Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9: Chủ đề - Năng lượng của trái đất. Năng lượng hóa thạch
lượt xem 4
download
Tài liệu môn "Khoa học tự nhiên lớp 9: Chủ đề - Năng lượng của trái đất. Năng lượng hóa thạch" trình bày các nội dung chính sau đây: Năng lượng của Trái Đất; Năng lượng hóa thạch; Năng lượng tái tạo; Sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường; Đồng thời cung cấp bài tập trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết nhằm củng cố kiến thức cho các em học sinh, giúp các em nâng cao khả năng làm bài, và phát triển tư duy của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9: Chủ đề - Năng lượng của trái đất. Năng lượng hóa thạch
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH CHỦ ĐỀ: NĂNG LƯỢNG CỦA TRÁI ĐẤT SĐT: 0989 476 642 NĂNG LƯỢNG HÓA THẠCH PHẦN I. LÝ THUYẾT 1. Năng lượng của Trái Đất - Năng lượng của Trái Đất nhận được từ Mặt Trời truyền đến. Năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất chủ yếu ở hai dạng: nhiệt và ánh sáng. - Trái Đất giữ lại khoảng 70% năng lượng Mặt Trời và phản xạ lại vào không gian 30% . - Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trên Trái Đất tạo nên các vòng năng lượng. Vòng năng lượng trên Trái Đất đã tạo ra gió, các dòng hải lưu và sóng biển, hình thành các kiểu thời tiết và khí hậu đa dạng trên Trái Đất. - Vòng năng lượng trên Trái Đất cung cấp cho các chu trình vận động trên Trái Đất như chu trình nước, chu trình carbon. - Ngoài năng lượng từ Mặt Trời truyền đến, trên Trái Đất còn có các nguồn năng lượng khác nhau (tuy chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ) như: + Năng lượng địa nhiệt. + Năng lượng thủy triều. + Năng lượng hạt nhân. 2. Năng lượng hóa thạch - Năng lượng hóa thạch là năng lượng được dự trữ trong các nhiên liệu hóa thạch như than mỏ, dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu. Ưu và nhược điểm của nhiên liệu hóa thạch Ưu điểm Nhược điểm - Có sẵn trong thiên nhiên. - Thời gian hình thành lâu và không tái - Khai thác nhanh, dễ vận chuyển. tạo. - Tỏa nhiệt lượng lớn khi đốt. - Trữ lượng có hạn. - Có thể dự trữ trong thời gian dài. - Khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ảnh hướng tiêu cực đến khí hậu và hệ sinh thái. 3. Năng lượng tái tạo - Năng lượng tái tạo là năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng sóng biển, năng lượng nước,… - Ưu điểm của năng lượng tái tạo là nguồn cung cấp vô hạn, không tạo ra chất thải, không ảnh hưởng (hoặc ít ảnh hưởng) đến môi trường khi khai thác. - Nhược điểm của năng lượng tái tạo là phải phụ thuộc vào điều kiện địa lí và thời tiết. Các thiết bị khai thác có cấu tạo phức tạp và giá thành cao. Page | 1
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA 4. Sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường - Hiệu quả năng lượng của thiết bị, máy móc được xác định bởi hiệu suất chuyển hóa năng lượng. Ai - Biểu thức: H 100% Atp Trong đó: + Ai J : Năng lượng có ích ở đầu ra. + Atp J : Năng lượng tiêu thụ ở đầu vào. - Tùy thuộc vào thiết bị điện, năng lượng có ích có thể là năng lượng ánh sáng đối với bóng đèn hoặc là năng lượng nhiệt đối với lò nướng,… - Các thiết bị có hiệu suất càng lớn thì hiệu quả sử dụng năng lượng của thiết bị càng cao. Ví dụ: Bóng đèn LED có hiệu suất 90% hoạt động hiệu quả hơn bóng đèn dây tóc có hiệu suất 7% . Nghĩa là bóng đèn LED chuyển hóa 90% năng lượng điện (điện năng) tiêu thụ thành năng lượng ánh sáng (quang năng). Page | 2
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA PHẦN II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 4 ĐÁP ÁN Câu 1. Việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm đốt cháy nào sau đây gây ra hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất? A. H 2O . B. CO2 . C. CO . D. B và C đều đúng. Câu 2. Năng lượng nào dưới đây không thể tái tạo trong thời gian ngắn? A. Mặt Trời. B. Địa nhiệt. C. Gió. D. Dầu mỏ. Câu 3. Ở Việt Nam đang phát triển các nhà máy điện Mặt Trời và điện gió để tăng sự đa dạng trong nguồn cung cấp năng lượng cũng như để bảo vệ môi trường. Dạng năng lượng mà các nhà máy này sử dụng để tạo ra điện năng là A. năng lượng hóa thạch. B. năng lượng không tái tạo. C. năng lượng tái tạo. D. A, B, C đều đúng. Câu 4. Nhược điểm của nhà máy điện Mặt Trời là A. Chi phí đầu tư ban đầu lớn. B. Điện áp sản xuất ra không liên tục do sự ảnh hưởng của điều kiện thời tiết. C. Tấm pin Mặt Trời sau khi hỏng không thể tái chế hoặc tái sử dụng nên gây ô nhiễm môi trường. D. A, B, C đều đúng. Câu 5. Năng lượng Mặt Trời tham gia vào chu trình carbon ở giai đoạn A. động vật ăn thực vật. B. quang hợp của thực vật. C. phân rã xác động vật và thực vật. D. tiêu hóa thức ăn ở động vật. Câu 6. Để cân bằng với lượng nhiệt mà Trái Đất hấp thụ từ Mặt Trời thì Trái Đất cũng giải phóng một lượng nhiệt tương ứng vào không gian bên ngoài thông qua quá trình A. dẫn nhiệt. B. đối lưu. C. bức xạ nhiệt. D. cả ba quá trình trên. Câu 7. Năng lượng Mặt Trời tham gia vào chu trình của nước ở giai đoạn A. ngưng tụ hơi nước. B. nước bay hơi do nhiệt độ cao. C. thoát hơi nước ở thực vật trên cạn. D. mưa. Câu 8. Nhiên liệu hóa thạch có nguồn gốc từ việc phân hủy xác A. động vật. B. thực vật. C. động vật và thực vật. D. vi khuẩn. Câu 9. Gió và dòng hải lưu được tạo thành từ A. sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng trên Trái Đất. B. do lực hút của Mặt Trăng. C. do lực hút của Mặt Trời. D. do năng lượng địa nhiệt của Trái Đất. Câu 10. Để có được nhiên liệu hóa thạch, xác sinh vật phải trải qua quá trình biến đổi dưới áp suất và nhiệt độ cao để dần dần trở thành dầu mỏ, khí thiên nhiên,… Quá trình này kéo dài trong A. vài năm. B. vài trăm năm. C. vài ngàn năm. D. vài trăm triệu năm. Page | 3
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 11. Một máy quạt tiêu thụ 45 J điện năng nhưng chỉ chuyển hóa được 40% năng lượng điện thành cơ năng. Phần năng lượng hao phí do tỏa nhiệt là A. 18 J . B. 22,5 J . C. 27 J . D. 30 J . Câu 12. Một bóng đèn huỳnh quang tiêu thụ 100 J điện năng nhưng năng lượng ánh sáng phát ra chỉ đạt 15 J . Hiệu suất của bóng đèn là A. 7% . B. 15% . C. 85% . D. 90% . Page | 4
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA CÂU HỎI ĐÚNG – SAI Đánh dấu vào lựa chọn của em. Câu 1. Xét tính đúng – sai của các phát biểu sau a) Quạt điện có hiệu suất 55% hoạt động hiệu quả hơn quạt điện có hiệu suất 45% . đúng; sai b) Trái Đất chỉ giữ lại 30% năng lượng Mặt Trời truyền xuống, phần còn lại bị phản xạ vào không gian. đúng; sai c) Ưu điểm của việc khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo là không phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết và thiên nhiên; chi phí đầu tư ban đầu rẻ. đúng; sai d) Nhiên liệu hydrogen được coi là một nguồn năng lượng xanh vì không phát thải khí nhà kính trong quá trình đốt cháy. đúng; sai Câu 2. Chu trình carbon là một chu trình sinh địa hóa học, trong đó carbon được trao đổi giữa sinh quyển, thổ nhưỡng quyển, địa quyển và khí quyển của Trái Đất. Nó là một trong các chu trình quan trọng nhất của Trái Đất và cho phép carbon được tái chế và tái sử dụng trong khắp sinh quyển và bởi tất cả các sinh vật của nó. a) Thực vật hấp thụ năng lượng Mặt Trời để chuyển khí CO2 và nước thành đường và tinh bột nhờ vào quá trình quang hợp. đúng; sai b) Động vật thông qua quá trình tiêu hóa thức ăn và hô hấp đã thải ra khí CO2 và nước. đúng; sai c) Trong quá trình thực vật lớn lên, chúng tích trữ carbon trong các tế bào. Lượng carbon này sẽ trở về môi trường khi thực vật chết đi hoặc bị tiêu hóa bởi các loài động vật. đúng; sai d) Năng lượng Mặt Trời chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong chu trình carbon. đúng; sai Page | 5
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 3. Cho các dạng năng lượng và nhiên liệu sau: năng lượng gió, năng lượng thủy triều, dầu mỏ, khí thiên nhiên, năng lượng địa nhiệt, năng lượng dòng nước, than đá. a) Năng lượng tái tạo trong thời gian ngắn và nguồn cung cấp gần như vô tận là năng lượng gió, năng lượng thủy triều và năng lượng địa nhiệt. đúng; sai b) Dầu mỏ, khí thiên nhiên và than đá có trữ lượng rất lớn, khó có thể cạn kiệt trong thời gian gần nhưng không dễ dàng tái tạo. đúng; sai c) Năng lượng gió được sử dụng để chạy nhà máy điện gió. Trong nhà máy điện gió, cơ năng được chuyển hóa thành điện năng. đúng; sai d) Năng lượng địa nhiệt là năng lượng không thể tái tạo trong thời gian ngắn. đúng; sai Câu 4. Nhà bạn Minh đang sử dụng một bóng đèn sợi đốt, một bóng đèn huỳnh quang và một bóng đèn LED. Mỗi tháng, ba bóng đèn này tiêu thụ một lượng điện năng là 10 kWh . a) Điện năng mà ba bóng đèn này tiêu thụ mỗi tháng là 3, 6 107 J . đúng; sai b) Biết rằng hiệu suất bóng đèn sợi đốt là 7% , bóng đèn huỳnh quang là 15% và bóng đèn LED là 90% . Trong ba loại bóng đèn này thì bóng đèn sợi đốt hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện nhất. đúng; sai c) Mỗi số điện giá 5000 đồng nên nhà bạn Minh phải trả 50 000 đồng mỗi tháng. Để tiết kiệm thì phải thay thế bóng đèn sợi đốt và bóng đèn huỳnh quang bằng hai bóng đèn LED mới. đúng; sai d) Giả sử năng lượng ánh sáng mà bóng đèn huỳnh quang phát ra là 25 J thì với hiệu suất 15% nó sẽ tiêu thụ một lượng điện năng bằng 166, 67 J . đúng; sai Page | 6
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA TỰ LUẬN Câu 1. Liệt kê một số dạng năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo mà em biết. Câu 2. Dầu mỏ, than đá được hình thành như thế nào? Tại sao có thể nói “Năng lượng hóa thạch cũng có nguồn gốc từ Mặt Trời”? Câu 3. Em hãy nêu một vài biện pháp để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng? Câu 4. Nêu các ưu điểm và nhược điểm của năng lượng tái tạo? Câu 5. Bảng bên dưới cung cấp thông tin về ba loại bóng đèn khí chúng cung cấp độ sáng tương đương nhau Loại đèn Đèn LED Đèn sợi đốt Đèn huỳnh quang Tuổi thọ h 50 000 1200 8000 Công suất W 6 60 15 a) Loại đèn nào tiết kiệm năng lượng nhất? Vì sao? b) Tính năng lượng điện tiêu thụ bởi mỗi đèn trong một tháng ( 30 ngày) theo đơn vị kWh . Giả sử mỗi ngày đèn được sử dụng trong 5 giờ. Câu 6. Hình dưới đây là sơ đồ chuyển hóa năng lượng của một bóng đèn dây tóc (hình a) và một bóng đèn LED (hình b) a) Tính hiệu suất của mỗi bóng đèn. b) Vì sao ngày nay bóng đèn LED được khuyến khích sử dụng trong thắp sáng, còn bóng đèn dây tóc ít được sử dụng? Page | 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên lớp 8 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tam Dương (Phần tự luận)
2 p | 264 | 31
-
Đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên lớp 8 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tam Dương - Mã đề 357 (Phần TNKQ)
4 p | 676 | 26
-
Đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên lớp 8 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tam Dương - Mã đề 485 (Phần TNKQ)
4 p | 152 | 8
-
Bài giảng môn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 21: Thực hành quan sát và phân biệt một số loại tế bào
10 p | 11 | 5
-
Bài giảng môn Khoa học tự nhiên lớp 6 chương 3 bài 16: Hỗn hợp các chất
22 p | 21 | 5
-
Bài giảng môn Khoa học tự nhiên lớp 7 sách Kết nối tri thức: Ôn tập chương 2
6 p | 18 | 4
-
Bài giảng môn Khoa học tự nhiên lớp 7 bài 3 sách Kết nối tri thức: Nguyên tố hoá học
11 p | 24 | 4
-
Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
7 p | 21 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đức Giang
12 p | 19 | 3
-
Bài giảng môn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 29: Virus
11 p | 15 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lê Quý Đôn, Long Biên
9 p | 23 | 3
-
Bài giảng môn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 27: Vi khuẩn
19 p | 14 | 3
-
Bài giảng môn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 22: Cơ thể sinh vật
19 p | 18 | 3
-
Bài giảng môn Khoa học tự nhiên lớp 6 chương 4 bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp
24 p | 15 | 3
-
Bài giảng môn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 13: Một số nguyên liệu
19 p | 14 | 3
-
Giáo án môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức: Bài 12
7 p | 15 | 3
-
Giáo án môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo: Bài 41
5 p | 22 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My
6 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn