SKKN: Phương pháp giải bài tập di truyền liên kết giới tính – Chương trình Sinh học 12
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là áp dụng vào giảng dạy phần Di truyền liên kết với giới tính của chương trình sinh học lớp 12. Phương pháp giải các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao áp dụng cho ôn thi THPTQG và ôn thi HSG Sinh học 12.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Phương pháp giải bài tập di truyền liên kết giới tính – Chương trình Sinh học 12
- MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................................ 1 1. LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................................. 1 Trong năm học 2019 – 2020, tôi được phân công giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) môn Sinh học khối lớp 12. Tôi nhận thấy phần di truyền học liên kết với giới tính và các vấn đề liên quan đến giới tính là một phần rất khó. Đặc biệt là các kiến thức mới như quy luật di truyền các gen nằm trên NST X, không có alen trên NST Y, gen chịu ảnh hưởng bởi giới tính, gen nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y. Trong sách giáo khoa thì phần này chủ yêu trình bày lí thuyết, bài tập gần như không có và chưa đáp ứng được nhu cầu về ôn thi THPT QG cũng như ôn thi HSG. Do đó để giúp cho học sinh ôn thi đạt kết quả cao tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: "Phương pháp giải bài tập di truyền liên kết với giới tính – Chương trình sinh học 12”...................................................................................... 2 2. TÊN SÁNG KIẾN:................................................................................................................ 2 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN......................................................................................................... 2 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN................................................................................... 2 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN .................................................................................... 2 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG HOẶC DÙNG THỬ: .............................................. 2 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN................................................................................. 2 7.4. TIẾN HÀNH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:........................................................................... 29 8. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN................................................. 33 9. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ:....................................................................................................................................... 33 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN:................................................................................................................ 33 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU:.............................................................................................. 34 12. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 35 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU 1
- Trong năm học 2019 – 2020, tôi được phân công giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) môn Sinh học khối lớp 12. Tôi nhận thấy phần di truyền học liên kết với giới tính và các vấn đề liên quan đến giới tính là một phần rất khó. Đặc biệt là các kiến thức mới như quy luật di truyền các gen nằm trên NST X, không có alen trên NST Y, gen chịu ảnh hưởng bởi giới tính, gen nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y. Trong sách giáo khoa thì phần này chủ yêu trình bày lí thuyết, bài tập gần như không có và chưa đáp ứng được nhu cầu về ôn thi THPT QG cũng như ôn thi HSG. Do đó để giúp cho học sinh ôn thi đạt kết quả cao tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: "Phương pháp giải bài tập di truyền liên kết với giới tính – Chương trình sinh học 12” 2. TÊN SÁNG KIẾN: “ Phương pháp giải bài tập di truyền liên kết giới tính – Chương trình Sinh học 12” 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Họ và tên: Nguyễn Thị Giang Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Tam Đảo 2 Số điện thoại: 0963399231 Gmail: nguyenthigiang.gvtamdao2@vinhphuc.edu.vn 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN Tác giả cùng với sự hỗ trợ của Trường THPT Tam Đảo 2 về cơ sở vật chất, kĩ thuật trong quá trình viết và thực nghiệm sáng kiến. 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Sáng kiến áp dụng vào giảng dạy phần Di truyền liên kết với giới tính của chương trình sinh học lớp 12 Sáng kiến sử dụng các phương pháp giải các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao áp dụng cho ôn thi THPTQG và ôn thi HSG Sinh học 12. 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG HOẶC DÙNG THỬ: Ngày 25/10/2019 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH – CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12 7.1. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ 7.1.1. Nhiễm sắc thể giới tính: NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính và các gen khác. Mỗi NST giới tính có 2 đoạn: + Đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST + Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống nhau. Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST: * Kiểu XX, XY Con cái XX, con đực XY: động vật có vú, ruồi giấm, người. Con cái XY, con đực XX : chim, bướm, cá, ếch nhái. * Kiểu XX, XO: 2
