1 <br />
<br />
1.TÊN ĐỀ TÀI<br />
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHẦN <br />
THƠ HIỆN ĐẠI NGỮ VĂN 9.<br />
<br />
2. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
2.1.Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu:<br />
Có thể nói, thơ là loại hình tác phẩm được cấu trúc bởi một kiểu <br />
ngôn ngữ đặc biệt, khác hẳn ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ văn xuôi. <br />
Thơ thường bộc lộ ý thức tình cảm con người một cách trực tiếp; là tiếng <br />
nói của tình cảm mãnh liệt, là sản phẩm của những rung động độc đáo <br />
thơ trữ tình đến với người đọc tự nhiên mà nồng nàn, giản dị mà sâu sắc, <br />
dễ dàng mà khó quên, bất chợt để trường tồn, một chút xôn xao để rồi sâu <br />
lắng. Một cái nhìn, một ánh mắt, một tiếng gọi trong thơ ta gặp một lần để <br />
rồi cứ ngân nga trong ta mãi không thôi. Cái “tôi” trữ tình luôn cảm xúc thật <br />
sự, bộc lộ hẳn ra. Tiếng nói trữ tình trở thành tiếng lòng thầm kín của mọi <br />
người. Quả thật nó là “lời gửi của nghệ sĩ với cuộc đời”. Nói như nhà thơ <br />
Tố Hữu: “Thơ là tiếng nói của người nào đó đến với những người nào đó <br />
dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”.<br />
Tuy nhiên có những bài thơ ta đọc một lần rồi sau đó để trong quên <br />
lãng nhưng có những bài thơ ta đọc đi đọc lại mãi không muốn thôi. Hoặc <br />
lại cũng có bài thơ, người này đọc thấy hay, thấy xúc động, người khác <br />
chẳng thấy gì là thích thú. Đấy là do sức hấp dẫn từ bản thân tác phẩm và <br />
một điều vô cùng quan trọng nữa là do hứng thú và khả năng cảm nhận ở <br />
mỗi người khi đến với văn bản thơ. Năng lực cảm thụ của mỗi người <br />
không giống nhau, cũng không phải tự nhiên vốn sẵn có mà phải qua quá <br />
trình tìm hiểu, được bồi dưỡng. Nhất là đối với các em học sinh, đặc biệt <br />
là học sinh lớp 9 lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để các em có thể cảm <br />
nhận tốt các văn bản thơ, làm được các bài nghị luận hay, chính xác đồng <br />
thời trau dồi những nhận thức và tình cảm tốt đẹp, giúp các em tiếp tục <br />
nâng cao năng lực cảm thụ khi học văn ở cấp Trung học phổ thông, hay <br />
những kì thi vào các trường chuyên, lớp chọn, giáo viên cần đổi mới <br />
phương pháp dạy học nhằm kích thích sự hứng thú, phát huy tính tích cực, <br />
chủ động, sáng tạo của học sinh.<br />
2.2 Những thực trạng liên quan đến vấn đề được nghiên cứu:<br />
Trong quá trình giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy một <br />
số thực trạng sau:<br />
a. Về phía giáo viên:<br />
Giáo viên chưa phân biệt rạch ròi giữa phương pháp dạy học truyền <br />
thống với phương pháp dạy học mới. Người thầy đóng vai trò chủ động, <br />
tích cực trong việc dạy học, giờ dạy học trên lớp giáo viên còn làm việc <br />
nhiều, người thầy giảng bài, hướng dẫn, đưa ra các mẫu câu, học sinh tiếp <br />
nhận chuyển thành kiến thức của mình, làm theo mẫu một cách thuần thục, <br />
2 <br />
ít tư duy, sáng tạo, thầy giảng, trò nghe, ít thực hành, giao tiếp. Giờ học văn <br />
chỉ đơn thuần là thầy giảng, trò nghe.<br />
Giáo viên chưa phát huy tính tích cực chủ động trong việc dạy học, <br />
tiết học diễn ra không sinh động, học sinh không muốn tư duy, sáng tạo để <br />
tham gia tìm hiểu kiến thức mới. Trong giờ học, học sinh còn thụ động <br />
chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến, cách làm, cách hiểu, cách đánh giá của mình <br />
về tác phẩm. Trong khi đó phương pháp dạy học mới, người thầy chỉ đóng <br />
vai trò dẫn dắt, hướng dẫn học sinh tự khám phá tiếp nhận kiến thức mà <br />
không đọc cho học sinh chép. Để đạt được điều đó người giáo viên phải có <br />
tâm huyết, lòng nhiệt tình, trang bị kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin <br />
thật nhuần nhuyễn vào trong bài dạy của mình. Trong một năm học, giáo <br />
viên Ngữ văn đăng kí dạy công nghệ thông tin còn hạn chế. Giáo viên cần <br />
phải nhận thức rằng: Nếu trước đây giáo viên giảng cho hay, cho sâu, phân <br />
tích, cảm thụ hộ cho học sinh thì theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy <br />
học bây giờ đã đổi khác:<br />
“ Bài giảng của thầy, thầy giảng một nửa thôi<br />
Còn một nửa để cho học sinh làm lấy”<br />
( Chế Lan Viên )<br />
Học sinh tham gia giờ học một cách sôi nổi, cởi mở, từ đó các em <br />
sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của <br />
mình tạo cho các em năng lực lắng nghe và thấu hiểu vấn đề một cách toàn <br />
diện. Từ đó, các em biết đưa ra ý kiến của mình chính xác, tự tin, mạnh <br />
dạn, phong phú và đúng đắn hơn. Lúc đó người thầy sẽ kích thích tối đa <br />
năng lực tư duy, sự sáng tạo của học sinh, kích thích các em tự khám phá <br />
kiến thức mới, từ đó kiến thức mà các em tiếp nhận được từ bài học có tính <br />
sâu sắc và bền vững hơn.<br />
b. Về phía học sinh<br />
Học sinh ngày nay rất lười đọc văn bản, không hiểu và không biết <br />
được cách hành văn, nhiều em không thuộc thơ mặc dù đó là bài thơ rất <br />
ngắn như “Ánh trăng”, “Viếng lăng Bác”…<br />
Nhiều em bị cuốn hút vào các trò chơi điện tử, game online, ham chơi, <br />
lười học không soạn bài, đến lớp nói chuyện, không phát biểu xây dựng <br />
bài. <br />
Nhiều em khi thầy cô kiểm tra bài cũ thì trả lời không đắn đo “Thưa <br />
cô, em không thuộc”, bên cạnh đó có em không đem vở, khi giáo viên hỏi thì <br />
nói là quên ở nhà. <br />
Học sinh không biết viết một đoạn văn cảm nhận, làm bài thì diễn <br />
đạt ngô nghê. Ví dụ như em Nguyễn Anh Tài – học sinh lớp 9/6 (Năm học: <br />
20152016) viết đoạn phân tích về bài thơ Viếng Lăng Bác: “Viễn Phương <br />
ra thăm Bác Hồ, Bác Hồ đã hy sinh trong một lần tham gia chiến dịch”. Khi <br />
đọc câu văn như vậy, người giáo viên không khỏi xót xa về sự thiếu hiểu <br />
biết của học sinh về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Thật là một <br />
3 <br />
lỗ hỏng kiến thức quá trầm trọng trong nhận thức và trình độ của một học <br />
sinh lớp 9.<br />
Khi tìm hiểu bài, tiếp thu bài, học sinh không tư duy, sáng tạo, chủ <br />
yếu dựa vào sách tham khảo hoặc bài viết của anh chị lớp trước để lại để <br />
đối phó, không có khả năng tự học, không muốn suy nghĩ. Tóm lại đó là <br />
thực trạng đáng báo động về tình hình học văn hiện nay, và là nỗi trăn trở <br />
lớn đối với chúng ta – những giáo viên dạy văn.<br />
* Nguyên nhân thực trạng:<br />
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như:<br />
Phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên còn bộc lộ nhiều hạn <br />
chế và bất cập; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy <br />
chưa thực sự phổ biến, hợp lý và đồng bộ; bên cạnh đó trong mỗi tiết học <br />
vẫn còn tình trạng “đọcchép” và “chiếuchép” dẫn đến sự nhàm chán ở <br />
học sinh, nhiều giáo viên còn sa vào “độc thoại”, “độc diễn” trên bục <br />
giảng… Trong mỗi giờ dạy, giáo viên chưa hướng dẫn học sinh tìm hiểu, <br />
đánh giá về cách cảm thụ văn học, chưa đi sâu tìm hiểu tác phẩm bằng các <br />
phương tiện, biện pháp hỗ trợ như: làm việc nhóm, nêu tình huống có vấn <br />
đề, sử dụng tư liệu, hình ảnh hay chiếu phim văn học. Bên cạnh đó, nhiều <br />
phụ huynh không muốn định hướng cho con em mình theo học môn Ngữ <br />
văn vì sau này ít có điều kiện thi được vào các trường kinh tế, tài chính, <br />
ngân hàng,… Vì thế, học sinh chỉ chú trọng đầu tư cho các môn học tự <br />
nhiên như: Toán, Lý, Hóa,…. Học sinh thích học những môn tự nhiên hơn, <br />
thậm chí có nhiều em học đều tất cả các môn, trong đó môn Ngữ văn học <br />
rất tốt nhưng khi giáo viên đặt vấn đề gợi ý cho em đi học bồi dưỡng và thi <br />
học sinh giỏi thì các em từ chối và chọn những môn tự nhiên như: Toán, Lý, <br />
Hóa, Anh Văn … Bởi các em cho rằng học văn khó rồi, viết văn càng khó <br />
hơn. Hơn nữa học sinh còn có quan niệm học lệch và học tủ.<br />
Do không hiểu bài, các em sẽ thấy khó khăn, và khi thấy khó khăn thì <br />
học sinh sẽ không thể nắm bắt được, vì không thể nắm bắt được nên các <br />
em cảm thấy mọi thứ đều tù mù, không rõ ràng và vô hướng. Do đó, các em <br />
đương nhiên không thể có hứng thú học và kết quả học tập luôn đi xuống <br />
là điều dễ hiểu.<br />
Đôi khi không có hứng thú học cũng bắt nguồn từ công tác giảng <br />
dạy. Chúng ta cần phải ý thức lại về việc giảng dạy. Giáo viên, trước hơn <br />
hết phải là người gợi mở, dẫn dắt và phải tạo được sự hứng thú trong việc <br />
tiếp thu kiến thức của học sinh. Một cô giáo nổi tiếng nghiêm khắc, thì <br />
đương nhiên khó có thể tạo hứng thú học tập cho các em, mà thay vào đó <br />
chỉ là tâm lý sợ sai mà các em luôn phải duy trì trong suốt giờ học. Không <br />
những thế, ngày nay chúng ta còn mắc một lỗi phổ biến khiến các em <br />
không hứng thú học đó là thiếu tính sáng tạo trong giảng dạy. <br />
Học sinh chưa có ý thức sưu tầm tư liệu có liên quan đến văn bản <br />
như tranh ảnh, văn thơ, video để bổ sung bài học thêm phong phú.<br />
4 <br />
Bước đầu còn gặp khó khăn khi vận dụng phương pháp tích hợp và <br />
việc gây hứng thú học tập cho học sinh .<br />
Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ đi làm ít quan tâm <br />
đến việc học của con em, ảnh hưởng chất lượng học tập của học sinh.<br />
2.3. Lý do chọn đề tài:<br />
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đã được đề cập bàn luận và <br />
thực hiện trong nhiều năm qua, đặc biệt trong những năm gần đây với việc <br />
thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới thì đổi mới <br />
phương pháp dạy học càng được thúc đẩy và phát huy một cách có hiệu <br />
quả.<br />
Định hướng phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng <br />
tích cực hóa hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo <br />
viên. Để đạt được mục đích hoạt động đổi mới của phương pháp dạy học <br />
môn Ngữ văn cũng như các môn học khác là tích cực hóa hoạt động học tập <br />
của học sinh, bản thân người giáo viên phải tự tìm tòi phương pháp thích <br />
hợp nhằm giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn. Đó là động cơ khiến người <br />
thầy tâm huyết phải tích cực tìm tòi những phương pháp tối ưu trong môn <br />
Ngữ văn nói riêng và các môn học nói chung.<br />
Vậy làm thế nào để học sinh say mê, hứng thú trong giờ học Ngữ văn?<br />
Làm thế nào để phát huy trí lực sáng tạo của học sinh trong giờ Ngữ <br />
văn?<br />
Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu truyền <br />
đạt khối lượng khổng lồ của tri thức và bên kia là số lượng thời gian thực <br />
học của học sinh ngày càng ít đi do sự chi phối bởi nhiều nhu cầu của cuộc <br />
sống hiện đại?<br />
Phương pháp mới, sách giáo khoa mới ra đời đã bước đầu giải quyết <br />
được mâu thuẫn đó, khi chú ý đến việc tự học của học sinh tức là thông qua <br />
