intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường THCS

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

105
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là Tìm hiểu chương trình phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS. Tìm hiểu các phương pháp dạy học tích cực. Nắm bắt được khả năng kiến thức và mức độ tiếp thu nhận biết của học sinh. Ứng dụng đồ dùng dạy học, công nghệ thông tin trong giảng dạy phân môn Âm nhạc thường thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường THCS

  1. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU 2 1.1. Lý do chọn đề tài. 2 1.2. Mục đích nghiên cứu. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 3 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 3 2. NỘI DUNG 4 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề 4     2.1.1. Về mặt lí luận 4 2.1.2. Về mặt thực tiễn 4 2.2. Thực trạng của vấn đề. 4 2.2.1. Thuận lợi 4 2.2.2. Khó khăn. 5 2.3. Mục đích yêu câu 6 2.3.1. Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề. 7 2.3.2. Phương pháp sử dụng tranh ảnh 7 2.3.3. Phương pháp nghe nhạc 10 2.3.4. Phương pháp kể chuyện 11 2.3.5. Phương pháp thực hành – luyện tập 12 2.3.6. Phương pháp dùng lời 13     2.3.7. Phối hợp chặt chẽ các phương pháp trong tiết dạy 13 2.4. Kết quả đạt được 15 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16 3.1. Kết luận 16 3.2. Kiến nghị 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19   Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 1 ­                     Trường THCS Nâm N’Đir   
  2. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS 1. MỞ ĐẦU 1.1.Lí do chọn đề tài:  ­ Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả để  thực hiện  nhiệm vụ  giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Thông qua   những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả năng nhận  thức, phát triển tư duy sáng tạo, góp phần quan trọng trong việc hình thành   nhân cách toàn diện của con người mới: Đức­Trí­Thể­Mĩ.   ­ Nhưng với cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn, thiết bị dạy học   môn âm nhạc  ở các trường THCS còn quá ít, trong khi muốn dạy được tốt  phân môn ÂNTT đòi hỏi cần rất nhiều yếu tố như: đàn, băng đĩa nhạc, máy   nghe, hình  ảnh các nhạc sĩ, một số  tác phẩm tiêu biểu …vv. Dẫn đến tiết  học sơ sài, qua loa, thậm chí là dạy chay.   ­ Thêm vào đó học sinh chỉ  thích học hát chứ  chưa thấy được tầm   quan trọng của phân môn âm nhạc thường thức. Vì vậy vấn đề  đặt ra là   làm sao để tạo hứng thú cho các em yêu thích những tiết có phần âm nhạc   thường thức,tránh dẫn đến tình trạng tiết học nhàm chán, học sinh không   hiểu nắm được nội dung của bài học. Chính vì vậy tôi chọn đề  tài: phương pháp để   dạy và học tốt phân  môn Âm nhạc thường thức trong trường THCS. 1.2.Mục đích nghiên cứu:  ­ Tìm hiểu chương trình phân môn Âm nhạc thường thức  ở  trường   THCS.  ­ Tìm hiểu các phương pháp dạy học tích cực.  ­ Nắm bắt được khả  năng kiến thức và mức độ  tiếp thu nhận biết  của học sinh.   Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 2 ­                     Trường THCS Nâm N’Đir   
  3. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS  ­  Ứng dụng đồ  dùng dạy học, công nghệ  thông tin trong giảng dạy  phân môn Âm nhạc thường thức.  ­ Đưa ra những đề xuất về việc nâng cao hiệu quả trong việc giảng  dạy môn âm nhạc, đặc biệt là phân môn Âm nhạc thường thức. 1.3.Đối tượng nghiên cứu:  ­ Tất cả học sinh khối 6, 7, 8, 9 tại trường THCS Nâm N’Đỉr  xã Nâm N’Đir – Krông Nô.  ­ Ứng dụng trong tất cả các dạng bài có phân môn Âm nhạc thường  thức. 1.4.Phương pháp nghiên cứu:  ­ Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin liên quan đến đề tài ( Các  em học sinh trong lớp học và các khối. ­ Phương pháp điều tra: Tìm hiểu các em học sinh có liên quan đến  đề  tài. Học sinh có thích thú tiếp thu kiên thức bài học và thích phân môn  âm nhạc thường thức hay không? đã học và tiếp thu như thế nào? Mức độ  thành công và bài học rút ra như thế nào? ­ Phương pháp tổng hợp tài liệu: Là phương pháp thu thập thông tin  dựa trên những câu trả lời trong các tiết học và nội dung của bài học. ­  Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp kết hợp lý  luận với thực tiễn tại trường, đem lý luận áp dụng vào thực tiễn để  giúp   cho công tác giảng dạy phân môn âm nhạc thường thức và bộ môn âm nhạc   ngày càng tốt hơn. 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:     Phương pháp để  dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức  ở  trường THCS. Từ năm học 2014 ­ 2015 đến năm học 2015 – 2016.   Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 3 ­                     Trường THCS Nâm N’Đir   