- Con cái XX, con đực XO: châu chấu, rệp, bọ xít. Con cái XO, con đực XX : bọ nhậy. 7.1.2. Đặc điểm di truyền của gen trên nhiễm sắc thể X 7.1.2.1. Thí nghiệm Phép lai thuận nghịch: là 2 phép lai trong đó có sự hoán đổi kiểu hình của cặp bố mẹ giữa lai thuận và lai nghịch. Mục đích để đánh giá sự ảnh hưởng của giới tính đến sự hình thành 1 tính trạng nào đó. Ví dụ: lai thuận : bố mắt đỏ x mẹ mắt trắng; lai nghịch : bố mắt trắng x mẹ mắt đỏ Phép lai thuận: Phép lai nghịch: Ptc: ♀ Mắt đỏ × ♂ Mắt trắng Ptc: ♀ Mắt trắng × ♂ Mắt đỏ F1: 100% ♀ Mắt đỏ : 100% ♂ Mắt đỏ F1: 100% ♀ Mắt đỏ : 100% ♂ Mắt trắng F2: 100% ♀ Mắt đỏ : F2: 50% ♀ Mắt đỏ : 50% ♀ Mắt trắng : 50% ♂ Mắt đỏ : 50% ♂ mắt trắng 50% ♂ Mắt đỏ : 50% ♂ Mắt trắng 7.1.2.2. Nhận xét + Kết quả phép lai thuận, nghịch là khác nhau. + Có sự phân li không đồng đều ở 2 giới. + Dựa vào phép lai thuận: mắt đỏ là tính trạng trội, mắt trắng là tính trạng lặn. Một gen quy định một tính trạng. + Quy ước gen: A: mắt đỏ; a: mắt trắng 7.1.2.3. Giải thích + Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có alen tương ứng trên NST Y. + Cá thể đực (XY) chỉ cần 1 gen lặn a nằm trên X đã biểu hiện ra kiểu hình mắt trắng. + Cá thể cái (XX) cần 2 gen lặn a mới cho kiểu hình mắt trắng. 7.1.2.4. Cơ sở tế bào học Cơ sở tế bào học của các phép lai chính là sự phân li của cặp NST giới tính trong giảm phân và sự tổ hợp trong thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen quy định màu mắt 3
- 7.1.2.5. Sơ đồ lai: Quy ước : A mắt đỏ; a mắt trắng 7.1.2.6. Kết luận: Gen quy định tính trạng chỉ có trên NST X mà không có trên Y nên cá thể đực chỉ cần có 1 alen lặn nằm trên X là đã biểu hiện thành kiểu hình. Gen trên NST X di truyền theo quy luật di truyền chéo. + Gen trên X của bố truyền cho con gái, con trai nhận gen trên X từ mẹ. + Tính trạng được biểu hiện không đều ở cả 2 giới. Một số bệnh di truyền ở người do gen lặn trên NST X: mù màu, máu khó đông... 7.1.3. Đặc điểm di truyền gen nằm trên NST Y 4
- 7.1.3.1. Ví dụ : Người bố có tật có túm lông ở vành tai sẽ truyền đặc điểm này cho tất cả các con trai mà con gái thì ko bị tật này. 7.1.3.2. Nhận xét NST X có những gen mà trên Y không có hoặc trên Y có những gen mà trên X không có. Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y thì tính trạng do gen này quy định chỉ được biểu hiện ở 1 giới. Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng. 7.1.4. Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính Điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi trồng trọt. Ví dụ: Người ta có thể phân biệt được trứng tằm nào sẽ nở ra tằm đực, trứng tằm nào nở ra tằm cái bằng cách dựa vào màu sắc trứng. Việc nhận biết sớm giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao vì nuôi tằm đực có năng suất tơ cao hơn. Nhận dạng được đực cái từ nhỏ để phân loại tiện cho việc chăn nuôi. Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính. 7.2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP 7.2.1. Dạng 1: Các bài toán 1 cặp tính trạng liên kết với giới tính. Bài 1. Ở gà, tính trạng màu lông do một cặp gen quy định. Cho gà trống lông vằn giao phối với gà mái lông đen (P), thu được F1 gồm 100% gà lông vằn. Ngược lại, khi cho gà trống lông đen lai với gà mái lông vằn, gà F1 có con lông vằn, có con lông đen nhưng toàn bộ các con lông đen đều là gà mái. a. Lông vằn là tính trạng trội hay lặn so với lông đen? b. Giải thích vì sao khi thay đổi dạng bố mẹ trong phép lai trên lại cho kết quả khác nhau? c. Viết sơ đồ 2 phép lai trên. Hướng dẫn giải Ghi nhớ: Nếu kết quả của phép lai thuận khác kết quả của phép lai nghịch và có hiện tượng tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác với ở cái thì chứng tỏ gen liên kết với giới tính. a. Cặp tính trạng này do 1 cặp gen quy định, đồng thời khi cho gà trống lông vằn lai với gà mái lông đen thì đời con F1 đồng loạt gà lông vằn. → Lông vằn là tính trạng trội hoàn toàn so với lông đen. Quy ước gen: A quy định lông vằn, a quy định lông đen. 5
- b. Giải thích: khi thay đổi dạng bố mẹ trong phép lai trên thì cho kết quả khác nhau. Mặt khác ở phép lai 2, lông đen chỉ có ở con mái chứng tỏ cặp tính trạng này di truyền liên kết với giới tính. Đồng thời tính trạng lông đen được di truyền từ bố (gà trống) cho con gái (gà mái F1) nên gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X (không có alen trên Y). (Nếu gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y thì di truyền thẳng, khi đó gà mái lông vằn phải sinh ra tất cả các con gà mái con đều lông vằn). Vì tính trạng di truyền liên kết với giới tính nên khi thay đổi dạng bố mẹ trong phép lai trên thì cho kết quả khác nhau. c. Sơ đồ lai: Phép lai 1: Gà trống lông vằn x Gà mái lông đen P: XAXA x XaY Gp: XA Xa , Y F1: XAXa ; XAY (KH: 100% lông vằn) Phép lai 2: Gà trống lông đen x Gà mái lông vằn P: XaXa x XAY Gp: Xa XA , Y F1: XAXa ; XaY (KH: 100% gà trống lông vằn; 100% gà mái lông đen ) Ghi nhớ: Trong 1 phép lai, nếu ở giới đực có tỉ lệ phân li kiểu hình khác với giới cái thì tính trạng liên kết với giới tính. Nếu có hiện tượng di truyền thẳng thì gen nằm trên NST Y. Nếu không di truyền thẳng thì chứng tỏ gen nằm trên NST X. Khi tính trạng liên kết với giới tính thì tỉ lệ kiểu hình của phép lai thuận khác với tỉ lệ kiểu hình của phép lai nghịch. Bài 2. Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một cặp gen có 2 alen quy định. Cho ruồi đực mắt trắng giao phối với tuồi cái mắt đỏ (P), thu được F 1 có 100% cá thể mắt đỏ. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 ruồi đực mắt đỏ : 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng. Hãy xác định quy luật di truyền của tính trạng màu mắt. Hướng dẫn giải Ghi nhớ: Trong 1 phép lai, nếu tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác với tỉ lệ kiểu hình ở giới cái thì chứng tỏ có hiện tượng di truyền liên kết với giới tính. Khi tính trạng di truyền liên kết với giới tính, nếu thấy cá thể đực ở F1 có kiểu hình khác với kiểu hình của con đực ở P thì chứng tỏ gen nằm trên vùng không tương đồng của X. Ở F2, tỉ lệ phân li kiểu hình là: 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng → Mắt đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với mắt trắng. Quy ước gen: A quy định mắt đỏ, a quy định mắt trắng. Ở F2 tất cả các cá thể cái đều mắt đỏ. Cá thể đực có hai loại kiểu hình là mắt đỏ và mắt trắng. Điều này chứng tỏ tính trạng di truyền liên kết giới tính, gen nằm trên NST giới tính X. Kiểu gen của F1 là XAXa x XAY 6