tri thức học mà dạy cho các em có thể tự học, giúp các em tiếp thu được <br />
nhiều hơn, nhớ kiến thức sâu sắc hơn. Cách học mới này sẽ tránh được sự <br />
nhàm chán, đơn điệu, tránh được sự quay cóp, làm bài thiếu sự sáng tạo, cảm <br />
xúc khô cứng, gượng gạo trong tâm hồn các em.<br />
Từ lý do trên, người giáo viên muốn dạy văn hay và học sinh học văn <br />
được tốt thì người dạy và người học phải có những nỗ lực nhất định để phát <br />
huy khả năng của chính mình. Với tư cách là một giáo viên đứng lớp trực <br />
tiếp giảng dạy môn Ngữ văn trong thời gian qua, bản thân tôi luôn trăn trở, <br />
tìm tòi phương pháp tích cực nhằm gây hứng thú cho học sinh để các em yêu <br />
thích, say mê với môn học.<br />
Từ thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy được sự chán nản của học <br />
sinh khi đến giờ Ngữ văn, các em không thích học văn đó là hệ lụy dẫn đến <br />
sự tiếp thu kiến thức của học sinh còn nhiều hạn chế, còn lạm dụng quá <br />
nhiều vào sách tham khảo, không muốn tư duy, sáng tạo, đa số dựa chủ yếu <br />
vào bài văn mẫu dẫn đến học thuộc lòng, thụ động, không có thói quen đọc <br />
sách, không phát biểu xây dựng bài, lỗi chính tả ngày càng phổ biến ngay <br />
5 <br />
cả học sinh giỏi và đặc biệt không hứng thú khi đến giờ học văn vì thế <br />
kiến thức về văn học ngày càng nghèo nàn, diễn đạt câu văn ngô nghê, khô <br />
khan, không có hồn, không soạn bài ở nhà, tỏ ra thờ ơ với công việc quan <br />
trọng này. Sự giảm sút hứng thú và ý thức học văn, sự nghèo nàn về kiến <br />
thức văn học là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ bạo lực học <br />
đường, của những lời nói thô tục thường ngày ở học sinh. Các em chưa <br />
nhận thức rõ được tầm quan trọng của văn học là nhân học, học văn để <br />
học làm người, để hiểu cuộc đời và biết yêu đời, yêu người và sống có ích. <br />
Bên cạnh đó nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc đổi mới phương <br />
pháp dạy học dẫn đến thực trạng học sinh ngày càng xao nhãng việc học. <br />
Điều này khiến tôi phải luôn trăn trở suy nghĩ và tìm mọi cách để học sinh <br />
hứng thú hơn, hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo hơn, có niềm say mê <br />
và thực sự bị hấp dẫn và lôi cuốn trong giờ học văn. Bên cạnh đó, tôi thấy <br />
học sinh ngày nay có đủ điều kiện học tập, cùng với sự phát triển của khoa <br />
học kỹ thuật và công nghệ thông tin. Vì vậy, mỗi giáo viên chúng ta phải <br />
biết tự học, tự bồi dưỡng, tự trang bị cho mình kiến thức và phương pháp <br />
mới trong quá trình giảng dạy để đáp ứng nhu cầu học tập, để giúp học <br />
sinh học tập tốt hơn. Ngoài việc ứng dụng công nghệ thông tin, chúng ta <br />
cần tìm cách đổi mới phương pháp dạy học phù hợp. Vậy, việc học văn và <br />
dạy văn trong nhà trường nếu làm thật tốt sẽ đem lại cho mỗi học sinh một <br />
hành trang tinh thần quý giá, một đời sống tình cảm phong phú, một nhận <br />
thức sâu sắc về con người và cuộc đời.<br />
Chính vì tầm quan trọng trên và để nâng cao chất lượng bộ môn nên <br />
trong quá trình dạy học, nghiên cứu phương pháp mới cùng với những ý <br />
kiến đóng góp của đồng nghiệp, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số <br />
phương pháp giúp học sinh học tốt phần thơ hiện đại Ngữ văn 9.”<br />
2.4 Phạm vi đề tài: Học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Trãi – Đại Lộc <br />
– Quảng Nam.<br />
3. CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
Theo các nhà nghiên cứu giáo dục thì hiệu quả trong việc gây hứng thú <br />
cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn nói lên trình độ giáo dục văn học của <br />
nhà trường nói chung và của từng giáo viên nói riêng. Văn học dễ làm say mê <br />
người học nếu người dạy tạo được sự hứng thú tự thân nơi người học. <br />
Người học văn cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong từ ngữ, bố cục, vần <br />
điệu ... khi có được sự hứng thú tìm hiểu và đưa đến cảm xúc khi cảm thụ. <br />
Cái khó của người dạy là làm thế nào truyền được cảm xúc của tác giả đến <br />
với người học. Trong nhà trường phổ thông, đối tượng học sinh do đặc điểm <br />
tâm sinh lý lứa tuổi thích tìm hiểu và sáng tạo nhưng chưa có phương pháp <br />
đúng để cảm thụ văn học, chưa hiểu rõ cái hay, cái đẹp ẩn chứa trong từng <br />
câu thơ, câu văn, chưa có cảm xúc thực sự đồng điệu với cảm xúc của tác <br />
giả... Chính những thiếu sót trên học sinh thường không thích học và đọc <br />
văn. Nhiệm vụ của giáo viên dạy văn là phải tạo sự hứng thú, phải khiến <br />
6 <br />
cho những từ ngữ khô khan biết nhảy múa, biết vẽ ra những khung cảnh lúc <br />
yên bình, lúc dữ dội, phải đi vào tâm hồn các em những tình cảm yêu, ghét, <br />
nhớ nhung, mơ mộng, phải mở ra những cánh cửa từ lâu được khóa chặt <br />
bằng sinh hoạt đời thường.<br />
Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học nói chung và <br />
môn Ngữ văn nói riêng, việc lấy học sinh làm trung tâm thúc đẩy tư duy học <br />
sinh, mở cho các em hướng nghiên cứu và tự mình giải quyết những thắc <br />
mắc, những khó khăn trong việc tìm hiểu phân tích. Người giáo viên không <br />
còn giảng giải một cách say sưa khi không có phản hồi từ học sinh, các em <br />
được làm quen với những câu hỏi gợi mở, những gợi ý cho một đề tài thảo <br />
luận, các em có quyền nêu những nhận xét, những cảm nhận cá nhân về đề <br />
tài, về nhân vật, về tác giả... Từ những cảm nhận đôi khi chưa chính xác, <br />
gây tranh cãi góp phần rất lớn trong việc điều chỉnh nhận thức, gây hứng thú <br />
cho các em và văn học không xa lạ, không đóng khung trong Tháp ngà mà <br />
thật sự gần gũi biết bao.... <br />
Học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả của các <br />
môn khác, toát lên yêu cầu tăng cường thực hành, gắn với đời sống, góp <br />
phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, <br />
chuẩn bị cho lớp trẻ ra đời hoặc tiếp tục học lên cao hơn. Đó là những con <br />
người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có <br />
lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình <br />
cảm tốt đẹp, có lòng nhân ái, tôn trọng lẽ phải, công bằng, có lòng căm ghét <br />
cái ác, cái xấu, có tư duy sáng tạo. Đó là những người biết cảm thụ cái hay, <br />
cái đẹp, biết hướng tới những giá trị của chân, thiện, mỹ …<br />
4. CƠ SỞ THỰC TIỄN<br />
Trường THCS Nguyễn Trãi là một ngôi trường được tách ra từ <br />
trường Trung học Đại Lộc sau năm 1975, trường cấp 1& 2 Đại phước là cơ <br />
sở của trường Trung học Đại lộc cũ ở Khu 7 Thị Trấn Ái Nghĩa. Đến năm <br />
1991, do nhu cầu phát triển của giáo dục huyện nhà và thực hiện đề án <br />
trường Liên xã, trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi được thành lập theo <br />
QĐ số 816/ QĐUB ngày 01tháng 8 năm 1991 của Ủy ban nhân dân Huyện <br />
Đại lộc. Địa điểm trường đặt tại Khu 4 Thị Trấn Ái Nghĩa. Đến năm 1997 <br />
do sự phát triển về số lượng học sinh nên phải chia tách số học sinh xã Đại <br />
Hiệp về trường mới <br />
( THCS Trần Phú). Hiện nay nhà trường chỉ còn học sinh của Thị Trấn Ái <br />
Nghĩa và một bộ phận học sinh của xã Đại Nghĩa. <br />
<br />
Trong những năm qua, nhà trường đã từng bước khẳng định được uy <br />
tín, chất lượng của trường so với các trường trong địa bàn huyện. Nhà <br />
trường đã xây dựng được đội ngũ giáo viên tương Đội ngũ thầy cô giáo <br />
trong nhà trường tương đối đồng đều về chuyên môn, nghiệp vụ. Hằng <br />
năm, trường đều có giáo viên tham gia Hội thi giáo viên giỏi cấp trường và <br />
huyện đạt thành tích cao. Nhiều cán bộ, giáo viên được công nhận danh <br />
7 <br />
hiệu chiến sĩ thi đua các cấp. Đặc biệt, trong nhiều năm qua, nhà trường <br />
luôn có học sinh đạt giải HS giỏi các cấp; tỷ lệ học sinh được công nhận <br />
xét tốt nghiệp THCS luôn đạt từ 98% trở lên.<br />
Không những thế, nhà trường có được đội ngũ giáo viên đoàn kết, <br />
nhiệt tình, năng nổ, yêu nghề và dày dạn kinh nghiệm. Chính vì thế mà <br />
trong những năm học 20142015; 20152016 trường đã đạt được những <br />
thành tích vượt bậc trong dạy và học, đặc biệt là phong trào học sinh giỏi <br />
mũi nhọn đạt giải nhất năm học 20152016, chất lượng giáo dục và học <br />
tập ở trường khá cao và có uy tín trong cả huyện. <br />
Riêng tổ Ngữ văn năm học vừa qua đạt thành tích khá cao trong công <br />
tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện – giải III toàn đoàn.<br />
Bên cạnh những thành tích kể trên, trong những năm học trước chất <br />
lượng học sinh giỏi Ngữ văn 9 và học sinh đỗ vào trường chuyên chưa cao. <br />
Nhiều học sinh thi tuyển vào lớp chọn cũng không đạt bởi trong trường <br />
vẫn còn nhiều học sinh chưa ngoan, chưa có ý thức tự giác trong học tập, <br />
mải chơi, bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử, bị lôi kéo tham gia vào các <br />
hoạt động làm mất trật tự trong trường học gây không ít phiền hà cho gia <br />
đình và nhà trường. Đặc biệt là ở học sinh khối 9, điều đó đã làm ảnh <br />
hưởng đến chất lượng học tập của các em.<br />
<br />
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
Vấn đề giúp học sinh học tốt trong giờ học Ngữ văn đi đôi với hiệu <br />
quả có tính giáo dục cao. Học sinh có thể có hứng thú nhưng hiệu quả giáo <br />
dục mới là mục đích mà người dạy cần đạt. Tôi xin trình bày một số <br />
phương pháp đã áp dụng khi hướng dẫn học sinh tiếp xúc, tìm hiểu với văn <br />
bản thơ hiện đại như sau:<br />
1. Phương pháp 1: Đảm bảo nguyên tắc dạy học văn theo hướng <br />
tích hợp, tích cực; phát huy năng lực của người học; giúp các em nắm <br />
vững kiến thức tiếng Việt để vận dụng phân tích văn bản thơ trữ tình.<br />
Phát hiện và phân tích bình giá các dấu hiệu nghệ thuật, sử dụng hệ <br />
thống câu hỏi hướng dẫn phân tích bình giá, sử dụng phương pháp gợi tìm, <br />
phương pháp nghiên cứu để giúp học sinh làm tốt các bài nghị luận về đoạn <br />
thơ, bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9.<br />
Về chủ quan, các văn bản thơ trữ tình được đưa vào chương trình <br />
trong thời điểm cụ thể từng bài, từng tuần đã đảm bảo tính tích hợp bởi đó <br />
là nguyên tắc xây dựng chương trình giáo dục. Tích hợp giữa Văn Tiếng <br />
Việt Tập làm văn (tích hợp ngang) và tích hợp dọc các nội dung, các kiểu <br />
văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9. Thực tế dạy học tiếng Việt từ lớp 6 <br />
đến lớp 9 đã cung cấp cho học sinh tri thức về các dấu hiệu nghệ thuật trong <br />
văn bản, nhất là văn bản thơ. Các kiểu từ loại, các kiểu câu, cấu tạo câu, các <br />
biện pháp tu từ, tất cả đều có giá trị sử dụng khi phân tích một văn bản thơ. <br />
Ứng dụng các kiến thức tiếng Việt, các em sẽ phát hiện và phân tích bình giá <br />
8 <br />
các tín hiệu nghệ thuật ấy để cảm thụ bài thơ sâu sắc hơn. Song các kiến <br />
thức tiếng Việt học đã lâu các em sẽ dễ dàng quên. Vì thế trong các tiết <br />
“Tổng kết từ vựng” các em cần được ôn tập kĩ càng để khắc sâu kiến thức. <br />
Sau mỗi bài dạy học văn bản thơ cần có bài tập viết đoạn trình bày cảm <br />
nhận để học sinh luyện về kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Thông <br />
thường, phần luyện tập của mỗi bài đều có, song không nhất thiết phải làm <br />
ngay trên lớp mà giáo viên có thể ra về nhà cho học sinh làm. Từ đó, các em <br />
có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn và cảm nhận sẽ sâu sắc hơn. <br />
Phần vì đảm bảo thời gian, phần vì để học sinh có độ “ngấm” sâu hơn <br />
nên cho các em về nhà làm bài viết đoạn vào giấy và kiểm tra lại bằng cách <br />
yêu cầu các em nộp lại cho giáo viên. Để làm được điều này giáo viên cần <br />
phải chịu khó chấm bài để nắm được trình độ hiểu biết, mức độ hiểu bài và <br />
khả năng thực hành của học sinh. Đồng thời để khuyến khích các em, giáo <br />
viên có thể cho điểm thưởng với những em chăm làm, viết hay và có thể đọc <br />
trước lớp thay cho phần kiểm tra bài cũ. <br />
Phương pháp dạy học tích cực chỉ ra rằng: người học – chủ thể hoạt <br />
động – phải tự mình tìm ra kiến thức, với cách tìm ra kiến thức thông qua <br />
hành động của chính mình. Chỉ có bằng hành động tự tìm hiểu khi các em tự <br />
nói ra những điều mình cảm nhận được thì bài thơ sẽ sống mãi, và lúc đó <br />
quá trình cảm thụ mới thật sự thành công.<br />
Có một nhà sư phạm ví lớp học là một dàn nhạc, thầy giáo là nhạc <br />
trưởng. Nhạc trưởng chỉ huy cả dàn nhạc cùng hoạt động, nhạc trưởng <br />
không chơi đàn thay cho nhạc công. Sách giáo khoa hay văn bản, tác phẩm <br />
văn học, học sinh đọc tìm hiểu văn bản là nguồn kiến thức mà giáo viên <br />
hướng dẫn.<br />
Học sinh được giáo viên hướng dẫn sẽ hình thành kiến thức mới trên <br />
cơ sở sách giáo khoa. Giáo viên có thể phát huy được năng lực trí tuệ của <br />
học sinh, việc dạy văn thực sự là hoạt động rèn luyện con người một cách <br />
sáng tạo.<br />
Từ nhận thức trên, tôi đưa ra một số kinh nghiệm tích hợp trong việc <br />
dạy văn bản thơ như sau:<br />
a. Quan điểm tích hợp:<br />
Tích hợp là quan điểm dạy học hiện đại đang được vận dụng rộng rãi <br />
trên thế giới. Ở nước ta cũng đang trên con đường vận dụng quan điểm tích <br />
hợp vào việc xây dựng chương trình sách giáo khoa, bồi dưỡng giáo viên, <br />
đổi mới phương pháp dạy học, dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học <br />
tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Môn Văn, Tiếng Việt, <br />
Tập làm văn gọi chung là môn Ngữ văn. Ba môn này đều nhằm vào mục <br />
đích hình thành cho học sinh năng lực phân tích, bình giá, cảm thụ văn học <br />
nghệ thuật một cách chủ động, hình thành bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. <br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích, bình giá và cảm thụ văn học. Đó <br />
chính là hướng phấn đấu theo quan điểm dạy theo hướng tích hợp, lấy học <br />
sinh làm trung tâm của quá trình dạy học. Dạy như thế nào để phối hợp <br />
9 <br />
được các tri thức, kỹ năng thuộc từng phân môn. Tích hợp có thể xem là <br />
nguyên tắc tổng quát để xây dựng chương trình, định hướng phương pháp <br />
giảng dạy cho người giáo viên.<br />
Vậy quan điểm tích hợp là phương hướng phối hợp một cách tối ưu <br />
các quá trình học tập của các môn học, phân môn khác nhau để đáp ứng <br />
mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể.<br />
b. Mức độ, phạm vi tích hợp:<br />
Theo tôi, người giáo viên cần xác định được mức độ tích hợp và phạm <br />
vi tích hợp. Vấn đề là phải biết chọn nội dung gì, ở phần nào để tích hợp là <br />
điều không đơn giản. Chúng ta cần phải chú ý đến nội dung từng bài học <br />
trong sách giáo khoa để vận dụng vào bài dạy. Chúng ta thấy các tác giả <br />
soạn sách giáo khoa đã sắp xếp bài học có ý đồ tích hợp, nhưng không phải <br />
bài học nào cũng có. Vì vậy, chúng tôi phải dựa vào chương trình, sách giáo <br />
khoa và thực tiễn, trình độ học sinh, lượng thời gian…để xác định mức độ <br />
phạm vi tích hợp, cần chọn nội dung, khía cạnh thích hợp, không được gò <br />
ép hoặc chăm chú vào tích hợp. Nghĩa là ta phải tích hợp đúng lúc, đúng <br />
chỗ, đúng mức.<br />
c. Quá trình tích hợp:<br />
c.1: Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ:<br />
Kiểm tra bài cũ là bước đầu tiên trong tiến trình tổ chức các hoạt động <br />
dạy học. Mục đích của hoạt động này là kiểm tra lại việc học bài ở nhà và <br />
mức độ tiếp thu kiến thức, hiểu bài của học sinh. Đây cũng là hoạt động có <br />
tính chất kết nối giữa bài cũ và bài mới. Nên kiểm tra bài cũ là cần thiết và <br />
thuận lợi cho việc dạy bài mới.<br />
Ví dụ: Dạy bài “Đồng chí” (tiết 2) tôi tiến hành kiểm tra bài cũ như <br />
sau: <br />
+ Đọc thuộc lòng 7 dòng thơ đầu bài thơ “Đồng chí” Chính Hữu?<br />
+ Nêu nội dung chính của đoạn thơ vừa đọc?<br />
+ Cơ sở nào hình thành tình đồng chí cao đẹp?<br />
+ Biện pháp nghệ thuật nào chủ yếu được sử dụng? Tác dụng?<br />
( Tích hợp Văn học Tiếng Việt)<br />
c.2: Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới:<br />
Giới thiệu bài mới là thao tác đầu tiên giúp học sinh hiểu được tên bài <br />
học, chiếm một lượng thời gian nhỏ khoảng 2 3 phút nhưng không phải <br />
bài học nào ta cũng giới thiệu. Công việc này có ý nghĩa trong việc chuẩn bị <br />
hứng thú trước khi học bài mới cho người học.<br />
Ví dụ 1: Khi dạy bài thơ “Bếp lửa” Bằng Việt.<br />
Giáo viên hỏi: Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, em đã được <br />
học bài thơ nào viết về hình ảnh người bà? Của tác giả nào? Nội dung của <br />
bài thơ đó? Sau đó giáo viên chốt nội dung và đặc sắc nghệ thuật, dẫn vào <br />
bài mới. (Tích hợp ngang dọc)<br />
Ví dụ 2: Khi dạy bài thơ “Ánh trăng” Nguyễn Duy.<br />
10 <br />
<br />
Giáo viên tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” (Nhìn hình đoán tục ngữ, <br />
thành ngữ) để tạo hứng thú cho học sinh trước khi học và sau đó hỏi các <br />
em: Tục ngữ, thành ngữ nào nói lên được đạo lý sống ân nghĩa thủy chung <br />
cao quý của dân tộc ta? (Uống nước nhớ nguồn). <br />
Giáo viên động viên các em bằng cách cho các em trả lời đúng chọn <br />
phần thưởng. Giáo viên chuẩn bị ba phần thưởng ứng với ba hộp quà: điểm <br />
10, hộp kẹo và tràng pháo tay.<br />
Giáo viên chốt dẫn vào bài mới: Tại sao tác giả trong bài thơ hôm <br />
nay chúng ta học lại nhắc nhở với chính mình và với mọi người như vậy, <br />
các em sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay.<br />
c.3: Tích hợp thông qua tìm hiểu chú thích, bố cục:<br />
Đây là phần dễ dàng nhất cho tích hợp ngang, liên hệ kiến thức <br />
Văn Tiếng Việt Tập làm văn thông qua các dạng câu hỏi:<br />
Xác định giọng điệu văn bản.<br />
Xác định thể loại văn bản, xác định ngôi, trình tự văn bản (Tích hợp <br />
Tập làm văn)<br />
Giải thích từ khó (Tích hợp tiếng Việt)<br />
Câu hỏi về tác giả, tác phẩm có liên quan (Tích hợp ngang, dọc)<br />
c.4: Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài:<br />
Trong dạy học Ngữ văn hình thức nêu câu hỏi đáp đóng vai trò <br />
quan trọng, thể hiện tính tích cực chủ động của người học cũng như vai trò <br />
chủ động của giáo viên. Đây là hoạt động mang tính linh hoạt, nghệ thuật. <br />
Tôi đã lồng ghép thông qua hệ thống câu hỏi tích hợp Văn Văn, Văn <br />
Tiếng Việt, Văn Tập làm văn.<br />
Ví dụ: Dạy bài Mùa xuân nho nhỏ Tiết 116 (Ngữ văn 9). Tôi đã tích <br />
hợp Văn Tiếng Việt thông qua các câu hỏi.<br />
Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên được phác họa bằng những chi <br />
tiết nào? Cấu tạo ngữ pháp trong hai câu đầu có gì đặc biệt? Tác <br />
dụng?<br />
Ở hai câu tiếp theo tác giả sử dụng kiểu câu gì? Cảm xúc của tác <br />
giả?<br />
Trong hai câu cuối của khố thơ đầu, em hiểu “giọt long lanh” ở <br />
đây là giọt gì?<br />
Hãy xác định biện pháp nghệ thuật trong hai câu đó? Tác dụng?<br />
Bức tranh mùa xuân hiện lên như thế nào?<br />
Trong chương trình, em đã cảm nhận bức tranh xuân trong bài <br />
thơ nào? So sánh để thấy sự khác nhau?<br />
Thông qua hệ thống câu hỏi tích hợp, giáo viên đã cùng học sinh cảm <br />
nhận được bức tranh mùa xuân thiên nhiên của bài thơ, đảm bảo đặc trưng <br />
của một văn bản nghệ thuật qua những biểu hiện nghệ thuật để thể hiện <br />
nội dung văn bản, hơn nữa còn góp phần mở rộng cho học sinh những kiến <br />
thức văn học có liên quan khi các em cảm nhận thơ văn.<br />
11 <br />
<br />
c.5: Tích hợp thông qua tiểu kết từng phần hay tổng kết giờ học:<br />
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu khám phá kiến thức, tích hợp <br />
qua lời giảng, có ý nghĩa khái quát lại vấn đề hoặc chuyển tiếp nếu là tiểu <br />
kết, nếu hết bài thì tổng kết. Tôi có thể liên hệ so sánh, đối chiếu.<br />
c.6: Tích hợp thông qua bài tập:<br />
Để đánh giá kiến thức đã tiếp thu bài học, giúp học sinh nắm chắc <br />
kiến thức, nhớ lâu bằng cách làm các bài tập trong sách giáo khoa. Giáo viên <br />
gọi học sinh lên bảng làm, học sinh ở dưới nhận xét bổ sung, nếu câu khó <br />
cho các em cùng thảo luận tổ và cử đại diện lên bảng ghi kết quả trả lời.<br />
Giáo viên nhận xét và chốt lại ý đúng.<br />
Ví dụ: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về ước nguyện của <br />
nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, trong đó có khởi ngữ, <br />
gạch dưới khởi ngữ (Tiết 93). Tích hợp Văn Tiếng Việt Tập làm văn.<br />
c.7: Tính tích h ợ p liên môn:<br />
D ạ y h ọ c tích h ợp liên môn là hình th ức tìm tòi nh ững n ộ i dung <br />
giao thoa gi ữa các môn họ c, là con đ ườ ng tích h ợ p nh ững n ộ i dung t ừ <br />
mộ t s ố môn h ọ c liên quan v ới nhau. Đây là m ộ t nguyên t ắ c quan tr ọ ng <br />
trong d ạ y h ọc Ng ữ văn nói chung và phân môn văn h ọ c nói riêng, đây <br />
là m ộ t quan đi ể m d ạ y h ọ c hi ện đ ạ i, nh ằ m phát huy tính tích c ự c c ủ a <br />
họ c sinh đ ể nâng cao ch ấ t l ượ ng giáo d ụ c. D ự án d ạ y các văn b ả n th ơ <br />
hiệ n đ ạ i Ng ữ văn 9 có sự tích h ợ p r ộ ng rãi v ớ i các môn họ c GDCD, <br />
Nh ạ c, H ọ a, L ị ch s ử, Đị a lý...<br />
<br />
Môn GDCD:<br />
+GDCD 6: Bài Bi ế t ơn (Liên quan đ ế n các bài: Ánh trăng; B ế p <br />
lử a; Vi ếng lăng Bác; Con cò; Nói v ớ i con)<br />
+GDCD 8: Tình b ạ n trong sáng, lành m ạ nh (Liên quan đế n các <br />
bài: Đ ồ ng chí; Bài th ơ v ề ti ể u đ ộ i xe không kính )<br />
<br />
+ GDCD 9: Lý t ưở ng s ố ng c ủa thanh niên; Trách nhi ệ m c ủ a <br />
thanh niên trong s ự nghi ệ p công nghi ệ p hóa, hi ệ n đ ạ i hóa đ ấ t n ướ c; <br />
nghĩa v ụ b ả o v ệ T ổ qu ố c ( liên quan đ ế n các bài: Đ ồ ng chí; Bài th ơ <br />
v ề ti ểu đ ộ i xe không kính; Đoàn thuy ề n đánh cá; Khúc hát ru <br />
nh ữ ng em bé trên lư ng m ẹ; Mùa xuân nho nh ỏ; Nói v ớ i con ).<br />
<br />
Môn Nh ạ c: <br />
12 <br />
<br />
Đối với những văn bản thơ đã được phổ nhạc như Đồng chí của <br />
Chính Hữu, Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Khúc hát ru những em <br />
bé trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, Mùa xuân nho nhỏ của Thanh <br />
Hải, Viếng lăng Bác của Viễn Phương nếu cho học sinh thưởng thức sẽ <br />
có tác dụng rất lớn trong việc tạo nên những xúc động mạnh mẽ của học <br />
sinh về văn bản mà mình được học. Công việc này cùng với việc đọc diễn <br />
cảm văn bản thơ có khả năng đánh thức cảm xúc về nhịp điệu, giai điệu <br />
cho học sinh và cũng từ đó các em cảm nhận những cung bậc của tâm hồn <br />
đang hát lên trong những giai điệu đó.<br />
C ụ th ể :<br />
<br />
+ Đ ồ ng chí. ( Liên quan đế n bài Đ ồ ng chí .)<br />
<br />
+ Bài ca ng ườ i lái xe ( Liên quan đ ế n bài Bài th ơ v ề ti ểu đ ộ i xe <br />
không kính)<br />
<br />
+ Bà tôi (Liên quan đế n bài B ế p l ử a) <br />
<br />
+ Khúc hát ru nh ững em bé trên l ư ng m ẹ (Liên quan đế n bài <br />
Khúc hát ru nh ữ ng em bé trên l ư ng m ẹ)<br />
<br />
+ Mùa xuân nho nh ỏ ( Liên quan đế n bài Mùa xuân nho nhỏ)<br />
<br />
+ Vi ế ng lăng Bác ( Liên quan đ ế n bài Vi ế ng lăng Bác )<br />
<br />
Môn H ọ a :<br />
<br />
V ận d ụng ki ến th ức, kĩ năng c ủ a môn H ọ a đ ể vẽ tranh c ả m <br />
nh ậ n v ề hình ả nh ng ườ i lính trong hai cu ộc kháng chi ế n ch ố ng Pháp <br />
và ch ố ng M ỹ ; c ả m nh ậ n v ề v ẻ đẹ p củ a bi ể n và hình ả nh ng ườ i lao <br />
độ ng trên bi ể n; c ả m nh ận v ề hình ả nh ng ườ i bà, ng ườ i m ẹ , ng ườ i <br />
cha th ể hi ện qua các bài th ơ mà các em v ừa h ọ c, c ả m nh ậ n v ề b ức <br />
tranh thiên nhiên c ủ a mùa xuân, c ả m nh ậ n v ề b ức tranh giao mùa t ừ <br />
h ạ sang thu, v ề hình ả nh đoàn ng ườ i vào viế ng lăng Bác.<br />
<br />
Môn L ị ch s ử :<br />
<br />
M ộ t tác ph ẩ m văn h ọ c th ườ ng ph ả n ánh m ộ t s ự ki ệ n, m ộ t b ố i <br />
c ả nh, m ộ t giai đo ạ n l ị ch s ử nh ấ t đị nh và thông qua đó tác gi ả nói lên <br />
suy nghĩ, tình c ảm, quan đi ể m c ủ a mình. Ki ế n th ức l ịch s ử góp ph ầ n <br />
13 <br />
làm cho bài gi ả ng thêm h ấ p d ẫ n, sinh đ ộ ng, nâng cao h ứ ng thú họ c <br />
t ậ p cho h ọ c sinh. Ở m ột tác ph ẩ m, gi ữa văn h ọ c và l ị ch sử có mố i <br />
liên quan ch ặt ch ẽ v ới nhau nên vi ệ c tích h ợ p văn h ọ c v ớ i l ị ch s ử <br />
trong d ạ y h ọ c văn là c ầ n thi ế t.<br />
<br />
C ụ th ể : <br />
<br />
+L ị ch s ử l ớp 9: Nh ững năm đ ầ u c ủ a cu ộ c kháng chi ế n toàn <br />
quố c ch ố ng th ực dân Pháp (1946 – 1950) (Liên quan đế n bài Đ ồ ng <br />
chí)<br />
<br />
+ L ị ch s ử 9: Xây d ựng ch ủ nghĩa xã h ộ i ở mi ề n B ắ c, đấ u tranh <br />
ch ố ng đ ế quố c Mĩ và chính quy ề n Sài Gòn ở miề n Nam ( 1954 – <br />
1965) (Liên quan đế n bài Đoàn thuy ề n đánh cá )<br />
<br />
+ L ị ch s ử 9: C ả n ướ c tr ực ti ếp chi ến đấ u ch ố ng Mĩ, cứ u n ướ c <br />
(1965 – 1973) (Liên quan đ ế n bài Bài th ơ v ề ti ểu đ ộ i xe không kính, <br />
Khúc hát ru nh ữ ng em bé trên l ư ng m ẹ)<br />
<br />
+ L ị ch s ử 9: Vi ệ t Nam sau cu ộc chi ến tranh ch ống M ỹ <br />
(Liên quan đ ế n bài Ánh trăng, Mùa xuân nho nh ỏ, Sang thu, Nói v ớ i <br />
con, Vi ế ng lăng Bác )<br />
<br />
Môn Đ ị a lý:<br />
<br />
D ạ y văn không ch ỉ tích h ợ p ki ế n th ức v ới môn GDCD, nh ạ c, <br />
họ a, l ị ch s ử mà còn có th ể kế t h ợ p đượ c v ớ i môn đị a lý. Việ c xác <br />
đ ị nh v ị trí đ ị a lý trên b ả n đ ồ và tìm hi ể u về đị a danh cũng góp ph ầ n <br />
làm cho phong phú ti ế t h ọ c, h ướ ng các em nên tìm đ ế n t ậ n n ơ i để <br />
c ả m nh ậ n sâu s ắ c và đ ầ y đủ h ơ n hình t ượ ng và ý nghĩa c ủ a hình <br />
t ượ ng th ơ trong tác ph ẩ m.<br />
<br />
C ụ th ể :<br />
<br />
+ Đ ị a lý l ớ p 8: Đ ị a hình Vi ệ t Nam (Liên quan đ ế n bài Đ ồ ng <br />
Chí, Bài th ơ v ề ti ể u đ ộ i xe không kính, Khúc hát ru nh ữ ng em bé <br />
trên l ư ng m ẹ , Mùa xuân nho nh ỏ)<br />
14 <br />
+ Đ ị a lý l ớ p 9: Trung du và mi ề n núi phía B ắ c (Liên quan đ ế n <br />
bài Đoàn thuy ề n đánh cá )<br />
<br />
2. Phương pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong <br />
tiết học thông qua cách thiết kế trò chơi, sử dụng tranh ảnh, video. <br />
Để thực hiện phương pháp dạy học hiện đại là phải nói đến phương <br />
pháp trò chơi học tập như: Đối đáp; đoán ô chữ; nhận biết tranh; kim tự <br />
tháp; ai nhanh hơn; trắc nghiệm vui; trò chơi đổi chỗ; mật thư; thi sắp xếp <br />
từ ngữ...<br />
Tác dụng lớn nhất của phương pháp trò chơi là kích thích nhu cầu học <br />
tập, tạo hứng thú, không khí sôi nổi trong giờ học, khắc sâu kiến thức hướng <br />
đến mục tiêu cao nhất là nâng cao hiệu quả học tập. Đồng thời đây là hoạt <br />
động quan trọng trong dạy học Ngữ văn giúp học sinh dễ tiếp thu, giờ học <br />
sinh động, các em cảm thụ văn học tốt hơn. <br />
Muốn có phương tiện dạy học, giáo viên tìm tòi, nghiên cứu, <br />
chuẩn bị trước, công phu, biết đầu tư tri thức, công sức, vật chất, vận dụng <br />
một cách thích hợp.<br />
Ví dụ : Tổ chức trò chơi sau khi dạy văn bản: “Mùa xuân nho nhỏ” <br />
(Thanh Hải)<br />
Câu 1: Thanh Hải quê ở đâu?<br />
Câu 2: Thái độ của tác giả thể hiện qua động từ “hứng” là gì?<br />
Câu 3: Hãy nêu cảm xúc của nhà thơ ở khổ thơ thứ nhất?<br />
Câu 4: Trong khổ 4, khung cảnh thiên nhiên như thế nào?<br />
Câu 5: Ước nguyện của nhà thơ được biểu hiện ra sao?<br />
Câu 6: Ước nguyện của nhà thơ được ghi lại qua từ nào?<br />
Câu 7: Làn điệu dân ca xứ Huế được viết trong bài là gì?<br />
Câu 8: Vì sao bài thơ dễ đi vào lòng người?<br />
Ô chữ bí mật: Tên nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh <br />
Hải?<br />
Tìm ô chữ hàng dọc được 10 điểm. Với mỗi hàng ngang, giáo viên đưa ra từ <br />
khóa quan trọng. Và trả lời đúng ô chữ hàng ngang sẽ được một phiếu chọn <br />
hộp quà may mắn.<br />
Qua đây, tôi cũng đã giúp học sinh vừa khắc sâu kiến thức, vừa cảm <br />
thấy giờ học bớt nặng nề hơn, hứng thứ sôi nổi, hoạt động tích cực hơn.<br />
Ngoài ra, để tiết dạy thực sự sôi động, học sinh thực sự bị lôi cuốn, <br />
trong giờ dạy các văn bản thơ, tôi chuẩn bị chân dung các nhà thơ giúp học <br />
sinh có cái nhìn sâu hơn khi cảm nhận hồn thơ của mỗi tác giả. Bên cạnh <br />
đó việc sử dụng tranh ảnh, video đã có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao <br />
năng lực cảm thụ ở học sinh và đặc biệt những văn bản thơ trong chương <br />
trình Ngữ văn 9 thật sự là những tác phẩm có giá trị lớn cả về nội dung lẫn <br />
nghệ thuật và trở thành bài ca đi cùng năm tháng. Tuy nhiên, để một bài dạy <br />
thực sự có hiệu quả giáo viên cần phải đầu tư, biết phân bố thời gian hợp <br />
15 <br />
lý, không nên đưa quá nhiều tranh ảnh làm cho giờ dạy bị loãng, không <br />
trọng tâm.<br />
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Đồng chí” Chính Hữu, tôi đã cho các em quan sát <br />
một số hình ảnh thể hiện tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ <br />
để từ đó giúp các em thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người lính ở <br />
mọi thời đại. Đồng thời các em cũng cảm phục, mến yêu và biết ơn những <br />
anh bộ đội cụ Hồ đã quên mình, đem lại độc lập tự do cho dân tộc Việt <br />
Nam.<br />
Ví dụ 2: Khi dạy bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Phạm <br />
Tiến Duật, tôi cho học sinh quan sát hình ảnh những chiếc xe không kính <br />
khi phân tích khổ 1 để từ đó các em sẽ thấy được sự trần trụi, biến dạng <br />
của những chiếc xe.<br />
Qua những hình ảnh này các em sẽ cảm nhận tốt hơn và từ đó sẽ <br />
hiểu rõ hơn về phẩm chất hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi của <br />
người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn rực lửa. Với những hình <br />
ảnh ấy, các em phần nào hiểu được sự ác liệt ở chiến trường, từ đó không <br />
những giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh mà chúng ta còn giáo dục <br />
cho các em lòng cảm phục, nhớ ơn các anh hùng đã ngã xuống vì nền độc <br />
lập dân tộc. Đồng thời các em còn cảm nhận được trong gian khổ ác liệt <br />
ấy, tình đồng đội, đồng chí càng gắn bó keo sơn và họ vẫn lạc quan, yêu <br />
đời một phẩm chất tốt đẹp của người lính, sức mạnh làm nên chiến <br />
thắng.<br />
Ví dụ 3: “Viếng lăng Bác” Viễn Phương, tôi đưa vào một số hình ảnh <br />
từng dòng người vào viếng Bác sau khi phân tích khổ thơ thứ hai. Thông <br />
qua hình ảnh này giúp học sinh thấy được tấm lòng của dân tộc Việt Nam <br />
luôn luôn ghi nhớ ơn Người. Từ đó giáo dục cho các em truyền thống <br />
“Uống nước nhớ nguồn” và tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện phong trào “ <br />
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.<br />
Bên cạnh việc sử dụng chân dung tranh ảnh, tôi còn sử dụng video <br />
trước hoặc sau khi kết thúc bài học. Bởi đối với những văn bản thơ đã <br />
được phổ nhạc như “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, “Đồng chí” của <br />
Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, <br />
“Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, <br />
nếu cho học sinh thưởng thức sẽ có tác dụng rất lớn trong việc tạo nên <br />
những cảm xúc mạnh mẽ của học sinh về văn bản. <br />
Vì tầm quan trọng ấy cho nên tôi đã tự trang bị thêm đĩa CD chép lại <br />
các bài nhạc để sử dụng hoặc lên mạng tải bài hát, đoạn phim liên quan để <br />
soạn giảng trình chiếu powerpoint khi dạy bài học có liên quan. Nội dung <br />
của các phần trình chiếu có liên quan được sắp xếp theo trình tự bài học:<br />
<br />
1. “Đồng chí” và đoạn video bài hát “Chúng tôi là chiến sĩ Bác Hồ”.<br />
2. “Bài ca người lái xe” hoặc “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”.<br />
16 <br />
3. “Đoàn thuyền đánh cá”.<br />
4. “Mùa xuân nho nhỏ”.<br />
5. “Viếng lăng Bác”.<br />
6.Video ngày ra đi của Bác Hồ.<br />
Với các nội dung cần trình chiếu có liên quan, tôi có thể cho học sinh <br />
thưởng thức trước hoặc sau khi học. Khi dạy “Bài thơ về tiểu đội xe không <br />
kính” tôi cho học sinh xem đoạn phim việc Mỹ ném bom trên dải đường <br />
Trường Sơn. Hay với thước phim tư liệu về ngày Bác mất, khi phân tích <br />
khổ thơ thứ 3 bài thơ “Viếng lăng Bác”, nói về nỗi đau của tác giả trước sự <br />
ra đi của Người… tôi sẽ chiếu cho học sinh xem những đoạn đó.<br />
6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Qua thực hiện các phương pháp đã nêu, tôi nhận thấy các em học sinh <br />
có nhiều tiến bộ rõ rệt khi tìm hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ <br />
thuật của tác phẩm, học sinh khắc sâu các kiến thức về tiếng Việt, biết <br />
cách áp dụng kiến thức tiếng Việt vào làm bài nghị luận văn b