intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Lăng kính tán sắc ánh sáng

Chia sẻ: Phan Duy Cường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu môn "Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Lăng kính tán sắc ánh sáng" trình bày các nội dung chính như sau: Lăng kính; tán sắc ánh sáng; sự truyền ánh sáng đơn sắc qua lăng kính; màu sắc của vật; đồng thời cung cấp các bài tập trắc nghiệm và tự luận nhằm giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Lăng kính tán sắc ánh sáng

  1. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH CHỦ ĐỀ: LĂNG KÍNH SĐT: 0989 476 642 TÁN SẮC ÁNH SÁNG PHẦN I. LÝ THUYẾT 1. Lăng kính - Lăng kính là một khối trong suốt, đồng chất (thủy tinh, nhựa,…) thường có dạng lăng trụ tam giác. Lăng kính là một bộ phận quan trọng trong một số thiết bị dùng để phân tích ánh sáng. Minh họa lăng kính góc chiết quang A A A cạnh mặt bên mặt bên n B ABC là tiết diện chính C B đáy C đáy - Mỗi một lăng kính có một góc chiết quang (góc ở đỉnh) A và chiết suất n khác nhau. 2. Tán sắc ánh sáng - Khi chiếu một chùm ánh sáng trắng hẹp đi qua lăng kính, ta sẽ thu được dải màu từ đỏ đến tím. Dải màu này gọi là quang phổ của ánh sáng trắng. Hiện tượng này gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng. màn chắn A đỏ da cam vàng lục chùm sáng trắng hẹp lam chàm B C tím - Kết luận: + Ánh sáng trắng là hỗn hợp ánh sáng có nhiều màu khác nhau. + Chùm ánh sáng có màu xác định (đỏ, da cam, vàng,…) là chùm sáng đơn sắc. + Nguồn phát ánh sáng trắng: Mặt Trời, đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang,… + Nguồn phát ánh sáng màu: đèn laser , đèn LED , đèn neon ,… Page | 1
  2. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA - Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng bằng định luật khúc xạ ánh sáng + Chiết suất của môi trường đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau. Chiết suất của thủy tinh dùng làm lăng kính tăng dần theo thứ tự từ ánh sáng đỏ, cam, vàng,…,tím. Vậy theo định luật khúc xạ ánh sáng thì tia đỏ bị lệch ít nhất và tia tím bị lệch nhiều nhất tạo nên quang phổ của ánh sáng trắng. 3. Sự truyền ánh sáng đơn sắc qua lăng kính - Tia sáng qua lăng kính bị khúc xạ hai lần + Lần 1 khi truyền từ không khí vào lăng kính. + Lần 2 khi truyền từ lăng kính ra không khí. - Xét một lăng kính có chiết suất n  1 đặt trong không khí. Chùm sáng đi ra khỏi lăng kính luôn lệch về phía đáy của nó. - Chú ý: + Khi tia sáng tới vuông góc với mặt lăng kính sẽ đi thẳng. + Nếu r2  igh : tia sáng khúc xạ ra ngoài với góc ló i2 + Nếu r2  igh  i2  90 : tia ló đi sát mặt bên thứ 2 của lăng kính. + Nếu r2  igh : tia sáng sẽ phản xạ toàn phần tại mặt bên này (tại J ) 4. Màu sắc của vật - Màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ. Vật có màu nào thì phản xạ mạnh ánh sáng màu đó và hấp thụ các ánh sáng màu còn lại. - Ví dụ: + Vật màu đỏ thì phản xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và hấp thụ các ánh sáng màu còn lại. + Vật màu trắng phản xạ tất cả các ánh sáng màu. + Vật màu đen hấp thụ tất cả các ánh sáng màu. Page | 2
  3. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA PHẦN II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 4 ĐÁP ÁN Câu 1. Một tia sáng Mặt Trời truyền qua một lăng kính sẽ ló ra như thế nào? A. Bị tách ra thành nhiều tia sáng có màu khác nhau. B. Vẫn là một tia sáng trắng C. Bị tách ra thành nhiều tia sáng trắng. D. Là một tia sáng trắng có viền màu. Câu 2. Chiếu một tia sáng tới một mặt bên của lăng kính có n  1 và đặt trong không khí thì A. luôn luôn có tia sáng ló ra ở mặt bên thứ hai của lăng kính. B. tia ló lệch về phía đáy của lăng kính so với tia tới. C. tia ló lệch về phía đỉnh của lăng kính so với tia tới. D. đường đi của tia sáng đối xứng qua mặt phân giác của góc ở đỉnh Câu 3. Chiếu một tia sáng tới một mặt bên thứ nhất của lăng kính ở trong không khí. Sự phản xạ toàn phần xảy ra khi A. Góc tới mặt bên thứ nhất lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần B. Góc tới mặt bên thứ nhất nhỏ hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần C. Sau khi đi vào lăng kính góc tới mặt bên thứ hai lớn hơn góc tới hạn phản xạ toàn phần. D. Sau khi đi vào lăng kính góc tới mặt bên thứ hai nhỏ hơn góc tới hạn phản xạ toàn phần. Câu 4. Trong không khí, một chùm tia song song, đơn sắc, đi qua một lăng kính thuỷ tinh thì cho chùm tia ló A. là một chùm ánh sáng trắng. B. bị lệch về phía đỉnh của lăng kính. C. là một chùm phân kì. D. là một chùm sáng đơn sắc như khi chiếu vào nhưng bị lệch về phía đáy của lăng kính. Câu 5. Các nguồn phát ánh sáng trắng là A. Mặt trời, đèn sợi đốt. B. Đèn laser . C. Đèn LED . D. Đèn ống neon . Câu 6. Chọn phát biểu đúng A. Có thể tạo ra chùm sáng màu vàng bằng cách chiếu chùm sáng trắng qua một tấm lọc màu vàng. B. Bút laser khi hoạt động thì phát ra chùm ánh sáng xanh. C. Ánh sáng do bóng đèn sợi đốt phát ra là ánh sáng vàng. D. Bất kì nguồn sáng nào cũng phát ra ánh sáng trắng. Câu 7. Khi chiếu chùm ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu lục thì ở phía sau tấm lọc A. ta thu được ánh sáng màu đỏ. B. ta thu được ánh sáng màu lục. C. ta thấy tối. D. ta thu được ánh sáng trắng. Page | 3
  4. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 8. Chọn phát biểu đúng A. Khi ta nhìn thấy vật có màu nào (trừ vật màu đen) thì sẽ có ánh sáng màu đó truyền tới mắt ta. B. Tấm lọc có màu nào thì hấp thụ tốt ánh sáng màu đó. C. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu xanh thì ta thu được ánh sáng trắng. D. Chùm sáng đơn sắc đi qua lăng kính thì bị tán sắc. Câu 9. Khi ta nhìn thấy vật màu đen thì A. có ánh sáng trắng truyền vào mắt ta. B. có ánh sáng đen truyền vào mắt ta. C. có ánh sáng đỏ và lục truyền vào mắt ta. D. không có ánh sáng truyền từ vật tới mắt. Câu 10. Khi chiếu một chùm sáng đơn sắc màu đỏ vào lăng kính đặt trong không khí thì A. chùm tia ló lệch về phía đỉnh của lăng kính. B. chùm tia ló bị tán sắc thành các ánh sáng màu khác nhau. C. chùm tia ló vẫn là màu đỏ. D. chùm tia ló là chùm ánh sáng trắng. Câu 11. Chiếu một tia sáng đơn sắc tới một mặt bên của lăng kính thì A. luôn luôn có tia ló ra ở mặt bên thứ hai của lăng kính. B. tia ló lệch về phía đáy của lăng kính so với tia tới. C. tia ló lệch về phía đỉnh của lăng kính so với tia tới. D. tia ló song song với mặt đáy của lăng kính. Câu 12. Đường đi của tia sáng qua lăng kính có n  1 đặt trong không khí ở hình vẽ nào là không đúng? Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Page | 4
  5. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA CÂU HỎI ĐÚNG – SAI Đánh dấu  vào lựa chọn của em. Câu 1. Cho hình minh họa tia sáng đơn sắc màu đỏ truyền qua lăng kính thủy tinh có chiết suất n  1, 41 như hình vẽ A i I i' J j j' S n = 1,41 B C a) Tia IJ là tia khúc xạ của mặt bên AB nhưng lại là tia tới của mặt bên AC . đúng; sai b) Vì chiết suất của môi trường chứa tia tới SI (không khí) nhỏ hơn chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ IJ (thủy tinh) nên tia khúc xạ IJ lệch gần về phía pháp tuyến tại I . đúng; sai c) Tại điểm J thì j là góc tới còn j ' là góc khúc xạ. đúng; sai d) j  j ' do môi trường chứa tia tới IJ có chiết suất lớn hơn môi trường chứa tia khúc xạ. đúng; sai Câu 2. Một chùm sáng trắng hẹp truyền qua lăng kính thủy tinh có chiết suất n  1, 41 được đặt trong không khí a) Chùm sáng trắng bị tán sắc thành dải màu từ đỏ đến tím. đúng; sai b) Chùm sáng đỏ bị lệch nhiều nhất, chùm sáng tím bị lệch ít nhất về phía đáy của lăng kính. đúng; sai Page | 5
  6. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA c) Dải màu tán sắc gồm các màu đơn sắc: đỏ, da cam, vàng, lục, chàm, tím. đúng; sai d) Khi chiếu qua lăng kính, chỉ có chùm sáng trắng bị tán sắc, chùm sáng đơn sắc không bị tán sắc. đúng; sai Câu 3. Cho chùm ánh sáng Mặt Trời chiếu vào các vật sau: Quả bóng nhựa màu đỏ; Chiếc xe máy màu xanh; Cái ghế nhựa màu đen. a) Ta nhìn thấy quả bóng có màu đỏ vì nó phản xạ tốt ánh sáng màu đỏ. đúng; sai b) Chùm ánh sáng Mặt Trời là chùm ánh sáng trắng gồm hỗn hợp nhiều ánh sáng đơn sắc. đúng; sai c) Ta nhìn thấy cái ghế nhựa màu đen vì nó phản xạ toàn bộ các ánh sáng màu có trong chùm ánh sáng Mặt Trời. đúng; sai d) Ta nhìn thấy chiếc xe màu xanh vì nó hấp thụ tốt ánh sáng màu xanh. đúng; sai Câu 4. Xác định tính đúng – sai của các phát biểu sau a) Ánh sáng đơn sắc qua lăng kính không bị tán sắc. Chỉ bị khúc xạ. đúng; sai b) Để tạo ra ánh sáng trắng, ta trộn các ánh sáng đơn sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím lại với nhau. đúng; sai c) Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào sẽ phản xạ tốt màu đó (trừ vật màu đen) đúng; sai d) Chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng màu khác nhau là khác nhau. Chùm sáng màu đỏ bị lệch ít nhất, chùm sáng màu tím bị lệch nhiều nhất về phía đáy của lăng kính. đúng; sai Page | 6
  7. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA TỰ LUẬN Câu 1. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là gì? Em hãy nêu các màu chính trong quang phổ của ánh sáng trắng. Câu 2. Ban ngày ta nhìn thấy các vật có màu sắc khác nhau nhưng ban đêm thì chỉ thấy những vật đó có màu đen hoặc sẫm. Em hãy giải thích hiện tượng trên. Câu 3. Nêu cấu tạo và công dụng của lăng kính. Câu 4. Nêu các nguồn phát ánh sáng trắng và các nguồn phát ánh sáng màu. Câu 5. Một lăng kính thủy tinh có chiết suất n  1, 41 . Mặt phẳng tiết diện chính của lăng kính là tam giác đều ABC . Chiếu một tia sáng nằm trong mặt phẳng tiết diện chính tới mặt bên AB của lăng kính với góc tới i1  45 . Vẽ đường truyền của tia sáng qua lăng kính. A 60o 45o I S B C Câu 6. Một lăng kính thủy tinh có tiết diện là tam giác vuông cân được đặt trong không khí. Cho biết góc tới hạn khi ánh sáng truyền từ thủy tinh sang không khí là 42 . Chiếu các tia sáng đơn sắc đến lăng kính như hình. Hãy tiếp tục vẽ đường đi của tia sáng. S I I S Page | 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2