  4. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS 2. NỘI DUNG: 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề: 2.1.1 Về mặt lí luận: ­ Để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và   để giờ  học âm nhạc thường thức đạt kết quả  tốt cần đổi mới và áp dụng   một số  phương pháp dạy học tích cực tạo hứng thú cho học sinh, cụ  thể:   việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, sử  dụng thành thạo đồ  dung dạy học, tư liệu bài học sinh động, cuốn hút sự say mê hứng thú của   học sinh vào môn học. 2.1.2. Về mặt thực tiễn:   ­ Trên cơ  sở  mục tiêu cụ  thể  của phân môn âm nhạc thường thức  cấp THCS đã xác định ở trên, Kết hợp tình hình thực tế giảng dạy bộ môn  âm nhạc ở cơ sở trường học, các điều kiện thiết yếu phục vụ cho công tác   giảng   dạy   (cơ   sở   vật   chất,   trang   thiết   bị   dạy   học,   đồ   dùng   dạy   học,   phương tiện nghe nhìn…..) và trình độ  dân trí  ở  địa phương trên địa bàn  trường đóng. Đòi hỏi người giáo viên giảng dạy phải linh hoạt, sáng tạo,   chủ động, phối hợp hài hòa giữa các nhóm phương pháp giảng dạy để hoàn  thành bài giảng một cách hiệu quả  nhất. Giúp học sinh có nhận thức sâu   sắc về  phân môn  âm nhạc thường thức và có dấu  ấn tạo  được khung   chương trình cần giới thiệu: Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu;  một số  loại nhạc cụ  dân tộc và nhạc cụ  phương tây; sơ  lược về  dân ca    Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 4 ­                     Trường THCS Nâm N’Đir   
  5. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS Việt Nam; Đôi nét về  âm nhạc thiếu nhi Việt Nam …v…v. Vì vậy việc  dạy phân môn âm nhạc thường thức  ở  trường THCS làm cho các em yêu  thích nghệ  thuật âm nhạc, hình thành cho các em học sinh tâm hồn trong  sáng, có thị yếu âm nhạc lành mạnh, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm   sống vui tươi tạo điều kiện để  các em hoàn chỉnh và cân đối về  tâm hồn,  trí tuệ và thể chất làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò. 2.2.Thực trạng của vấn đề: 2.2.1. Thuận lợi:   ­ Học sinh phần lớn là người dân tộc Dao, lại ở nông thôn nên các em  ngoan hiền, thật thà lại cũng thích học môn Âm nhạc. Và đây là một môn  dễ  đem lại cho các em những cung bậc tình cảm khác nhau, giúp các em  thêm yêu mến mái trường, thầy cô giáo, bạn bè và yêu quý cuộc sống, giải   toả tâm lý căng thẳng sau những giờ học các môn khác có nhiều áp lực.   ­ Nhà trường và BGH luôn quan tâm thường xuyên đến việc dạy và  học. Thường xuyên tổ  chức các hoạt động Văn nghệ  lồng ghép trong các  hoạt động của nhà trường và các tổ chức khác.   ­ Nhà trường kết nối mạng Internet để giáo viên và học sinh có điều  kiện tìm tòi các tư liệu giáo dục nhằm phục vụ cho việc dạy và học.   ­ Giáo viên được dạy đúng chuyên môn đã được đào tạo, được học  sinh yêu thích bộ  môn Âm nhạc, được tìm tòi nghiên cứu những phương   pháp mới để giờ dạy đạt kết quả tốt. 2.2.2. Khó khăn:   ­ Trường THCS  Nâm N’đir cơ  sở  vật chất chưa  đầy đủ. Xã còn  nhiều khó khăn còn nhiều học sinh có hoàn cảnh nghèo, đa phần là học sinh   người dân tộc là nhiều, bố  mẹ  các em chủ  yếu làm nghề  nông nên việc   quan tâm đến việc học của con cái chưa thực sự  tốt, còn nhiều khó khăn,  trình độ  dân trí còn thấp, đường xá đi lại còn khó khăn và xa trường. Có  nhiều học sinh Thuộc hộ  nghèo, có khi còn chưa đủ  điều kiện chứ  đừng    Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 5 ­                     Trường THCS Nâm N’Đir   
  6. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS nói đến việc các em được tạo điều kiện về trang thiết bị phục vụ cho việc  học, nhất là đối với môn học mình yêu thích. Do nhiều yếu tố tác động nên  các em chưa được làm quen với phân môn âm nhạc thường thức  ở  cấp   dưới đến khi lên lớp trên các em cảm thấy bỡ ngỡ với phân môn này, nhiều   tiết dạy giáo viên chưa thật sự tìm tòi hết kiến thức cho tiết dạy nội dung   bài dạy còn khô khan chưa thật sự sinh động và thu hút học sinh. Phần nữa   là vì các bậc phụ huynh cho rằng Âm nhạc là môn phụ nên thích thì học cho  vui   không   thì   thôi,   chỉ   nên   chú   trọng   vào   những   môn   chính   như:  Văn,Toán,Anh văn….v…v.   ­ Trường cơ sở vật chất còn thiếu, thiết bị dạy học còn thiếu, chưa  có tranh ảnh, để phục vụ cho việc giảng dạy.   ­ Tư  liệu và sách tham khảo cho bộ  môn hầu như  chưa có, tất cả  giáo viên phải tự tìm, tự sưu tầm dẫn đến mất nhiều thời gian ảnh hưởng   đến giờ dạy. Bên cạnh đó giờ dạy âm nhạc còn quá ít (1tiết/tuần/lớp) dẫn  đến hiệu quả và chất lượng bộ môn chưa cao. * Số liệu thống kê: Đầu năm học 2014­2015 , tôi đã tiến hành  điều tra khảo sát chất   lượng môn âm nhạc của học sinh các khối trong trường THCS Nâm N’Đir.  Kết quả đạt được như sau: Khố Đạt Chưa đạt Số HS SL % SL % i 6 150 145 96.6 05 3.4 7 146 140 95,9 6 4.1 8 129 125 96,9 4 3.1 9 126 123 97.6 3 2.4 Từ  kết quả khảo sát cho thấy việc việc tiếp thu các kiến thức âm nhạc và  sự  yêu thích phân môn âm nhạc thường thức của các em học sinh là chưa    Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 6 ­                     Trường THCS Nâm N’Đir   
  7. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS cao. Vì vậy tôi nghiên cứu và đề xuất đề tài sau  “ Phương pháp để dạy và   học tốt phân môn âm nhạc thường thức chất trong trường THCS” 2.3.Mục đích yêu cầu:   ­ Đối với học sinh đòi hỏi phải nắm được tác giả, tác phẩm tiêu  biểu; nhận biết được một số  loại nhạc cụ  dân tộc phổ  biến; nắm được  một vài nhạc cụ  Phương tây; vài nét về  âm nhạc thiếu nhi; các thể  loại  nhạc đàn, nhạc hát….   ­ Đối với giáo viên phải sử dụng đồ dùng dạy học sinh động; tìm tòi  nhiều tư  liệu phong phú; sử  dụng đàn thuần thục; sưu tầm nhiều trò chơi   hay, hấp dẫn tạo hứng thú cho tiết học. Vậy để  làm tốt vai trò truyền đạt, điều khiển trong dạy học người giáo  viên cần sử dụng phương pháp dạy học như thế nào để phát huy được tính  tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Và để có giờ học đạt kết quả tốt   giáo viên cần kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau cho phù hợp với  từng hoàn cảnh từng đối tượng. Sau đây là một vài phương pháp đã được  vận dụng và bước đầu đã có kết quả. 2.3.1.Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề:       Phương pháp là gì? Nói chung, người ta hiểu phương pháp là “cách   thức”, là “con đường”, là “cách đi”,  “phương sách”, “phương thức” để giải   quyết một vấn đề  đặt ra. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về  phương  pháp, nhưng đều chung một ý lớn: Đó là cách thức đạt đến mục đích, mục  tiêu giải quyết một công việc, học tập tìm hiểu một vấn đề.    Dạy học là một công việc, do vậy cần phải có phương pháp. Các nhà  lí luận giáo dục thường nói: “Phương pháp dạy học là một trong những  yếu tố  quan trọng của quá trình dạy học”. Thực vậy, cùng một nội dung   nhưng học sinh học tập hứng thú, say mê, tích cực hoặc uể oải, chán nản là   do phương pháp dạy học. Có bài dạy để lại ấn tượng sâu sắc và khơi dậy     Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 7 ­                     Trường THCS Nâm N’Đir   
  8. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS ở  học sinh những sáng tạo, tiếp thu và ngược lại. Đó cũng là do phương  pháp.      Nội dung dạy học âm nhạc cơ  bản đã được quy định trong chương  trình và sách giáo khoa, còn phương pháp dạy học lại phụ  thuộc vào khả  năng của thầy cô và các điều kiện dạy học cụ thể.     Trong phương pháp dạy học âm nhạc nói chung và trong phương   pháp dạy phân môn Âm nhạc thường thức nói riêng cũng vẫn còn nhiều  vấn đề  đang được trao đổi. Bởi vậy, khi học tập nghiên cứu về  phương  pháp   cần   hết   sức   tránh   xu   hướng   “tuyệt   đối   hóa”.   Đây   chỉ   là   một   vài  phương pháp mà tôi cho rằng sẽ đem lại sự đổi mới môn học. 2.3.2.Phương pháp sử dụng tranh ảnh:     Khi bắt đầu dạy học phải xuất phát từ trực quan sinh động để đi đến  trừu tượng từ  đó hình thành kiến thức.Vì vậy việc tạo màu sắc cho hình  ảnh sẽ tạo cho các em cảm giác thích thú, dần cuốn hút các em vào bài học  ngay từ những hình ảnh đầu tiên.     Nếu có thể làm được thì nên dùng tranh ảnh để  kể về cuộc đời của   các nhạc sĩ từ  nhỏ  đến khi trưởng thành; dùng tranh  ảnh tường thuật lại   hoàn cảnh ra đời các tác phẩm tiêu biểu….các hình  ảnh nhạc cụ; các thể  loại đàn; các hình ảnh minh họa các thể loại âm nhạc… Ví dụ : Tiết 14­ lớp 6 và tiết 13­ lớp 8 – Âm nhạc thường thức  : sơ lược về  một số nhạc cụ dân tộc phổ biến và một số nhạc cụ dân tộc. Ta có thể đưa   một số  hình ảnh nhạc cụ  dân tộc và cách chơi nhạc cụ  cho học sinh quan   sát .   Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 8 ­                     Trường THCS Nâm N’Đir   
  9. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS                                                                                                                                                                                       Sáo                                                                                Trống cơm                                 Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 9 ­                     Trường THCS Nâm N’Đir   
  10. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS                                                          Đàn bầu                                                           Cồng­ Chiêng                                                                                                                                                                                                   Đàn đá                                                               Đàn tranh                                                                                                                                                                           Đàn Nhị                                          Nói cách khác phương pháp này giúp học sinh hình thành mẫu tư duy   qua đó phát triển trí tuệ, đặc điểm nổi bật cơ bản của phương pháp này là   thông báo tái hiện có tính chất diễn giải nội dung bài học và tính chất tái   hiện sau khi lĩnh hội của học sinh.   Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 10 ­                     Trường THCS Nâm  N’Đir                                                                                                                                          
  11. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS     Trong giảng dạy môn âm nhạc ngoài phương pháp sử dụng tranh ảnh  còn cần rèn cho học sinh kĩ năng nghe và cảm thụ  âm nhạc, đây cũng là  phương pháp cơ bản trong việc thực hiện mục tiêu bài học. 2.3.3.Phương pháp nghe nhạc:   Có thể  khẳng định rằng trong môn âm nhạc thì phương pháp nghe  nhạc là một phần tất yếu của tiết học, tùy từng hoàn cảnh, điều kiện cụ  thể mà cho học sinh nghe nhạc bằng nhiều hình thức khác nhau:    + Nghe băng đĩa:  Trong hoạt động âm nhạc xúc cảm là điều cực kì quan trọng, yếu tố  sôi  động, hào hứng và lý thú sẽ  làm nên điều kì diệu. Sử  dụng phương pháp  này sẽ  giúp các em học sinh tiếp thu bài tốt, tiết học đạt kết quả cao. Bởi   lời ca, tiếng hát kết hợp với phần nhạc cụ  phối khí sẽ  giúp các em cảm   nhận sâu sắc hơn về nội dung bài hát, kích thích khả năng âm nhạc vốn có   của học sinh.    + Giáo viên hát:     Không ai có thể phủ nhận một điều đó là nghe và thấy trực tiếp bao   giờ cũng thú vị hơn là gián tiếp. Dù giọng hát của giáo viên hay hoặc có thể  chưa được hay nhưng điều này sẽ đem lại cho các em cảm giác gần gũi và  yêu thích phân môn này. Nhưng đôi khi vì điều kiện sức khỏe không cho   phép thì giáo viên có thể sử dụng các hình thức nghe nhạc khác.    + Học sinh hát:    Thực tế  một số  học sinh rất thích hát, các bạn trong lớp cũng rất  muốn được nghe bạn mình hát. Vì vậy giáo viên nên khuyến khích các em  tự  thể hiện những ca khúc thiếu nhi của các nhạc sĩ, kết hợp các động tác  múa phụ họa đơn giản. Từ  đó tạo hứng thú cho những học sinh nhút nhát,  khiến các em cũng muốn tham gia biểu diễn, với phương châm: không có  học sinh nào đứng ngoài cuộc. Tùy vào tính chất của từng bài mà có nhiều  cách hát khác nhau: đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca….   Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 11 ­                     Trường THCS Nâm  N’Đir                                                                                                                                          
  12. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS    + Sử dụng nhạc cụ:    Giáo viên có thể dùng nhạc cụ để  đàn cho học sinh nghe một số bài  nhạc độc tấu  bằng tiếng loại nhạc cụ  có sẵn trong đàn,bằng nhiều hình  thức khác nhau giáo viên giúp học sinh phân biệt được nhạc hát và nhạc  đàn….Qua đó học sinh có thể  đưa ra được nhận xét về  màu sắc âm thanh   của từng loại nhạc cụ, biết được sự thú vị và tầm quan trọng của nhạc hát  và nhạc đàn trong nghệ thuật biểu diễn.     Tóm lại đây là một trong những phương pháp cần được quán triệt  trong suốt quá trình dạy học âm nhạc. Có thể chúng ta không phải là người  sáng tác ra được những tác phẩm  ấy nhưng chúng ta có thể  hiểu được cái  hay, đẹp của nghệ thuật tác phẩm giúp thính giác của các em trở nên nhạy  bén và tinh tế hơn.    Phải hết sức quan tâm tới đối tượng mà ta sẽ truyền thụ, vì trí tuệ và  khả  năng nhận thức của học sinh không đều nhau. Phải thừa nhận rằng  ở  mỗi em đều có khả  năng riêng và khả  năng đó sẽ  được phát triển khi áp  dụng thích hợp (nguyên tắc vừa sức). Cách dạy, cách học này khác với   phương pháp thụ động trước kia nên làm cho việc dạy học môn âm nhạc có  sinh khí hơn. 2.3.4.Phương pháp kể chuyện:     Lứa tuổi thiếu nhi là lứ  tuổi rất thích nghe kể  chuyện vì những câu  chuyện dễ nhớ, dễ đi sâu vào lòng người kể chuyện còn giúp phát triển tư  duy, trí tưởng tượng, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức cho học sinh, dạy các  em cách chăm chú nghe mà không ngắt lời người khác.     Phương pháp kể chuyện âm nhạc cũng giống như kể chuyện ở môn  Tiếng Việt, chỉ  khác  ở  chỗ  là học sinh được nghe nhạc, nhằm minh họa  cho câu chuyện và phát triển thẩm mĩ âm nhạc. Tận dụng điều này giáo  viên nên thu thập nhiều thông tin, tư  liệu về  nhạc sĩ, hoàn cảnh ra đời tác   phẩm, các loại nhạc cụ….   Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 12 ­                     Trường THCS Nâm  N’Đir                                                                                                                                          
  13. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS     Trước khi bắt đầu câu chuyện có thể  đưa ra các bức tranh trước,   nhằm kích thích trí tưởng tượng của học sinh. Nếu không có tranh  ảnh,   giáo viên cũng có thể đặt vài câu hỏi trước khi kể chuyện.     Khi dùng phương pháp kể  chuyện thì giáo viên phải nắm vững nội   dung cần kể, ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu, có cảm xúc, biết thêm bớt tình tiết  để câu chuyện trở nên sinh động, tự  nhiên và hấp dẫn hơn, phải dùng ánh  mắt và cử  chỉ  để  diễn đạt. Khi đang kể  chuyện giáo viên có thể  dừng lại   và đặt câu hỏi cho các em tham gia trả lời. Ví dụ: Khi học về nhạc sĩ Mô – Da, giáo viên kể câu chuyện về cuộc  đời âm nhạc của Amadơ­ Mô – Da từ nhỏ đến khi trưởng thành để giúp các   em hiểu vì sao ông là một thần đồng âm nhạc. Câu chuyện lúc Mô – Da 7  tuổi, câu chuyện lúc Mô – Da qua đời… Từ đó có ý thức yêu thích môn học   đặc biện là phân môn âm nhạc thường thức..     ­    MOZAR (1756­1791) ­                                            2.3.5.Phương pháp thực hành ­ luyện tập:    Quá trình dạy học không chỉ  có lí thuyết mà quan trọng nhất là phải  thực hành, không phải ngẫu nhiên thích là cho học hát, ôn bài hát nhiều mà  học âm nhạc thường thức ít. Phải qua quá trình học, cảm thị các bài hát rồi   các em lại được tập trung tìm hiểu về nhiều điều thú vị qua phân môn âm   nhạc thường thức.Thực hiện phương pháp này cần thu hút được sự  chú ý  tập trung, gợi được hứng thú của học sinh. Nghe xong cho các em thực   hành lại và sau đó nêu cảm nhận của mình về  nội dung vừa thực hiện, từ    Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 13 ­                     Trường THCS Nâm  N’Đir                                                                                                                                          
  14. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS đó các em có kĩ năng biểu diễn trước đám đông. Có kĩ năng biết sử  dụng  âm nhạc để  vận động vào các hoạt động khác như  tổ  chức trò chơi dùng  âm nhạc để  nồng nghép vào trong các hoạt động của đội và hoạt động  ngoại khoá khác trong nhà trường. 2.3.6.Phương pháp dùng lời:    Cho đến nay phương pháp thuyết trình, giảng giải vẫn luôn được sử  dụng rộng rãi trong giờ học. Tuy nhiên tùy từng nội dung của phân môn âm   nhạc thường thức mà có thể  nói nhiều hoặc ít. Thường dùng lời khi dạy   những bài có nội dung sau:  ­ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.  ­ Đặt câu hỏi gợi mở hoặc củng cố bài học.  ­ Cho học sinh nghe và cảm nhận tác phẩm.  ­  Ổn định tổ  chức lớp, động viên nhắc nhở, khích lệ, đánh giá học   sinh.    Với môn âm nhạc không dùng lời nhiều như dạy môn Văn, môn Sử,  bởi nó không phải là phương pháp cơ  bản quan trọng nhất nhưng không  thể thiếu. Điều cần chú ý khi dùng lời nói trong giảng dạy phải ngắn gọn,  mạch lạc, có chuẩn bị  để  khi nói không thừa, không thiếu, từ  ngữ  chính  xác, dễ  hiểu. Khi giới thiệu tác phẩm cần sinh động, hấp dẫn, gây được   hứng thú, thu hút học sinh hào hứng chuẩn bị  tiếp thu tác phẩm sắp được  thưởng thức.     Phương pháp dùng lời không tách biệt độc lập mà thường gắn liền  với các phương pháp khác. Chẳng hạn khi sử dụng phương pháp trực quan  với các phương tiện dạy học phải dùng lời nói để  giải thích là điều cần   thiết. 2.3.7.Phối hợp chặt chẽ các phương pháp trong tiết dạy:   Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 14 ­                     Trường THCS Nâm  N’Đir                                                                                                                                          
  15. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS     Không có phương pháp nào là vạn năng trong dạy học, chúng chỉ  mang tính chất tương đối mà thôi, vì vậy việc lựa chọn phương pháp cho  từng tiết dạy là rất cần thiết, bởi không phải tiết dạy nào cũng có phần âm  nhạc thường thức giống nhau. Đồng ý là sử  dụng nhiều phương   pháp   trong một bài dạy nhưng bao giờ cũng có phương pháp chủ đạo, xuyên suốt  và phương pháp khác chỉ là hỗ trợ. Tùy từng nội dung, yêu cầu của tiết dạy   mà áp dụng các phương pháp sao cho phù hợp. Trong môn âm nhạc ngoài  học hát và tập đọc nhạc thì có 3 dạng phân môn âm nhạc thường thức chủ  yếu: + Giới thiệu tác giả và tác phẩm. + Giới thiệu một số loại nhạc cụ. + Giới thiệu một số thể loại âm nhạc.    ­ Đối với phần giới thiệu tác giả và tác phẩm:   Đầu tiên giáo viên sẽ  giới thiệu một số  hình  ảnh vể  chân dung tác  giả, nếu có tư  liệu hình  ảnh về  cuộc đời và sự  nghiệp của tác giả  từ  lúc   nhỏ  đến lúc trưởng thành càng tốt. Qua các giai đoạn xuất hiện các tác  phẩm tiêu biểu thì giáo viên sẽ giới thiệu cho học sinh về hoàn cảnh, xuất   xứ của tác phẩm. Ngoài các tác phẩm trong sách giáo khoa thì nên cho học   sinh nghe một số  tác phẩm nổi tiếng khác của tác giả, cuối cùng là nghe  băng đĩa tác phẩm mà bài học muốn giới thiệu. Cho học sinh nêu cảm nhận   của mình sau khi nghe xong tác phẩm từ  đó rút ra nội dung của tác phẩm   muốn truyền đạt. Giáo dục các em liên hệ  với thực tế  biết cảm nhận và   chân trọng những giá trị của tác phẩm đó.   ­ Đối với những bài giới thiệu nhạc cụ. Ngoài những thông tin trong sách giáo khoa, giáo viên nên tìm hiểu tư  liệu  về các loại nhạc cụ để có thể kể cho học sinh nghe về nguồn gốc, xuất xứ  của những loại nhạc cụ đó. Nếu giáo viên có thể sử dụng được càng nhiều  loại nhạc cụ càng tốt, điều này sẽ làm cho tiết học trở nên sinh động và dễ    Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 15 ­                     Trường THCS Nâm  N’Đir                                                                                                                                          
  16. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS dàng hơn. Sự  độc đáo của mỗi loại nhạc cụ  sẽ  tạo nên một thế  giới âm  nhạc đầy màu sắc nhẹ nhàng đi sâu vào lòng người.   ­ Đối với một số thể loại âm nhạc. Căn cứ  vào nội dung bài học, căn cứ  vào hình thức biểu diễn hoặc   đôi khi là tác động của môi trường, của hoàn cảnh  ứng dụng mà người ta  chia ra làm nhiều thể loại âm nhạc: Một số thể loại bài hát; Một vài nét về  âm nhạc thiếu nhi Việt Nam; Vài nét về  dân ca một số  dân tộc ít người;  Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca; Ca khúc thiếu nhi phổ thơ…   Giáo viên phải giúp các em biết phân biệt từng thể loại âm nhạc vì chúng   có tính chất gần giống nhau. Học sinh phải nắm bắt được tính chất, nhịp   điệu, âm điệu cũng như  hình thức biểu diễn của các thể  loại âm nhạc, từ  đó giúp các em khắc sâu kiến thức nội dung bài học. Qua đó giúp học sinh   nắm vững về một số di sản văn hóa vật thể  và phi vật thể của nhân loại,  có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.    Sử dụng tốt các phương pháp này sẽ giúp các em tiếp thu bài nhanh,  đạt kết quả  cao. Đặc biệt là kĩ năng thực hành theo tổ, nhóm, mỗi thành  viên trong lớp đều phải tham gia bồi dưỡng kiến thức,hình thành tư  duy.   Bên cạnh đó giáo viên phải tạo không khí vui tươi, sôi nổi, tạo hứng thú  cho học sinh. Phải luôn đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá dựa trên  chuẩn kiến thức kĩ năng.            2.4.Kết quả:   ­ Với sự áp dụng các phương pháp nói trên, tôi nhận thấy đa số  học   sinh ở trường tôi dạy đều hứng thú học tập, qua kiểm tra các lớp đều đạt   kết quả  cao, số  học sinh đạt điểm trung bình trở  lên có tăng rõ rệt so với   việc sử  dụng phương pháp cũ, và phát hiện ra nhiều em rất hăng say phát  biểu và xây dựng bài và thích thú đón nhận hơn. Kết quả cụ thể đã đạt được:  (Kết quả môn Âm nhạc cả năm ­ Năm học: 2015­ 2016).   Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 16 ­                     Trường THCS Nâm  N’Đir                                                                                                                                          
  17. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS Khố Đạt Chưa đạt Số HS SL % SL % i 6 180 180 100 0  0 7 143 143 100 0 0 8 142 142 100 0 0 9 90 90 100 0 0 Qua quá trình giảng dạy. Tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là  rất khả quan. Số học sinh thực hiện được đạt được yêu cầu tăng gấp đôi,  tình trạng học sinh không học bài hay không chú ý , nhút nhát và không đạt  yêu cầu đã khắc phục được. Bản thân tôi thấy tự tin và thích thú hơn trong các tiết dạy của mình.   Kết quả  tiết dạy được nâng cao rõ rệt. Học sinh yêu thích môn học hơn,   nhiều em hăng say quan sát và lắng nghe. Các Tích cực tập luyện các tiết  mục văn nghệ  chào mừng các ngày lễ  lớn trong năm do trường phát động  như: chào mừng khai giảng năm học mới, chào mừng ngày nhà Giáo Việt  Nam 20/11, chào mừng ngày thành lập đội 15/5… được Ban giám hiệu  đánh giá cao về chất lượng các tiết mục và phù hợp với các em học sinh. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 3.1. Kết luận:     Qua quá trình tìm hiểu và  ứng dụng tôi nhận thấy việc sử  dụng các   phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy phân môn âm nhạc thường  thức  ở  trường THCS hiện nay là rất cần thiết. Với việc trang bị  đồ  dùng  dạy học phục vụ  cho việc cải cách giáo dục hiện nay sẽ  tạo điều kiện  thuận lợi cho giáo viên trong việc sử  dụng các phương pháp dạy học tích   cực vào giảng dạy phân môn âm nhạc thường thức. Tuy nhiên hiện nay còn  rất nhiều giáo viên ngại sử dụng  hoặc sử dụng chưa được thành thạo đồ    Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 17 ­                     Trường THCS Nâm  N’Đir                                                                                                                                          
  18. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS dùng dạy học vào việc giảng dạy môn âm nhạc nói chung và phân môn âm   nhạc thường thức nói riêng bởi vì cần rất nhiều thời gian chuẩn bị và sưu  tầm tài liệu.   Các phương pháp dạy học đều mang lại kết quả rõ rệt: Phương pháp sử  dụng tranh ảnh; Phương pháp kể chuyện; Phương pháp nghe nhạc; Phương  pháp thực hành ­ luyện tập; phương pháp dùng lời.   Thực tế khi giảng dạy giáo viên nên kết hợp nhiều phương pháp với nhau   để hiệu quả của việc dạy phân môn âm nhạc thường thức đạt kết quả cao.  Tuy nhiên muốn áp dụng thành công những phương pháp dạy học này thì  điều cần quan tâm trước hết là trình độ  vận dụng của giáo viên cũng như  khả năng  thích ứng của học sinh. Ngoài ra còn phải xem phương tiện dạy và học có  đáp  ứng được yêu cầu đổi mới hay không?. Đấy chính là những yếu tố  quyết định thành công hay thất bại của việc đổi mới phương pháp dạy và  học. Tùy tình hình thực tế của mỗi trường, mỗi lớp để áp dụng các phương  pháp trên chứ không nên áp dụng đồng loạt. 3.2. Kiến nghị:   Để thực hiện được theo tinh thần chủ đạo: “ Lấy học sinh làm trung   tâm của quá trình dạy học” cần tăng cường phát huy sự chủ động, sáng tạo  của học sinh trong quá trình dạy môn âm nhạc nói chung và phân môn âm   nhạc thường thức nói riêng  ở  mức độ  cao nhất cần biến học sinh thành  những người nghiên cứu, có nhiệm vụ  và nhu cầu dành lấy những kiến  thức mới về bộ môn âm nhạc. Gíup các em trở thành người phát triển toàn  diện về: Đức­Trí­Thể­Mĩ.   Bản thân tôi là người giáo viên dạy môn âm nhạc muốn tiết học đạt  kết quả cao tôi có một vài kiến nghị sau: ­ Về phía giáo viên:   Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 18 ­                     Trường THCS Nâm  N’Đir                                                                                                                                          
  19. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS + Người giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp  vụ, tạo được hứng thu học tập cho học sinh ngày từ đầu tiết học. Biết vận   dụng những ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. + Phải biết phân loại học sinh về năng lực,hoàn cảnh, sở  thích, tâm   sinh ly lứa tuổi để áp dụng phù hợp với học sinh. Phải thường xuyên khen   thưởng khích lệ kịp thời học sinh. + Phối hợp các hoạt động âm nhạc vời các hoạt động khác để  làm  phong phú nội dung, hình thức để phát triển khă năng âm nhạc của các em  học sinh. ­ Về phía nhà trường:   + Trang bị, mua sắm thêm một số trang thiết bị và tài liệu tham khảo   để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn   + Đầu tư  xây dựng phòng học dành riêng cho bộ  môn âm nhạc, để  các em có không gian hoạt động riêng.   + BGH và nhà trường thường xuyên quan tâm,giúp đỡ  giáo viên và   học sinh hơn nữa. ­ Về phía phòng GD&ĐT: + Tạo điều kiện giao lưu, học hỏi giữa các trường bạn, giữa các giáo   viên cùng bộ môn. + Tổ chức nhiều đợt tập huấn, chuyên đề về bộ môn để giáo viên có   điều kiện học hỏi kinh nghiệm giảng dạy.    Trên đây là một số biện pháp của bản thân tôi áp dụng trong quá trình  giảng dạy phân môn Âm nhạc thưởng thức trong trường THCS, chắc chắn   còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Bởi từ thực tế đến lí luận và từ lí luận soi  rọi vào thực tế  vẫn còn nhiều “chỗ  trống” cần tiếp tục  được   các nhà   nghiên cứu khoa học âm nhạc bồi đắp và dần dần hình thành. Vì vậy tôi  rất mong được sự  quan tâm, góp ý của nhà trường, đồng nghiệp để  hoàn   thiện hơn..   Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 19 ­                     Trường THCS Nâm  N’Đir                                                                                                                                          
  20. Phương pháp để dạy và học tốt phân môn Âm nhạc thường thức trong trường   THCS Tôi xin chân thành cảm ơn.                Nâm N’Đir, ngày 29 tháng 11 năm  2016.                            Người thực hiện                                                                             Vũ Thanh Bình DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Long (chủ  biên) (2012), Âm nhạc và Mĩ thuật 6 (Tái bản lần   thứ mười hai), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2. Hoàng Long (chủ  biên) (2012), Âm nhạc và Mĩ thuật 7 (Tái bản lần   thứ mười hai), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.   Giáo viên: Vũ Thanh Bình                        ­ 20 ­                     Trường THCS Nâm  N’Đir                                                                                                                                          
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0