intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SỰ TRUYỀN ĐẠT THỊ GIÁC TRONG MỸ THUẬT

Chia sẻ: Sadad Adasdsad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

111
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hầu hết dựa vào nhận thức và óc quan sát, các nghệ sĩ thường diễn đạt trong tác phẩm thị giác những yếu tố dường như tái tạo lại cuộc sống hiện thực. Cũng có khi tác phẩm được nâng cao hơn hiện thực, hoặc tưởng tượng, diễn tả theo một cách nhìn dữ dội, khác biệt. Kinh nghiệm quan sát và cách nhìn tinh tế góp phần phát triển khả năng thưởng thức nghệ thuật thị giác của mọi người trong xã hội. Cách nhìn là một lĩnh vực trí tuệ, phần lớn cái mà chúng ta nhìn thấy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SỰ TRUYỀN ĐẠT THỊ GIÁC TRONG MỸ THUẬT

  1. SỰ TRUYỀN ĐẠT THỊ GIÁC TRONG MỸ THUẬT
  2. Hầu hết dựa vào nhận thức và óc quan sát, các nghệ sĩ thường diễn đạt trong tác phẩm thị giác những yếu tố dường như tái tạo lại cuộc sống hiện thực. Cũng có khi tác phẩm được nâng cao hơn hiện thực, hoặc tưởng tượng, diễn tả theo một cách nhìn dữ dội, khác biệt. Kinh nghiệm quan sát và cách nhìn tinh tế góp phần phát triển khả năng thưởng thức nghệ thuật thị giác của mọi người trong xã hội. Cách nhìn là một lĩnh vực trí tuệ, phần lớn cái mà chúng ta nhìn thấy đã được lưu lại trong bộ nhớ của não. Mắt là cơ quan nhìn nhận ngoại biên, có khả năng thu nhận những thông tin mang tính thị giác như: hình dáng, kích thước, màu sắc và các chiều không gian. Khi mắt nhìn cảnh vật, hệ thần kinh dẫn các thông tin tới trung tâm não, tại đây có sự so sánh cực nhanh với tất cả những thông tin mà bộ nhớ của não đã ghi nhận để giải thích và hệ thống hóa các thông tin mới nhận được. Truyền đạt thị giác cần sử dụng ngôn ngữ có hiệu lực về những dữ liệu phục vụ thị giác, nó được hệ thống hóa và có dấu hiệu (code) như tất cả các ngôn ngữ khác. Hình dáng, không gian, đường nét, màu sắc, ánh sáng, đậm nhạt là những dấu hiệu mà hầu hết các nghệ sĩ sử dụng để diễn đạt trong tác phẩm. Sự diễn đạt, miêu tả xuất phát từ nhận thức tác động tới kinh nghiệm quan sát thực tế. Chính quan sát thực tế làm nên thói quen của thị giác và mang lại cho chúng ta nhận biết về các luật nhìn trong không gian và trong tác phẩm. Một số luật nhìn theo thói quen thị giác
  3. Khi nhìn bất cứ cái gì tức là chúng ta đã tác động tới những kích thích thị giác và tạo ra những hình ảnh chủ quan. Mọi người không phải ai cũng có cùng một tình cảm, cùng một khả năng đánh giá khi nhìn thấy một đồ vật hoặc một hình tượng. Nhiều nhà bác học đã khám phá ra trí não con người có xu hướng theo đuổi những “quy tắc” chính xác khi trí não đã hình thành một hình ảnh. Theo Maria Carla Prette và Alfonso De Giorgis có thể tóm tắt những “quy tắc” này bằng 5 luật sau: 1. Luật gần (loi de proximité) Cách sắp xếp các nét thẳng song song bằng nhau và cách đều ở H.1 cho thấy: khi nhìn tổng thể, từ những phần gần nhất so với những phần khác trong tranh đều cùng như một thành tố thống nhất. 2. Luật khép kín (loi de fermeture) Cũng hình trên, vẽ thêm các nét ngang để H.2 tạo thành ba hình vuông khép kín. Ba hình vuông này nhận thấy dễ dàng hơn so với hình tượng mở của các nét thẳng song song ở H.1 và có xu hướng thẳng hàng với các hình trên. Những hình tam giác, hình vuông và hình tròn mang dáng hình khép kín đơn giản, thống nhất, chúng dễ dàng nhận thấy được bằng mắt. 3. Luật cân bằng hoặc giống nhau (loi d’égalité ou de ressemblance)
  4. Những yếu tố cân bằng hoặc giống nhau về kích thước, hình khối, đường nét, khoảng cách... được nhận biết như một phần trong một bố cục chung. Trong H.3 có những điểm tròn giống nhau về kích thước, khoảng cách nhưng trái ngược bởi nhóm chấm đen và trắng; chúng được xếp cách đều và thẳng hàng tạo ra những đường ngang chấm đen và đường ngang chấm trắng. 4. Luật liên tục (loi de continuité) Từ một điểm, người ta có thể tiếp tục hướng nhìn và phát triển thành một số đường nét khác. Khi những hình dáng khác nhau giao nhau hoặc chồng lên nhau, chúng ta tiếp tục nhìn thấy các hình đó biến đổi. H.4 hình thành từ một hình tròn và một hình vuông có đường kính và một cạnh hình vuông bằng nhau chồng lên nhau. 5. Luật dáng hình đẹp (loi de bonne forme) Khi những hình khác nhau giao nhau tạo ra một hình mới có đặc điểm riêng, có khi không bao giờ lặp lại. Ví dụ: H. 4 là một hình vuông và một hình tròn giao nhau chồng lên nhau, H. 5 cũng là hai hình đó nhưng tách rời nhau một khoảng cách; hình H.4 và H. 5 không giống nhau. Năm hình minh họa trên chứng minh rõ cho 5 luật nhìn theo thói quen thị giác, từ đây, nhiều nghệ sĩ đã áp dụng và sáng tạo thêm nhiều yếu tố làm cho tác phẩm sinh động và độc đáo. Chúng ta có thể bắt gặp một hay vài quy luật trên trong các tác
  5. phẩm mỹ thuật của các nghệ sĩ tiền bối cũng như các nghệ sĩ đương đại như: Victor Vasarel, Theo Van Doesbur, Gino Severim...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0