intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

242
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cổ phần hóa ở Việt Nam được thực hiện theo đường lối thử và sửa (try and error). Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 143/HĐBT ngày 10 tháng 5 năm 1990 lựa chọn một số doanh nghiệp nhỏ và vừa để thử chuyển đổi thành công ty cổ phần. Kết quả là có 2 doanh nghiệp trong năm 1990-1991 được cổ phần hóa. Năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lại ra Quyết định số 202 ngày 8 tháng 6 năm 1992 yêu cầu mỗi bộ ngành trung ương và mỗi tỉnh thành chọn ra từ 1-2 doanh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP

  1. CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP LỚP N2 - NHÓM 3 - K42THKT I. Khái quát quá trình CPH ở Việt Nam CPH ở Việt Nam là quá trình chuyển đối từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (DNNN) thành doanh nghiệp cổ phần. 1. Giai đoạn thí điểm rụt rè Cổ phần hóa ở Việt Nam được thực hiện theo đường lối th ử và sửa (try and error). Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính ph ủ) ra Quyết định số 143/HĐBT ngày 10 tháng 5 năm 1990 lựa chọn một số doanh nghiệp nhỏ và vừa để thử chuyển đổi thành công ty c ổ ph ần. Kết quả là có 2 doanh nghiệp trong năm 1990-1991 được cổ phần hóa. Năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lại ra Quyết định số 202 ngày 8 tháng 6 năm 1992 yêu cầu mỗi bộ ngành trung ương và mỗi tỉnh thành chọn ra từ 1-2 doanh nghiệp nhà nước để thử cổ phần hóa. Kết quả là đến tháng 4 năm 1996, có 3 doanh nghiệp nhà n ước do trung ương quản lý và 2 doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý đ ược cổ phần hóa. Trừ Công ty dịch vụ vận tải mà Nhà nước ch ỉ còn giữ 18% tổng số cổ phần, 4 công ty khác Nhà nước đều giữ khoảng 30% tổng số cổ phần. Các nhà đầu tư bên ngoài chỉ mua được cao nhất là gần 35% tổng số cổ phần trong trường hợp Công ty cổ phần Giày Hiệp An, còn lại đều ở khoảng 20% 2. Giai đoạn thí điểm mở rộng Từ kinh nghiệm của 7 trường hợp cổ phần hóa nói trên, năm 1996 Chính phủ quyết định tiến hành thử cổ phần hóa ở quy mô rộng hơn. Nghị định 28/CP được Chính phủ ban hành ngày 7 tháng 5 năm 1996 yêu cầu các bộ, ngành trung ương và các chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập danh sách doanh nghiệp nhà nước do mình quản lý sẽ được cổ phần hóa cho đến năm 1997. Tinh th ần của Ngh ị đ ịnh 28/CP là chọn những doanh nghiệp mà Nhà nước thấy không còn cần thiết phải nắm giữ 100% vốn nữa làm đối tượng. Nghị định số 25/CP ngày 26 tháng 3 năm 1997 của Chính ph ủ cho phép các lãnh đ ạo b ộ, ngành, địa phương có thêm quyền hạn trong việc tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp được chọn làm thử. Theo đó, đối với doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống thì lãnh đạo bộ, ngành, địa phương có quyền tự tổ chức thực hiện cổ phần hóa trên cơ sở Nghị định số 28/CP.
  2. CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP LỚP N2 - NHÓM 3 - K42THKT Kết quả của giai đoạn thí điểm cổ phần hóa mở rộng này là có 25 doanh nghiệp nhà nước đã được chuyển thành công ty cổ phần. 3. Giai đoạn đẩy mạnh Sau hai giai đoạn cổ phần hóa thí điểm trên, Chính phủ Việt Nam quyết định chính thức thực hiện chương trình cổ phần hóa. Ngày 29 tháng 6 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP về chuy ển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Nghị định này quy định rằng đối với cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp được chuyển đổi nhưng Nhà nước vẫn muốn nắm quyền chi phối, cá nhân không được phép mua quá 5% và pháp nhân không được phép mua quá 10%. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm quy ền chi phối, cá nhân được phép mua tới 10% và pháp nhân được phép mua t ới 20% tổng cổ phần phát hành lần đầu. Riêng đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước hoàn toàn không còn muốn sở hữu, cá nhân và pháp nhân được phép mua không hạn chế. Tiền thu được từ bán cổ ph ần s ẽ được sử dụng để đào tạo lại lao động, sắp xếp việc làm cho lao động d ư thừa, bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước khác. Sau khi Nghị định 44/1998/NĐ-CP được áp dụng cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2001, có 548 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. 4. Giai đoạn tiến hành ồ ạt Tháng 8 năm 2001, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX họp về doanh nghiệp nhà nước và ra nghị quyết của Trung ương Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Để triển khai Ngh ị quyết trung ương này, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 04/2002/CT- TTg ngày 08 tháng 02 năm 2002 về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, và Chính ph ủ ra Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Các văn ki ện pháp lý này đã mở ra một giai đoạn mới của cổ phần hóa - giai đo ạn ti ến hành ồ ạ t. Theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP có một số hình th ức cổ ph ần hóa sau: 1. Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn. 2. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. 3. Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
  3. CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP LỚP N2 - NHÓM 3 - K42THKT 4. Thực hiện các hình thức 2 hoặc 3 kết h ợp với phát hành c ổ phi ếu thu hút thêm vốn. Đối với cổ phần phát hành lần đầu, các nhà đầu tư trong nước được phép mua không hạn chế. Các nhà đầu tư nước ngoài không đ ược phép mua quá 30%. Tháng 1 năm 2004, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX họp phiên thứ IX, tại đó có th ảo lu ận và quy ết đ ịnh đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Cuối năm 2004, Chính phủ ra Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, theo đó cả các công ty thành viên của các tổng công ty nhà nước và ngay cả chính tổng công ty nhà nước nào mà Nhà nước không muốn chi phối đều có thể trở thành đối tượng cổ phần hóa. Điểm mới quan trọng nữa trong Nghị định này là quy định việc bán cổ phần lần đầu phải được thực hiện bằng hình th ức đấu giá t ại các trung tâm giao dịch chứng khoán nếu là công ty có số vốn trên 10 tỷ đ ồng, t ại các trung tâm tài chính nếu là công ty có số vốn trên 1 tỷ đồng, và tại công ty nếu công ty có số vốn không quá 1 t ỷ đ ồng. Bán đ ấu giá khi ến cho giá cổ phiếu phát hành lần đầu của nhiều công ty nhà nước được đẩy vọt lên, đem lại những nguồn thu rất lớn cho Nhà n ước. Ch ẳng hạn, đợt đấu giá cổ phần của 5 công ty nhà nước đ ược c ổ ph ần hóa là Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm, Nhà máy thiết bị bưu điện, Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, Công ty điện lực Khánh Hòa, Công ty sữa Việt Nam, Nhà nước đã thu vượt dự ki ến 450 t ỷ đ ồng. Mặt khác, bán đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa còn trở thành một động lực cho sự phát triển của thị trường cổ phiếu niêm yết ở Việt Nam. Trong số 30 công ty niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao d ịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 31 tháng 10 năm 2005, có 29 công ty là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Quá trình cổ phần hóa kiểu này đến 2008, đã thực hiện ở kho ảng trên 3.000 doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ được cổ phần hóa. Còn khoảng 2.000 doanh nghiệp nhà nước vừa và lớn như BIDV, Vietinbank, VMS-MobiFone, Vinaphone... dự trù sẽ cổ phần hóa đến năm 2010. Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định quyết tâm cổ phần hóa các trường đại học. Các cơ sở giáo dục ở Việt Nam muốn tránh nguy c ơ b ị biến dạng do đưa các hoạt động giáo dục thành các dịch vụ đơn thu ần, mang nặng tính thương mại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến s ứ m ệnh và mục tiêu của trường nên sẽ có quá trình tách bạch và phân định rõ các bộ phận thương mại hay phi thương mại hóa.
  4. CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP LỚP N2 - NHÓM 3 - K42THKT Các ngành như thể thao vốn chưa từng biết đến cổ phần hóa cũng đã bắt đầu quá trình này, song song với việc ra đời m ột lo ạt các c ơ s ở th ể thao cố phần hay tư nhân từ đầu. Theo kế hoạch, chương trình cổ phần hóa sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2010. HÌNH 1, Tốc độ CPH
  5. CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP LỚP N2 - NHÓM 3 - K42THKT ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỔ PHẦN HÓA ĐẾN HOẠT II. ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NÓI CHUNG . Ở đây chúng ta chỉ xét tới các mặt được và chưa được của các doanh nghiệp nhà nước nhỏ và vừa được cổ phần hóa. ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC 1. Đổi mới cung cách lãnh đạo; vai trò của giám đốc giờ đây không • phải là quyền lực nữa, mà giờ đây chỉ đơn thuần là m ột ch ức danh, nhân sự cấp cao của doanh nghiệp, có thể được thay đổi b ất kỳ lúc nào tùy thuộc vào năng lực làm việc của họ. Đổi mới Phương pháp quản trị; Quản trị khoa học, không hành • chính, mệnh lệnh, giảm tình trạng hối lộ, mua chức, bán quy ền trong DN. Khi CPH DN có cơ hội tiếp xúc với các đối tác chi ến l ực có tiềm lực về quản lý và công nghệ, nhờ đó có thể áp d ụng phương pháp quản lý tiên tiến vào việc quản lý hoạt đ ộng sản xu ất kinh doanh của DN (Đơn giản, gọn nhẹ, hiệu quả). Cơ ch ế quản lý năng động sáng tạo sẽ thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tăng thu nhập của người lao động, tạo ra ngày càng nhiều giá trị sản phẩm đóng góp cho nền kinh tế,… Đổi mới tư duy kinh tế, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - DN và • người lao động, Như trước đây, tư duy kinh tế bao cấp, xin cho, lời lỗ nhà nước đều chịu, không có ràng buộc trách nhiệm rõ ràng và quyền lợi của người lao động trong DN chưa được đảm bảo, nay chuyển sang tư duy kinh tế thị trường, tự chủ, gắn chặt quyền lợi của nhân viên vào DN. Gắn liền quyền lợi của tập thể (người lao động) vào hoạt động • của DN (bán cổ phần cho người LĐ). Tạo động lực cống hiến cho DN (vì lợi ích của thành viên gắn liền với sự sống còn c ủa DN). Tạo điều kiện pháp lý và vật chất để người lao động nâng cao vai trò người làm chủ trong dn. Ngoài ra trong CPH còn có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong doanh nghiệp tạo nên 1 s ự năng động, nhanh nhạy trong sx kinh doanh.
  6. CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP LỚP N2 - NHÓM 3 - K42THKT Doanh nghiệp chỉ phải thực hiện 1 mục tiêu cơ bản là SXKD , tối • đa hóa lợi nhuận. Trước đây, các doanh nghiệp nhà nước, với sứ mệnh là doanh nghiệp tiên phong, dẩn đầu trong các ngành m ới, các ngành thiết yếu sinh ít lợi nhuận, theo đó các DNNN phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn nhà nước, làm theo chỉ tiêu kinh tế xã hội mà nhà nước đề ra, (VD như cấp thoát nước, điện lực, thủy điện…), lợi nhuận hầu thấp, nhà nước bù lỗ thường xuyên. Tự chủ trong SXKD, Lời ăn lỗ chịu (không còn các hình thức như • khoanh nợ, giản nợ, chuyển vốn vay thành vốn nhà nước đầu tư… DN phải tự đứng trên đôi chân của mình) Giá trị thương hiệu sẽ là 1 lợi thế cạnh tranh cao…. Nhất là trong • việc bán cổ phần ra công chúng (giá trị cổ phiếu gia tăng) và SXKD sẽ gặp nhiều thuận lợi sau CPH. (Nếu DNNN trước đây có uy tín làm ăn có lãi, thì sẽ có lợi thế rất lớn trong việc thu hút đầu tư và mở rộng sx kinh doanh) HÌNH 2; Tỷ lệ nắm giữ cổ phần TB Tận dụng các mối quan hệ kinh tế của các cổ đông, (Mối quan h ệ • cũng là một nguồn lực của doanh nghiệp) mà trước đến nay DN nhà nước ko có, từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh trong và ngoài nước. Như là Tín dụng (Quan hệ tốt với Ngân hàng, từ đó có th ể ti ếp c ận được nguồn vốn có chi phí cạnh tranh), Nhờ các mối quan h ệ làm ăn của các cổ đông mà vấn đề đầu vào đầu ra được giải quyết đễ
  7. CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP LỚP N2 - NHÓM 3 - K42THKT dàng hơn. Việc tìm kiếm trung gian, đối tác cũng trở nên dễ dàng hơn khi có sự tham gia tích cực của các cổ đông (đồng s ở h ữu) c ủa công ty. DN mới CPH được nhà nước giảm thuế 2 năm đầu. Đó cũng là • một tác nhân tạo ra sự hấp dẩn của cổ phiếu của cty mới CPH, (vì chi phí sẽ giảm, nên LN sẽ tăng,…) Tăng vốn kinh doanh, huy động được các nguồn lực từ bên ngoài, • đó cũng là một đặc điểm của cổ phần hóa nước ta (4 phương thức CPH DN) Giảm phụ thuộc vào nhà nước; khi DNNN trước đây, khi cần mở • rộng sx kinh doanh phải xin vốn từ nhà nước, sẽ có một dãy dài các thủ tục cần xem xét, qua nhiều bộ ngành nên sẽ có 1 sự chậm trễ, sẽ làm chậm trễ các quyết định kinh doanh cũng như cơ hội KD của DN, giờ đây chỉ cần họp hội đồng cổ đông ( với vấn đề lớn) là có thể giải quyết dứt điểm, nhanh gọn vấn đề nãy sinh cũng nh ư cơ hội trước mắt. Tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường, nhờ việc tận dụng có hiệu • quả các nguồn lực sẳn có cũng như huy động thêm trong CPH mà DN sẽ có sức cạnh tranh cao hơn so với trước đây Tăng khả năng liên kết, liên doanh trong doanh nghiệp, từ đó có • thể kết hợp cùng đối tác nhằm tạo ra lợi ích cho DN- NĐT. Tình hính SXKD Của các DN CPH trên 1 năm Hình 3
  8. CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP LỚP N2 - NHÓM 3 - K42THKT TỒN TẠI: 2. Chưa có 1 sân chơi bình đẳng cho mọi DN thuộc mọi thành ph ần • kinh tế; Do viêc đối xử còn chưa công bằng giữa DN quốc doanh và ngoài Quốc doanh (Cty cổ phần hóa), nên trong việc tiếp cận vốn còn gặp 1 số khó khăn, nhất là trong thời kỳ nh ạy c ảm,… (Do gi ảm lòng tin về DN trước và sau khi chuyển đổi, ko còn sự bảo đảm của các ưu đãi tài chính như khoanh nợ, giản nợ, xóa nợ, chuy ển vốn vay thành vốn nhà nước đầu tư… ko còn sau CPH), Sau CPH tỷ trọng vay vốn từ Ngân hàng thương mại Nhà nước đã giảm đáng kể bởi có sự khác biệt trong điều kiện về tín dụng, thế chấp, cầm cố tài sản và lòng tin khi cho vay của ngân hàng với DN trước và sau CPH. Trong Lĩnh vực thuế, cách tính thuế đối với 1 số tài sản của dn nhà nước và dn CPH chứa đựng những bất hợp lý,… Chẳng hạn, nếu tài sản được chuyển giao khi còn là doanh nghiệp nhà nước thì không bị tính thuế trước bạ, nhưng sau khi doanh nghiệp đã cổ phần hóa thì phải chịu thuế này… Ngoài ra, hệ thống chính sách, pháp luật còn chưa thực sự đối xử công bằng với DNNN và DN ngoài quốc doanh. • Việc sử dụng đất, mặt bằng sản xuất kinh doanh còn nhiều bất cập ,.. trước CPH hầu hết các dây chuyền sản xuất chính hoặc các tài sản lớn đều do tổng công ty đứng tên sở hữu, nhưng khi CPH việc chuyển giao đăng ký chưa dứt điểm gây ra tình trạng quy ền sở h ữu tài sản không rõ ràng. Tạo ra sự thiếu rõ ràng trong quyền sử dụng đất, cũng như các nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất trước khi đk công ty CP  điều này khiến dn khó khăn trong việc góp vốn kinh doanh, khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng, xây d ựng c ơ s ở hạ tầng,…,. Do đó, khi DN muốn triển khai mở rộng, liên doanh, hợp tác kinh doanh sẽ gặp khó khăn. • Bất cập giữa mối quan hệ: cơ quan chủ quản, h ội đồng quản trị, giám đốc,…Còn lúng túng trong việc phân định rõ vai trò ch ức năng của người đại diện vốn nhà nước trong dn,…  hạn chế tính năng hoạt động, gây cản trở trong việc quản trị trong công ty. • DN CPH phần lớn chỉ mới tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng Lợi nhuận. Chưa chú trọng đến việc đổi mới SP, gia tăng th ị ph ần, mở rộng SXKD…
  9. CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP LỚP N2 - NHÓM 3 - K42THKT Nhiều công ty cổ phần chưa có sự đổi mới thực sự trong quản trị • công ty; phương pháp quản lý, lề lối làm việc, tư duy quản lý vẫn còn như doanh nghiệp nhà nước. Hạn chế này rõ nhất là ở những doanh nghiệp mà Nhà nước còn giữ cố phần chi phối, ban lãnh đạo của doanh nghiệp đều tư doanh nghiệp nhà nước trước đó chuyển sang. (Hình 4) Còn hiện tượng chiếm dụng vốn nhà nước sau cổ phần hóa, (Ph ần • lơn từ thặng dư bán cổ phần lần đầu). Một số khó khăn của CBCNV trong việc tiếp cận cổ phiếu ưu đãi • của công ty. Do khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, giá của cổ phiếu thường tăng rất cao. Ngoài ra, một số CBCNV được quyền mua CP ưu đãi lại bán quyền được mua của mình cho ng ười khác, do đó sẽ làm mất đi dụng ý của nhà nước về ưu đãi cho cán bộ trong việc mua CP để cống hiến nhiều hơn cho tổ chức. Trong một số công ty cổ phần, người lao động - cổ đông do nhận • thức chưa đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình, ph ần do sự hi ểu biết pháp luật về công ty cổ phần còn hạn chế, nên có nơi quy ền làm chủ chưa được phát huy, ngược lại có nơi lạm quy định của pháp luật gây khó khăn cho công tác quản lý c ủa Hội đ ồng qu ản tr ị, sự điều hành của giám đốc. Nhiều nội dung của cơ ch ế, chính sách quản lý công ty cổ phần như: chính sách tiền lương, ti ền th ưởng … vẫn còn áp dụng như doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra Việc người lao động trong một số doanh nghiệp bán bớt cổ phần ưu đãi sau khi mua đã làm giảm tác dụng của chính sách khuyến khích người lao động có cổ phần trong doanh nghiệp cổ phần hóa.. Nhiều doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn nhà n ước • hiện có trong dn và phần vốn vay NH, ….vì ph ần vốn huy động qua phát hành nhỏ bé (khoảng 15%) nên thực sự ko thu hút được các nhà đầu tư chiến lược,… (Hình 2)
  10. CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP LỚP N2 - NHÓM 3 - K42THKT Hình 4 Phân tích tình hình kinh doanh của Vinaconex III. VINACONEX : Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư xây  dựng Việt Nam, là một tổng công ty lớn kinh doanh đa lĩnh vực đa ngành nghề… Được thành lập ngày 27/09/1988 đến nay VINACONEX đã trở thành  một Tổng Công ty đa doanh hàng đầu trong ngành xây dựng, với ch ức năng chính là: Kinh doanh Bất động sản, Xây lắp, Tư vấn đ ầu t ư - thi ết kế - khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuât nhập khẩu thiết bị, vật tư ph ục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao động ra nước ngoài, và đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng hàng đầu nh ằm chuy ển đổi cơ cấu và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Ngày 1/12/2006, TCty VINACONEX chính thức chuyển sang hoạt động  theo mô hình TCty CP theo Luật DN.  Giá trị DN ngày 1/1/2005 đạt 3.300 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm 1000 tỷ đồng. Hình thức phát hành CP là giữ nguyên phần vốn góp nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu thu hút thêm vốn.
  11. CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP LỚP N2 - NHÓM 3 - K42THKT  Vinaconex phát hành 43 triệu CP chiếm 28.67% vốn điều lệ, mệnh giá 10.00 VNĐ/CP, và giá khởi điểm là 11.000 VNĐ / CP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SXKD (trước và sau CPH 12/2006) Trước CPH: Nhiều sai phạm trong kê khai tài chính.  Lấy ví dụ tại Tổng công ty, doanh thu năm 2003 chỉ hơn 3.700 tỷ đồng, năm 2004 chỉ có 3.900 tỷ đồng. Năm 2003 lãi hơn 400 tỷ đồng và năm 2004 lãi 132 tỷ đồng. Số nợ ngân sách cũ là 75 tỷ đồng. Trong khi đó, sản lượng tiếp tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nhất là vào các năm 2003-2004 doanh thu tăng từ trên 4000 tỷ lên trên 5500 tỷ, mà lợi nhuận lại giảm 1 cách trầm trọng Hình 6 Hình 5
  12. CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP LỚP N2 - NHÓM 3 - K42THKT Nguyên nhân xuất phát từ việc cơ cấu tổ chức cán bộ không hợp lý, có biểu hiện thâu tóm, tham quyền mà hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính của Vinaconex nhiều năm liền có kết quả rất thấp. - Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ Vinaconex (VISCO) lỗ suốt năm trước khi cổ phần hóa nhưng lập báo cáo là có lãi. Toàn Tổng Công ty có lúc sử dụng đến 1,5 vạn lao động hợp đồng và không nắm được tình hình số lao động ấy. Điều đó khiến quyền lợi người lao động không được đảm bảo. Trong khi đó, tại các đơn vị thành viên thì mua sắm vô tội vạ, vượt tiêu chuẩn cho phép, thậm chí nhiều khoản không được kê khai. Nhiều khoản chi thưởng, sinh nhật, hiếu h ỉ được kê vào giá thành kinh doanh, riêng năm 2003 là 580 triệu đồng, nhiều hơn mức lãi của cả Tổng Công ty.  Quản lý lộn xộn. Công tác quản lý cán bộ yếu kém, dẫn tới Tổng Công ty không thể quản lý, kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của 64 đơn vị đầu mối… dẫn tới các sự cố mất an toàn lao động nghiêm trọng tại Công ty CPXD số 10, Công trình kém chất lượng tại Công ty CPXD số 6, số 11; kinh doanh thua lỗ kéo dài tại Công ty CPXD số 10, số 4. Việc bố trí cán bộ của Tổng công ty nắm giữ các vị trí lãnh đạo tại các công ty thành viên gây khó khăn cho việc điều hành tại các công ty cổ phần, hạn chế quyền tự chủ của họ. SAU CPH  Về quản lý: • Tổ chức và hoạt động thay đổi 1 cách căn bản. • Sắp xếp lại bộ máy nhân sự (gọn nhẹ, hiệu quả), thu gọn các đơn vị thành viên…
  13. CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP LỚP N2 - NHÓM 3 - K42THKT • Phân chia lĩnh vực cho các đơn vị thành viên, tránh sự cạnh tranh trong nội bộ công ty. • Còn 1 số sai phạm ở một số đơn vị… Tổ chức và hoạt động của Vinaconex được thay đổi một cách căn b ản. Vinaconex trở thành tổ chức kinh tế đa sở hữu, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực ở trong và ngoài nước, được tổ chức và hoạt động theo hình th ức công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ là công ty c ổ ph ần Nhà n ước n ắm gi ữ cổ phần chi phối, hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Công ty m ẹ vừa trực tiếp sản xuất - kinh doanh, vừa thực hiện đầu tư vốn vào các công ty con và các doanh nghiệp khác. Sau CPH, Vinaconex tiến hành sắp xếp lại bộ máy tổ ch ức, nhân s ự t ại TCty và các đơn vị thành viên theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả. Mục tiêu c ủa TCty sẽ thu gọn các đơn vị thành viên từ trên 70 đơn vị hiện nay xuống còn khoảng 20 đơn vị vào năm 2012. Định hướng phân chia lĩnh vực hoạt động chủ yếu cho các đơn vị thành viên nhằm tránh sự cạnh tranh lẫn nhau và t ạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn Tcty. Phương thức quản lý, điều hành của TCty không ngừng được đổi mới, hoàn thiện, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của Tcty. Tuy nhiên: Công ty xây dựng số 4 chưa thể cổ phần hóa được do thua lỗ, tổng số lỗ đến ngày 30/9/2005 là hơn 63 tỷ đồng. Giám đốc, kế toán trưởng và một số cán bộ công ty đã lập hóa đơn chứng t ừ kh ống chi ếm đo ạt tài sản Nhà nước khoảng 8,9 tỷ đồng. Lãnh đạo công ty đã để các cá nhân quản lý thi công công trình tạm ứng vượt số tiền 11 tỷ đồng, cấp v ượt v ật t ư trị giá 2,5 tỷ đồng so với khối lượng ban đầu. Vinaconex còn sử dụng số tiền 1.082,9 tỷ đồng giá trị vốn nhà nước chưa xử lý tại thời điểm bàn giao sang công ty cổ phần Vinaconex JSC. Trong đó, có trên 810 tỷ đồng tiền thặng dư bán cổ phần lần đầu , 6,7 tỷ đồng vốn nhà nước còn lại doanh nghiệp , 73 tỷ đồng vốn Nhà nước bổ sung từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chuyển thành công ty cổ phần… Biết là trái các quy định về cổ phần hóa nhưng đến đầu tháng 12/2008, Vinaconex JSC vẫn chưa nộp vào ngân sách nhà nước kho ản ti ền trên. Hiệu quả SXKD.  Sau CPH, hoạt động của TCty và các đơn vị thành viên đã đạt k ết qu ả tốt ngay từ năm đầu tiên. Năm 2007, tổng sản lượng đạt 11.400 tỷ đồng;
  14. CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP LỚP N2 - NHÓM 3 - K42THKT doanh thu tăng 34%, đạt 7.046 tỷ đồng (Cty mẹ đạt 3.406 tỷ đồng); lợi nhuận tăng 30%, đạt 476 tỷ đồng (Cty mẹ đạt 275 tỷ đồng). Cổ tức tại Cty mẹ và các đơn vị thành viên đạt và vượt chỉ tiêu do Đại h ội đồng c ổ đông đ ề ra (12 - 18%). Năm 2008, Trong bối cảnh chung của kh ủng hoảng kt Hình gi ới th ế 7 kế hoạch, đạt sản lượng khoảng 14.000 tỷ đồng, doanh thu đạt kho ảng 9.400 tỷ đồng, lợi nhuận đạt khoảng 525 tỷ đồng (trong đó, Cty mẹ doanh thu đạt khoảng 3.633 tỷ đồng, lợi nhuận đạt khoảng 305 tỷ đồng)… Sau CPH Vinaconex JSC có vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng, trong đó cổ phần Nhà nước chiếm 63,35%, cổ phần của các cổ đông khác chi ếm 36,65% vốn điều lệ. So với trước CPH, vốn điều lệ Vinaconex tăng 50% lên 1.500 tỷ đồng, tạo cơ hội cho TCT tăng hoạt động đầu tư-kinh doanh. Cơ chế qu ản lý sau CPH chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao quyền tự chủ doanh nghiệp. Quan hệ trong nội bộ chuyển từ hành chính sang kinh tế. Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả. Người lao động với tư cách cổ đông bước đầu đã tích c ực tham gia vào hoạt động quản lý, phát triển thương hiệu Tổng công ty.
  15. Hình 8 CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP LỚP N2 - NHÓM 3 - K42THKT CPH đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của cty,… Hi ện nay Vinaconex JSC hướng tới thành lập một tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, hoạt động trong nhiều lĩnh vực: xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, các công trình thủy điện, đi ện nguyên t ử, các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội, khu đô th ị...; đầu t ư xây d ựng và kinh doanh bất động sản; khai thác, chế biến khoáng sản; quản lý và v ận hành các trung tâm thương mại, siêu thị, các khu đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất; kinh doanh xuất nhập khẩu, vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, dây chuyền công nghệ tự động hóa; đầu tư kinh doanh cổ phi ếu, trái phiếu... KẾT LUẬN CPH là 1 chủ trương lớn và đúng đắn của nhà nước trong thời kỳ đổi mới, có nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống người lao động và những vấn đề xã hội. Góp phần vào công cuộc Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2