- Bài 3. Cho con đực (XY) có chân cao giao phối với con cái có chân thấp được F1 đồng loạt chân thấp. F1 giao phối tự do, đời F2 có tỉ lệ: 25% con đực chân cao : 50% con cái chân thấp : 25% con đực chân thấp. a. Nếu cho con cái ở F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con như thế nào? b. Nếu cho con cái chân thấp ở F1 lai với tất cả con đực chân thấp thì tỉ lệ kiểu hình đời con sẽ như thế nào? c. Nếu cho con đực chân cao ở F2 lai với tất cả con cái chân thấp thì tỉ lệ kiểu hình đời con sẽ như thế nào? Hướng dẫn giải Cho con đực (XY) có chân cao giao phối với con cái có chân thấp được F 1 đồng loạt chân thấp →tính trạng chân thấp trội hoàn toàn so với chân cao. Quy ước: A – chân thấp; a – chân cao. Ở đời F2 tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác giới cái →Tính trạng di truyền liên kết với giới tính, gen nằm trên NST X. P: XAXA x XaY Gp: XA Xa , Y F1: XAXa ; XAY (KH: 100% chân thấp) F1 x F1 F2: 1XAXA : 1XAXa : 1XAY : 1XaY a. Cho con cái ở F1 lai phân tích: XAXa x XaY →Fa: 1XAXa : 1XaXa : 1XAY : 1XaY Tỉ lệ kiểu hình ở đời con: 25% đực chân cao; 25% cái chân cao; 25% cái chân thấp; 25% đực chân thấp. b. Nếu cho con cái chân thấp ở F1 lai với tất cả con đực chân thấp: XAXa x XAY → 1XAXA : 1XAXa : 1XAY : 1XaY Tỉ lệ kiểu hình ở đời con: 25% đực chân cao; 50% cái chân thấp; 25% đực chân thấp. c. Nếu cho con đực chân cao ở F2 lai với tất cả con cái chân thấp: + XaY x XAXA →50% XAXa : 50%XAY + XaY x XAXa →25%XAXa : 25%XaXa : 25%XAY : 25%XaY → Tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: 37,5% cái chân thấp; 37,5% đực chân thấp, 12,5% cái chân cao; 12,5% đực chân cao. Bài 4. Trong trường hợp bố mẹ đem lai đều thuần chủng và mỗi cặp tính trạng co 1 cặp gen quy định. Xét 2 phép lai: Lai thuận: Cái lông xám x Đực lông đen → F1: 100% lông xám. Lai nghịch: Cái lông đen x Đực lông xám → F1: con cái lông xám, con đực lông đen. a. Tính trạng màu sắc lông của loài sinh vật trên di truyền theo quy luật nào? Hãy viết sơ đồ lai cho mỗi phép lai nói trên? b. Cho các cá thể F1 ở phép lai thuận giao phối tự do với nhau. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ như thế nào? Cho biết con đực có NST giới tính XY, con cái XX. Hướng dẫn giải a. Tính trạng màu lông si truyền liên kết với giới tính, gen nằm trên NST X. Lai thuận: XAXA x XaY → đời con có 100% lông xám (XAXa; XAY) Lai nghịch: XaXa x XAY → XAXa; XaY (tất cả cái lông xám, tất cả đực lông đen) b. Cho các cá thể F1 ở phép lai thuận giao phối tự do với nhau: XAXa x XAY → 1XAXA : 1XAXa : 1XAY : 1XaY 7
- → Tỉ lệ KH đời con: 25% đực lông xám ; 50% cái lông xám; 25% đực lông đen Bài 5. Cho ruồi giấm mắt đỏ thuần chủng giao phối với ruồi giấm mắt trắng thuần chủng được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho con đực F1 lai phân tích, thu được Fa có: 50% ruồi đực mắt trắng; 25% ruồi cái mắt đỏ; 25% ruồi cái mắt trắng. Biết không xảy ra đột biến. Hãy xác định quy luật di truyền của tính trạng màu mắt và kiểu gen của F1. Hướng dẫn giải Ở phép lai phân tích con đực F1 ta thấy: Ở đời con của phép lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình là: Mắt đỏ : mắt trắng = 25% : (25% + 50%) = 1:3 → Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. Mặt khác tất cả các con đực đều có mắt trắng, còn ở giới cái thì có cả đỏ và trắng. → Tính trạng liên kết với giới tính và di truyền chéo, gen nằm trên NST X. Quy ước gen: AB quy định kiểu hình mắt đỏ Abb; aaB, aabb quy định kiểu hình mắt trắng. Vì trong tương tác bổ sung loại KH2, vai trò của gen A và B là ngang nhau do đó cặp gen Aa hay Bb nằm trên cặp NST XX đều cho kết quả đúng. Sơ đồ lai: + Trường hợp cặp Aa nằm trên NST X. Đực F1 có kiểu gen XAY Bb, cái F1 có kiểu gen XAXa Bb. + Trường hợp cặp Bb nằm trên NST X. Đực F1 có kiểu gen XBY Aa, cái F1 có kiểu gen XBXb Aa. Ghi nhớ: Lai phân tích thu được đời con có tỉ lệ 1 : 3 thì chứng tỏ tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. Tính trạng do 2 cặp gen quy định và liên kết với giới tính thì chỉ có 1 cặp gen của tính trạng đó nằm trên NST giới tính, cặp gen còn lại nằm trên NST thường. Ở tương tác bổ sung 9:7 hoặc bổ sung 9:6:1 , vai trò của 2 gen trội A và B là ngang nhau nên nếu có liên kết giới tính thì 1 trong 2 gen A hoặc B nằm trên NST giới tính đều cho kết quả như nhau. Bài 6. Cho con đực (XY) mắt trắng giao phối với con cái mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối tự do, đời F2 thu được tỉ lệ: 6 cái mắt đỏ : 3 đực mắt đỏ : 4 đực mắt vàng : 2 cái mắt vàng : 1 đực mắt trắng. Hãy xác định quy luật di truyền chi phối phép lai và kiểu gen của bố mẹ đem lai. Hướng dẫn giải Tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: mắt đỏ : mắt vàng : mắt trắng = (6+3) : (4+2) : 1 = 9:6:1. Vậy tính trạng di truyền thao quy luật tương tác bổ sung. Quy ước gen: AB quy định kiểu hình mắt đỏ Abb; aaB: quy định kiểu hình mắt vàng Aabb: quy định kiểu hình mắt trắng. Khi xét tỉ lệ kiểu hình ở từng giới, ta có tính trạng di truyền liên kết với giới đực là 3:4:1 khác với giới cái là 6:2 vậy tính trạng do gen nằm trên NST giới tính X. Tính trạng do hai cặp gen quy định và phân ly độc lập với nhau nên chỉ có 1 trong 2 cặp gen (Aa hoặc Bb) nằm trên NST giới tính X. 8
