intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay hướng dẫn bảo trì công trình nước sạch nông thôn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:203

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn "Sổ tay hướng dẫn bảo trì công trình nước sạch nông thôn" nhằm đảm bảo an toàn sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của công trình, giảm chi phí cho công tác sửa chữa, cải tạo, tránh lãng phí đầu tư, và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước cho người dân, là một nội dung rất quan trọng, đáp ứng mong đợi của các địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay hướng dẫn bảo trì công trình nước sạch nông thôn

  1. CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH NÔNG THÔN DỰA TRÊN KẾT QUẢ TẠI 8 TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (CHƯƠNG TRÌNH PFORR) SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN NHÓM BIÊN SOẠN: GS. TS. NGUYỄN VIỆT ANH (Chủ trì) THS. NGUYỄN THÀNH LUÂN (Đồng chủ trì) THS. HÀ THỊ THU HIỀN PGS. TS. TRẦN THỊ HIỀN HOA TS. NGUYỄN PHƯƠNG THẢO THS. NGUYỄN TRÀ MY KTV. NGUYỄN MINH ANH CHỊU TRÁCH NHIỆM BIÊN SOẠN: TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN QUỐC GIA (NCERWASS), BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐƠN VỊ TƯ VẤN: VIỆN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (IESE), TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI, 12/2019
  2. SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................................. 4 DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................................ 5 DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. 8 LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 12 CÁC CÔNG TRÌNH TRONG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC NÔNG THÔN .... 14 1.1. Các loại nguồn nước, thành phần tính chất nước nguồn và yêu cầu chất lượng nước cấp cho ăn uống, sinh hoạt............................................................................................... 14 Các loại nguồn nước, thành phần tính chất nước nguồn .................................. 14 Một số chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nguồn nước ............................................ 18 Lựa chọn nguồn cung cấp nước ........................................................................ 25 Yêu cầu chất lượng nước ................................................................................... 26 1.2. Các dây chuyền công nghệ xử lý nước ..................................................................... 26 Mục đích của các quá trình xử lý nước ............................................................. 26 Các phương pháp xử lý cơ bản: ........................................................................ 27 Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý nước: .............................................................. 27 Dây chuyền công nghệ xử lý nước ..................................................................... 27 KỸ THUẬT BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC NÔNG THÔN ............ 36 2.1. Bảo vệ nguồn nước, vận hành và bảo trì các công trình đầu nguồn ......................... 36 Bảo vệ nguồn nước mặt ..................................................................................... 36 Công trình thu nước mặt.................................................................................... 36 Hồ sơ lắng.......................................................................................................... 44 Bảo trì hồ sơ lắng .............................................................................................. 46 Công trình thu nước ngầm ................................................................................. 47 Bảo vệ nguồn nước ngầm .................................................................................. 49 2.2. Vận hành và bảo trì các công trình trong trạm xử lý nước ....................................... 50 Công trình tiếp nhận, trộn hóa chất, tạo bông keo tụ ....................................... 50 Bể phản ứng ....................................................................................................... 54 Công trình lắng nước......................................................................................... 60 Công trình lọc nước ........................................................................................... 66 Bể chứa nước sạch ............................................................................................. 83 Nhà hóa chất ...................................................................................................... 85 Công trình, thiết bị làm thoáng – xử lý nước ngầm ......................................... 107 Công trình xử lý bùn cặn ................................................................................. 110 2.3. Vận hành và bảo trì Máy bơm, Trạm bơm và các thiết bị cơ - điện khác .............. 111 Máy bơm trong trạm bơm cấp 1, trạm bơm cấp 2 ........................................... 112 Trạm bơm cấp I và Trạm bơm cấp II............................................................... 119 NCERWASS - IESE 2
  3. SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN Bơm giếng khoan ............................................................................................. 125 Các thiết bị cơ điện khác ................................................................................. 126 2.4. Vận hành và bảo trì đường ống và các thiết bị trên mạng lưới cấp nước ............... 161 Đường ống truyền dẫn và phân phối nước ...................................................... 161 Đường ống dịch vụ và đấu nối vào nhà ........................................................... 167 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH, BẢO TRÌ ............ 172 3.1. Kỹ thuật an toàn lao động ....................................................................................... 172 Yêu cầu chung .................................................................................................. 172 Thiết bị bảo hộ cá nhân ................................................................................... 172 Các thiết bị sơ cứu và đào tạo ......................................................................... 173 Vận chuyển thủ công máy móc và thiết bị ....................................................... 173 An toàn trong xây dựng ................................................................................... 173 An toàn trong nhà kho, phòng kho .................................................................. 175 Làm việc trong hố ga ....................................................................................... 175 Phòng ngừa hỏa hoạn...................................................................................... 176 Dập hỏa hoạn do điện ..................................................................................... 177 Cơ sở của sơ cứu ........................................................................................... 177 An toàn lao động trong công trình thu nước ................................................. 179 An toàn lao động đối với trạm bơm .............................................................. 180 An toàn lao động đối với công trình xử lý nước ............................................ 181 An toàn Clo và các hóa chất khác ................................................................. 182 Biện pháp kiểm soát dịch bệnh ...................................................................... 185 3.2. Quản lý hoạt động vận hành và bảo trì ................................................................... 186 Tổ chức quản lý vận hành và bảo trì ............................................................... 186 Bảo dưỡng các công trình và thiết bị .............................................................. 186 Quản lý nội vi .................................................................................................. 188 Nhật ký trạm xử lý............................................................................................ 188 CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG VẬN HÀNH, BẢO TRÌ VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ ......................................................................................................... 190 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 203 NCERWASS - IESE 3
  4. CÁC TỪ VIẾT TẮT BCNS Bể chứa nước sạch CNTT Cấp nước tập trung CNVH Công nhân vận hành CN&VSNT Cấp nước và vệ sinh nông thôn CTMTQG Chương trình mục tiêu Quốc gia CTT Công trình thu ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng HTX Hợp tác xã HVS Hợp vệ sinh KHCNAT Kế hoạch cấp nước an toàn MLCN Mạng lưới cấp nước MTQG Mục tiêu Quốc gia NCERWAS Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NS&VSMTNT Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn NVKT Nhân viên kỹ thuật TB Trạm bơm TB I Trạm bơm cấp 1 TB II Trạm bơm cấp 2 TXL Trạm xử lý TXLN Trạm xử lý nước TT NSVSMTNT Tỉnh Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn Tỉnh TTQG NSVSMTNT Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn UBND Uỷ ban nhân dân VH & BD Vận hành và Bảo dưỡng
  5. SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Liều lượng phèn cần thiết để giảm 50% độ đục trong nước mẫu chứa 50 mg/L cao lanh, tùy thuộc vào độ pH ......................................................................................................... 20 Hình 1.2: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng các hợp chất clo khi cho clo vào nước ....................... 22 Hình 1.3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ tổng quát để xử lý nước mặt ....................................... 29 Hình 1.4: Sơ đồ dây chuyền công nghệ phổ biến để xử lý nước mặt ........................................ 31 Hình 1.5: Sơ đồ dây chuyền công nghệ tổng quát để xử lý nước ngầm .................................... 32 Hình 1.6: Sơ đồ dây chuyền công nghệ phổ biến để xử lý nước ngầm ..................................... 34 Hình 2.1: Công trình thu nước xa bờ dùng ống tự chảy ............................................................ 37 Hình 2.2: Chi tiết họng thu nước ............................................................................................... 37 Hình 2.3: Công trình thu nước xa bờ loại dùng ống xi phông................................................... 38 Hình 2.4: Công trình thu nước xa bờ loại đặt trực tiếp ở lòng sông .......................................... 39 Hình 2.5: Công trình thu nước ven bờ loại phân ly ................................................................... 40 Hình 2.6: Công trình thu nước ven bờ loại kết hợp ................................................................... 40 Hình 2.7: Rửa ống tự chảy bằng cách lấy nước từ ống đẩy của bơm cấp I ............................... 42 Hình 2.8: Công trình thu nước mặt............................................................................................ 43 Hình 2.9: Hồ sơ lắng nhà máy nước Sông Khoai, Quảng Yên, Quảng Ninh ............................ 45 Hình 2.10: Trạm bơm giếng khoan ........................................................................................... 47 Hình 2.11: Bể trộn đứng ............................................................................................................ 51 Hình 2.12: Trộn cơ khí .............................................................................................................. 51 Hình 2.13: Mô tơ và cánh khuấy của bể trộn cơ khí ................................................................. 51 Hình 2.14: Khối bể trộn và phản ứng cơ khí ............................................................................. 54 Hình 2.15: Bể phản ứng dích dắc ngang kiểu hành lang, Nhà máy nước Giao Thủy, Nam Định ................................................................................................................................................... 55 Hình 2.16: Khối bể phản ứng dích dắc ngang – bể lắng ngang Nhà máy nước Hồ Đá Đen, Bà Rịa - Vũng Tàu .......................................................................................................................... 55 Hình 2.17: Bể phản ứng xoáy hình trụ kết hợp bể lắng đứng ................................................... 56 Hình 2.18: Ngăn phản ứng xoáy hình trụ dùng cánh khuấy ...................................................... 56 Hình 2.19: Bể phản ứng có tầng cặn lơ lửng ............................................................................. 57 Hình 2.20: Đèn được lắp để quan sát bông keo tụ trong bể phản ứng vào ban đêm ................. 58 Hình 2.21: Các vùng trong bể lắng............................................................................................ 60 Hình 2.22: Sơ đồ cấu tạo bể lắng đứng kết hợp ngăn phản ứng xoáy hình trụ ......................... 61 Hình 2.23 Bể lắng đứng kết hợp ngăn phản ứng xoáy hình trụ, Trạm cấp nước nông thôn tỉnh Hải Dương ................................................................................................................................. 61 Hình 2.24: Bể lắng đứng kết hợp ngăn phản ứng xoáy hình trụ, Trạm cấp nước nông thôn ... 62 NCERWASS - IESE 5
  6. SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN Hình 2.26: Bể lắng lớp mỏng Lamen ........................................................................................ 62 Hình 2.25: Bể lắng lamen hợp khối với bể phản ứng cơ khí ..................................................... 63 Hình 2.27: Tấm lắng lamen và máng thu nước bề mặt ............................................................. 63 Hình 2.28: Khối bể lọc nhanh trọng lực Trạm cấp nước nông thôn .......................................... 67 Hình 2.29: Rửa bể lọc nhanh ..................................................................................................... 68 Hình 2.30: Dùng vòi cao áp hỗ trợ rửa bể lọc nhanh ................................................................ 71 Hình 2.31: Bể lọc chậm, Trạm cấp nước Thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội ...................... 75 Hình 2.32: Cấu tạo bể lọc áp lực ............................................................................................... 76 Hình 2.33: Bể lọc áp lực loại đặt đứng, đặt ngang .................................................................... 77 Hình 2.34: Bể lọc vật liệu nổi hợp khối với bể lọc nhanh ......................................................... 79 Hình 2.35: Sơ đồ nguyên lý bể lọc vật liệu nổi ......................................................................... 80 Hình 2.36: Bể lọc hạt vật liệu nổi kết hợp bể lọc nhanh, Trạm xử lý nước Sông Khoai, Quảng Ninh ........................................................................................................................................... 80 Hình 2.37: Sơ đồ bể lọc tự rửa không van................................................................................. 81 Hình 2.38: Cụm bể lọc tự rửa không van bố trí sau bể trộn – phản ứng – lắng lamen.............. 82 Hình 2.39: Bể chứa nước sạch................................................................................................... 85 Hình 2.40: Thiết bị Jar test ........................................................................................................ 87 Hình 2.41: Nhà hóa chất ............................................................................................................ 88 Hình 2.42: Hệ thống pha chế, định lượng sữa vôi ..................................................................... 91 Hình 2.43: Bình chứa clo lỏng .................................................................................................. 94 Hình 2.44: Sơ đồ lắp đặt Trạm clo ............................................................................................ 98 Hình 2.45: Sơ đồ hệ thống châm Clo khử trùng ........................................................................ 98 Hình 2.47: Thiết bị phát hiện clo rò rỉ ....................................................................................... 99 Hình 2.49: Sơ đồ nhà clo và hệ thống trung hòa clo ............................................................... 102 Hình 2.50: Sơ đồ hệ thống trung hòa clo................................................................................. 102 Hình 2.51: Hệ thống trung hòa clo .......................................................................................... 102 Hình 2.52: Giàn mưa và bể lắng tiếp xúc ................................................................................ 107 Hình 2.53: Tháp làm thoáng tải trọng cao ............................................................................... 108 Hình 2.54: Thùng quạt gió ...................................................................................................... 109 Hình 2.55: Sân phơi bùn .......................................................................................................... 110 Hình 2.56: Bể chứa, nén kết hợp phơi bùn .............................................................................. 110 Hình 2.57: Sơ đồ cấu tạo của một bơm ly tâm. ....................................................................... 112 Hình 2.58: Máy bơm ly tâm trục ngang một cửa vào.............................................................. 113 Hình 2.59: Máy bơm ly tâm trục ngang hai cửa vào ............................................................... 113 Hình 2.61: Sơ đồ xác định cột áp của máy bơm...................................................................... 114 NCERWASS - IESE 6
  7. SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN Hình 2.62: Trang bị một tổ bơm .............................................................................................. 115 Hình 2.63: Bơm chân không kiểu vòng nước.......................................................................... 117 Hình 2.64: Bơm chân không kiểu vòng nước.......................................................................... 117 Hình 2.65: Bơm định lượng pittông màng .............................................................................. 118 Hình 2.66: Bơm định lượng pittông màng .............................................................................. 118 Hình 2.67: Trạm bơm nước sạch ............................................................................................. 119 Hình 2.68: Trạm bơm nước mặt (TBI) .................................................................................... 120 Hình 2.69: Chọn bơm để điểm làm việc rơi vào vùng có hiệu suất cao nhất .......................... 122 Hình 2.70: Bảo trì tổ máy bơm, Trạm bơm cấp 2 ................................................................... 124 Hình 2.71: Sơ đồ cấu tạo giếng khoan..................................................................................... 125 Hình 2.72: Vị trí của đồng hồ tổng trong nhà máy nước......................................................... 127 Hình 2.73: Đồng hồ WOLTEX, mặt cắt và nhìn từ bên ngoài ................................................ 128 Hình 2.74: Cắt dọc hố đồng hồ khối........................................................................................ 131 Hình 2.75: Các bộ phận của đồng hồ DOROT........................................................................ 133 Hình 2.76: Mặt cắt ngang điển hình đấu nối và lắp đặt đồng hồ tiêu thụ................................ 135 Hình 2.77: Đồng hồ KENT PSM ............................................................................................ 135 Hình 2.78: Đồng hồ Actaris TD88 .......................................................................................... 136 Hình 2.79: Đồng hồ Delta ....................................................................................................... 136 Hình 2.80: Đồng hồ CD one .................................................................................................... 136 Hình 2.81: Đồng hồ SD15S ..................................................................................................... 137 Hình 2.82: Đồng hồ Blue meter .............................................................................................. 138 Hình 2.83: Đồng hồ Flodis ...................................................................................................... 138 Hình 2.84: Đồng hồ Multimag cyble....................................................................................... 139 Hình 2.85: Đồng hồ Arad Model M ........................................................................................ 139 Hình 2.86: Cấu tạo van cánh cống........................................................................................... 142 Hình 2.87: Vòng chặn nước (túp) ............................................................................................ 143 Hình 2.88: Van bướm tay quay, khí nén, điện ........................................................................ 145 Hình 2.89: Van một chiều ....................................................................................................... 147 Hình 2.90: Van xả khí ............................................................................................................. 149 Hình 2.91: Van giảm áp .......................................................................................................... 150 Hình 2.92: Van chống nước va................................................................................................ 151 Hình 2.95: Sơ đồ điển hình cho một điểm đấu nối vào hộ gia đình ........................................ 168 NCERWASS - IESE 7
  8. SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thành phần các chất gây nhiễm bẩn nước mặt ......................................................... 14 Bảng 1.2: Sự khác nhau chủ yếu giữa nước mặt và nước ngầm ............................................... 16 Bảng 1.3: Các chất ô nhiễm khó kiểm soát trong xử lý nước ................................................... 23 Bảng 1.4: Các quá trình xử lý nước........................................................................................... 27 Bảng 2.1: Quy trình vận hành CTT nước mặt ........................................................................... 41 Bảng 2.2: Nội dung bảo trì công trình thu nước mặt ................................................................. 44 Bảng 2.3: Thời hạn bảo trì công trình thu nước mặt ................................................................. 44 Bảng 2.4: Vận hành hồ sơ lắng.................................................................................................. 45 Bảng 2.5: Nội dung bảo trì hồ sơ lắng....................................................................................... 46 Bảng 2.6: Kế hoạch bảo trì hồ sơ lắng ...................................................................................... 46 Bảng 2.7: Quy trình vận hành trạm bơm giếng ......................................................................... 47 Bảng 2.8: Qui trình bảo trì trạm bơm giếng .............................................................................. 48 Bảng 2.9: Qui trình vận hành các loại bể trộn ........................................................................... 52 Bảng 2.10: Bảo trì bể trộn thủy lực (bể trộn vách ngăn ngang, nghiêng, đục lỗ) ..................... 53 Bảng 2.11: Bảo trì bể trộn cơ khí .............................................................................................. 53 Bảng 2.12: Qui trình vận hành các loại bể phản ứng ................................................................ 59 Bảng 2.13: Bảo trì bể phản ứng ................................................................................................. 59 Bảng 2.14: Vận hành bể lắng .................................................................................................... 65 Bảng 2.15: Bảo trì bể lắng ......................................................................................................... 66 Bảng 2.16: Vận hành bể lọc ...................................................................................................... 73 Bảng 2.17: Bảo trì bể lọc ........................................................................................................... 74 Bảng 2.18: Qui trình vận hành bể lọc chậm .............................................................................. 75 Bảng 2.19: Qui trình vận hành bể lọc áp lực ............................................................................. 77 Bảng 2.20: Bảo trì bể lọc áp lực ................................................................................................ 78 Bảng 2.21: Qui trình vận hành bể lọc vật liệu nổi ..................................................................... 80 Bảng 2.22: Qui trình vận hành bể lọc tự rửa ............................................................................. 82 Bảng 2.23: Qui trình vận hành bể lọc tự rửa ............................................................................. 83 Bảng 2.24: Vận hành bể chứa nước sạch .................................................................................. 84 Bảng 2.25: Bảo trì bể chứa nước sạch ....................................................................................... 84 Bảng 2.26: Vận hành nhà hóa chất ............................................................................................ 89 Bảng 2.27: Qui trình vận hành bơm định lượng hóa chất ......................................................... 90 Bảng 2.28: Bảo trì máy khuấy ................................................................................................... 90 Bảng 2.29: Bảo trì bơm định lượng ........................................................................................... 91 NCERWASS - IESE 8
  9. SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN Bảng 2.30: Bảo trì máy khuấy ................................................................................................... 92 Bảng 2.31: Bảo trì bơm định lượng và đường ống .................................................................... 92 Bảng 2.32: Vận hành hệ thống châm Clo khử trùng ................................................................. 99 Bảng 2.33: Bảo trì hệ thống ống dẫn ....................................................................................... 100 Bảng 2.34: Vận hành hệ thống trung hòa clo .......................................................................... 103 Bảng 2.35: Bảo trì Ejector của hệ thống châm clo .................................................................. 105 Bảng 2.36: Đồng hồ báo lưu lượng khí clo không chạy .......................................................... 106 Bảng 2.37: Ejector không tạo đủ chân không.......................................................................... 106 Bảng 2.38: Không thể điều khiển được lưu tốc khí................................................................. 106 Bảng 2.39: Qui trình vận hành công trình, thiết bị làm thoáng ............................................... 109 Bảng 2.40: Bảo trì công trình, thiết bị làm thoáng .................................................................. 109 Bảng 2.41: Vận hành sân phơi bùn.......................................................................................... 111 Bảng 2.42: Bảo dưỡng sân phơi bùn ....................................................................................... 111 Bảng 2.43: Quy trình vận hành trạm bơm cấp 1 (TB nước mặt)............................................. 121 Bảng 2.44: Vận hành trạm bơm............................................................................................... 123 Bảng 2.45: Bảo trì trạm bơm ................................................................................................... 124 Bảng 2.46: Vận hành giếng khoan .......................................................................................... 126 Bảng 2.47: Quy trình bảo trì giếng khoan ............................................................................... 126 Bảng 2.48: Vận hành đồng hồ tổng ......................................................................................... 129 Bảng 2.49: Bảo trì đồng hồ tổng ............................................................................................. 129 Bảng 2.50: Vận hành đồng hồ khối ......................................................................................... 131 Bảng 2.51: Bảo trì đồng hồ khối ............................................................................................. 132 Bảng 2.52: Các bộ phận của đồng hồ DOROT ....................................................................... 134 Bảng 2.61: Vận hành đồng hồ tiêu thụ .................................................................................... 139 Bảng 2.62: Bảo trì đồng hồ tiêu thụ ........................................................................................ 140 Bảng 2.63: Kiểm định định kì các đồng hồ ............................................................................. 141 Bảng 2.64: Vận hành van cánh cổng ....................................................................................... 143 Bảng 2.65: Bảo trì van cánh cổng ........................................................................................... 144 Bảng 2.66: Vận hành van bướm .............................................................................................. 145 Bảng 2.67: Bảo trì van bướm .................................................................................................. 146 Bảng 2.68: Vận hành van một chiều ....................................................................................... 148 Bảng 2.69: Bảo trì van một chiều ............................................................................................ 148 Bảng 2.70: Bảo trì van xả khí .................................................................................................. 149 Bảng 2.71: Vận hành và bảo trì van giảm áp .......................................................................... 150 NCERWASS - IESE 9
  10. SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN Bảng 2.72: Vận hành và bảo trìvan chống nước va................................................................. 151 Bảng 2.75: Vận hành các thiết bị điện..................................................................................... 155 Bảng 2.76: Vận hành cáp điện................................................................................................. 156 Bảng 2.77: Vận hành tủ phân phối điện .................................................................................. 157 Bảng 2.78: Vận hành động cơ điện ......................................................................................... 158 Bảng 2.79: Bảo trì lưới điện .................................................................................................... 159 Bảng 2.80: Bảo trì các động cơ điện ....................................................................................... 160 Bảng 2.81: Các nhiệm vụ vận hành hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng .............................. 162 Bảng 2.82: Các nhiệm vụ bảo trì đường ống truyền tải và phân phối ..................................... 164 Bảng 2.83: Bảo trì đường ống ................................................................................................. 166 Bảng 2.84: Các nhiệm vụ bảo trì khẩn cấp.............................................................................. 166 Bảng 2.85: Định kì theo dõi chế độ làm việc và bảo quản mạng lưới..................................... 169 Bảng 2.86: Các loại sửa chữa nhỏ và lớn của mạng lưới và công trình trên mạng ................. 170 Bảng 3.1: Phân loại ngọn lửa .................................................................................................. 176 Bảng 3.2: Tổng hợp các triệu chứng và cách sơ cứu............................................................... 178 Bảng 3.5: Ví dụ về lý lịch và nhật ký bảo dưỡng và sửa chữa của một máy bơm .................. 187 Bảng 3.6: Các thông tin cơ bản cần được ghi chép trong nhật ký của trạm xử lý nước.......... 188 Bảng 4.1: Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với Nhà hóa chất ................................................................................................................................................. 190 Bảng 4.2: Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với Máy khuấy trộn trong Nhà hóa chất, Máy khuấy ở Bể trộn, Bể phản ứng ........................................................ 190 Bảng 4.3: Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với Bể lắng ....... 191 Bảng 4.4: Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với Bể lọc chậm ................................................................................................................................................. 192 Bảng 4.5: Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với Bể lọc nhanh ................................................................................................................................................. 192 Bảng 4.6: Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với Bể lọc vật liệu nổi ............................................................................................................................................ 193 Bảng 4.7: Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với Bể lọc tự rửa ................................................................................................................................................. 193 Bảng 4.8: Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với Bể chứa nước sạch .......................................................................................................................................... 194 Bảng 4.9: Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với TBI,TBII, bơm rửa lọc ...................................................................................................................................... 194 Bảng 4.10: Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với Máy thổi khí ................................................................................................................................................. 196 Bảng 4.11: Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với trạm bơm giếng khoan ....................................................................................................................................... 198 NCERWASS - IESE 10
  11. SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN Bảng 4.12: Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với Van phai.. 199 Bảng 4.13: Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với Van điện.. 199 Bảng 4.14: Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với Thiết bị khử trùng......................................................................................................................................... 200 Bảng 4.15: Những sự cố thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục đối với Đồng hồ ....... 202 NCERWASS - IESE 11
  12. SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN LỜI NÓI ĐẦU Các công trình cấp nước tập trung nông thôn đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong cung cấp nước sạch tới người dâm, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về nước sinh hoạt, đảm bảo sức khỏe và đáp ứng các yêu cầu sử dụng nước khác nhau cho dân cư ở các vùng nông thôn, ngoại thành trên khắp đất nước. Để công trình được khai thác, vận hành đúng kỹ thuật, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người sử dụng, an toàn, kéo dài tuổi thọ và đảm bảo hiệu quả đầu tư, công tác quản lý vận hành và bảo trì các công trình cấp nước tập trung đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trên thực tế, công tác bảo trì các công trình cấp nước tập trung ở các vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Việc bảo trì các công trình cấp nước tập trung ở nhiều nơi còn chưa được thực sự quan tâm thỏa đáng. Tại nhiều địa phương, mới chỉ coi trọng việc hoàn thành thi công xây dựng, tổ chức bàn giao, còn khi công trình đưa vào khai thác, vận hành thì chưa có kế hoạch, mô hình tổ chức và giải pháp kỹ thuật cũng như nguồn lực để vận hành, khai thác và bảo trì, chăm sóc công trình, làm công trình nhanh chóng xuống cấp, hỏng hóc, hoạt động không hiệu quả, hay gặp sự cố, gây gián đoạn cấp nước, suy giảm chất lượng dịch vụ, mất lòng tin của người sử dụng và ảnh hưởng tới sự bền vững của dự án. Kết quả“Đánh giá tình hình bảo trì công trình cấp nước tập trung nông thôn tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng” thuộc chương trình P4R của 8 tỉnh Đồng bằng sông Hồng của NCERWASS năm 2018 cho thấy số công trình cấp nước tập trung nông thôn từ khi nghiệm thu đưa vào sử dụng, đơn vị quản lý có thực hiện công tác bảo trì chiếm khoảng 80,8% (42/52 công trình). Hầu hết các đơn vị đều tự thực hiện công tác bảo trì. Tất cả các công trình này đều không có tài liệu hướng dẫn bảo trì, không có kế hoạch chung bảo trì công trình, mà đều do mỗi đơn vị quản lý tự đưa ra kế hoạch. Có một số đơn vị kết hợp với các đơn vị bảo trì chuyên nghiệp hoặc đơn vị cung cấp thiết bị để thực hiện bảo trì. Chính vì vậy, việc biên soạn tài liệu hướng dẫn bảo trì công trình cấp nước tập trung nông thôn, nhằm đảm bảo an toàn sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của công trình, giảm chi phí cho công tác sửa chữa, cải tạo, tránh lãng phí đầu tư, và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước cho người dân, là một nội dung rất quan trọng, đáp ứng mong đợi của các địa phương. Tài liệu hướng dẫn bảo trì công trình cấp nước tập trung nông thôn do nhóm chuyên gia của Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (IESE), Trường Đại học Xây dựng, kết hợp với các cán bộ có kinh nghiệm của Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NCERWASS), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn, trong khuôn khổ hỗ trợ của Chương trình P4R của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Thế giới. Chủ trì biên soạn: GS. TS. Nguyễn Việt Anh. Đồng chủ trì: ThS. Nguyễn Thành Luân. Tham gia: ThS. Hà Thị Thu Hiền, PGS. TS. Trần Thị Hiền Hoa, TS. Nguyễn Phương Thảo, ThS. Nguyễn Trà My, KTV. Nguyễn Minh Anh. Tài liệu được biên soạn, có kế thừa các tài liệu do NCERWASS và các đơn vị chuyên môn biên soạn trước đây, tham vấn ý kiến của các cán bộ, kỹ sư quản lý, vận hành các công trình cấp nước tập trung nông thôn khu vực Đồng bằng sông Hồng, các doanh nghiệp cấp nước thuộc các tỉnh và các chuyên gia. Tài liệu được biên soạn để sử dụng cho mục đích làm cuốn tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo trì các công trình nước sạch nông thôn, cho đối tượng là các cán bộ, kỹ thuật viên, công nhân vận hành, cũng như dùng cho các cán bộ quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp cấp nước, trung tâm nước sạch nông thôn ở các địa phương trong công tác quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Ngoài ra, do nội dung biên soạn đủ bao quát cả các hệ thống cấp nước quy mô nhỏ, vừa và lớn, tài liệu có thể được sử dụng cho cả các hệ thống cấp nước ở các khu NCERWASS - IESE 12
  13. SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN đô thị, công nghiệp. Tài liệu có thể được sử dụng làm giáo trình hay tài liệu tham khảo cho các môn học Công nghệ xử lý nước, Hệ thống cấp nước khu dân cư, Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, … ở các trường đại học, cao đẳng có dạy chuyên ngành Kỹ thuật Cấp thoát nước – Môi trường nước, Công nghệ kỹ thuật môi trường, … Tài liệu gồm có 4 chương. Chương 1 giới thiệu tóm tắt về các loại nguồn nước, yêu cầu chất lượng nước cấp, các sơ đồ dây chuyền công nghệ và các công trình chính trong hệ thống cấp nước nông thôn. Chương 2 giới thiệu chi tiết về kỹ thuật bảo trì đối với từng công trình, thiết bị chính trong hệ thống cấp nước nông thôn, bao gồm cả công trình thu nước, công trình sơ lắng nước, cụm công trình xử lý nước mặt (trộn hóa chất, keo tụ tạo bông, lắng, lọc nước), cụm công trình xử lý nước ngầm (làm thoáng khử sắt), xử lý bùn cặn, máy bơm, trạm bơm và các thiết bị cơ - điện, đường ống và thiết bị trên mạng lưới cấp nước. Các phần trong Chương này được giới thiệu theo cấu trúc: mô tả nguyên lý hoạt động, các công trình và thiết bị, các thông số thiết kế, vận hành, quy trình vận hành và bảo trì, các vấn đề thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục. Chương 3 giới thiệu chi tiết về kỹ thuật an toàn lao động và quản lý công tác vận hành, bảo trì hệ thống cấp nước nông thôn. Ngoài ra, tài liệu cũng dành Chương 4 để hướng dẫn cách khắc phục các sự cố thường gặp trong hệ thống cấp nước nông thôn dưới dạng bảng tóm lược những thông tin cô đọng nhất. Nội dung Chương này có thể được tách riêng như một cuốn tài liệu bỏ túi, dễ tra cứu, dùng cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân làm việc hàng ngày trên hiện trường. Nhóm biên soạn mong nhận được các ý kiến đóng góp của độc giả, để cuốn tài liệu hướng dẫn được hoàn thiện hơn nữa, đóng góp thiết thực cho công tác vận hành, bảo trì các hệ thống cấp nước nông thôn ở các địa phương. NHÓM BIÊN SOẠN NCERWASS - IESE 13
  14. SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN CÁC CÔNG TRÌNH TRONG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC NÔNG THÔN 1.1. Các loại nguồn nước, thành phần tính chất nước nguồn và yêu cầu chất lượng nước cấp cho ăn uống, sinh hoạt Các loại nguồn nước, thành phần tính chất nước nguồn Trong kỹ thuật cấp nước, các loại nguồn nước sau thường được sử dụng: - Nguồn nước mặt (sông, suối, hồ, ao, ...); - Nguồn nước ngầm (nước dưới đất); - Nguồn nước mưa. Nguồn nước mặt Nước mặt chủ yếu do nước mưa cung cấp, ngoài ra có thể là do tuyết tan trên các triền núi cao ở thượng nguồn chảy xuống. Phân loại nguồn nước mặt: - Nước sông: là loại nước mặt chủ yếu để cung cấp nước. Nước sông có lưu lượng lớn, dễ khai thác, độ cứng và hàm lượng sắt nhỏ. Tuy nhiên nó thường có hàm lượng cặn cao, độ nhiễm bẩn về vi trùng lớn nên giá thành xử lý thường đắt. Nước sông có sự thay đổi lớn theo mùa về độ đục, lưu lượng, mức nước và nhiệt độ - Nước suối: mùa khô rất trong, lưu lượng nhỏ, mùa lũ lưu lượng lớn, nước đục, nhiều cát sỏi, mức nước lên xuống đột biến. - Nước hồ, đầm: tương đối trong, trừ ở ven hồ đục hơn do bị ảnh hưởng của sóng. Nước hồ, đầm thường có độ màu cao do ảnh hưởng của rong rêu và các thủy sinh vật, nó thường bị nhiễm bẩn, nhiễm trùng nếu không được bảo vệ cẩn thận. Thành phần, tính chất nguồn nước mặt: Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của nước mặt là: - Chứa khí hòa tan đặc biệt là oxy; - Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao đầm, hồ do xả ra quá trình lắg cặ nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nước có nồng độ tương đối thấp và chủ yếu ở dạng keo; - Có hàm lượng chất hữu cơ cao; - Có sự hiện diện của nhiều loại tảo; - Chứa nhiều vi sinh vật. Bảng 1.1: Thành phần các chất gây nhiễm bẩn nước mặt Chất rắn lơ lửng Các chất keo Các chất hòa tan d > 10-4 mm d = 10-4  10-6 mm d < 10-6 mm NCERWASS - IESE 14
  15. SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN - Đất sét - Đất sét - Các ion K+, Na+, Ca2+, - Cát - Protein Mg2+, Cl-, SO42-, PO43-... - Keo Fe(OH)3 - Silicat SiO2 Các chất khí CO2, O2, N2, - Chất thải hữu cơ, vi sinh vật - Chất thải sinh hoạt hữu cơ CH4, H2S... - Tảo - Cao phân tử hữu cơ - Các chất hữu cơ - Vi khuẩn - Các chất mùn Một số nguồn chính nhiễm bẩn nguồn nước mặt do tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người: - Nước nhiễm bẩn do vi trùng, vi rut và các chất hữu cơ gây bệnh bắt nguồn từ các chất thải của người và động vật, trực tiếp hoặc gián tiếp đưa vào nguồn nước. - Nguồn nhiễm bẩn do các chất hữu cơ phân hủy từ động vật và các chất thải trong nông nghiệp, là môi trường tốt cho các vi trùng, virut hoạt động. - Nguồn nhiễm bẩn do chất thải công nghiệp, chất thải rắn có chứa các chất độc hại của các cơ sở công nghiệp như phenol, xyanua, crom, cadimi, chì.... - Nguồn ô nhiễm dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ trong quá trình khai thác, sản xuất chế biến và vận chuyển làm ô nhiễm nặng nguồn nước và gây trở ngại lớn trong công nghệ xử lý nước. - Nguồn ô nhiễm do các chất tảy rửa tổng hợp trong sinh hoạt và trong công nghiệp tạo ra ngày càng nhiều các chất hữu cơ không có khả năng phân hủy sinh học cũng gây ảnh hưởng ô nhiễm đến nguồn nước mặt. - Các chất phóng xạ từ các cơ sở sản xuất và sử dụng phóng xạ như các nhà máy sản xuất phóng xạ, các bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu gây ô nhiễm phóng xạ cho các nguồn nước lân cận. - Các hóa chất bảo vệ thực vật dùng để phòng chống sâu bọ, côn trùng, nấm... - Các hóa chất hữu cơ tổng hợp, được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp như chất dẻo, dược phẩm, vải sợi... cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm đáng kể cho môi trường nước. - Các hóa chất vô cơ nhất là các chất dùng làm phân bón cho nông nghiệp như các hợp chất photphat, nitrat... là nguồn dinh dưỡng cho quá trình phì dưỡng, làm ô nhiễm môi trường nước. - Nguồn nước thải từ các nhà máy nhiệt điện tuy không gây ô nhiễm trầm trọng nhưng cũng làm giảm chất lượng nước mặt với nhiệt độ quá cao của nó. Nước ta thường có mưa nhiều và mạng lưới sông, suối phân bố khắp nơi, do đó nguồn nước mặt là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các đô thị, khu công nghiệp, các khu vực nông thôn. Nguồn nước ngầm Nước ngầm tạo thành bởi nước mưa rơi trên mặt đất, thấm qua các lớp đất, được lọc sạch và giữ lại trong các lớp đất chứa nước, giữa các lớp cản nước. Lớp đất giữ nước thường là cát, sỏi, cuội hoặc lẫn lộn các thứ trên với các cỡ hạt và thành phần khác nhau. Lớp đất NCERWASS - IESE 15
  16. SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN cản nước thường là đất sét, đất thịt... Ngoài ra nước ngầm có thể còn do nước thấm từ đáy, thành sông hoặc hồ tạo ra. Phân loại nguồn nước ngầm: Tùy theo vị trí và độ sâu của giếng đào hoặc giếng khoan mà ta thu được các loại nước ngầm sau: - Nước ngầm không áp: thường là nước ngầm mạch nông, ở độ sâu 3 – 10 m. Loại này thường bị nhiễm bẩn nhiều, trữ lượng ít và chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết. - Nước ngầm có áp: thường là nước ngầm mạch sâu trên 20 m, chất lượng nước tốt hơn, trữ lượng nước thường nhiều hơn so với nước ngầm mạch nông. Đôi khi nước ngầm còn là nước mạch từ các sườn núi hoặc thung lũng chảy lộ thiên ra ngoài mặt đất đó là do các kẽ nứt thông với các lớp đất chứa nước gây ra. Thành phần, tính chất nước ngầm: - Độ đục thấp; - Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định; - Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO2, H2S...; - Chứa nhiều khoáng chất hòa tan chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie, flo...; - Ít có sự hiện diện của vi sinh vật Nước ngầm có ưu điểm là sạch (hàm lượng cặn nhỏ, ít vi trùng...), xử lý đơn giản nên giá thành rẻ, có thể xây dựng phân tán nên đường kính ống dẫn nước nhỏ và đảm bảo an toàn cấp nước. Trong khi đó, nhược điểm của nước ngầm là thăm dò lâu, khó khăn, đôi khi chứa nhiều sắt và bị nhiễm mặn, nhất là các vùng ven biển. Nước ngầm cũng có thể bị nhiễm các tạp chất khó xử lý, có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo khác, như mangan, thạch tín, amoni, các chất hữu cơ, ... Khi đó việc xử lý trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Ở Việt Nam, nguồn nước ngầm tương đối phong phú và đang được sử dụng rộng rãi để cấp nước cho nhiều địa phương. Chất lượng nước ngầm ở nhiều nơi khá tốt, chỉ cần khử trùng hoặc chỉ cần khử sắt, khử trùng là sử dụng được. Bảng 1.2: Sự khác nhau chủ yếu giữa nước mặt và nước ngầm Đặc tính Nước mặt Nước ngầm Nhiệt độ Thay đổi theo mùa Tương đối ổn định Độ đục Thường cao và thay đổi theo Thấp hoặc hầu như không có mùa Chất khoáng hòa tan Thay đổi theo chất lượng đất, Ít thay đổi, cao hơn nước mặt ở lượng mưa cùng một vùng Fe và Mn hóa trị 2 (ở Rất thấp, trừ dưới đáy hồ Thường xuyên có trạng thái hòa tan) Khí CO2 hòa tan Thường rất thấp hoặc gần Thường xuất hiện ở nồng độ bằng không cao NCERWASS - IESE 16
  17. SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN Khí O2 hòa tan Thường gần bão hòa Thường không tồn tại NH4+ Xuất hiện có các nguồn nước Thường xuyên có mặt nhiễm bẩn SiO2 Thường có ở nồng độ trung Thường có ở nồng độ cao bình Nitrat Thường thấp Thường có ở nồng độ cao do phân hóa học Các vi sinh vật Vi trùng (nhiều loại gây Các vi khuẩn do sắt gây ra bệnh), vi rút các loại và tảo thường xuyên xuất hiện Nguồn nước mưa Ở các vùng núi cao, van biển, hải đảo, những nơi thường thiếu nước ngọt, hay ở những nơi nguồn nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm, nước mưa là nguồn nước quan trọng để cấp cho các đơn vị nhỏ hoặc các gia đình. Với lượng mưa trung bình khoảng 1500 – 2500 mm/năm, nguồn nước mưa ở ta khá phong phú. Nước mưa tương đối sạch, có thể sử dụng làm nguồn nước cấp quan trọng. Nước mưa cũng có thể bị nhiễm bẩn do rơi qua không khí ô nhiễm, chảy qua mái nhà... Khi rơi xuống, nước mưa tiếp tục bị ô nhiễm do tiếp xúc với các vật thể khác nhau, mang theo các chất ô nhiễm, vi sinh vật gây bệnh. Hơi nước gặp không khí chứa nhiều khí oxit nitơ hay oxit lưu huỳnh có thể tạo nên các trận mưa axit. Nước mưa thiếu các muối khoáng cần thiết cho sự phát triển cơ thể con người và súc vật nên cần có giải pháp cân bằng khoáng chất khi sử dụng nước mưa làm nước ăn uống. Hệ thống thu gom nước mưa dùng cho mục đích sinh hoạt thường bao gồm hệ thống mái thu, máng dẫn, thiết bị xả nước mưa đợt đầu, bể chứa, công trình và thiết bị lọc nước, khử trùng... Nước mưa có thể được dự trữ trong các bể chứa có mái che để dùng quanh năm. Các loại nguồn nước khác - Nước biển: có độ mặn rất cao (ví dụ hàm lượng umối ở Biển Đông là 32-35 g/L). Hàm lượng muối trong nước biển thay đổi tùy theo vị trí địa lý như: cửa sông, gần hay xa bờ. Trong nước biển cũng thường có nhiều chất lơ lửng, càng gần bờ nồng độ càng tăng, chủ yếu là phù sa, các phiêu sinh động thực vật. - Nước lợ: ở cửa sông và các vùng ven biển, nơi gặp nhau của các dòng nước ngọt chảy từ sông ra, các dòng thấm từ đất liền chảy ra hòa trộn với nước biển. Do ảnh hưởng của thủy triều, mực nước tại chỗ gặp nhau lúc ở mức cao, lúc ở mức thấp và do sự hòa trộn giữa nước ngọt và nước biển làm cho độ muối và hàm lượng huyền phù trong nước ở khu vực này luôn thay đổi và thường cao hơn quy chuẩn chất lượng nước cấp cho sinh hoạt. - Nước chua phèn: những nơi như Đồng bằng sông Cửu Long thường có nước chua phèn. Nước bị nhiễm phèn là do tiếp xúc với đất phèn, loại đất này giàu nguyên tố lưu huỳnh ở dạng sunfua hay sunfat và một vài nguyên tố kim loại như nhôm, sắt. Đất phèn được hình thành do quá trình kiến tạo địa chất. Trước đây ở những vùng này bị ngập nước và có nhiều loại thực vật và động vật tầng đáy phát triển. Do quá trình bồi tụ, thảm thực vật và lớp sinh vật đáy bị vùi lấp và bị phân hủy yếm khí, tạo ra các axit mùn hữu cơ làm cho nước có vị chua, đồng thời có chứa nhiều nguyên tố kim loại có hàm lượng cao như nhôm, sắt và ion sunfat. NCERWASS - IESE 17
  18. SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN Để xử lý các loại nước này, cần các quá trình xử lý đặc biệt. Một số chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nguồn nước Việc sử dụng nước mặt từ sông, hồ, nhất là kênh, mương nội đồng, thường chịu tác động lớn của các yếu tố ngoại cảnh. Chất lượng nước mặt dễ bị tác động lớn bởi sự ô nhiễm từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp. Chất lượng nguồn nước mặt có thể biến đổi lớn theo mùa, thậm chí theo ngày, theo giờ. Vào mùa mưa hay vào thời kỳ nước chảy xiết, độ đục có thể tăng đáng kể, độ màu, vị và các hợp chất gây mùi tăng lên. Trong những tháng ấm áp, tảo phát triển có thể là nguyên nhân gây nên các vấn đề về mùi và vị.Các yếu tố tự nhiên như lũ lụt, mưa lớn, thuỷ triều, ... cũng tác động tới chất lượng nước. Các chỉ tiêu vật lý a) Độ đục và độ màu Độ đục và độ màu là những chỉ tiêu vật lý đầu tiên cần quan tâm, bởi giá trị của 2 chỉ tiêu này ảnh hưởng lớn tới các quá trình xử lý nước. Lượng hóa chất keo tụ cần thiết phụ thuộc vào độ đục hoặc màu của nước thô. 2 chỉ tiêu này cần được kiểm soát chặt chẽ, liên tục trong suốt năm. Trong trường hợp 2 chỉ tiêu này có giá trị dao động lớn, cần phải áp dụng biện pháp xử lý thích hợp, linh hoạt. Các hạt keo chưa lắng là nguyên nhân gây nên độ đục của nước. Độ đục của nước NTU) thường được đo bằng cách so sánh độ tán sắc của ánh sáng khi chiếu ánh sáng qua mẫu cần xác định và mẫu đối chứng. Các chất keo trong nước, hoặc sẽ tán sắc, hoặc sẽ hấp thụ ánh sáng, ngăn không cho ánh sáng đi qua. Nước thô có độ đục cao (>300 NTU) đòi hỏi quy trình xử lý khác. Hệ thống tạo bông cặn phải có khả năng kiểm soát các bông cặn lớn, nặng, động năng khuấy trộn phải đủ lớn. Những vùng vận tốc thấp hoặc vùng nước chết, bông nặng sẽ lắng ngay tại đó, gây khó khăn cho công tác vận hành. Thiết kế mương vận chuyển nước đã kết bông cần chú ý để tránh hiện tượng lắng của các bông cặn nặng và cũng như sự phá vỡ bông cặn. Khi vào bể lắng, các bông cặn sẽ lắng xuống, lượng cặn lớn đòi hỏi công tác xả cặn phù hợp và kịp thời. Khi nước có độ màu lớn, liều lượng chất keo tụ tăng theo. Khi độ màu dao động trong khoảng 200-300 độ, nhiều trạm phải sử dụng tới 100 mg/l phèn. Bông cặn được hình thành từ hệ keo tạo nên độ màu chủ yếu là các chất hữu cơ, cặn có kích thước nhỏ, nhẹ, mịn và dễ vỡ. Vì thế hệ thống tạo bông cặn cần được kiểm soát chặt chẽ, tránh khuấy trộn quá mức. Bông cặn đã hình thành phải được vận chuyển một cách cẩn thận vào bể lắng, để tránh bị phá vỡ. Bông cặn khi đi qua bể lọc dễ gây bít, tắc lớp vật liệu lọc. Tại nhiều trạm xử lý nước vận hành không hiệu quả kể cả khi nước thô có độ đục, độ màu thấp. Người vận hành trạm xử lý nước phải nắm rõ chất lượng nước thô, có biện pháp kiểm soát phù hợp để tối ưu hoá vận hành trạm. b) Chất rắn lơ lửng Chất rắn lơ lửng trong nước được tạo bởi hệ tán sắc thô, gồm các chất huyền phù (chiếm thành phần chủ yếu) và nhũ tương trong nước. Chúng thường có nhiều trong nguồn nước mặt. Huyền phù thường được tạo ra bởi các hợp chất vô cơ (oxit kim loại, khoáng sét, ...) và các thủy sinh vật (vi khuẩn, tảo,...). Hàm lượng cặn lơ lửng được đo bằng mg/l. Cần lưu ý là cặn lơ lửng không có sự liên hệ với các giá trị NTU đo được. Với một nguồn nước xác định, phải tổng kết bằng thực nghiệm, tìm ra quy luật mối quan hệ về giá trị NCERWASS - IESE 18
  19. SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN độ đục và hàm lượng cặn, khi đó mới có thể sử dụng NTU làm chỉ thị (do xác định NTU dễ dàng, nhanh chóng hơn là cặn lơ lửng). c) Mùi và Vị Mùi và vị trong nước được tạo ra do sự xuất hiện của nhiều chất khác nhau có trong nước thô hoặc trong mạng lưới cấp nước. Tác nhân phổ biến gây mùi, vị trong nước là tảo. Các chất hóa học chính gây ra mùi vị thường là formaldehyde, phenols, chất thải công nghiệp hóa dầu, naphthalene, tetralin, acetophenone, ete và các chất ô nhiễm khác. Mùi vị cũng sinh ra khi clo tác dụng với các chất hữu cơ và một số hợp chất nêu ở trên. Điều cần thiết trước tiên là xác định nguồn ô nhiễm, sau đó mới có thể tìm biện pháp xử lý thích hợp. Tốt nhất là ngăn chặn nguồn gốc gây ra mùi vị trước khi chúng xâm nhập vào nước, bảo vệ nguồn nước và kiểm soát quá trình sinh trưởng, phát triển của tảo trong nguồn nước hay hồ sơ lắng. Khi việc ngăn ngừa nguồn gây ô nhiễm không thực hiện được thì biện pháp tiếp theo sử dụng các công nghệ xử lý phù hợp. Có 2 phương pháp chính thường được áp dụng, đó là oxy hóa và hấp phụ. Quá trình oxy hóa có thể được thực hiện nhờ clo, thuốc tím, ozone hoặc clo dioxit. Tiến hành các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm để xác định điều kiện phản ứng tối ưu và liều lượng hoá chất cần thiết. Hấp phụ là 1 phương pháp hiệu quả nhưng chi phí cao hơn. Lựa chọn giải pháp xử lý mùi vị phụ thuộc vào tác nhân gây ra nó và tính kinh tế. Xử lý mùi, vị thường rất phức tạp và tốn kém, nên giải pháp ngăn ngừa nguồn gây ô nhiễm luôn là một giải pháp ưu tiên. Các chỉ tiêu hoá học a) Độ pH Độ pH thể hiện tính axit hay tính kiềm của nước. pH phản ánh các đặc tính của lưu vực sông hay của vỉa tầng đá ngầm mà nước chảy qua. Nơi có nhiều đá vôi thì nước có độ kiềm và độ cứng cao, độ pH cao. Ngược lại, những nơi không có đá vôi thì nước có độ kiềm thấp, nước mềm, và pH thấp. Độ pH có ảnh hưởng đáng kể đến phản ứng của chất keo tụ với nước thô. Để phản ứng thuỷ phân, tạo bông keo tụ đạt hiệu suất cao, đối với phèn nhôm yêu cầu phạm vi dao động của độ pH khá hẹp, trong khi đối với phèn sắt thì rộng hơn (Hình 1.1). Nếu sử dụng phèn nhôm làm chất keo tụ, kiểm soát độ pH là một yếu tố quan trọng. Nếu không đạt pH tối ưu, hiệu suất phản ứng thấp và lượng chất keo tụ sử dụng sẽ lớn. Nhiều trạm xử lý nước không quan tâm điều chỉnh độ pH thường xuyên, theo sát quá trình keo tụ. Việc điều chỉnh độ pH bằng axit hoặc kiềm đòi hỏi nhiều thiết bị hơn, phức tạp hơn, và đòi hỏi sự chú ý của người vận hành, nhưng đổi lại, hiệu suất xử lý cao hơn và liều lượng chất keo tụ đỡ tốn kém hơn. Liều lượng chất keo tụ, chất kiềm tối ưu để tạo ra bông cặn to, bền vững, dễ lắng thường được xác định trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm trên bể. Trong quá trình xử lý, độ pH và độ kiềm của nước thô bị giảm do phản ứng thuỷ phân phèn sinh ion H+. Để tránh ăn mòn đường ống, độ pH và độ kiềm phải được điều chỉnh tăng (thường bằng cách bổ sung thêm vôi, xút) trước khi nước xử lý được cấp vào mạng. Việc này có thể làm giảm hiệu suất của khâu khử trùng, do hiệu suất khử trùng phụ thuộc vào độ pH. Khi độ pH tăng, hiệu quả khử trùng của clo sẽ giảm và liều lượng clo cho vào sẽ tốn hơn. Vì vậy nên châm clo để khử trùng trước khi điều chỉnh pH để ổn định nước. NCERWASS - IESE 19
  20. SỔ TAY HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN Hình 1.1: Liều lượng phèn cần thiết để giảm 50% độ đục trong nước mẫu chứa 50 mg/L cao lanh, tùy thuộc vào độ pH Việc đo độ pH của nước thô, nước sau lọc, nước đã ổn định, tại các điểm lấy nước trên mạng phân phối phải được tiến hành thường xuyên và có nhật ký ghi chép. Đo độ pH tại các điểm trên mạng phân phối nhằm so sánh, đánh giá diễn biến chất lượng nước trong mạng lưới, xác định các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng nước. b) Độ kiềm Để phản ứng keo tụ xảy ra, hình thành các bông cặn, nước phải có độ kiềm thích hợp. Độ kiềm của nước thô trong khu vực có nhiều núi đá vôi có thể thoả mãn yêu cầu đối với phản ứng trên. Trong trường hợp độ kiềm tự nhiên của nước thô thấp, thì cần bổ sung thêm kiềm vào nước. Chất keo tụ được sử dụng phổ biến trong xử lý nước là phèn sulphat nhôm Al2(SO4)3. Lượng kiềm cần thiết trong phản ứng của 1 mg/l Al2(SO4)3 với nước là: - 0.50 mg/l CaCO3 (có sẵn trong nước tự nhiên); hoặc - 0.33 mg/l vôi CaO; hoặc - 0.39 mg/l vôi tôi Ca(OH)2; hoặc - 0.54 mg/l natri cacbonat Na2CO3. Nếu lượng kiềm trong nước thô đã để đủ cho phản ứng keo tụ xảy ra (thường là 12.5 mg/l CaCO3 đủ để phản ứng với 25 mg/l phèn) thì không cần bổ sung thêm kiềm vào nước. Nếu trạm xử lý nước sử dụng phèn sắt clorua (FeCl3) làm chất keo tụ thì lượng kiềm cần sử dụng khi 1 mg/l FeCl3 đưa vào nước thô là: - 0.92 mg/l CaCO3; - 0.72 mg/l vôi tôi Ca(OH)2 độ sạch 95%. Độ kiềm phải được theo dõi trong suốt quá trình xử lý. Nếu độ kiềm thấp, cần phải bổ sung thêm để đảm bảo độ ổn định của nước, chống ăn mòn đường ống, công trình, thiết bị. Ngược lại, nếu nước có độ kiềm cao, nước sẽ có tính lắng cặn, cần ổn định nước bằng cách axit hóa. c) Độ cứng NCERWASS - IESE 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0