Suy giáp (Phần 2)
lượt xem 27
download
Suy giáp (Phần 2) Những triệu chứng của suy giáp là gì? Triệu chứng của suy giáp thường nhẹ. Các triệu chứng thường không chuyên biệt (có nghĩa là nó giống những triệu chứng của những bịnh khác) và thường được góp phần với vấn đề tuổi tác. Những bịnh nhân suy giáp nhẹ thì không có triệu chứng. Những triệu chứng trở nên rõ rệt khi suy giáp càng tăng và phần lớn những than phiền liên quan đến chậm chuyển hoá của cơ thể. Những triệu chứng như sau: • Mệt. Trầm cảm. Tăng cân. Sợ lạnh. Buồn ngủ. Tóc thô và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Suy giáp (Phần 2)
- Suy giáp (Phần 2) Những triệu chứng của suy giáp là gì? Triệu chứng của suy giáp thường nhẹ. Các triệu chứng thường không chuyên biệt (có nghĩa là nó giống những triệu chứng của những bịnh khác) và thường được
- góp phần với vấn đề tuổi tác. Những bịnh nhân suy giáp nhẹ thì không có triệu chứng. Những triệu chứng trở nên rõ rệt khi suy giáp càng tăng và phần lớn những than phiền liên quan đến chậm chuyển hoá của cơ thể. Những triệu chứng như sau: • Mệt. • Trầm cảm. • Tăng cân. • Sợ lạnh. • Buồn ngủ. • Tóc thô và khô. • Táo bón. • Da khô. • Hay bị chuột rút. • Tăng cholesterol trong máu. • Giảm tập trung. • Phù chân. Khi bịnh trở nên nặng hơn thì có thể có phù quanh mắt, chậm nhịp tim, giảm thân nhiệt và suy tim. Trong hầu hết các trường hợp suy giáp được tìm thấy, suy giáp nặng có thể dẫn đến hôn mê (do phù niêm). Trong những người suy giáp nặng hôn mê
- do phù niêm thường được khởi phát do những bịnh nặng, phẫu thuật, stress hoặc chấn thương. Tình trạng này cần nhập viện ngay lập tức và được dùng hormone tuyến giáp bằng đường chích. Suy giáp được chẩn đoán có thể dễ dàng điều trị bằng hormone tuyến giáp thay thế. Nói cách khác suy giáp nếu không điều trị có thể dẫn đến tim lớn, suy tim tăng thêm, và tràn dịch màng phổi. Suy giáp được chẩn đoán như thế nào ? Suy giáp cần được nghi ngờ khi thấy bịnh nhân mệt, sợ lạnh, táo bón, da khô, bong vảy. Xét nghiệm máu là cần thiết để giúp chẩn đoán. Khi suy giáp xuất hiện, hormone tuyến giáp được đo trực tiếp và thường giảm. Tuy nhiên suy giáp ở giai đoạn sớm thì T3, T4 có thể bình thường . Phương pháp chính để phát hiện cường giáp là đo TSH. Giai đoạn sớm thì TSH được tiết ra bởi tuyến yên. Nếu giảm hormone tuyến giáp xảy ra thì tuyến yên sẽ tăng tiết TSH để tăng kích thích tuyến giáp tăng sản xuất hormone. Ðiều này làm tăng TSH nhưng vẫn giảm hormone tuyến giáp qua nhiều tháng hoặc nhiều năm. Như thế đo TSH sẽ cao trong những trường hợp suy giáp. Tuy nhiên có một ngoại lệ là nếu giảm hormone tuyến giáp do khiếm khuyết ở tuyến yên hoặc vùng hạ đồi, mức TSH sẽ giảm một cách bất thường. Như đã được đánh giá ở trên thì bịnh này được xem là suy giáp cấp II(secondary), cấp III (tertiary). Test chuyên biệt - TRH có thể giúp phân biệt bịnh được gây ra bởi tuyến yên hay vùng hạ đồi. Test này yêu cầu chích hormone TRH và được thực hiện bởi chuyên gia nội tiết.