- Ở tương tác bổ sung 9:6:1, vai trò của gen trội A và B là ngang nhau nên gen A nằm trên NST X hay gen B nằm trên NST X đều có kết quả giống nhau. + Trường hợp 1: Gen A nằm trên NST X Kiểu gen của F1: XAYBb x XAXaBb + Trường hợp 2: Gen B nằm trên NST X Kiểu gen của F1: XBYAa x XBXbAa Ghi nhớ: Muốn xác định quy luật di truyền của tính trạng thì phải dựa vào tỉ lệ phân ly kiểu hình của phép lai (tỉ lệ phân li kiểu hình được tính chung cho cả hai giới). Khi tính trạng di truyền liên kết giới tính và do 2 cặp gen quy định thì chỉ có 1 cặp gen liên kết với NST giới tính, cặp gen còn lại nằm trên NST thường. Bài 7. Ở 1 loài động vật, cho con cái (XX) lông đen thuần chủng lai với con đực (XY) lông trắng thuần chủng được F1 đồng loạt lông đen. Cho con đực F 1 lai phân tích, đời Fb thu được: 50% con đực lông trắng : 25% con cái lông đen : 25% con cái lông trắng. Nếu cho F1 giao phối tự do thì ở F2, loại cá thể cái lông trắng chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Hướng dẫn giải Cho con đực F1 lai phân tích, đời Fb có tỉ lệ kiểu hình là: lông đen : lông trắng = 25% : (25% + 50%) = 1:3 →Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. Mặt khác, tất cả các con đực đều có lông trắng còn ở giới cái thì có cả lông trắng và lông đen → Tính trạng liên kết với giới tính và gen nằm trên NST X. Quy ước gen: AB quy định kiểu hình lông đen Abb; aaB, aabb quy định kiểu hình lông trắng. Vì trong tương tác bổ sung, loại 2 kiểu hình, vai trò của gen A và B là ngang nhau, do đó cặp gen Aa hay Bb nằm trên NST X đều cho kết quả đúng. Sơ đồ lai: đực F1 có kiểu gen XAYBb ; cái F1 có kiểu gen XAXaBb XAYBb x XAXaBb = (XAY x XAXa) x (Bb x Bb) = (1/4 XAY : 2/4 XAX : 1/4 XaY)(3/4B : 1/4bb) Cá thể cái lông trắng có liểu gen XAX bb chiếm tỉ lệ: 2/4x1/4 = 1/8 Bài 8. Ở 1 loài côn trùng, cặp NST giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY; tính trạng màu sắc cánh do 2 cặp gen phân li độc lập quy định. Cho con cái cánh đen thuần chủng giao phối với con đực cánh trắng thuần chủng (P), thu được F1 có 100% cá thể cánh đen. Cho con đực F1 lai với con cái có kiểu gen đồng hợp lặn, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 con đực cánh trắng : 1 con cái cánh đen : 1 con cái cánh trắng. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. a. Trong số con cánh trắng ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ bao nhiêu? b. Trong số con cánh đen ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ bao nhiêu? c. Trong số con đực ở F2, số con cánh trắng chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Hướng dẫn giải Đực F1 lai phân tích thu được Fa có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ: 2 con đực cánh trắng : 1 con cái cánh đen : 1 con cái cánh trắng. →Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung và liên kết giới tính. Quy ước gen: AB quy định kiểu hình cánh đen Abb; aaB, aabb quy định kiểu hình cánh trắng. Vì 2 cặp gen tương tác bổ sung nên chỉ có 1 cặp liên kết giới tính, có thể cặp Aa hoặc cặp Bb liên kết giới tính đều cho kết quả đúng. 9
- Ta có: P: Cái đen thuần chủng AAXBXB x đực trắng thuần chủng aaXbY →F1 có kiểu gen AaXBXb; AaXBY Cho F1 lai với nhau: AaXBXb x AaXBY = (Aa x Aa)( XBXb x XBY) F2 có: (1AA:2Aa:1aa)( XBXB; XBXb; XBY; XbY) → 6AXBX : 3AXBY : 3AXbY : 2aaXBX : 1aaXBY : 1aaXbY. Tỉ lệ kiểu hình: 6 cái cánh đen : 3 đực cánh đen : 2 cái cánh trắng : 5 đực cánh trắng. a. Trong số con cánh trắng ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ = 5/(2+5) = 5/7. b. Trong số con cánh đen ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ = 3/(6+3) = 1/3. c. Trong số con đực ở F2, số con cánh trắng chiếm tỉ lệ = 5/(3+5) = 5/8. Ghi nhớ: Nếu tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung loại 9:7 và có 1 cặp gen nằm trên NST giới tính X thì phép lai: AaXBXb x AaXBY thu được đời con có: Trong số các cá thể có kiểu hình AB, các cá thể đực chiếm tỉ lệ 1/3. Trong số các cá thể có kiểu hình đối lập với AB của F1, cá thể đực chiếm tỉ lệ 5/7. 7.2.2. Dạng 2. Các bài toán có 2 cặp tính trạng liên kết với giới tính. Ghi nhớ: Khi bài toán có 2 cặp tính trạng, chúng ta cần phải dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình của từng cặp tính trạng để xác định quy luật di truyền của mỗi tính trạng. Nếu cả 2 cặp tính trạng đều di truyền liên kết với giới tính thì chứng tỏ hai cặp tính trạng đó di truyền liên kết với nhau. Bài 9. Ở 1 loài động vật, mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Cho con đực (XY) lông trắng, chân cao thuần chủng giao phối với con cái lông đen chân thấp thuần chủng (P), thu được F1 đồng loạt lông trắng, chân thấp. Cho con đực F1 lai phân tích, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: Ở giới đực: 50% lông trắng, chân cao; 50% lông đen, chân cao. Ở giới cái: 50% lông trắng, chân thấp; 50% lông đen, chân thấp. Hãy xác định các quy luật di truyền chi phối phép lai. Hướng dẫn giải Bước 1: Xác định quy luật di truyền của mỗi tính trạng. Mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định, F1 đồng loạt lông trắng, chân thấp → Hai cặp tính trạng này đều di truyền theo quy luật trội hoàn toàn, trong đó lông trắng trội so với lông đen, chân thấp trội so với chân cao. Ở đời con của phép lai phân tích, tính trạng chân thấp chỉ có ở con cái, chân cao chỉ có ở con đực → Tính trạng chiều cao chân liên kết với giới tính và di truyền chéo, gen nằm trên NST giới tính X. Tính trạng màu lông phân li đồng đều ở cả 2 giới → Gen quy định tính trạng màu lông nằm trên NST thường. Bước 2: Tìm quy luật di truyền chi phối mối quan hệ của 2 tính trạng. Ở phép lai phân tích, cặp tính trạng màu lông có tỉ lệ 1:1, cặp tính trạng chiều cao có tỉ lệ 1:1. Tích tỉ lệ của 2 cặp là: (1:1)(1:1) = 1:1:1:1 đúng bằng tỉ lệ phân li của phép lai phân tích là 1:1:1:1 → Hai cặp tính trạng di truyền phân li độc lập. Kết luận: hai cặp tính trạng đều di truyền theo quy luật trội hoàn toàn, trong đó tính trạng chiều cao chân liên kết với giới tính (gen nằm trên X). Hai cặp tính trạng này di truyền phân li độc lập với nhau. Một số lưu ý: 10
- Muốn xác định quy luật di truyền chi phối phép lai thì phải xác định quy luật di truyền của từng tính trạng và quy luật di truyền về mối quan hệ giữa các tính trạng. Muốn xác định xem 2 cặp tính trạng di truyền phân li độc lập hay liên kết với nhau thì phải so sánh tích tỉ lệ của 2 cặp tính trạng đó với tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai. + Nếu tích tỉ lệ của 2 cặp tính trạng bằng tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai thì 2 cặp tính trạng đó di truyền phân li độc lập với nhau. + Nếu tích tỉ lệ của 2 cặp tính trạng bé hơn tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai thì 2 cặp tính trạng đó di truyền liên kết hoàn toàn với nhau. + Nếu tích tỉ lệ của 2 cặp tính trạng lớn hơn tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai thì 2 cặp tính trạng đó di truyền liên kết không hoàn toàn với nhau. Bài 10. Cho con đực thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám, mắt đỏ thuần chủng được F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F2 có 50% con cái thân xám, mắt đỏ; 22,5% con đực thân xám, mắt đỏ; 22,5% con đực thân đen, mắt trắng; 2,5% con đực thân xám, mắt trắng; 2,5% con đực thân đen, mắt đỏ. Cho biết mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định. Xác định tần số hoán vị gen. Hướng dẫn giải Mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định, F1 có kiểu hình thân xám, mắt đỏ → Thân xám là trội so với thân đen, mắt đỏ là trội so với mắt trắng. Ở F2, giới đực có 4 loại kiểu hình tong khi đó ở giới cái chỉ có 1 loại kiểu hình → Tính trạng liên kết với giới tính, gen nằm trên NST X. Ở F2, tỉ lệ kiểu hình: 50% : 22,5% : 22,5% : 2,5% : 2,5% = 20 : 9 : 9 : 1 : 1 là tỉ lệ của hoán vị gen. Khi có liên kết giới tính và có hoán vị gen, thì tần số hoán vị gen được tính dựa trên giới đực của đời con (vì khi đó ở giới đực nhận Y của bố và X của mẹ nên tỉ lệ giao tử X của mẹ quyết định tỉ lệ kiểu hình ở đời con). 2, 5% + 2, 5% f = = 10% 22, 5% + 22, 5% + 2,5% + 2,5% Vậy tần số hoán vị gen là 10% Ghi nhớ: Khi hai cặp tính trạng liên kết với giới tính và có hoán vị gen thì tần cố hoán vị được tính dựa trên kiểu hình của giới XY. Phép lai XABXab x XABY thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình ở giới XY là a : a : b : b (a>b) b thì tần số hoán vị gen là f = a +b Bài 11. Cho biết mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Tần số hoán AB D d ab d vị giữa A và B là 20%. Ở phép lai X X x X Y , theo lý thuyết thì kiểu hình aaB ab ab D ở đời con chiếm tỉ lệ bao nhiêu %? Hướng dẫn giải Xét tỉ lệ phân li kiểu hình của từng nhóm liên kết: AB Ab ab Ở nhóm gen liên kết x (tần số hoán vị gen là 20%) → = 0,4ab x 0,5ab = 0,2 ab ab ab Kiểu hình aaB = 0,25 – 0,2 = 0,05 11
- Ở nhóm gen liên kết X D X d x X d Y cho kiểu hình D với tỉ lệ 3/4 = 0,75 AB D d ab d Ở phép lai X X x X Y , kiểu hình aaBD ở đời con = 0,05x0,75 = 0,0375 = ab ab 3,75% Ghi nhớ: Ở phép lai mà bố mẹ dị hợp 2 cặp gen (Aa và Bb) thì kiểu hình aaB ở đời con = 25% kiểu hình aabb; kiểu hình AB = 50% + kiểu hình aabb. Tỉ lệ mỗi loại kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các nhóm tính trạng có trong kiểu hình đó (mỗi nhóm tính trạng tương ứng với một nhóm liên kết). Bài 12. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và trội hoàn toàn, hãy xác định số loại kiểu gen, số loại kiểu hình ở đời con của các phép lai sau: Ab D d AB D a. ♀ X X x ♂ X Y (có hoán vị ở cả 2 giới ở cả 2 cặp NST). aB ab Ab DE de AB De b. ♀ X X x ♂ X Y (chỉ có hoán vị ở giới cái cả 2 cặp NST). aB ab Ab De dE AB de c. ♀ X X x ♂ X Y (không có hoán vị gen). aB ab Hướng dẫn giải Ab D d AB D a. ♀ X X x ♂ X Y (có hoán vị ở cả 2 giới ở cả 2 cặp NST) aB ab Ab AB = (♀ x ♂ )(♀ X D X d x ♂ X DY ) = 10x4 = 40 kiểu gen aB ab Số loại kiểu hình = 4x3 = 12 loại. Ab DE de AB De b. ♀ X X x ♂ X Y (chỉ có hoán vị ở giới cái cả 2 cặp NST). aB ab Ab AB = (♀ x ♂ )(♀ X DE X de x ♂ X DeY ) = 7x8 = 56 kiểu gen. aB ab Số loại kiểu hình = 4 x 6 = 24 loại. Ab De dE AB de c. ♀ X X x ♂ X Y (không có hoán vị gen) aB ab Ab AB = (♀ x ♂ )(♀ X De X dE x ♂ X deY ) = 4x4 = 16 kiểu gen. aB ab Số loại kiểu hình là 3x4 = 12 loại. Bài 13. Ở 1 loài động vật, cho con đực (XY) thuần chủng mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái (XX) thuần chủng mắt đỏ, đuôi ngắn, F1 được toàn con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình như sau: + Ở giới cái: 100% mắt đỏ, đuôi ngắn. + Ở giới đực: 40% mắt đỏ, đuôi ngắn : 40% mắt trắng, đuôi dài :10% mắt trắng, đuôi ngắn : 10% mắt đỏ đuôi dài. Nếu cho con cái F1 lai phân tích thì trong số các cá thể thu được ở đời con, các cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Hướng dẫn giải Dựa vào kiểu hình ở F1 và F2 ta thấy tính trạng màu mắt do 1 cặp gen quy định, mắt đỏ trội so với mắt trắng. Tính trạng chiều dài đuôi do 1 cặp gen quy định, đuôi ngắn là trội so với đuôi dài. Quy ước: A – mắt đỏ; a – mắt trắng; B – đuôi ngắn; b – đuôi dài. 12
- Ở F2 tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác giới cái và tính trạng lặn tập trung ở giới đực, chứng tỏ 2 tính trạng này di truyền liên kết với giới tính, gen quy định mỗi tính trạng đều nằm trên X không có alen tương ứng trên Y. Ở F2 con đực mắt trắng, đuôi dài có kiểu gen XabY chiếm tỉ lệ 0,2 →con cái mắt đỏ, đuôi 0, 2 ngắn ở F1 cho giao tử Xab = = 0, 4 → đây là giao tử liên kết. 0,5 → Tần số hoán vị gen = 12x0,4 = 0,2 = 20%. Kiểu gen của con cái F1 là XABXab. Con cái F1 lai phân tích: XABXab x XabY G: XAB = Xab = 0,4 Xab = Y = 0,5 X = X = 0,1 Ab aB Con đực mắt đỏ, đuôi dài có kiểu gen XAbY = 0,1x0,5 = 0,05 = 5%. Bài 14. Ở 1 loài thú, cho cá thể lông ngắn, đen giao phối với cá thể đực lông thẳng, trắng (P), thu được F1 gồm 100% cá thể lông quăn, đen. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 50% cá thể cái lông quăn, đen : 24% cá thể đực lông quăn, đen : 24% cá thể đực lông thẳng, trắng : 1% cá thể đực lông quăn, trắng : 1% cá thể đực lông thẳng, đen. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và không xảy ra đột biến. a. Hãy xác định kiểu gen của F1. b. Xác định tần số hoán vị gen. c. Nếu cho cá thể đực F1 giao phối với cá thể cái lông thẳng, trắng thì ở đời con, kiểu hình con cái lông quăn, đen chiếm tỉ lệ bao nhiêu? d. Nếu cho cá thể cái F1 giao phối với cá thể đực lông thẳng, trắng thì thu được đời con có số cá thể đực lông quăn, trắng chiếm tỉ lệ bao nhiêu%? Hướng dẫn giải a. P: Lông quăn, đen x lông thẳng, trắng thu được F1: 100% lông quăn, đen. → Lông quăn trội so với lông thẳng, lông đen trội so với lông trắng. Quy ước: A lông quăn, a – lông thẳng; B – lông đen; b – lông trắng. Ở đời F2, tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác với ở giới cái → tính trạng liên kết với giới tính. Ở F2, con đực lông thẳng, trắng chiếm tỉ lệ 24% → 0,24 XabY = 0,5Y x 0,48Xab Giao tử Xab = 0,48 → đây là giao tử liên kết → Kiểu gen của F1 là XABXab x XABY. b. Tìm tần số hoán vị gen: Cách 1: Vì giao tử Xab = 0,48 nên đây là giao tử liên kết → Tần số hoán vị gen = 1 – 2x0,48 = 0,04 = 4%. Cách 2: Vì gen liên kết với giới tính nên sử dụng công thức giải nhanh để tìm tần số hoán vị gen: 0, 01 Tần số hoán vị = = 0, 04 = 40% 0, 01 + 0, 24 c. Nếu cho cá thể đực F1 giao phối với cá thể cái lông thẳng, trắng thì ở đời con, kiểu hình con cái lông quăn, đen chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Đực F1 có kiểu gen XABY lai phân tích thì có sơ đồ lai là: XABY x XabXab → Ở đời con, cá thể cái lông thẳng, trắng có kiểu gen XABXab = 0,5x1=0,5 = 50%. 13
- d. Nếu cho cá thể cái F1 giao phối với cá thể đực lông thẳng, trắng thì thu được đời con có số cá thể đực lông quăn, trắng chiếm tỉ lệ bao nhiêu%? Cái F1 có kiểu gen XABXab lai phân tích thì ta có sơ đồ lai: XABXab x XabY Vì con cái F1 có hoán vị gen với tần số 4% nên giao tử XAb = 0,02 → Ở đời con, cá thể đực lông quăn, trắng chiếm tỉ lệ 0,02x0,5 = 0,01 = 1% Bài 15. Cho biết mỗi cạp gen quy định 1 cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. AB De De aB De Phép lai P: X X x X Y , thu được F1. Biết rằng không xảy ra đột biến, ab ab khoảng cách giữa gen A và B = 20cM; giữa gen D và E = 40cM. Hãy xác định: a. Phép lai trên có bao nhiêu kiểu tổ hợp giao tử? b. Đời F1 có bao nhiêu kiểu gen, bao nhiêu kiểu hình? c. Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu? d. Ở F1 có bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình ABDE? e. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái có kiểu hình AbbddE, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là bao nhiêu? Hướng dẫn giải AB De De a. Cơ thể X X có hoán vị gen nên sẽ sinh ra 16 loại giao tử; cơ thể ab aB De X Y sẽ sinh ra 4 loại giao tử → Số kiểu tổ hợp giao tử = 16x4 = 64 ab kiểu. AB De De aB De b. Số loại kiểu gen ở F1: X X x X Y ab ab AB aB = ( x )( X De X De x X DeY ) = 7x8 = 56 loại kiểu gen ab ab Số loại kiểu hình ở F1: 4x(4+2) = 24 kiểu hình. c. Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu? AB De De aB De AB aB P: X X x X Y = ( x )( X De X De x X DeY ) ab ab ab ab Loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn gồm có Abbddee + aaBddee + aabbDee + aabbddE AB aB Vì x (có hoán vị 20%) sẽ sinh ra kiểu gen đồng hợp lặn ab ab ab = 0, 4 x0,5 = 0, 2 ab Do đó tỉ lệ của các kiểu hình là: Abbddee = (0,250,5) x 0,1 = 0,005. aaBddee = (0,50,2)x0,1 = 0,03. aabbDee = 0,2x0,4 = 0,08. aabbddE = 0,2x0,15 = 0,03. → Loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ: 0,005 + 0,03 + 0,08 + 0,03 = 0,145 = 14,5%. d. Ở F1 có bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình ABDE? 14
- AB De De aB De AB aB Phép lai: P: X X x X Y = ( x )( X De X De x X DeY ) ab ab ab ab AB aB x có hoán vị gen nên sẽ cho đời con có kiểu hình AB với 3 loại ab ab AB AB Ab kiểu gen: , và . aB ab aB X De X De x X DeY cho đời con có kiểu hình DE với 3 loại kiểu gen quy định là: XDEXDe, XDeXdE, XDEY. Loại kiểu hình ABDE sẽ có số loại kiểu gen quy định = 3x3 = 9 loại KG. e. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái có kiểu hình AbbddE, xác suất để thu được cá aB xX De X De ) ( thể thuần chủng là = aB (aaB−) xD − ee ab aB Vì kiểu gen đồng hợp lặn =0,2 → Kiểu gen = 0,1x 0, 5 = 0, 05 ab aB Kiểu hình Dee có tỉ lệ ¼. XDeXDe = ¼. aB ( xX De X De ) 0,05 x0, 25 aB = = 5 / 48 . 0,3 x0, 4 (aaB−) xD− ee Ghi chớ: Khi bố và mẹ đều di hợp 2 cặp gen và đều có hoán vị gen ở đời con, thì kiểu hình AB có 5 kiểu gen. Khi bố dị hợp 1 cặp gen, mẹ dị hợp 2 cặp gen và có hoán vị gen thì ở đời con kiểu hình AB có 3 kiểu gen. 7.3. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phương pháp mà di truyền y học tư vấn không sử dụng là A. nghiên cứu phả hệ B. kĩ thuật chọc dịch ối C. kĩ thuật sinh thiết nhau thai D. nghiên cứu chỉ số ADN Câu 2: Ở người, bệnh máu khó đông là do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tín X gây nên. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh máu khó đông, con trai của họ cũng bị mắc bệnh này. Người con trai này đã nhận gen bệnh từ đâu? A. Ông nội B. Bà nội C. Mẹ D. Bố Câu 3: Ở người, trên nhiễm sắc thể thường, gen A qui định thuận tay phải, gen a qui định thuận tay trái. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen M qui định nhìn màu bình thường và gen m qui định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh ra từ cặp bố mẹ AaXMXm x aaXMY? A. Con trai thuận tay phải, mù màu. B. Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường. C. Con gái thuận tay phải, mù màu. 15
- D. Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường. Câu 4: Với các tính trạng được quy định bởi gen lặn nằm trên NST X. Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Tính trạng này biểu hiện ở cả hai giới, tuy nhiên ở nam biểu hiện nhiều hơn ở nữ. B. Tính trạng này biểu hiện ở hai giới, tuy nhiên trong một gia đình nếu con gái bị bệnh thì người mẹ nhất thiết bị bệnh. C. Các cặp bố mẹ không biểu hiện tính trạng này thì con trai của họ cũng có thể mang tính trạng này. D. Bố biểu hiện tính trạng này, mẹ đồng hợp trội. 100% số con gái của họ không biểu hiện tính trạng này. Câu 5: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) NST giới tính là NST chỉ chứa các gen quy định giới tính. (2) Trên NST giới tính, vùng tương đồng các gen tồn tại thành cặp alen. (3) Ở các loài thú, trong bộ NST có thể chỉ có 1 NST X, hoặc 2 NST X. (4) Để xác định giới tính, người ta có thể dựa vào sự di truyền của tính trạng liên kết giới tính. (5) Số lượng gen nằm trên NST X nhiều hơn hẳn so với số lượng gen nằm trên NST Y. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 6: Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật, người ta phát hiện có 1 gen gồm 2 alen (A và a); 2 alen này đã tạo ra 5 kiểu gen khác nhau trong quần thể. Có thể kết luận gen này nằm ở trên A. vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X. B. vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể Y. C. vùng tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y. D. nhiễm sắc thể thường. Câu 7: Khi nói về đặc điểm của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Có các nội dung sau: 1. Tính trạng thường dễ biểu hiện ở giới XX. 2. Tỉ lệ phân li của tính trạng không giống nhau ở 2 giới. 3. Có hiện tượng di truyền chéo. 4. Kết quả lai thuận, lai nghịch khác nhau. Số nội dung đúng là: A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 8: Người đàn ông mắc bệnh di truyền cưới một người phụ nữ bình thường, họ sinh được 4 trai: 4 gái. Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh giống như bố, tất cả con trai đều không mắc bệnh. Giải thích nào sau đây đúng? A. Bệnh này gây ra bởi gen lặn trên NST X. B. Bệnh này gây ra bởi gen trội trên NST thường. C. Bệnh này gây ra bởi gen trội trên NST X. 16
- D. Bệnh này gây ra bởi gen lặn trên NST thường. Câu 9: Các con của gia đình: bố có một túm lông ở tai, mẹ bình thường sẽ có đặc điểm nào sau đây? A. Tất cả con trai đều có túm lông ở tai, con gái bình thường. B. Tất cả đều bình thường. C. Một nửa con trai bình thường, một nửa có túm lông ở tai. D. Một phần tư số con của họ có túm lông ở tai. Câu 10: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng? A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma. B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường. C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. D. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái. Câu 11: Cho các phát biểu sau về NST giới tính ở người: 1. Nhiễm sắc thể Y là NST duy nhất không tiến hành trao đổi chéo. 2. Nhiễm sắc thể X mang nhiều gen hơn nhiễm sắc thể Y. 3. Nhiễm sắc thể Y có mang các gen quy định sự phát triển của giới tính. 4. Hầu hết các gen trên NST X có liên quan đến sự phát triển giới tính. Số phát biểu có nội dung đúng là A. 0. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 12: Trong điều kiện không xảy ra đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cặp NST giới tính luôn tồn tại thành cặp tương đồng ở giới cái. II. Cặp NST giới tính, ở vùng tương đồng gen tồn tại thành từng cặp alen. III. Ở vùng không tương đồng của cặp NST giới tính chỉ chứa gen quy định tính trạng thường. IV. Ở động vật có vú, gen trên Y không có alen trên X truyền cho giới cái. V. Ở người, gen trên X không có alen trên Y tuân theo quy luật di truyền chéo. A.4 B.2 C.5 D.3 Câu 13: Nhận định nào sau đây về NST giới tính là đúng? A. Tính trạng do gen ở NST Y không có alen ở X thì di truyền theo dòng mẹ B. Vùng tương đồng của cặp NST giới tính chưa gen không alen C. Các cặp NST giới tính chỉ chứa gen quy định tính trạng giới tính D. Ở động vật có vú, ruồi giấm, cặp NST giới tính ở giới cái XX, giới đực là XY Câu 14: Ở loài nào sau đây, giới đực có cặp nhiễm sắc thể XY? A. Người. B. Gà. C. Bồ câu. D. Vịt. Câu 15: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính, phát biểu nào sau đây là đúng? 17
- A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma. B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái thì còn có các gen quy định các tính trạng thường. C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. D. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái. Câu 16: Ở người, alen A nằm trên nhiễm sắc thể X quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh mù màu. Kiểu gen nào sau đây là người nữ bị mù màu? A. XAXa. B. XAY. C. XaXa. D. XaY. Câu 17: Ở người, alen A nằm trên nhiễm sắc thể X quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, cặp bố mẹ nào sau đây chắc chắn sẽ không thể sinh con bị bệnh máu khó đông? A. XAXa × XAY. B. XAXA × XaY. C. XaXa × XAY. D. XAXa × XaY. Câu 18: Ở người, alen A nằm trên nhiễm sắc thể X quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, con trai của cặp bố mẹ nào sau đây luôn bị bệnh máu khó đông? A. XAXa × XaY. B. XaXa × XAY. C. XAXa × XAY. D. XAXa × XaY. Câu 19: Ở người, alen A nằm trên NST X quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Kiểu gen của người nam bình thường và người nam bị máu khó đông có kí hiệu là A. XAXa, XAY. B. XAY, XaY C. XAXa, XAXA. D. XaY, XaXa. Câu 20: Ở người, alen A nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Người nữ bị máu khó đông có kí hiệu kiểu gen là A. XAXa. B. XaY. C. XaXa. D. XAXA. Câu 21: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng; Gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Kiểu gen của ruồi cái mắt đỏ thuần chủng có kí hiệu là A. XAXA. B. XAY. C. XAXa. D. XaXa. Câu 22: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai: XAXa × XAY cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ A. 2 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ. B. 1 ruồi cái mắt đỏ : 2 ruồi đực mắtđỏ : 1 ruồi cái mắt trắng. C. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng. D. 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng. 18
- Câu 23: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai: XaXa × XaY cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ A. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng: 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng. B. 100% ruồi mắt trắng. C. 100% ruồi mắt đỏ. D. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng. Câu 24: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai: XaXa × XAY cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ A. 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi cái mắt trắng: 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng. B. 100% ruồi mắt trắng. C. 100% ruồi mắt đỏ. D. 1 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng. Câu 25: Ở người, alen A nằm trên NST X quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Chồng không bị bệnh nhưng vợ bị bệnh máu khó đông sinh con. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về con của cặp vợ chồng trên? I. Tất cả con gái đều bị bệnh. II. Tất cả con trai đều bình thường. III. Tỉ lệ con bị bệnh chiếm 50%. IV. Nếu con đầu lòng là con trai thì đứa con này sẽ không mắc bệnh. A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 26: Ở người, alen A nằm trên NST X quy định mắt nhìn bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định mù màu. Một cặp vợ chồng sinh con, người vợ bình thường nhưng người chồng bị mù màu. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về con của cặp vợ chồng trên ? I. Con của cặp vợ chồng trên có thể mắc bệnh với tỉ lệ 50%. II. Tỉ lệ con trai mắc bệnh là 50%. III. Tỉ lệ con gái mắc bệnh là 50%. IV. Có thể tất cả con của họ đều bị mù màu. A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 27: Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể ở người, ta thấy những người có nhiễm sắc thể giới tính là XY, XXY hoặc XXXY đều là nam, còn những người có nhiễm sắc thể giới tính là XX, XO hoặc XXX đều là nữ. Có thể rút ra kết luận: A. Sự có mặt của nhiễm sắc thể giới tính X quyết định giới tính nữ. B. Sự biểu hiện giới tính chỉ phụ thuộc vào số lượng nhiễm sắc thể giới tính X. C. Nhiễm sắc thể Y không mang gen quy định tính trạng giới tính. D. Gen quy định giới tính nam nằm trên nhiễm sắc thể Y. 19
- Câu 28: Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X thường tồn tại theo cặp alen. II. Ở giới XX, gen trên nhiễm sắc thể giới tính X cũng tồn tại theo cặp alen. III. Gen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y luôn tồn tại theo cặp alen. IV. Vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có nhiều gen hơn vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính Y. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 29: Ở gà, tính trạng màu lông do một cặp gen quy định, gen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với gen a quy định lông đen, gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Cho gà trống lông vằn giao phối với gà mái lông đen (P), thu được F1 gồm 100% gà lông vằn. F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình về màu lông ở F2 là A. 1 lông vằn : 1 lông đen. B. 3 lông vằn : 1 lông đen. C. 100% lông vằn. D. 1 lông vằn : 3 lông đen. Câu 30: Ở tằm, tính trạng màu sắc trứng do một gen có 2 alen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen A quy định trứng màu sáng trội hoàn toàn so với alen a quy định trứng màu sẫm. Người ta có thể dựa vào kết quả của phép lai nào sau đây để phân biết được tằm đực và tằm cái ngay từ giai đoạn trứng? A. XAXa x XaY. B. XaXa x XAY. C. XAXA x XaY. D. XAXa x XAY. Câu 31: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AaXBXb × AaXBY cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình? A. 12 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình. B. 12 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. C. 8 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình. D. 10 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình. Câu 32: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AAXBXb × AaXbY cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình? A. 12 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình. B. 12 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. C. 8 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình. D. 10 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình. Câu 33: Ở ruồi giấm, alen A nằm trên nhiễm sắc thể quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với a quy định mắt trắng. Kiểu gen nào sau đây quy định kiểu hình ruồi đực mắt đỏ? A. XAXA. B. XAY. C. XAXa. D. XaY. Câu 34: Khi nói về cặp nhiễm sắc thể giới tính của người, phát biểu nào sau đây đúng? A. Chỉ có tế bào sinh dục mới có cặp nhiễm sắc thể giới tính. B. Người nam có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Phương pháp giải bài tập Di truyền môn Sinh học 9
14 p | 3000 | 733
-
SKKN: Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập Sinh học
29 p | 2269 | 697
-
SKKN: PP giải bài tập các quy luật di truyền của Menđen Sinh học 12
23 p | 1276 | 383
-
SKKN: Phương pháp giải bài tập liên kết gen và hoán vị gen trong Sinh học 12
33 p | 1028 | 320
-
SKKN: Rèn phương pháp giải bài tập Hoá học 8 THCS
38 p | 954 | 296
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí - THCS
24 p | 1899 | 215
-
SKKN: Một số phương pháp giúp học sinh giải bài tập về kiểu xâu
20 p | 766 | 192
-
SKKN: Phương pháp giải bài tập các quy luật di truyền của Men đen thuộc Sinh học lớp 12
23 p | 724 | 180
-
SKKN: Biện pháp nâng cao tư duy trong việc giải bài tập hóa học phần kim loại tác dụng với HNO3
21 p | 479 | 169
-
SKKN: Một số phương pháp giải bài toán mạch cầu điện trở - Trường THCS Kiến Giang
21 p | 432 | 77
-
SKKN: Phương pháp giải bài tập Vật lý phần “ Lượng tử ánh sáng”
22 p | 288 | 70
-
SKKN: Hệ thống phương pháp giải bài tập cơ bản và nâng cao Sinh học 12
37 p | 245 | 69
-
SKKN: Phương pháp giải bài tập mạch cầu
14 p | 626 | 63
-
SKKN: Phân dạng và phương pháp giải các dạng bài tập di truyền học người
62 p | 293 | 50
-
SKKN: Phương pháp giải bài tập cấu tạo phân tử
12 p | 182 | 33
-
SKKN: Phương pháp giải bài tập hỗn hợp sắt và oxit sắt
14 p | 146 | 13
-
SKKN: Phương pháp giải bài tập Di truyền học người - Sinh học 12
46 p | 70 | 8
-
SKKN: Phương pháp giải bài tập amino axit - Hóa học 12 - Trung học phổ thông
44 p | 90 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn