intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác dụng không mong muốn của fluoroquinolon

Chia sẻ: Hoachuong_1 Hoachuong_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

91
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(SKDS) - Nhóm kháng sinh fluoroquinolon (FQ) ức chế enzym ngăn chăn sự tổng hợp DNA nhiễm sắc thể (chromosome) của vi khuẩn, từ đó làm cho vi khuẩn không thể phân chia, sao chép, sửa chữa, tái tạo DNA, nên không phát triển được. Do cơ chế này, FQ có phổ kháng khuẩn rất rộng trên cả vi khuẩn Gram dương (+) và Gram âm (-), được chỉ định trong nhiều bệnh. Tuy nhiên, chúng cũng có một số tác dụng không mong muốn cần lưu ý: Gây bội nhiễm: Như các kháng sinh phổ rộng khác, dù FQ có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác dụng không mong muốn của fluoroquinolon

  1. Tác dụng không mong muốn của fluoroquinolon
  2. (SKDS) - Nhóm kháng sinh fluoroquinolon (FQ) ức chế enzym ngăn chăn sự tổng hợp DNA nhiễm sắc thể (chromosome) của vi khuẩn, từ đó làm cho vi khuẩn không thể phân chia, sao chép, sửa chữa, tái tạo DNA, nên không phát triển được. Do cơ chế này, FQ có phổ kháng khuẩn rất rộng trên cả vi khuẩn Gram dương (+) và Gram âm (-), được chỉ định trong nhiều bệnh. Tuy nhiên, chúng cũng có một số tác dụng không mong muốn cần lưu ý: Gây bội nhiễm: Như các kháng sinh phổ rộng khác, dù FQ có phổ kháng khuẩn rất rộng song cũng không thể tiêu diệt hết mọi vi khuẩn. Khi dùng kéo dài, những vi khuẩn không bị hay bị tác dụng yếu của FQ sẽ không bị diệt, quen dần với kháng sinh, sinh ra các chủng kháng thuốc, làm xuất hiện tình trạng bội nhiễm các vi khuẩn này. Do vậy chỉ dùng FQ trong hạn định cho phép (thường 10-14 ngày), nếu bệnh không cải thiện, cần khám lại, thay thuốc, không tự ý tăng liều, tăng thời gian dùng. Mặt khác, nhìn chung FQ có tác dụng trên cả vi khuẩn Gram dương (+) và Gram âm (-), nhưng mỗi loại chỉ có tính đặc hiệu với một số chủng nhất định. Chẳng hạn, ciprofloxacin kém hiệu quả trên Strerptococcus pneumoniae, Haemophilus infuenzae nên không được chỉ định trong viêm phổi mắc phải cộng đồng, trong khi levofloxacin, một FQ cùng thế hệ lại có tác dụng mạnh trên hai vi khuẩn này nên được chọn lựa. Nếu không đi sâu vào tính kháng khuẩn cụ thể từng loại thì rất dễ dẫn đến dùng không đúng, làm tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn.
  3. Chỉ dùng FQ khi đơợc bác sĩ kê đơn tránh những tác dụng không mong muốn. Trên thần kinh: FQ gây lú lẫn, bứt rứt, chóng mặt, nhức đầu, ảo giác đặc biệt là làm hạ ngưỡng động kinh dễ gây co giật. Vì vậy, không dùng cho người bị bệnh thần kinh đặc biệt là với người động kinh. FQ gây viêm, đứt gân Achille, làm trầm trọng thêm bệnh nhược cơ, tần suất thay đổi theo từng loại. Năm 2011, FDA yêu cầu nhà sản xuất ciprofloxacin, levofloxacin phải ghi hộp đen cảnh báo về điều này lên tờ thông tin kèm theo của thuốc. Trên xương khớp: FQ gây thoái hóa sụn ở các khớp chịu lực của động vật non, nên quy định không dùng cho trẻ dưới 15 tuổi. Trong 10 năm gần đây, vì không ghi nhận được tình trạng FQ gây hại xương cho trẻ trưởng thành
  4. trên lâm sàng nên nhiều thầy thuốc vẫn dùng FQ cho trẻ em. Phác đồ chữa tiêu chảy cấp do Shigella của Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho dùng ciprofloxacin, xếp vào chọn lựa hàng đầu, hai thuốc còn lại ceftriaxon, pivmecillnam xếp hàng thứ hai. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu sâu rộng để đưa ra kết luận chính thức. Năm 2011, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) vẫn giữ nguyên quy định không dùng FQ cho trẻ em, trừ hai trường hợp ngoại lệ là nhiễm khuẩn đường hô hấp do hít phải vi khẩn gây bênh than và nhiễm khuẩn đường tiết niệu (viêm bể thận do E.coli). Do vậy, với trẻ em dưới 15 tuổi chỉ nên dùng FQ khi thật cần thiết (các kháng sinh khác không đáp ứng), chỉ nên dùng liều vừa đủ có hiệu lực, trong thời gian ngắn. Trên thận, gan, máu: FQ có thể gây viêm gan, suy thận, gây thiếu máu tán huyết người thiếu enzym G6PD. Cần thận trọng với các đối tượng này, nên tránh dùng khi các đối tượng này có bệnh ở mức nặng. Trên người có thai và cho con bú: Trên động vật, FQ có bằng chứng gây hại thai.Trên người, FQ có tiết vào rau thai nhưng chưa có bằng chứng gây hại thai. FQ tiết vào sữa mẹ nhưng cũng chưa ghi nhận được tác hại với trẻ bú. Vì thông tin chưa đầy đủ và còn lo ngại FQ gây hại xương cho thai và trẻ bú nên không dùng FQ cho người mang thai, người cho con bú.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0