- Xét nghiệm máu như trên có thể giúp chẩn đoán suy giáp nhưng không chỉ ra nguyên nhân. Sự kết hợp bịnh sử, lâm sàng, xét nghiệm kháng thể như trên cộng với chụp cắt lớp tuyến giáp giúp chẩn đoán bịnh của tuyến giáp rõ ràng hơn. Nếu nghi ngờ do nguyên nhân tuyến yên hoặc vùng hạ đồi thì MRI não và những xét nghiệm khác cần làm thêm. Những xét nghiệm làm thêm này được làm tùy từng trường hợp cụ thể. Suy giáp được điều trị ra sao? Ðiều trị suy giáp phải lâu dài. Trước khi dùng levothyroxin tổng hợp (T4) có thể dùng những viên thyroid sấy khô. Những viên này thu được từ tuyến giáp của thú. Hiện tại T4 tổng hợp tinh khiết có thể sử dụng rộng rãi. Vì không có lý do gì để dùng những tinh chất này từ tuyến giáp đông khô. Như đã nói ở trên những hormone của tuyến giáp hoặc động vật thật sự là T3. Thế thì tại sao bác sĩ lại chọn T4 để điều trị ? T3 (cytomel) thì có thể dùng và có chỉ định nào đó cho việc sử dụng nó. Tuy nhiên phần lớn bịnh nhân dùng T4 tổng hợp (levoxyl, syndroid) thì thích hợp hơn. Ðiều này làm hormone tuyến giáp ổn định hơn và chỉ cần dùng một lần trong ngày, trong khi T3 thì hoạt động ngắn hơn nhiều và cần dùng nhiều lần trong ngày. Trong phần lớn bịnh nhân thì T4 tổng hợp sẽ sẵn sàng và đều đặn biến đổi thành T3 tự nhiên trong máu và sự biến đổi này được điều hòa thích hợp bởi mô cơ thể. Liều trung bình T4 được dùng là khoảng 1,6 microgam/kg cân nặng /ngày. Xấp xỉ khoảng 100 - 150 microgam /ngày. Trẻ em cần liều lớn hơn. Ở những người trẻ khoẻ khởi đầu nên dùng liều thyroid đầy đủ. Nhưng trong những bịnh nhân có bịnh tim trước đó thì liều này có thể làm tăng thêm bịnh tim. Những người già mà không
- biết bịnh tim tồn tại trước thì liều như trên có thể dẫn đến bịnh tim không hồi phục dẫn đến đau ngực hoặc sốc tim. Vì lý do đó nên bịnh nhân với tiền sử bịnh tim hoặc nghi ngờ có bịnh thì liều khởi đầu nên là 25mg hoặc ít hơn sau đó tăng dần mỗi sáu tuần. Ðiều lý tưởng là T4 nên được dùng vào buổi sáng, 30 phút trước khi ăn. Những thuốc khác có chứa sắt, antacid nên được tránh vì chúng gây giảm hấp thu thuốc. Ðiều trị suy giáp được theo dõi mỗi 6 tuần cho đến khi ổn định. Suốt thời gian này thì cần theo dõi TSH để xác định lượng hormone thay thế đã dùng đủ chưa. Ðiều trị phải làm sao duy trì TSH ở mức bình thường. Tùy phòng xét nghiệm thì TSH có thể thay đổi nhưng giá trị bình thường dao động 0,5 - 5 µIU/ml. Một khi đã ổn định thì TSH có thể kiểm tra mỗi năm. Ðiều trị thái quá thyroid có thể có hại và có thể gây ra tăng nhịp tim và huyết áp và cũng gây ra loãng xương. Mọi cố gắng điều trị là làm sao giữ cho TSH trong giới hạn bình thường. Suy giáp tiềm ẩn là gì ? Suy giáp tiềm ẩn là tình trạng mà bịnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Những bịnh nhân này cũng có lượng hormone tuyến giáp bình thường trong máu. Bất thường duy nhất là tăng TSH trong máu lúc làm việc. Ðiều này nói lên tuyến yên đang làm việc mạnh mẽ hơn để duy trì mức hormone tuyến giáp trong máu bình thường và tuyến giáp đòi hỏi sự kích thích từ tuyến yên để tạo đủ lượng hormone cần thiết. Phần lớn những bịnh nhân này sẽ có thể tiến triển thành suy giáp thật sự, đặc biệt là khi TSH trên một mức nào đó.
