intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu dẫn chương trình

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Vân | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

185
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ôn tập môn dẫn chương trình giúp sinh viên ngành báo chí hệ thống hóa, cũng cố kiến thức. Chúc các bạn thi tốt

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu dẫn chương trình

  1. ÔN TẬP MÔN DẪN CHƯƠNG TRÌNH Câu hỏi 1: Để thực hiện tốt một một bant tin PTTH, bạn cần phait thực hiện những điều gì? - Đọc tròn vành rõ chữ - Đọc trước văn bản nhiều lần ->Nắm rõ nội dung của bản tin->Giao tiếp sóng tốt - > làm chủ được bản tin, làm chủ tính logic của bản tin, nắm bắt được nhịp điệu-> xác định thái độ khi đọc bản tin. - Đọc trước những từ phát âm khó. Đọc từ, đọc cụm từ, đọc câu - Cần phải tự tin - Cần phải có đầy đủ sức khỏe Câu hỏi 2: Khi nhấn mạnh hay khẳng định một nội dung hay một quan điểm trên bản tin, bạn chọn cahcs thể hiện cận ngôn ngữ nào trong phát thanh? - Sử dụng khẩu ngữ, giao tiếp sóng để truyền đạt thông tin như nói với người nghe - Cường độ phải bám sát theo nội dung - Đọc to, rõ, chậm những điểm cần nhấn mạnh hay lưu ý - Nhấn vào từ hoặc cụm từ quan trọng - Thái độ dứt khoát,rõ rang - Trước nội dung chính cần có khoảng dừng - Nhấn mạnh và lên giọng - Đọc to hơn những câu trước - Diễn cảm hùng hồn Câu hỏi 3: khi nhấn mạnh hoặc khẳng định thông tin trên TH, MC cần chọn những phương tiện phi ngôn ngữ nào là phù hợp để dẫn bản tin? - Nét mặt thể hiện sự ngiêm túc, ánh mắt nghiêm túc - Mắt nhìn thẳng vào ống kính - Ngồi thẳng lưng - Gật đầu, nghiêng đầu theo phương thẳng đứng - Ánh mắt mở to hoặc nhắm ( khác với chớp mắt) để nhấn mạnh - Gật đầu nhẹ với các từ muốn nhấn mạnh Câu hỏi 4: Khi nào MC truyền hình được nhìn xuống và nhìn xuống như thế nào? - Khi đọc số liệu; tên họ; những công bố; nghị định quan trọng - Nhìn xuống một cách nhẹ nhàng, từ từ, không đột ngột - Đảm bảo hiệu quả trong một lần nhìn - Nhìn lướt qua những nội dung quên để nhớ được lâu - Nhìn đúng vào phần cần nói - Nhìn lướt ý chính của hai câu sắp đọc - Nhìn theo phương vuông góc với mặt bàn - Nắm thông tin để có sự hcuaanr bị cho câu tiếp theo - Khi đọc báo cáo thì nhìn xuống đọc cho hết câu, rõ ý - Không cúi xuống quá lâu Câu hỏi 5: Khi đọc vấp, sai, nói líu lưỡi thì phải xử lý ntn? - Đối với tên riêng, số liệu, chức vụ: Đọc sai -> xin phép đọc lại : Đọc vấp ( khựng lại giữa câu làm sai nghĩa hoặc vấp từ) -> đọc lại : Đọc líu lưỡi: Xin phép đọc lại
  2. Câu hỏi 6: Khi khách mời khép kín, bất hợp tác hoặc chậm hiểu, nói ít lời, nói cụt. MC cần phải làm gì? Trong giai đoạn tiền kì: - Làm quen, tạo cảm giác thân thiện trước khi thực hiện chương trình - Troa đổi nội dung trước với khách mời - Nói rõ thông tin cần trao đổi. Gợi ý nội dung trả lời cho câu hỏi Trong khi quay thực hiện chương trình: - Tạo không khí thân thiện, cởi mở - Nếu khách mời khó khăn trong câu trả lời, MC nói một số gợi ý của nội dung câu trả lời - MC lặp lại câu hỏi, chia nhỏ câu hỏi, hỏi trên nhiều khía cạnh - MC diễn dãi, đặt câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, không đặt câu hỏi hóc búa - MC đỡ lời ( Giải thích những từ KM nói khó hiểu hoặc không nói được) - Thường xuyên trai đổi với KM, tránh bỏ rơi KM Hậu kì: - In đĩa tặng KM -> thể hiện sự tôn trọng - Tạo mối quan hệ thân thiện. Câu hỏi 7: khi KM nói quá dài, lan man, ba hoa, MC cần phải làm gì? - Tóm lại nội dung->triển khai thông tin muốn làm rõ hoặc thông tin mới bằng cách hỏi lại - Ngắt lời khi KM xuống giọng hoặc dừng - Nhắc nhở KM ( trong PT: dùng bút đàm; trong TH: kỹ thuật nhắc nhở) - Chọn chi tiết nhận địnhb hay khẳng định để tóm lại nội dung -> chuyển ý khác - Tóm lại-> khen nội dung câu trả lời của KM có giá trị-> MC tiếp tục triển khai - Lúc KM bị vấp, lấp lững-> cắt - MC cần gợi ý về mặt thời gian Câu hỏi 8: Khi KM sử dunngj quá nhiều thuật ngữ khoa học, MC cần phải xử lý ntn? - Chọn thuật ngữ cho rằng phù hợp với chương trình để triển khai ý - Gợi ý KM nới một cách ngắn gọn về thuật ngữ Câu hỏi 9: Đối với nhóm nội dung đã được trình bày quá dài, quá nhiều thông tin. Để tạo được tính nhịp điệu và tính rõ rang cho chương trình, MC cần phải làm gì? - Vui vẻ, tạo sự thoải mái - Hỏi thêm vấn đề có lien quan đến nội dung - Hỏi một cách dễ dàng, chậm nhưng dễ hiểu - Nhắc lại nội dung câu hỏi khi KM trả lời lạc đề - Giữ mối liên hệ thường xuyên trong chương trình Câu hỏi 10: Khi biết thời gian hết mà còn vài vấn đề chưa giải quyết, MC cần phải làm gì? - Nói với khán giả là chương trình còn một số nội dung, xin mời quý vị và các bạn đến với chương trình lần sau hoặc truy cập vào trang web của chương trình để biết thêm thông tin - Chọn 1 trong 3 nội dung có nội dung chính-> tóm lại - Tóm ý chính của nội dung quan trọng hàng đầu.
  3. Câu 11: Những lỗi cơ bản khi lên hình - Biểu cảm: Cười không đúng chổ, nhiú mày , mím môi, lè lưỡi, gải đầu, nhìn sai hướng - Động tác phi ngôn ngữ: Mắt, thở, nghiêng đầu, nghiêng vai - Nguyên nhân: Tâm lí, quên, nói sai, nói nhầm, bị vấp, ngắt câu - Hướng nhìn: vào văn bản và ống kính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0