intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu tập huấn khuyến nông Kỹ thuật trồng mè

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tập huấn khuyến nông Kỹ thuật trồng mè gồm các nội dung chính như: Tổng quan về cây mè; Kỹ thuật trồng cây mè; Kỹ thuật chăm sóc cây mè. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu tập huấn khuyến nông Kỹ thuật trồng mè

  1. SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH VĨNH LONG TÀI LIỆU TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG KỸ THUẬT TRỒNG MÈ (Ban hành theo Quyết định số 280/QĐ-TTKN, ngày 24/5/2017 của Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long) VĨNH LONG,1 THÁNG 5/2017
  2. KỸ THUẬT TRỒNG MÈ (Sesamum indicum) Biên soạn: KS Nguyễn Thị Hồng Thắm Trạm Khuyến nông huyện Bình Tân I. TỔNG QUAN VỀ CÂY MÈ 1 . Giới thiệu chung 1.1 Nguồn gốc và sự phân bố của cây mè Cây mè (Sesamum indicum) có nguồn gốc từ Châu Phi. Có nhiều ý kiến cho rằng Ethiopi là nguyên sản của giống mè trồng hiện nay. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng vùng Afghan - Persian mới là nguyên sản của các giống mè trồng. Mè là loại cây có dầu được trồng lâu đời (khoảng 2.000 năm trước công nguyên). Sau đó được đưa vào vùng tiểu Á (Babylon) và được di về phía Tây - vào Châu Âu và phía Nam vào Châu Á dần dần được phân bố đến Ấn Độ và một số nước Nam Á Trung Quốc. Ấn Độ được xem như là trung tâm phân bố của cây mè. Ở Nam Mỹ, mè được du nhập qua từ Châu Phi sau khi người Âu Châu khám phá ra ở Châu Mỹ vào năm 1492 (do Chritophecoloms người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) đem mè đi bán. Cây mè được coi là cây lấy dầu lâu đời nhất được biết đến, thuần hóa hơn 5.000 năm trước. Mè rất chịu hạn. Nó đã được gọi là một cây trồng “sống sót”, với khả năng phát triển nơi mà hầu hết cây trồng thất bại. 1.2 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây mè Mè có giá trị dinh dưỡng cao, trong hạt mè có chứa 45 - 55% dầu, 19 - 20% Protein, 8-11% đường, 5% nước, 4-6% chất tro. Thành phần axit hữu cơ chủ yếu của dầu mè là 2 loại acid béo chưa no như sau: - Axit oleic (C18H34O2): 45,3 - 49,4%. - Axit linoleic (C18H 32O2): 37,7 - 41,2%. Do đó hạt mè được sử dụng rất phổ biến để chế biến nhiều dạng thức ăn (kẹo mè, chè mè...). Trong dân gian, còn dùng mè để nấu cháo (nấu nếp với mè) cho người mẹ cho con bú rất tốt. Ngoài ra mè còn được ép lấy dầu. Dầu mè là sản phẩm tiêu thụ nhiều nhất, dầu mè rất tốt, khác với các loại dầu khác là không bị oxy hóa nên không chuyển thành mùi khó chịu. Vì trong mè có chứa chất sesamol, ngăn cản quá trình oxy hóa. Trong kỹ nghệ, dầu mè sử dụng để bôi trơn máy móc cao cấp: máy bay, máy dùng trong khoa học kỹ thuật, dầu dùng để pha sơn, pha vecni rất tốt vì có màu láng bóng. Trong y học, dùng để làm thuốc viên con nhộng. Dầu mè còn dùng trong mỹ phẩm, ở Ấn Độ, người ta còn dùng dầu mè để bôi vào tóc cho bóng mượt. 2
  3. Nếu so sánh hàm lượng acid amin có trong bột mè và trong thịt, ta thấy các acid amin có trong bột mè gần tương đương với acid amin có trong thịt. Sau đây là bảng phân tích thành phần dinh dưỡng có trong bột mè và trong thịt: Acid amin Bột mè % Thịt % Lysin 2,8 10,0 Triptophan 1,8 1,4 Methionine 3,2 3,2 Phenilatanine 8,0 5,0 Leucine 7,5 8,0 Isoleucine 4,8 6,0 Valine 5,1 5,5 Threonine 4,0 5,0 Ngoài ra cây mè còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Mè có 02 loại mè trắng và mè đen, trong đó mè đen nhiều dược tính hơn nên được dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, hạt mè có tính ngọt, khí bình, không độc, bổ não, nhuận trường, giúp gan thanh lọc chất độc, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, đầy tủy não, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, nuôi máu, cường thận, làm đen râu tóc, thêm sức chịu đựng đói khát, hư nhược tổn khí. Hạt mè có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, nhuận táo, bổ trung, hòa ngũ tạng, chữa được chứng phong thấp, lỡ ngứa và hư lao. Dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt. Lá mè vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng ích khí, bổ não tủy, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp. Nấu lá mè làm nước gội đầu thường xuyên giúp tóc có màu đen mượt, da mặt thêm tươi tắn. Nếu giã lá mè tươi vắt lấy nước cốt uống chữa được bệnh rong huyết. Theo phân tích của Tây y, trong mè có dồi dào chất đạm và chất béo chưa bão hòa (có tác dụng chống xơ vữa động mạch); ngoài ra, còn có nhiều sinh tố, đặc biệt sinh tố B1, B2, tiền sinh tố A (bổ mắt, chống bệnh quáng gà và mù do khô mắt), các chất khoáng như chất vôi, sắt, iốt (chống bướu cổ), v.v…, lại thêm chất sesamolin chống sự tan hóa (làm cho máu chua) và lão hóa (bị già cỗi) của cơ thể; chất Lecithin cần cho não và hệ sinh dục (tạo các kích thích tố kéo dài tuổi xuân). 2. Đặc điểm hình thái 2.1 Rễ Thuộc loại rễ cọc, rễ chính ăn sâu. Đồng thời hệ rễ bên của mè cũng rất phát triển về bề ngang. Rễ mè phân bố chủ yếu ở lớp đất từ 0 - 25 cm. Nếu mè ở vùng đất cát, vùng khô hạn, rễ cái có thể ăn sâu từ 1m đến 1,2 m để tìm 3
  4. nguồn nước ngầm. Trên đất cát, rễ mọc tốt hơn trên đất sét và không chịu ngập trong thời gian ngắn. Đặc tính của rễ mè phát triển kém nên dễ bị đổ ngã khi có mưa to gió lớn. Vì vậy khi trồng mè, chú ý phải vun gốc, xẻ rãnh để thoát nước (nhất là trồng vào mùa mưa). 2.2 Thân Thân mè thuộc thân thảo, thân thường có hình 4 cạnh với những tiết diện vuông và những rãnh dọc. Tuy nhiên, có những dạng thân rất rỗng hình chữ nhật. Thân có thể tròn, trên thân có nhiều lóng hoặc ít lóng. Đặc tính này cũng để phân biệt giống. Màu sắc của thân thay đổi từ màu xanh nhạt đến màu tím, phổ biến nhất là màu xanh đậm. Thân cao từ 60-120 cm. Trong điều kiện hạn, thân có thể thấp hơn, nhưng cũng có giống đạt đến 3m. Hình 1. Cây mè A: Thân B: Lá C: Hoa D: Trái chẻ dọc 2.3 Lá Lá mè rất biến đổi về dạng và kích thước trên cùng một cây và giữa các giống. Lá dưới thường rộng đôi khi có thùy, mép (rìa) hình răng cưa hướng ra ngoài lá giữa thường nguyên hình móc, đôi khi răng cưa lá trên hẹp hơn. Lá mọc đối hay luân phiên tùy giống, cách sắp xếp lá ảnh hưởng đến số hoa mang trên nách lá và năng suất hạt trên cây. Lá mọc đối tạo điều kiện có nhiều hoa. Kích thước của lá thay đổi từ 3 -17,5 cm chiều dài và 1-1,5 cm 4
  5. chiều rộng. Lá có màu xanh đậm, xanh nhạt tùy thuộc vào giống. Mặt trên của lá có lông tơ bao phủ. Theo nhiều thí nghiệm cho thấy tốc độ dẫn nước của lá mè không nứt quả nhanh hơn lá mè nứt quả. Do đó, những vùng thiếu nước thì không thích hợp cho giống mè mở quả. Hình 2. Các dạng lá ở mè 2.4 Cành Xuất phát từ thân chính, cành có thể mọc cách hay mọc đối nhau, cành sẽ mang hoa và trái, trên các cành chính còn có cành cấp hai. Sự phân cành trên thân chính cũng là một yếu tố để phân biệt các giống mè, thường màu của cành trên thân giống như thân chính. 2.5 Hoa Hoa mè thuộc hình chuông. Cuống hoa ngắn, tràng hoa gồm 5 cánh hợp thành hình chuông. Đài hoa màu xanh, 5 cánh cạn. Ống hoa dài 3 - 4 cm. Hoa mọc ở nách lá thành chùm. Mỗi chùm có 4 - 8 hoa. Nhị đực 5 nhưng có 1 bất dục. Bầu nhụy nằm trên đài hoa, có 2 ngăn với nhiều vách giả. Hình 3. Hoa mè và các giai đoạn phát triển của hoa mè 2.6 Quả (trái) Là một loại quả nang, tiết diện hình chữ nhật, có rãnh sâu, có đầu nhọn hình tam giác ngắn. Hình dạng của quả cũng là một yếu tố để phân biệt các giống. Chiều dài trái thay đổi từ 2,5 – 8 cm, đường kính trái thay đổi từ 0,5-2 cm, số vách ngăn từ 1-12/trái thường có lông tơ bao phủ. Trái mở ra bằng cách chẻ dọc vách ngăn từ trên xuống. Mức độ mở trái là đặc tính quan trọng khi chọn giống để trồng cho phù 5
  6. hợp với điều kiện thu hoạch. Chất lượng quả cũng khác nhau tùy vị trí đóng quả. Thường quả ở vị trí thấp có hạt lớn hơn ở vị trí cao. Hình 4. Quả (trái) mè 2.7 Hạt Hạt mè là hạt song tử diệp. Cấu tạo hạt có nội phôi nhủ, hạt mè nhỏ thường có hình trứng hơi dẹp trọng lượng 1.000 hạt từ 2 - 4 gram. Vỏ láng hoặc nhăn màu đen, trắng, vàng, nâu đỏ hay xám, cũng có hạt màu xám nâu, xanh olive và nâu đậm. Hạt mè tương đối mảnh và chứa rất nhiều dầu, do đó dễ mất sức nảy mầm sau khi thu hoạch. Một số giống mè có tính miên trạng kéo dài đến 6 tháng sau khi thu hoạch. Giống có trái nhiều khía thì hạt nhỏ hơn giống có trái ít khía. Hình 5. Hạt mè 3. Đặc điểm sinh thái 3.1 Yêu cầu về nhiệt độ Cây mè có nguồn gốc nhiệt đới, nhiệt độ trung bình thích hợp khoảng 25- 30 C. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm, sinh trưởng, các bộ phận dinh dưỡng o và sự hình thành hoa khoảng 25 - 27oC. Nhiệt độ thích hợp cho sự nở hoa và sự phát triển quả vào khoảng 28 - 32oC. Nếu nhiệt độ dưới 20oC kéo dài thời gian nảy mầm. Nhiệt độ dưới 18oC sẽ gây khó khăn cho sự phát triển và nếu nhiệt độ dưới 10oC cây ngừng phát triển và chết. Nhiệt độ cao trên 40oC vào thời gian ra hoa sẽ cản trở sự thụ phấn, thụ tinh, tăng tỷ lệ hoa rụng và làm giảm số hoa. 3.2 Yêu cầu về ánh sáng Mè là cây công nghiệp ngắn ngày. Mè rất cần ánh sáng, số giờ nắng trong ngày ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của mè. Trong thời gian sinh 6
  7. trưởng, nhất là sau khi trổ hoa, mè cần khoảng 200-300 giờ nắng/tháng cho tới khi trái chín. 3.3 Yêu cầu về nước Là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất mè. Mè tương đối chịu hạn nhưng cho năng suất thấp, khi đất có ẩm độ dưới 70%. Mè yêu cầu lượng nước phân bố đều trong vụ: Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 34%; thời kỳ ra hoa kết quả 45%; và thời kỳ chín là 21%. Độ ẩm đất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của mè khoảng 70 - 80%. Tuy nhiên mè có khả năng chịu hạn khá. 3.4 Yêu cầu về gió Mè dễ bị thiệt hại khi gặp mưa to gió lớn, nhất là khi thân chính phát triển, gió cũng làm cho mất hạt khi trái bị nứt. Do đó, khi canh tác mè thường chọn những giống có lóng ngắn, chiều dài của thân tương đối ngắn có thể cho nhiều trái (chẳng hạn mè đen ĐH-1), chú ý cần phải vun gốc cho cây. 3.5 Yêu cầu về đất Mè phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt nhất là trên loại đất phì nhiêu, thoát thủy tốt. Cơ cấu đất nặng nên có biện pháp thoát nước tốt, cây sẽ chết nếu nước ngập kéo dài, nhất là thời kỳ sinh trưởng đầu. Ẩm độ đất thích hợp nhất là 70% - 80%. pH đất thích hợp để trồng mè từ 5,5 – 6. Đối với Đồng bằng sông Cửu Long, một số vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung là nơi thích hợp phát triển mè. Mè rất thích hợp với đất phù sa ven sông như Cồn Khương (Cần Thơ), ở Châu Phú (An Giang) do phù sa bồi đắp sau vụ lúa nổi, trồng mè thường cho năng suất cao. Riêng đất Vĩnh Long, những vùng ven tuyến sông Tiền, sông Hậu thích hợp để canh tác mè. II. KỸ THUẬT TRỒNG 2.1 Thời vụ Mè có thể trồng quanh năm, tuy nhiên tùy điều kiện sản xuất, địa hình của từng vùng chọn thời điểm xuống giống thích hợp và mang lại hiệu quả kinh tế nhất. Ở Vĩnh Long, thời vụ để canh tác phát triển tốt cây mè là vụ Đông Xuân và Xuân Hè. - Vụ Đông Xuân (ĐX): Gieo từ tháng 12-1dl, thu hoạch tháng 2–3 dl, vụ này cho năng suất cao nhất trong năm, thuận lợi cho thu hoạch và phơi hạt dễ dàng, hạt có màu sáng đẹp, ít bị nấm mốc tấn công. Trồng mè vụ ĐX cây ít đỗ ngã, ít sâu bệnh. - Vụ Xuân Hè (XH): Xuống giống tháng 2-3 dl và thu hoạch 5-6 dl. Vụ này nằm trọn trong mùa khô. Mặc dù mè là cây chịu hạn tốt nhưng cây sẽ phát triển kém nếu cây thường xuyên bị thiếu nước tưới, cần có hệ thống tưới tiêu hợp lý. 7
  8. - Vụ Hè Thu (HT): Nên trồng trên đất cao, thoát nước tốt, tránh úng khi gặp mưa nhiều. Gieo vào tháng 4-5 dl thu hoạch vào tháng 6-7 dl. Vụ này năng suất không cao, thường được trồng để lấy giống cho vụ sau. 2.2 Chọn giống mè Tùy theo điều kiện sản xuất, thị trường tiêu thụ, thời vụ trồng để chọn giống cho phù hợp. Những giống mè vàng dễ tiêu thụ trong nước hơn mè đen, nếu xuất khẩu thì mè đen có giá trị cao hơn mè vàng, mè đen một vỏ giá trị cao hơn mè đen hai vỏ. 2.2.1 Một số giống mè địa phương a) Nhóm mè vàng - Mè vàng An Giang: trổ hoa 30 ngày sau khi trồng phân cành ít (2-3 cành trên cây), thân màu xanh, chiều cao khoảng 80 cm, thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 85 ngày. Năng suất bình quân 1,2 tấn/ha, trái có tám khía, trồng phổ biến ở vùng Châu Phú (An Giang). - Mè vàng Miền Đông: trổ hoa 30 ngày sau khi trồng, phân cành trung bình (4 cành/cây), thân màu xanh đậm, chiều cao thấp (70 cm), thời gian sinh trưởng ngắn (80 ngày), năng suất khá cao (1,5 tấn/ha). Giống trồng phổ biến ở Đồng Nai, Sông Bé trên vùng đất cao, trái có bốn đến tám khía. - Mè vàng Cồn Khương: Trổ hoa ngày thứ 35 sau khi trồng, phân cành 4-6 cành/cây), chiều cao 90 cm, thời gian sinh trưởng 75 ngày, năng suất 1,4 tấn/ha. Trồng phổ biến ở Cồn Khương (Cần Thơ), trái có bốn đến sáu khía. b) Nhóm mè đen: - Mè đen Trà Ôn: trổ hoa ngày thứ 35 sau khi gieo, phân cành nhiều (4-6 cành/cây), chiều cao 90 cm, thời gian sinh trưởng 95 ngày, năng suất khá cao (1,4 tấn/ha). Trồng phổ biến ở Trà Ôn (Vĩnh Long), trái có từ 4 đến 6 khía. - Mè đen Campuchia: nhập từ Ấn Độ, phân cành rất nhiều, có cả cành cấp hai mang trái, chiều cao từ 90-100 cm, thời gian sinh trưởng 100 ngày, năng suất cao nhất trong các giống (1,6 tấn/ha), tuy nhiên hạt có nhiều màu sắc khác nhau (có cả đỏ, trắng, nâu), rất khó khi chọn hạt để xuất khẩu. 2.2.2 Một số giống mè mới triển vọng hiện nay a) Giống mè đen ĐH-1: - Giống mè đen ĐH-1 được Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam phục tráng từ giống mè địa phương của huyện Đức Huệ tỉnh Long An. - Giống thuộc dạng hình thấp cây, chiều cao cây khoảng 90- 120 cm, đốt lóng ngắn (2-5 cm), 8 Hình 6. Giống mè đen ĐH-1
  9. phân nhiều cành, mật độ càng thưa - khả năng phân cành càng cao, mật độ 40 x 60 (70) cm, cây có thể cho từ 10-15 cành. Thân cây và cuống lá có màu xanh vàng, có rất ít lông trên thân. - Hoa mới nở màu tím, hoa mọc hướng lên, đầu tràng hoa hơi hướng xuống. Chiều cao đóng trái thấp (vị trí có trái đầu tiên tính từ mặt đất) rất thấp (
  10. nên tiến hành làm đất ngay khi thấy mặt đất trên ruộng nứt chân chim. Cày 1 lần, xới 2 lần bằng máy xới thông dụng cho đất tơi xốp, trước xới lần cuối nên bón phân lót. Chú ý hạt mè rất nhỏ do đó cần làm đất kỹ vì nếu không làm đất kỹ, sạ không đều, hạt sẽ bị vùi lấp. b) a) Hình 8. a) Máy cắt liếp bằng lưỡi rạch hàng b) Ruộng sạ mè đã chuẩn bị đất xong sau khi cày xới Sau cày -xới, tiến hành lên liếp. Kích thước liếp phù hợp nhất có rộng khoảng 1,5 – 2 m, cao 10 – 15 cm, rãnh giữa 2 liếp rộng 20 – 30 cm. Hệ thống rãnh có tác dụng tưới bổ sung hoặc tiêu nước kịp thời khi cần thiết. Các đường rãnh phải nối với hệ thống thoát nước chính của ruộng và liên thông với hệ thống tưới tiêu trong khu vực. Trường hợp đất quá ướt, nên cày phơi ải trước từ 7-10 ngày, sau khi xới lần 1, bón phân, xới tiếp lần 2 và lên liếp trồng mè như trên. 3.2 Mè trồng không làm đất Áp dụng cho mè trồng ở vùng đồng bằng, trên các chân đất bằng phẳng và áp dụng cho mè trồng theo cơ cấu lúa Đông Xuân- mè Xuân Hè- lúa Hè Thu. - Thông thường sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân, tiến hành cắt ngắn gốc rạ để lại từ 20-30 cm, dọn và gom rơm rạ ra khỏi ruộng. Sử dụng máy cày để đào rãnh tưới tiêu trên ruộng theo mạng hình xương cá. Khoảng cách giữa các rãnh từ 4-8 m, tùy theo mặt bằng và khả năng thoát nước của ruộng. Kích thước rãnh rộng 30 cm, sâu 40 cm, các rãnh thoát nước ăn thông với hệ thống tưới tiêu của ruộng và của vùng. Hệ thống rãnh phải đảm bảo thoát nước cạn kiệt từ 30- 40 phút sau mỗi trận mưa hoặc sau mỗi lần tưới tràn. Hệ thống rãnh cũng phải đảm bảo dẫn nước tưới nhanh cho ruộng (ước tính ruộng có diện tích 01 ha, không tưới trong thời gian quá 04 tiếng). 4. Gieo sạ và mật độ gieo Hạt trước khi gieo phải xử lý với Copper-zinc hoặc Copper-B nồng độ 2% trộn đều vào hạt. Có hai cách gieo sạ: 10
  11. 4.1 Sạ lan Sạ lan là phương pháp sạ truyền thống. Có thể sạ lan bằng tay hoặc bằng máy. + Sạ lan bằng tay: khó đồng đều, thường tạo thành những mảng dầy, thưa cục bộ, cần phải tỉa thưa sau sạ từ 7-10 ngày. Để sạ lan cho đều nên trộn hạt giống với đất bột, phân hữu cơ hoai mục (1-2 kg đất bột/1 kg hạt giống) tránh sạ vào lúc có gió mạnh và đặc biệt người sạ cần có kinh nghiệm sạ đều tay. Lượng hạt giống để gieo sạ cho phương pháp sạ lan bằng tay là: 5-7 kg/ha. Hình 9. Sạ lan bằng tay + Sạ lan bằng máy: Hiện nay nông dân dùng máy phun phân để sạ mè, vừa đều vừa tiết kiệm hạt giống. Lượng giống sử dụng 3,5-4 kg/ha. 4.2 Sạ hàng Lượng hạt giống cần để gieo 4 - 5 kg/ha. Sạ hàng có thể áp dụng trên ruộng làm đất và ruộng không làm đất. + Sạ hàng bằng tay: Mật độ ảnh hưởng đến năng suất rất lớn, nếu gieo dày quá thì cây mọc ốm yếu, cho trái ít. Nếu gieo thưa quá thì cây bị đổ ngã. Khoảng cách tốt nhất giữa hai hốc là 30 x 20 cm (mè đen), 20 x 20 cm (mè trắng), mật độ vào khoảng 25.000 cây/ha thì sẽ cho năng suất cao nhất. Thường lúc đầu gieo 4 - 5 hạt /hốc sau đó nhổ tỉa còn 2 cây/hốc. + Sạ hàng bằng máy: Công cụ sạ mè theo hàng được thiết kế dựa trên mẫu công cụ sạ lúa Khoảng cách giữa các hàng lỗ trên trống là 30 cm và vị trí giữa các lỗ trên mỗi hàng cách nhau từ 10, 20, 30 cm. Việc điều chỉnh mật độ khoảng cách thưa hay dầy (10, 20 hoặc 30 cm) bằng cách bịt lại hoặc mở ra các dây cao su bản to quấn quanh các hàng lỗ trên trống đựng hạt cho phù hợp. Hình 10. Sạ mè bằng công cụ sạ hàng 11
  12. Đối với ruộng làm đất: sau khi xới, lên liếp, tiến hành sạ kéo hàng ngay, dùng cào răng, trang xới nhẹ - trang phẳng mặt đất lấp hạt mè, trường hợp ruộng quá lớn có thể sử dụng máy xới cắm chà quét nhẹ trên mặt ruộng lấp hạt giống. Ngoài ra cũng có thể sử dụng rơm rạ tủ lên bề mặt liếp mà không cần lấp đất. Đối với ruộng không làm đất: sau khi gom rơm rạ ra khỏi ruộng và hoàn thiện hệ thống tưới tiêu thì tiến hành sạ mè và cuối cùng là sử dụng 50% số rơm rạ trước đó tủ lên mặt ruộng, bơm nước ngập và tháo cạn nước. III. KỸ THUẬT CHĂM SÓC 1. Tỉa, dặm 1.1 Tỉa thưa - Thời gian tỉa thưa thích hợp nhất từ 10-14 ngày, tỉa sớm quá có thể số lượng cây con còn bị hao hụt do sâu bệnh, nhưng nếu tỉa quá trễ sẽ gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bên cạnh. - Mật độ sau tỉa: + Sạ lan: cây cách cây 20 - 30 cm (mè đen) hoặc 20 x 20 cm ( mè trắng) + Sạ hàng: đối mè đen là 30 x 20 cm (hàng x cây), mè trắng 20 x 20 cm - Khi tỉa thưa nên nhổ bỏ cây nhỏ, yếu, còi cọc, sinh trưởng phát triển kém, nhiễm sâu bệnh. 1.2 Trồng dặm Thời điểm trồng dặm thích hợp từ 5-7 ngày sau gieo, khi thấy các cây xung quanh đã mọc lên khỏi mặt đất, không nên trồng dặm quá trễ làm giảm độ đồng đều về thời gian sinh trưởng và gây khó khăn cho thu hoạch. 2. Quản lý cỏ dại Cỏ dại phát triển rất nhanh (từ 7-10 ngày sau khi gieo). Rễ mè phát triển rất kém dễ bị đổ ngã, do đó có thể kết hợp làm cỏ vun gốc các lần bón phân. Cần sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp: chọn giống sạch hạt cỏ dại; kỹ thuật canh tác (cày, xới phơi đất, gieo thưa vừa phải, bón phân, tưới nước,…); luân, xen canh; hóa học; thủ công,…Khi sử dụng thuốc hoá học, cần tuân thủ 4 đúng: thuốc, lúc, liều lượng, cách phun. Làm cỏ bằng tay bổ sung, nhất là vào giai đoạn 10 – 15 ngày sau gieo kết hợp với tỉa bỏ bớt những chỗ quá dày do sạ không đều là khâu kỹ thuật quan trọng cần thực hiện tốt. Một số thuốc trừ cỏ có thể sử dụng trên ruộng mè: Dual, Dual gold, Lasso 48 EC, Nabu 12 EC, Gallant super 700, Onecide 450,… 3. Bón phân và quản lý dinh dưỡng Lượng phân bón khuyến cáo cho 1 ha: 80 – 100 kg N + 60 kg P2 O5+ 40 – 50 kg K2O + 300 kg hữu cơ vi sinh (tương đương: 100 kg Urê, 300 kg 20-20- 15). Tùy loại đất, tùy chế độ canh tác mà có thể tăng hoặc giảm lượng phân cho 12
  13. phù hợp. Trồng trong mùa khô (vụ Xuân Hè), chỉ tưới 3 – 4 lần/vụ nên cần chọn các dạng phân dễ tan để đạt hiệu quả sử dụng cao. Với điều kiện thổ nhưỡng là đất phù sa trên nền đất phèn của tỉnh Vĩnh Long có thể sử dụng lượng phân (Urê và 20-20-15) và thời kỳ bón theo bảng sau: Bảng 1. Lượng phân và thời kỳ bón cho mè TT Thời kỳ bón Lượng phân bón (kg/ha) Hữu cơ vi sinh Urê 20-20-15 1 Trước gieo 3 ngày 300 2 Sau gieo 5 – 7 ngày 25 – 50 75 3 Sau gieo 15 – 20 ngày 25 - 50 75 4 Sau gieo 40 – 45 ngày 0 150 */ Phương pháp bón: Rải đều phân trên ruộng sau khi tưới nước một ngày. Mỗi lần bón, chừa lại một lượng ít để bón dặm những chỗ thiếu phân do bón không đều. Đối với ruộng sạ hàng, nếu có công lao động, có thể hòa tan phân tưới hoặc rãi trực tiếp vào các hàng mè, sau đó tưới nước bổ sung. */ Lưu ý: Những ruộng bị phèn, tùy theo pH của đất có thể bón 300 – 1.000 kg vôi/ha để cải tạo độ chua của đất. 4. Tưới nước và quản lý nước Các thời kỳ cần nước của cây mè bao gồm: + Thời kỳ nẩy mầm và phát triển cây con: đất phải đủ ẩm mới cung cấp đủ nước cho hạt mè nẩy mầm và cây con phát triển. + Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Việc tưới nước bổ sung giai đoạn này rất quan trọng, ngoài cung cấp nước cho cây sinh trưởng phát triển còn giúp cho việc bón phân và gia tăng hiệu lực của phân bón. Thời điểm tưới thích hợp từ 20-22 ngày sau gieo, khi bắt đầu có nụ hoa đầu tiên. + Thời kỳ đậu trái: trái mè hình thành sau khi hoa được thụ phấn thành công tập trung trong khoảng từ 30-45 ngày tuổi, thiếu nước hoặc thừa nước đều làm rụng trái non. Ở thời kỳ này ngoài thiếu nước, ảnh hưởng của thừa nước do tưới quá nhiều hoặc mưa bất thường hay sương mù đều gây rụng trái non. + Thời kỳ trái chắc: thời kỳ trái chắc tập trung vào giai đoạn từ 45-60 ngày tuổi, gần cuối giai đoạn sinh trưởng, thiếu nước hạn chế quá trình vận chuyển chất khô về hạt, trái nhỏ, chín nhanh, tỷ lệ lép cao, hạt nhẹ, khối lượng 1.000 hạt giảm và làm giảm năng suất. Thời điểm tưới thích hợp từ 50-55 ngày sau gieo. 13
  14. + Thời kỳ chín: Thông thường mè chín thì không cần tưới nước, nhưng do thời vụ trồng mè hầu như đều vào mùa khô, địa hình đất cao, hạn hán kéo dài, do vậy tưới nước giai đoạn này rất quan trọng, tiếp tục giúp hạt vào chắc tốt hơn, trái không bị chín ép, chín háp. Thời điểm tưới thích hợp từ từ 62-65 ngày sau gieo. Nguyên tắc của việc tưới nước cho mè là tưới vừa đủ ẩm (70 – 80%), phải thoát hết nước đọng ngay sau mỗi lần tưới. Phải có hệ thống mương rãnh tưới tiêu nước hoàn thiện. Có nhiều cách tưới cho mè: Tưới thấm, tưới tràn, tưới phun. 5. Phòng trừ sâu bệnh 5.1 Sâu hại 5.1.1 Sâu sừng (Acherontia lachesis) * Đặc điểm: Bướm to, màu nâu có nhiều vân đen, trứng hình cầu, đẻ riêng lẻ từng trứng trên lá cây mè. Sâu rất lớn màu sắc đổi từ màu xanh lá cây sang màu nâu, có nhiều sọc vàng dọc theo lưng, cơ thể to mập, nhiều ngấn ngang, cuối bụng có một gai lớn như sừng. Sâu non ăn lá non rất mạnh, thời gian sâu non tồn tại trên ruộng 25-30 ngày. Nhộng lớn, màu nâu đỏ ở trong đất. * Vòng đời: Thành trùng có chu kỳ sinh trưởng trung bình là 37,87 ngày, thời gian ủ trứng trung bình 4,87 ngày, ấu trùng có 5 tuổi và trải qua 4 lần lột xác, thời gian ấu trùng kéo dài trung bình là 16 ngày, thời gian làm nhộng 13,83 ngày. * Cách gây hại: Chúng ăn lá và để lại phân, số lượng lá bị ăn lớn dần theo cơ thể của chúng, chúng ăn từ lá non đến lá gần già, nếu thiếu thức ăn chúng mới ăn lá già, chúng ăn xung quanh mép lá rồi đến gân lá, khi ăn hết 2/3 lá chúng lại di chuyển nơi khác tiếp tục gây hại cho tới khi thành nhộng. Triệu chứng gây hại của chúng gần giống như các loài sâu ăn tạp khác, rất khó phân biệt chỉ khi ta quan sát dưới gốc cây thấy phân của chúng thì mới khẳng định chúng là tác nhân gây hại. Sâu ăn phá lá, đọt làm giảm khả năng quang hợp của lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng của cây và giảm năng suất. Giai đoạn xuất hiện cắn phá khi ruộng mè 28-49 ngày tuổi. Mật số sâu giảm dần vào cuối vụ, vì giai đoạn này cây ngừng sinh trưởng, mà chủ yếu tập trung dinh dưỡng để nuôi trái, nguồn thức ăn của sâu bị hạn chế do đó làm giảm mật số sâu trong ruộng. 14
  15. Hình 11. Sâu sừng * Phòng trừ: - Luân canh lúa nước, làm đất kỹ. - Bắt sâu non bằng tay hoặc kẹp tre. - Một số loại thuốc có thể phòng trị sâu sừng: Indoxacarb (Ammate 150 SC, Supermate 150 SC), Methomyl (Lannate 40 SP), Esfenvalerate (Sumi-Alpha 5 EC, Vifenalpha 5 ND) ; Cypermethrin (Cyper 25 EC, Arrivo 25 EC); …. 5.1.2 Sâu cuốn lá (Antigastra catalaunalis) * Đặc điểm: - Trưởng thành sâu cuốn lá mè: thuộc loài bướm đêm, sải cánh rộng 19 – 20 mm, đẻ trứng sau vũ hóa 2-5 ngày. Thời gian sống của trưởng thành khoảng 2-9 ngày, sức đẻ trứng trung bình 62 -116 trứng/con tùy thuộc vào yếu tố thức ăn thêm. - Sâu non: có 5 tuổi, thường tập trung ở lá ngọn, nhả tơ cuốn hai mép lá. * Vòng đời: Sâu cuốn lá mè có vòng đời khá ngắn, trung bình 23 ngày ở điều kiện nhiệt, ẩm độ trung bình 29,2 o C, 75,1%. Do vậy sức tăng quần thể sẽ nhanh, khả năng gây hại trên đồng ruộng sẽ lớn nếu không có biện pháp khống chế thích hợp. * Cách gây hại: Sâu cuốn lá mè là loài dịch hại nguy hiểm trên cây mè. Nó không chỉ hại lá mà còn hại trái non, búp non, ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng hạt mè. Chúng xuất hiện và gây hại từ đầu đến cuối vụ, mật độ sâu cao nhất thường ứng với giai đoạn cây mè ra hoa đến trái non. Hình 12. Sâu cuốn lá mè và triệu chứng gây hại * Phòng trị: Thăm đồng thường xuyên, chỉ sử dụng thuốc khi ở mật độ cao bằng các loại thuốc có hoạt chất: Cypermethrin 40 g/l + Profenofos 400 g/l (Polytrin P 440 EC), Lufenuron (Match 50ND), Cypermethrin (Sherpa 25 EC, Cypermap 25 EC),…dùng theo liều lượng khuyến cáo. 5.1.3 Sâu ăn tạp (Spodoptera litura) * Đặc điểm hình thái – sinh học: 15
  16. - Bướm: có chiều dài thân khoảng 20-25mm, sải cánh rộng từ 35-45mm. Cánh trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh. Bướm có đời sống trung bình từ 1-2 tuần tuỳ điều kiện thức ăn. Trung bình một bướm cái có thể đẻ 300 trứng, nhưng nếu điều kiện thích hợp bướm có thể đẻ từ 900-2.000 trứng. Thời gian đẻ trứng trung bình của bướm kéo dài từ 5-7 ngày đôi khi đến 10 - 12 ngày. Hình 13. Thành trùng, trứng và ấu trùng sâu ăn tạp trong đất - Trứng: có hình bán cầu, đường kính từ 0,4 - 0,5mm. Bề mặt trứng có những đường khía dọc từ đỉnh trứng xuống đến đáy và bị cắt ngang bởi những đường khía ngang tạo thành những ô nhỏ. Trứng mới nở có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm. Ổ trứng có phủ lớp lông từ bụng bướm mẹ. Thời gian ủ trứng từ 4-7 ngày. - Ấu trùng: Thời gian phát triển của ấu trùng kéo dài từ 20-25 ngày, sâu có 5-6 tuổi tuỳ thuộc điều kiện môi trường. Nếu điều kiện thuận lợi sâu có thể dài từ 35-53 mm, hình ống tròn. Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm. Trên cơ thể có một sọc vàng sáng chạy ở hai bên hông từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng, mỗi đốt có một chấm đen rõ nhưng hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất. Sâu càng lớn, hai chấm đen ở đốt thứ nhất càng to dần và gần như giao nhau tạo thành khoang đen trên lưng nên sâu ăn tạp còn được gọi là “sâu khoang”. - Nhộng: Thời gian phát triển nhộng kéo dài 7-10 ngày, kích thước dài từ 18-20mm. Nhộng sâu ăn tạp có màu xanh đọt chuối, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ. Khi sắp vũ hoá, nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối của nhộng có thể cử động được. * Vòng đời: tương đối ngắn trung bình 30,2 ngày, trong đó giai đoạn ấu trùng chiếm trung bình 21,7 ngày. Đây là giai đoạn gây hại quan trọng của sâu ăn tạp. Khả năng sinh sản mạnh cùng với thời gian phá hại kéo dài vì thế sâu ăn tạp là đối tượng gây hại quan trọng cho rau màu. * Tập quán sinh sống và cách gây hại: Phá hoại nhiều loại cây trồng như đậu, mè, bông, rau, dưa… Bướm thường vũ hoá vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ. Bướm hoạt động từ tối đến nửa đêm, có thể bay xa đến vài chục mét và cao đến 6-7 mét. Sau khi vũ hoá vài giờ, bướm có thể bắt cặp và một ngày sau đó có thể đẻ trứng. 16
  17. Sâu ăn tạp ăn phá nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng. Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nắp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm. Sâu vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, nếu bị động sâu bò phân tán hoặc nhả tơ buông mình xuống đất. Sâu tuổi 1-2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng lá và gân lá. Ở tuổi lớn khi thiếu thức ăn, sâu còn tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái non. Khi làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó hoá nhộng. * Biện pháp phòng trị: - Biện pháp canh tác: Đất trước khi trồng cần phải được cày, phơi và xử lý thuốc trừ sâu hoặc cho ruộng ngập nước 2-3 ngày để diệt nhộng, sâu non có trong đất. Phải thường xuyên đi thăm ruộng để kịp thời phát hiện sâu, ngắt bỏ ổ trứng hoặc tiêu diệt sâu non mới nở khi chưa phân tán đi xa. - Biện pháp sinh học: Sâu ăn tạp thường bị 4 nhóm ký sinh sau (1) côn trùng ký sinh (Ong thuộc họ Braconidae và ruồi thuộc họ Tachinidae), (2) nấm ký sinh (Beauveria sp. và Nomurea sp.), (3) siêu vi khuẩn gây bệnh NPV, vi khuẩn và (4) Microsporidia. - Biện pháp hóa học: Sâu ăn tạp rất dễ kháng thuốc, nên luân phiên nhiều thuốc thuộc các nhóm hoạt chất như Bacillus thuringiensis var. Aizawai (Xentari 35 WDG), Protein Toxins (Dipel 6.4 DF), Cypermethrin (Appencyper 35EC, Cyperan 30EC, Cyper 25EC,…), Abamectin (Nafat 3.6EC hoặc 5.0EC,…), Chlorfluazuron (Atabron 5EC),…đảm bảo thời gian cách ly thuốc trước khi thu hoạch theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. 5.1.4 Bọ xít xanh (Blepharidoterus. angulatus) Hình 14. (a) Ấu trùng bọ xít xanh, (b) Ấu trùng bọ xít đen gây hại trên mè * Đặc điểm: Bọ xít trưởng thành hoạt động ban ngày, thường vào lúc 9 – 10 giờ sáng, bọ xít di chuyển khá nhanh từ mặt trên xuống mặt dưới lá và có tính lẫn tránh. Ấu trùng tuổi 1-2 sống tập trung, ít di chuyển. *Cách gây hại: Cả trưởng thành và ấu trùng chích hút nhựa lá và trái non làm cây, trái phát triển kém, hạt lép, lửng, làm giảm năng suất. 17
  18. * Phòng trị: Cần thăm đồng thường xuyên, khi cây có trái non nếu mật số bọ xít cao, có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Thiamethoxam (Actara 25 WG), Beta-Cyfluthrin (Bulldock 25 EC), Fenobucarb (Bassa 50 EC), .., phun thuốc khi bọ xít ở tuổi 1- 2. 5.1.5. Bọ trĩ (Thrips palmi) * Đặc điểm: - Bọ trĩ là loại côn trùng nhỏ rất khó nhìn bằng mắt thường. -Trưởng thành: dạng thon có màu vàng đậm hoặc nâu đen, ấu trùng hình dạng giống trưởng thành có màu trắng vàng đến vàng. - Ấu trùng thường ở dưới mặt lá non, di chuyển rất nhanh. Trưởng thành có thể bay rất xa, nhất là theo hướng gió. - Trứng: được đẻ trong mô lá, một con có thể đẻ từHình 3-160 Bọ trĩ 15.trứng. - Ấu trùng và trưởng thành thường nằm ở mặt dưới lá, nhộng nằm trong đất. * Vòng đời: Hiện nay có rất ít tài liệu xác định vòng đời của bọ trĩ, tuy nhiên thời gian trứng khoảng 3 ngày, vòng đời khoảng 11 -16 ngày, ấu trùng có 2 tuổi. * Triệu chứng và cách gây hại: - Bọ trĩ có thể gây hại tất cả các giai đoạn phát triển của cây nhưng thường phát triển gây hại nặng ở thời kỳ cây con từ khi ra lá đến khi có bông, trong điều kiện ấm nóng, khô, trong mùa mưa bọ trĩ gây hại nhẹ hơn. - Trưởng thành và ấu trùng thường tập trung trên lá ngọn chích hút nhựa cây trên lá làm cho lá vàng, ngọn quăn queo, cây còi cọc, hoa rụng, quả ít và nhỏ, hại nặng trong thời kỳ cây con có thể làm cho cây chết. - Ngoài tác hại trực tiếp là chích hút nhựa, bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây trồng. * Phòng trị: - Mật độ trồng theo khuyến cáo. - Tránh bón nhiều phân đạm. - Bọ trĩ có tính kháng thuốc rất cao, khi mật số cao có thể luân phiên sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất sau: Emamectin benzoate (Tungmectin 1.9EC), Spinetoram (Radiant 60SC), Imidacloprid + Pyridaben (Hapmisu 20EC),… 5.1.6 Nhện đỏ (Tetranychus urticea) * Đặc điểm: 18
  19. - Nhện đỏ có kích thước cơ thể rất nhỏ, mình hình bầu dục, hơi nhọn lại ở đuôi, hai đốt cuối màu đỏ chói, trên mình và chân có nhiều lông cứng. - Con trưởng thành đẻ trứng rời rạc ở mặt dưới của phiến lá, lúc mới đẻ có màu trắng hồng, sau đó chuyển hoàn toàn sang màu hồng. - Nhện mới nở có màu xanh lợt. - Cả trưởng thành và ấu trùng đều sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ. * Vòng đời: Thời gian từ trứng đến trưởng thành thay đổi phụ thuộc lớn vào nhiệt độ. Trong điều kiện phòng thí nghiệm (t=25-28oC): trứng 3-4 ngày, sâu non 2-5 ngày, tiền ấu trùng 1-2 ngày và ấu trùng 1-3 ngày. Thời gian từ trứng- trưởng thành từ 7-14 ngày và thời gian sống của trưởng thành kéo dài đến 22 ngày. Có nhiều thế hệ trùng lặp trong năm. * Cách gây hại: - Gây hại bằng cách chích hút nhựa làm lá vàng, rụng sớm, cây kém phát triển, rụng hoa, rụng trái. - Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc những thời gian bị hạn trong mùa mưa. - Nhện đỏ lan truyền nhờ gió và nhờ những sợi tơ, mạng nhện mà chúng tạo ra. * Phòng trị: - Biện pháp canh tác: + Tưới nước giữ ẩm cho cây trong điều kiện mùa khô, khi mật độ nhện cao dùng phương pháp tưới phun với áp lực mạnh để rửa trôi nhện hạn chế mật độ nhện trên đồng ruộng. + Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy triệt để tàn dư cây trồng. + Tưới phun mưa với áp lực mạnh khi mật độ nhện cao. - Biện pháp hóa học: Khi cần thiết có thể sử dụng thuốc trừ nhện có hoạt chất như: Fenpyroximate (Ortus 5SC), Propargite (Comite 73EC), Abamectin (Vertimec 1,8EC),… 5.1.7 Rầy xanh (Empoasca flavescens) * Đặc điểm: - Trưởng thành: Thân dài từ 2,5 - 4 mm, màu xanh lá mạ. Đầu hơi hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có đường vân trắng, và hai bên có chấm đen nhỏ. Cánh trong mờ, màu xanh lục, xếp úp hình mái nhà. - Trứng: Có hình hơi cong dạng quả chuối, dài khoảng 0,8 mm. Trứng mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở có màu lục nhạt hay hơi nâu. 19
  20. - Rầy non: có 5 tuổi, tuy chưa có cánh nhưng gần giống trưởng thành. Rầy mới nở màu trắng trong suốt, dài 1 mm. Rầy càng lớn chuyển dần sang màu xanh. Cuối tuổi 5 cơ thể dài 2 mm. Ban ngày rầy ẩn dưới tán lá hoặc phía bên kia ánh sáng mặt trời, khi bị động rầy bò ngang và lẩn trốn nhanh. * Vòng đời: Thời gian sinh trưởng phát dục của các pha phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Vòng đời: 14 - 21 ngày. Trong đó: Trứng: 5 - 8 ngày. Rầy non: 9 - 11 ngày (mùa Xuân); 7 - 8 ngày (mùa Hè); 14 - 16 ngày (mùa Đông). Trưởng thành: 2 - 21 ngày. * Cách gây hại: Rầy sống tập trung ở mặt dưới lá nên khó phát hiện, chích hút nhựa làm lá xoăn lại chuyển màu hơi vàng, rìa lá bị cháy và mật số rầy cao sẽ làm cháy lá, cây suy yếu không phát triển, rụng hoa và trái non. Rầy xanh cũng là tác nhân truyền bệnh virus cho cây mè. * Phòng trị: Có thể dùng một trong các loại thuốc có hoạt chất sau: Buprofezin (Applaud 10 WP), Acetamiprid (Mospilan 3 EC), … 5.2 Bệnh hại 5.2.1 Bệnh lỡ cổ rễ, chết cây con (do nấm Rhizoctonia bataticola) Bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con, vết bệnh thường xuất hiện nơi tiếp giáp với mặt đất, vết bệnh có màu xanh tái, sau chuyển màu nâu và lan rộng quanh gốc, làm gốc teo lại, cây héo và chết. Lúc đầu một vài cây bị bệnh, sau lan rộng làm chết từng chòm. Nấm bệnh phát triển thích hợp ở ẩm độ cao. Sợi nấm và hạch nấm lưu tồn trong đất và lây lan sang vụ sau. * Phòng trị: - Biện pháp kỹ thuật, canh tác: + Nhổ bỏ, tiêu hủy những cây bị bệnh để tiêu diệt nguồn nấm bệnh. + Luân canh cây trồng với cây khác họ để tiêu diệt nguồn bệnh, có hiệu quả khi luân canh với cây khác họ và cây trồng khác. + Không dùng rơm rạ lúa bị bệnh đốm vằn tủ liếp trồng. Đốt rơm rạ trước khi trồng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2