
THÔNG TIN Y HỌC
Số 8 (Tháng 11/2022) GẶP GỠ Y KHOA ǀ 71
SOI BUỒNG TỬ CUNG TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ XUẤT HUYẾT TỬ
CUNG BẤT THƯỜNG
BS CKI. Nguyễn Cao Quý*
*Bệnh viện Tâm Trí Đà Nẵng
MỞ ĐẦU
Soi buồng tử cung là phương pháp can thiệp
quan trọng trong điều trị các bệnh Phụ khoa. Để
đạt được thành tựu như ngày nay, phải kể đến
người đặt nền móng đầu tiên trong lĩnh vực này.
Năm 1869, soi buồng tử cung chẩn đoán và điều
trị lần đầu tiên được thực hiện bởi Pantaleoni.
Ông đã dùng ống soi bàng quang dưới ánh sáng
đèn cầy để quan sát và cắt polyp của một bệnh
nhân hậu mãn kinh. Từ hành động này, soi
buồng tử cung được các nhà phụ khoa và niệu
khoa phát triển và đạt được thành tựu nội soi như
ngày hôm nay. Năm 1907, Charles David là
người đầu tiên mô tả hệ thống thấu kính quan sát
được buồng tử cung. Tuy nhiên, mãi đến năm
1943, khi Forestiere phát minh - nguồn ánh sáng
lạnh và Hopkins sáng kiến ra hệ thống thấu kính
mới đã làm nên cuộc cách mạng về đánh giá
buồng tử cung và hình thành nền tảng của soi
buồng tử cung hiện đại ngày nay.
Ban đầu, soi buồng tử cung chỉ thực hiện nội trú
dưới vô cảm toàn thân. Tuy nhiên với tiến bộ về
kỹ thuật và dây dẫn ánh sáng ngày càng nhỏ nên
càng có nhiều thủ thuật soi buồng tử cung chẩn
đoán hay phẫu thuật nhỏ được thực hiện ngoại
trú. Nghiên cứu cho thấy soi buồng tử cung với
giá thành thấp hơn và cũng tiện lợi cho bệnh
nhân, chẩn đoán được xác định ngay và đưa ra
các phương pháp điều trị, tránh khám nhiều lần.
Trong một số trường hợp, có thể đưa ra quyết
định điều trị ngay. Vì vậy, soi buồng tử cung
được xem là một phương pháp tiện dụng, khả thi,
an toàn cho một số bệnh lý xuất huyết tử cung
bất thường.
XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG
Xuất huyết tử cung bất thường thường gặp trong
lứa tuổi sinh sản với tần suất khoảng 9-14% và
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân. Có một số nguyên nhân cơ năng và thực
thể của bệnh lý này.
Năm 2011, FIGO đưa ra phân loại polyp,
adenomyosis, u xơ tử cung, ung thư và tăng sản
nội mạc tử cung, bệnh lý đông máu, rối loạn rụng
trứng, bệnh lý nội mạc tử cung, bệnh lý do điều
trị và không thể xếp loại, viết tắt các chữ cái
“polyp; adenomyosis; leiomyoma; malignancy
and hyperplasia; coagulopathy; ovulatory
dysfunction; endometrial; iatrogenic; and not yet
classified thành PALM-COEIN, xếp loại này
của FIGO nhằm chuẩn hóa các nguyên nhân xuất
huyết tử cung bất thường. Cách xếp loại mới này
giúp nhà lâm sàng, nhà nghiên cứu và bệnh nhân
dễ dàng hiểu và đưa ra hướng điều trị tốt nhất.
Xuất huyết tử cung bất thường có thể ảnh hưởng
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, ngoài ra
đây có thể là dấu hiệu sớm của bệnh lý ác tính ở
tử cung, đặc biệt ở bệnh nhân mãn kinh. Trong
các trường hợp này, lâm sàng cần được đánh giá
cẩn thận nhằm đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Soi buồng tử cung rất có giá trị trong chẩn đoán
các bệnh lý trên.
CÁCH TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN XUẤT
HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG
Bệnh nhân bị xuất huyết tử cung bất thường có
biểu hiện triệu chứng thay đổi ở các nguyên nhân
khác nhau. Có 1/4 bệnh nhân đến khám phụ khoa
do xuất huyết tử cung bất thường. Ung thư nội
mạc tử cung hiếm gặp ở bệnh nhân < 40 tuổi,
nhưng tần suất này tăng nhanh sau 45-50 tuổi,
với 10% bệnh nhân xuất huyết tử cung bất
thường hậu mãn kinh bị ung thư nội mạc tử cung.
Vì vậy nên chọn cách tiếp cận phù hợp trước khi
đưa ra khuyến cáo chẩn đoán hình ảnh hay ý
tưởng điều trị (bảng 1). Hỏi bệnh sử và khám lâm
sàng để phác họa nguyên nhân có thể của xuất
huyết tử cung bất thường là cần thiết. Nếu bệnh
nhân có nguy cơ cao ác tính như: hội chứng
buồng trứng đa nang, đái tháo đường, dùng
tamoxifen, dùng oestrogen không có đối kháng,
sờ thấy khối u vùng chậu hay âm đạo cổ tử cung
hoặc xuất huyết tử cung bất thường ở bệnh nhân
hậu mãn kinh, cần chuyển ngay đến khám
chuyên phụ khoa. Tuy nhiên, nếu trường hợp
xuất huyết tử cung bất thường có thể thứ phát từ
bệnh lý lành tính có thể chưa cần chuyển khám
chuyên khoa.
Các xét nghiệm ban đầu cần chỉ định như công
thức máu để đánh giá thiếu máu hay xét nghiệm
đông máu, chức năng thận, prolactin, androgen
và chức năng tuyến giáp.