáo <br />
viên cũng cần nghiên cứu kỹ chuẩn kiến thức kỹ năng của từng bài học để giảng <br />
dạy hợp lý, tránh quá sức đối với học sinh.<br />
<br />
Việc nhận xét quá trình làm việc của nhóm cũng không nên qua loa, đại khái. <br />
Càng đưa ra nhận định cụ thể càng giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm cho <br />
những ho