- Trong khi còn nhiều bàn cãi thì nhiều chuyên gia nội tiết sẽ điều trị những bịnh nhân như thế đặc biệt khi họ có cholesterol trong máu cao. Những bất thường của cholesterol có khả năng cải thiện khi điều trị bằng hormone tuyến giáp. Nếu cholesterol bình thường thì chỉ cần theo dõi mà không cần điều trị và xét nghiệm TSH, hormone tuyến giáp mỗi 4 - 6 tháng để xem có xuất hiện suy giáp hay không. Những cách đánh giá này là có suy luận và bịnh nhân nên được động viên để nói với bác sĩ những liên quan và ý thích đặc biệt. Ðiều gì là tốt nhất đối với bạn ? Nếu bạn thấy có những yếu tố liên quan đến suy giáp bạn nên nói những triệu chứng của bạn cho bác sĩ. Xét nghiệm máu là bước đầu tiên cần làm để chẩn đoán. Từ đó bạn và bác sĩ của bạn sẽ quyết định những bước kế tiếp. Nếu điều trị được đưa ra, thì điều quan trọng là bạn hãy để cho bác sĩ của bạn biết những gì liên quan hoặc những thắc mắc về bịnh của mình. Hãy nhớ rằng bịnh tuyến giáp là rất bình thường và điều may mắn là suy giáp dễ dàng được mô tả và điều trị. Tóm lược về suy giáp Suy giáp liên quan đến đến bất kỳ tình trạng nào mà hormone tuyến giáp sản xuất dưới mức bình thường. Có nhiều rối loạn liên quan đến suy giáp. Tuyến giáp được điều khiển bởi tuyến khác trong não gọi là tuyến yên. Suy giáp là bệnh khá thường gặp. Triệu chứng của suy giáp thì không đặc trưng.
- Xét nghiệm máu là cần thiết để xác định chẩn đoán. Ngoại trừ những tình trạng nào đó thì điều trị suy giáp cần uống thuốc trong thời gian dài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Suy tuyến yên (Phần 2)
6 p | 150 | 27
-
Giáo trình Nhi khoa (Tập 3: Nhi tim mạch - Khớp - Thận - Tiết niệu - Huyết học - Nội tiết): Phần 2
71 p | 91 | 23
-
Giáo trình Nội tiết cơ bản (giáo trình đào tạo sau đại học): Phần 2
79 p | 136 | 20
-
Giáo trình Bệnh học nội khoa (Tập 2: Bệnh khớp - Nội tiết): Phần 2
104 p | 120 | 18
-
Bệnh học nội khoa (Tập 2): Phần 2 - GS.TS. Ngô Quý Châu
338 p | 74 | 16
-
Đại cương Suy tuyến yên (Phần 2)
7 p | 125 | 16
-
Giáo trình bệnh học 2 (Phần 16)
27 p | 98 | 13
-
BỆNH BASEDOW (PHẦN 2)
23 p | 106 | 13
-
SUY THẬN MẠN (PHẦN 2)
18 p | 85 | 8
-
BỆNH TUYẾN YÊN – PHẦN 2 (Diseases of the pituitary)
24 p | 55 | 6
-
Chẩn đoán và điều trị các bệnh nội tiết cơ bản: Phần 2
79 p | 21 | 4
-
BỆNH VIÊM TUYẾN GIÁP – PHẦN 2 (Thyroiditis)
10 p | 74 | 4
-
BASEDOW (Phần 2)
13 p | 86 | 3
-
Bài giảng Nhi khoa (Tập 2): Phần 2 (Chương trình đại học)
268 p | 6 | 3
-
Thực trạng suy giáp ở người bệnh đái tháo đường type 2 cao tuổi
4 p | 10 | 3
-
Nghiên cứu bệnh học nội khoa (Tập 2): Phần 2
338 p | 8 | 2
-
Nghiên cứu Nhi khoa (Tập 2): Phần 2
268 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn