Tài liệu tham khảo : BTS Ericsson - RBS2206
lượt xem 17
download
Loại thiết bị: công nghệ GSM, tủ indoor (dùng lắp đặt trong phòng kín), dùng cho ô marco, hỗ trợ tối đa 12 TRX/1tủ. - Mặc dù có kích thước tương đương với tủ RBS2202 nhưng có dung lượng gấp đôi vì sử dụng bộ thu phát và bộ kết hợp kép (double capacity transceiver and combiners). Hình 1. Dòng thiết bị RBS 2000 - Khối thu phát kép được ký hiệu là dTRU có cùng kích thước với TRU đơn nhưng chứa tới 2 bộ thu phát (TRU = Transceiver Unit). TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE .ANT...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu tham khảo : BTS Ericsson - RBS2206
- BTS Ericsson - RBS2206
- ANT JOINT STOCK COMPANY BTS Ericsson - RBS2206 1. Một số đặc điểm cơ bản - Loại thiết bị: công nghệ GSM, tủ indoor (dùng lắp đặt trong phòng kín), dùng cho ô marco, hỗ trợ tối đa 12 TRX/1tủ. - Mặc dù có kích thước tương đương với tủ RBS2202 nhưng có dung lượng gấp đôi vì sử dụng bộ thu phát và bộ kết hợp kép (double capacity transceiver and combiners). Hình 1. Dòng thiết bị RBS 2000 - Khối thu phát kép được ký hiệu là dTRU có cùng kích thước với TRU đơn nhưng chứa tới 2 bộ thu phát (TRU = Transceiver Unit). TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
- ANT JOINT STOCK COMPANY - dTRU dùng trong tủ RBS2206 có khả năng hỗ trợ EDGE (công nghệ di động thế hệ 2,5G tiếp theo của GPRS) đáp ứng giải pháp giao tiếp số liệu với tốc độ cao. RBS 2206 có khả năng hỗ trợ EDGE trên cả 12 bộ thu phát. - RBS2206 sử dụng 2 loại bộ kết hợp mới (combiner) rất linh hoạt, do đó 1 tủ RBS2206 thể hoạt động với cấu hình 1 sector, 2 sector hoặc 3 sector, có thể sử dụng kết hợp băng tần GSM900/1800, GSM800/1900 hay GSM800/1800. + Khi sử dụng bộ kết hợp lọc (filter combiner, ký hiệu: CDU-F) thì RBS2206 hỗ trợ hoạt động một trong các cấu hình là 3x4 (4/4/4), 2x6 (6/6) và 1x12 (Omni12) sử dụng các băng tần GSM900 và 1800. + CDU-G combiner có thể được cấu hình theo 2 chế độ: chế độ dung lượng và chế độ vùng phủ. Khi hoạt động ở chế độ vùng phủ, công suất tại đầu ra của nó tăng lên 3,5 dB và rất hiệu quả với các site có vùng phủ sóng là nông thôn, ngoại ô hoặc khi bắt đầu cung cấp dịch vụ cho một khu vực mới với chi phí thấp nhất. Để hoạt động với cấu hình 4/4/4 ta phải sử dụng 3 khối CDU-G. 2. Cấu trúc tủ RBS 2206 1 tủ RBS 2206 bao gồm các khối sau: - Đơn vị cấp nguồn PSU (power supply unit) - Đơn vị chuyển mạch phân phối DXU (Distribution switch unit) - Mô đun phân phối trong (Internal distribution module) - Bộ thu phát kép dTRU (double transceiver unit) - Bộ phận hoán chuyển cấu hình CXU (Configuration switch unit) - Bộ phận phân phối và kết hợp CDU (Combiner and Distribution unit) - Đơn vị đấu nối điện xoay chiều và một chiều ACCU/DCCU (AC or DC connection unit) - Khối điều khiển quạt FCU (Fan control unit) - Bộ lọc điện một chiều (DC Filter) TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
- ANT JOINT STOCK COMPANY Hình 2. RBS2206 2.1. Khối cấp nguồn PSU - PSU biến đổi điện áp của nguồn cấp sang điện áp tiêu chuẩn của hệ thống là 24VDC. - PSU có thể hoạt động theo cấu hình có dự phòng N+1 (N khối phục vụ và 1 khối dự phòng). - Nếu sử dụng ắc quy dự phòng thì nên dùng thêm 1 PSU mở rộng để phục vụ việc nạp ắc quy. Nếu RBS đã được gắn 1 PSU dự phòng rồi thì không cần thêm PSU mở rộng để nạp accu. - RBS 2206 có gắn thiết bị bảo vệ chống đột biến điện áp, tuy nhiên vẫn nên lắp thêm 1 bộ lọc sét và chống đột biến điện áp bên ngoài. 2.2. Khối chuyển mạch phân phối DXU - DXU cung cấp khả năng giao tiếp của hệ thống RBS2206 với các đường truyền 2Mbit/s hoặc 1,5Mbit/s và cung cấp các kết nối theo từng khe thời gian tới chính xác từng TRX. TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
- ANT JOINT STOCK COMPANY - DXU có nhiệm vụ tách tín hiệu mang thông tin đồng bộ hệ thống từ đường truyền PCM và dùng tín hiệu này để kích hoạt bộ phận phát tín hiệu định thời chuẩn cho RBS. - DXU hỗ trợ tính năng ghép kênh lớp LAPD, chức năng hội tụ lớp LAPD (LAPD concentration) và chức năng Multi Drop. Hình 3. Khối DXU-21 - 1 tủ RBS 2206 có 1 khối DXU-21 với các đặc điểm sau: + Có 4 cổng truyền dẫn (cả E1 và T1) + Phần cứng sẵn sàng hỗ trợ chức năng EDGE trên cả 12 TRX + Hỗ trợ 1 mạng vô tuyến đồng bộ với sự trợ giúp của 1 giao diện để giao tiếp với 1 bộ thu tín hiệu GPS (Hệ thống định vị toàn cầu) bên ngoài. + Hỗ trợ chức năng định vị di động với sự trợ giúp của 1 giao diện giao tiếp với 1 bộ LMU bên ngoài. + Phần cứng sẵn sàng hỗ trợ tính năng bổ sung “site LAN” thông qua 1 bus External O&M (EOM). Bus này được thiết kế theo tiêu chuẩn cổng Ethernet. + Hỗ trợ đồng bộ TG + Tích hợp chức năng ECU. 2.3. Mô đun phân phối trong IDM IDM gồm 2 chức năng: - Phân phối điện áp hệ thống 24VDC tới các bộ phận của tủ RBS và đóng vai trò là 1 cầu chì với điện áp tải là 24VDC - Có 1 điểm kết nối trên IDM để kết nối vòng xuyến ESD với thiết bị tiếp đất về điện. 2.4. Khối thu phát kép dTRU - Mỗi tủ RBS2206 có thể gắn tối đa 6 dTRU (tương đương với 12 TRX) TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
- ANT JOINT STOCK COMPANY Hình 4. Khối dTRU - Có nhiều loại dTRU khác nhau được phân biệt bởi băng tần hoạt động và khả năng hỗ trợ EDGE. Tất cả các loại dTRU đều hỗ trợ về phần cứng cho các chức năng HSCSD và GPRS, riêng EDGE dTRU hỗ trợ về phần cứng để nâng cấp lên các chức năng ECSD và EGPRS. - dTRU hỗ trợ nhiều chuẩn mã hoá khác nhau. dTRU có thể sử dụng chuẩn A5/1 hoặc A5/2. Quá trình mã hoá được điều khiển thông qua phần mềm. - Một bộ ghép lai (hybrid combiner) được gắn bên trong dTRU. Bộ ghép này có thể được sử dụng, là chức năng lựa chọn kết hợp với CDU-G để tăng số lượng TRX cho mỗi anten. Cũng có thể bỏ qua bộ ghép lai này bằng cách nối cáp vào mặt trước của dTRU. - dTRU sẵn sàng về phần cứng để tăng cường hiệu năng hoạt động thông qua việc nâng cấp phần mềm. Ví dụ: phân tập 4 nhánh thu và quá trình triệt tiêu nhiễu mở rộng EIS. 2.5. Khối chuyển mạch cấu hình CXU - Nhiệm vụ của CXU là kết nối chéo giữa CDU và dTRU tại đường thu. CXU giúp việc nâng cấp hoặc cấu hình lại một tủ RBS được thuận tiện, hạn chế việc di chuyển hoặc thay thế cáp RX. Hình 5. Khối CXU - Các đầu vào và ra RX trên dTRU và CDU được đặt ở những vị trí để tối thiểu hoá số loại cáp được sử dụng kết nối giữa CXU với dTRU/CDU. 2.6. Khối kết hợp và phân phối CDU - CDU kết hợp các tín hiệu được phát đi từ các TRX và phân chia các tín hiệu mà nó thu được từ anten. - Các bộ lọc song công được đặt bên trong CDU. Một bộ nối đo đạc (measuring coupler) đặt bên trong CDU cung cấp các phép đo công suất TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
- ANT JOINT STOCK COMPANY tới và công suất phản xạ phục vụ việc tính toán hệ số sóng đứng điện áp VSWR. - Có 2 loại CDU khác nhau dùng cho GSM 900 và 1800 (CDU-F và CDU- G) và một loại CDU dùng cho GSM 800 và GSM 1900 (CDU-G) + CDU-G có tính năng ghép lai hỗ trợ nhảy tần băng cơ bản và nhảy tần kết hợp. + CDU-F có tính năng kết hợp lọc hỗ trợ các cấu hình lớn hỗ trợ nhảy tần băng cơ bản. CDU-F được tối ưu hoá cho các cấu hình lớn với công suất đầu ra tối đa trên số lượng anten tối thiểu. Hình 6. Khối CDU-G và CDU-F - Các bộ lọc song công cho phép cả đường thu lẫn đường phát kết nối tới cùng một anten. Các cấu hình song công cũng cho phép giảm thiểu số lượng anten và feeder cần thiết cũng như hạn chế suy hao tại các bộ kết hợp trên đường truyền. - Cả CDU-G và CDU-F đều sẵn sàng về phần cứng để hỗ trợ EDGE. 2.7. Đơn vị kết nối điện xoay chiều, một chiều ACCU/DCCU và bộ lọc điện một chiều DC Filter - ACCU/DCCU dùng phân chia và kết nối điện áp cung cấp 120-250 VAC (ACCU) hay -48/-60 VDC (DCCU) của nguồn vào tới các PSU. - Bộ lọc điện 1 chiều dùng kết nối bộ cấp nguồn vào +24 VDC (PSU) với bộ ắcquy dự phòng. - Khối accu dự phòng chỉ có khi điện áp nguồn cung cấp là 120-250VDC. 2.8. Đơn vị điều khiển quạt Khối FCU điều khiển các quạt gió bên trong tủ thiết bị. Môi trường làm việc bên trong tủ được duy trì trong một khoảng giới hạn của nhiệt độ nhờ vào việc điều khiển các quạt gió. Môi trường làm việc được điều khiển bởi DXU thông qua FCU với sự hỗ trợ của các bộ cảm biến nhiệt đặt bên trong các khối RU. 2.9. Khối khuếch đại TMA (Tower Mounted Amplifier) TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
- ANT JOINT STOCK COMPANY Mỗi bộ khuếch đại nhiễu tối thiểu TMA là một lựa chọn có thể được sử dụng theo yêu cầu để bù lại suy hao do anten - feeder và tăng cường hiệu năng cho tất cả các bộ thu. Với mọi cấu hình, CDU-G và CDU-F đều sẵn có các bộ TMA song công kép như là một tính năng lựa chọn. Để hỗ trợ các bộ khuếch đại TMA, trong các tủ BTS còn có thêm các bộ phận là mô - đun điểu khiển TMA và các bộ phun điện thế hiệu dịch (Bias injector). Bộ phun điện thế hiệu dịch được sử dụng để cung cấp cho khối TMA điện năng 1 chiều từ khối TMA-CM rồi đưa lên feeder vô tuyến cao tần. 2.10. Đơn vị phân tải anten (ASU - Antenna Sharing Unit) ASU là một bộ phận mới, đã được tích hợp sẵn và là một tính năng lựa chọn cho GSM 800 và GSM 1900. ASU được dự định để hỗ trợ chức năng phân tải anten giữa chuẩn TDMA 850 và GSM 800 hoặc giữa TDMA 1900 và GSM 1900. Tại đường thu, tín hiệu được đưa từ anten đi qua feeder tới ARP (antenna reference point- điểm tham chiếu anten) của tủ RBS 2206. Sau đó tín hiệu được lọc, rồi được khuếch đại tại khối CDU. Tại đầu ra RX của CDU, tín hiệu được đưa tới ASU và tại đây một phần nhỏ của tín hiệu được đưa tới đầu vào RX của khối xử lý trung tâm của RBS. 3. Đặc điểm kỹ thuật của tủ RBS 2206 - Là tủ đặc dụng dùng cho trạm indoor (lắp đặt trong nhà) - Hỗ trợ tối đa 6 đơn vị thu phát kép (tương đương 12 TRX) trên 1 tủ. - Với một tủ, ta có thể thiết lập được cấu hình hoạt động của trạm là 1 sector, 2 sector hoặc 3 sector - Tủ RBS 2206 đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật về địa chấn - Cửa tủ có thể xoay sang trái hoặc sang phải Hình7. Tủ RBS 2206 TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
- ANT JOINT STOCK COMPANY Kỹ thuật viên dễ dàng thao tác với các khối chức năng từ phía mặt trước của tủ. Không có bất cứ thao tác nào với các khối chức năng đòi hỏi kỹ thuật viên phải thực hiện từ mặt trái, phải hay phía sau của tủ, điều này cho phép chúng ta có thể đặt các tủ sát cạnh nhau với mặt sau sát tường mà vẫn đảm bảo thao tác kỹ thuật một cách dễ dàng, lại vừa tiết kiệm diện tích. Các cổng vào của feeder, cáp truyền dẫn, và cáp điện cung cấp nguồn đều được đặt tại đỉnh tủ. Accu dự phòng được đặt bên ngoài tủ RBS 2206. Các accu dự phòng được đặt trong các tủ nguồn lắp ngoài của Ericsson với thời gian lưu trữ khác nhau. 3.1. Các thông số kỹ thuật 3.1.1. Các thông số cơ học Độ rộng mặt Độ rộng mặt bên Thiết bị Chiều cao trước (mm) (mm) Tủ có lắp 600 400 1850 khung đỡ Tủ không có 600 400 1800 khung đỡ 3.1.2. Trọng lượng Thiết bị Trọng lượng (kg) Tủ gắn đầy đủ các khối card và có lắp 230 khung đỡ 3.1.3. Các yêu cầu về nguồn điện Các nguồn cung cấp đảm bảo yêu cầu - (48/60) VDC +24 VDC 120-250 VAC 3.1.4. Công suất tiêu thụ Điện năng tiêu thụ tối đa của RBS2206 là 3855 W (đối với nguồn cung cấp là 120 - 250 VAC) Nếu dùng cả accu dự phòng thì điện năng tiêu thụ để accu nạp đầy có thể lên đến mức tạm thời là 5780 W. TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
- ANT JOINT STOCK COMPANY Các thông số trên được tính trong chế độ hoạt động với mức tải tối đa với điều kiện tiêu chuẩn. Sự tiêu thụ điện năng trong quá trình hoạt động còn tuỳ thuộc vào cấu hình trạm. 3.1.5. Các tiêu chuẩn về điện từ Theo một số tiêu chuẩn của châu Âu và công nghệ GSM - ETS 300 342-2, the BTS product standard, in line with the European EMC Directive 89/336/EEC. - 1999/5/EC Radio and TTE directive. - EN 55022 Class B. - GSM:11.21 - FCC, part 15. 3.1.6. Các cảnh báo ngoài RBS 2206 cung cấp các điểm kết nối cho các cảnh báo ngoài. Các cảnh báo ngoài được định nghĩa bởi người sử dụng và được thông báo tới BSC thông qua hệ thống báo hiệu lớp LAPD trên giao diện Abis O&M. Có tổng cộng là 16 loại cảnh báo ngoài. Các cảnh báo ngoài này được định nghĩa bằng cách sử dụng hệ thống đầu cuối vận hành và bảo dưỡng (OMT - Operation and Maintenance Terminal) hoặc hệ thống OMT từ xa. 3.1.7. Quá trình nạp dự phòng accu Các accu dự phòng có bên trong các tủ nguồn lắp ngoài (giống kiểu tủ SAFT của Alcatel), có tên là BBS 2000, với cùng kích thước như tủ RBS 2206, thời gian chịu tải khi mất điện lên tới 8 tiếng. Bên trong tủ BBS 2000 có một đơn vị cầu chì accu được gọi là BFU (Battery Fuse Unit). BFU có chức năng giám sát, nối hoặc ngắt hệ thống khỏi accu khi điện áp tụt thấp tới một mức nhất định. Có thể cung cấp nguồn điện cho thiết bị truyền dẫn bên ngoài với điện áp hệ thống +24 VDC. Điện áp này có thể được cung cấp từ tủ RBS hoặc accu dự phòng. Có thể chia sẻ accu dự phòng giữa RBS 2206 và RBS 2202/200. 3.1.8. Truyền dẫn Tất cả các mô-đen thuộc họ RBS 2000 đều hỗ trợ chức năng multi-drop bypass. Mỗi một RBS có thể được cấu hình để hoạt động độc lập hoặc hoạt động ở chế độ tầng tuyến tính ( nối với nhau theo một chuỗi). Cấu hình hoạt động được tạo ra bởi các phương tiện của hệ thống OMT. Sự hội tụ và quá trình ghép kênh lớp LAPD có thể được sử dụng để tăng cường hiệu quả truyền dẫn. Khối DXU-21 được lắp với 4 cổng ngoài hỗ trợ tổng cộng lên tới 8 Mbit/s. Các giao diện T1, 1,5 Mbits/s, 100 Ohm E1, 2 Mbits/s, 120 Ohm TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
- ANT JOINT STOCK COMPANY E1, 2Mbits/s, 75 Ohm Các giao diện này được hỗ trợ trên cùng các cổng vật lý giống nhau. Các điểm kết nối E1/120 Ohm và T1/100 Ohm được kết nối vào RBS 2206 thông qua một connector DSUB 15 chân. E1/75 Ohm được kết nối vào RBS 2206 thông qua một adapter (có chứa một bộ biến đổi trở kháng) có các connector BNC. Truyền dẫn E1/120 Ohm và T1/100 Ohm hỗ trợ “Long Haul” (Đoạn truyền dẫn dài). Các chuẩn E1/G.703 và T1/DS1 cho phép tương thích với các thiết bị truyền dẫn của các nhà cung cấp khác nhau đối với một mức phân cấp truyền dẫn (ở đây là mức truyền dẫn E1 - chuẩn châu Âu hoặc T1 - chuẩn Mỹ). Thông thường các chuẩn E1/G.703 và T1/DS1 chỉ đưa ra các giao diện “short haul” (đoạn truyền dẫn ngắn) với mức suy hao do khoảng cách truyền dẫn tối đa là 6dB (mà chưa cần thiết bị lặp bù suy hao). Tính năng long haul cho phép mức suy hao khoảng cách lên tới 30dB và do đó cấu hình mạng truyền dẫn sẽ đạt hiệu quả cao hơn về việc giảm giá thành. Kết nối cho cáp đồng trục (75 Ohm) chỉ hỗ trợ giao diện luồng E1 (không hỗ trợ T1) và không hỗ trợ tính năng long haul. Khoảng cách cho phép giữa 2 phần tử trên mạng truyền dẫn được xác định bởi suy hao cáp truyền dẫn và phụ thuộc vào độ nhạy đầu thu 6 dB được mô tả trong tiêu chuẩn G.703. Thiết bị truyền dẫn bổ sung Tủ RBS 2206 có sẵn vị trí cho thiết bị truyền dẫn bổ sung trên khối mở rộng tuỳ chọn (Optional Expansion Unit - OXU) được đặt bên cạnh khôi DXU. Trên khối OXU có 2 vị trí cắm card DXX. Hai card này là cổng kết nối số bao gồm 4 cổng theo tiêu chuẩn G.704 và một khe cho từ 2 đến 4 giao diện bổ xung có thể là G.703, HDSL, LTE hoặc cáp sợi quang. Trên khối OXU có 1 vị trí cắm card DXX là một cổng kết nối số bao gồm 4 cổng G.703. Trên khối OXU có 1 vị trí cắm card Mini-DXC là một cổng kết nối số bao gồm 5 cổng G.703. 4. Đặc điểm kỹ thuật vô tuyến GSM 800 của tủ RBS 2206 4.1. Các thông số hệ thống Dải tần thu 824 - 849 MHz Dải tần phát 869 - 894 MHz Độ rộng băng tần sóng mang 200 KHz TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
- ANT JOINT STOCK COMPANY Số kênh trên một sóng mang 8 kênh toàn tốc (full rate) Phương pháp điều chế GMSK, EDGE-dTRU dùng cả GMSK lẫn 8-PSK Khoảng cách giữa 2 tần số thuộc 45 MHz cùng cặp tần số song công phát và thu Công suất phát của RBS được điều khiển một cách linh hoạt. Ta có thể giảm công suất phát đi tối đa là 30 dB (kể từ mức phát tối đa) với mỗi nấc giảm là 2dB. 4.2. Loại CDU dùng cho GSM 800 (Ký hiệu: CDU-G 800) Hình8. CDU-G 800 trong cấu hình với 4/4/4 có sử dụng các bộ ghép lai trong dTRU TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
- ANT JOINT STOCK COMPANY CDU-G là lựa chọn khi ta dùng bộ ghép lai (hybrid combiner) trong dTRU. Nếu bộ ghép lai được sử dụng thì mỗi sector hỗ trợ được 4 TRX (= 4 tần số). Khi bỏ qua bộ ghép lai thì công suất phát tại đầu ra sẽ lớn nhất.(Giống Alcatel) CDU-G hỗ trợ cả nhảy tần băng cơ bản lẫn nhảy tần kết hợp. CDU-G có các đặc điểm chính là: - Hỗ trợ tới 4 tần số trên một sector. Nó có 2 cổng để đấu nối feeder (tương đương với 2 anten đơn hay 1 anten kép). Đặc tính này giống như khối ANC trong tủ MBI3 và MBI5 của Alcatel. - Hỗ trợ 2 phương thức nhảy tần băng cơ bản và nhảy tần kết hợp - Yêu cầu khoảng cách giữa 2 tần số trên cùng một sector tối thiểu là 400 KHz. - Có thể thiết lập cấu hình sử dụng hoặc không sử dụng bộ ghép lai (với cùng thiết bị phần cứng) - Có thể dùng tối đa 12 tần số trên 1 tủ RBS khi sử dụng bộ ghép lai trong dTRU. - Có thể dùng tối đa 6 tần số trên 1 tủ RBS khi không sử dụng bộ ghép lai. - Hỗ trợ dải tần GSM 850 (Dải tần phát là 869-894 MHz, dải tần thu là 824- 849 MHz). CDU-G sẵn sàng để nâng cấp lên 8 TRX/ 1 CDU bằng cách sử dụng 1 bộ ghép lai mở rộng tương lai trên đường phát giữa các dTRU và CDU-G. 4.3. Các cấu hình vô tuyến Các cấu hình được đưa ra dưới đây là cấu hình tối đa tương ứng với số CDU cho trước. Cấu hình tối Số tủ TMA Số lượng CDU Số lượng anten Loại đa RBS CDU Omni 2 1 Tuỳ 1 (2) G (1x2) chọn 2/2 1 Tuỳ 2 (2)(2) G (2x2) chọn 2/2/2 1 Tuỳ 3 (2)(2)(2) G (3x2) chọn 1+1 1 Tuỳ 2 (2)(2) G (1/1) chọn 1+1+2 1 Tuỳ 3 (2)(2)(2) G (1/1/2) chọn Bảng 1. Cấu hình vô tuyến GSM 800 dùng CDU-G và không dùng các bộ ghép lai trong dTRU TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
- ANT JOINT STOCK COMPANY Ở Bảng 1 các cấu hình 1+1 và 1+1+2 là các cấu hình trong đó 1 dTRU được dùng chung cho 2 sector với mỗi TRX của dTRU đó dùng cho một sector. Một dTRU được sử dụng cho cấu hình 1+1 và 2 dTRU được dùng cho cấu hình 1+1+2. Cấu hình tối Số tủ TMA Số CDU Số Anten Loại đa RBS CDU 1x4 1 Tuỳ 1 (2) G chọn 1x8 1 Tuỳ 2 (4) G chọn 1x12 1 Tuỳ 3 (6) G chọn 2x4 1 Tuỳ 2 (2)(2) G chọn 2x6 1 Tuỳ 3 (3)(3) G chọn 3x4 1 Tuỳ 3 (2)(2)(2) G chọn Bảng 2. Cấu hình vô tuyến GSM 800 dùng CDU-G và dùng các bộ ghép lai trong dTRU 5. Đặc điểm vô tuyến GSM 900 của tủ RBS 2206 5.1. Các thông số hệ thống Dải tần thu 880 - 915 MHz (E-GSM) và 890 - 915 MHz (P-GSM) Dải tần phát 925 - 960 MHz (E-GSM) và 935 - 960 MHz (P-GSM) Độ rộng băng tần sóng 200 KHz mang Số kênh tương ứng với 1 8 kênh toàn tốc sóng mang Phương pháp điều chế GMSK, EDGE - dTRU dùng cả GMSK lẫn 8-PSK Khoảng cách giữa 2 tần 45 MHz số thuộc cùng một cặp tần số song công thu và phát Công suất phát của RBS được điều khiển một cách linh hoạt. Giới hạn thay đổi là 30 dB kể từ mức phát tối đa, trong đó hai mức phát liền kề cách nhau 2 dB. Đối với băng tần 900 MHz có 2 loại CDU-G, một loại dùng cho băng P- GSM và một loại dùng cho băng E-GSM. 5.2. Các loại CDU dùng cho GSM 900 5.2.1. CDU-G 900 TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
- ANT JOINT STOCK COMPANY CDU-G là lựa chọn khi ta dùng bộ ghép lai (hybrid combiner) trong dTRU. Nếu bộ ghép lai được sử dụng thì mỗi sector hỗ trợ được 4 TRX (= 4 tần số). Khi bỏ qua bộ ghép lai thì công suất phát tại đầu ra sẽ lớn nhất.(Giống Alcatel) CDU-G hỗ trợ cả nhảy tần băng cơ bản lẫn nhảy tần kết hợp. CDU-G có các đặc điểm chính là: - Hỗ trợ tới 4 tần số trên một sector. Nó có 2 cổng để đấu nối feeder (tương đương với 2 anten đơn hay 1 anten kép). Đặc tính này giống như khối ANC trong tủ MBI3 và MBI5 của Alcatel. - Hỗ trợ 2 phương thức nhảy tần băng cơ bản và nhảy tần kết hợp - Yêu cầu khoảng cách giữa 2 tần số trên cùng một sector tối thiểu là 400 KHz. - Có thể thiết lập cấu hình sử dụng hoặc không sử dụng bộ ghép lai (với cùng thiết bị phần cứng) - Có thể dùng tối đa 12 tần số trên 1 tủ RBS khi sử dụng bộ ghép lai trong dTRU. - Có thể dùng tối đa 6 tần số trên 1 tủ RBS khi không sử dụng bộ ghép lai. - Có hai loại CDU-G 900: Một loại hỗ trợ dải tần E-GSM (Dải tần phát là 925-960 MHz, dải tần thu là 880-915 MHz) bao gồm cả dải tần P-GSM (Phần phát là 935-960 MHz, phần thu là 890-915 MHz). Một loại chỉ hỗ trợ P-GSM. - CDU-G sẵn sàng để nâng cấp lên 8 TRX/ 1 CDU bằng cách sử dụng 1 bộ ghép lai mở rộng tương lai trên đường phát giữa các dTRU và CDU-G. TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
- ANT JOINT STOCK COMPANY Hình 9. CDU-G 900 trong cấu hình 4/4/4 (Mỗi sector dùng 2 dTRU) có sử dụng các bộ ghép lai trong dTRU 5.2.2. CDU-F 900 CDU-F có thể được sử dụng để tối ưu hoá cho các cell có dung lượng cao. bởi vì loại CDU này có số lượng TRX tối đa trên một anten cao hơn bất kỳ loại CDU nào khác. CDU-F 900 có các đặc điểm chính sau: - CDU-F được thiết kế để hỗ trợ nhiều TRX trên một anten. - CDU-F có kích thước vật lý bằng CDU-G - Hỗ trợ nhảy tần băng cơ bản. - Yêu cầu khoảng cách giữa 2 tần số thuộc cùng 1 CDU tối thiểu là 400 KHz. Nếu khoảng cách đó đạt 600 KHz trở lên thì công suất phát đầu ra sẽ tăng thêm xấp xỉ 0,5 dB. - Hỗ trợ các băng tần E-GSM và P-GSM. - CDU-F có thể đòi hỏi phải quy hoạch tần số theo kiểu IM3 phụ thuộc vào độ rộng băng tần mà nhà cung cấp dịch vụ sử dụng. - Hỗ trợ các cấu hình 1, 2, 3 sector trong 1 tủ RBS 2206. TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
- ANT JOINT STOCK COMPANY - Hỗ trợ cấu hình băng tần kép (900 và 1800 MHz) khi sử dụng kết hợp với CDU-F khác (sử dụng các tần số khác). - - - Hình 10. CDU-F 900 trong cấu hình Omni 12 (6 dTRU) - - 5.3. Các cấu hình vô tuyến GSM 900 - Các cấu hình được đưa ra dưới đây đều là cấu hình tối đa tương ứng với số CDU cho trước. - Cấu hình tối Số tủ TMA Số lượng CDU Số lượng anten Loại đa RBS CDU Omni 2 1 Tuỳ 1 (2) G (1x2) chọn 2/2 1 Tuỳ 2 (2)(2) G (2x2) chọn 2/2/2 1 Tuỳ 3 (2)(2)(2) G (3x2) chọn 1+1 1 Tuỳ 2 (2)(2) G (1/1) chọn TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
- ANT JOINT STOCK COMPANY 1+1+2 1 Tuỳ 3 (2)(2)(2) G (1/1/2) chọn - - Bảng 1. Cấu hình vô tuyến GSM 900 dùng CDU-G và không dùng các bộ ghép lai trong dTRU - Ở Bảng 1 các cấu hình 1+1 và 1+1+2 là các cấu hình trong đó 1 dTRU được dùng chung cho 2 sector với mỗi TRX của dTRU đó dùng cho một sector. Một dTRU được sử dụng cho cấu hình 1+1 và 2 dTRU được dùng cho cấu hình 1+1+2. - Cấu hình tối Số tủ TMA Số CDU Số Anten Loại đa RBS CDU 1x4 1 Tuỳ 1 (2) G chọn 1x8 1 Tuỳ 2 (4) G chọn 1x12 1 Tuỳ 3 (6) G chọn 2x4 1 Tuỳ 2 (2)(2) G chọn 2x6 1 Tuỳ 3 (3)(3) G chọn 3x4 1 Tuỳ 3 (2)(2)(2) G chọn - - Bảng 2. Cấu hình vô tuyến GSM 900 dùng CDU-G và dùng các bộ ghép lai trong dTRU - Cấu hình tối Số tủ TMA Số CDU Số Anten Loại đa RBS CDU 1x4 1 Tuỳ 1 (2) F chọn 1x8 1 Tuỳ 2 (2) F chọn 1x12 1 Tuỳ 3 (2) F chọn 2x4 1 Tuỳ 2 (2)(2) F chọn 2x6 1 Tuỳ 3 (2)(2) F chọn 3x4 1 Tuỳ 3 (2)(2)(2) F chọn 8+4(*) 1 Tuỳ 3 (2)(2) F TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
- ANT JOINT STOCK COMPANY (8/4) chọn 4+8(*) 1 Tuỳ 3 (2)(2) F (4/8) chọn - - Bảng 3. Cấu hình vô tuyến GSM 900 dùng CDU-F - (*): cấu hình 2 sector. - - 6. Đặc điểm kỹ thuật vô tuyến GSM 1800 - 6.1. Thông số hệ thống - Công suất phát của RBS được điều khiển một cách linh hoạt. Giới hạn thay đổi là 30 dB kể từ mức phát tối đa, trong đó hai mức phát liền kề cách nhau 2 dB. - Dải tần thu 1710 - 1785 MHz Dải tần phát 1805 - 1880 MHz Độ rộng băng tần sóng 200 KHz mang Số kênh tương ứng với 1 8 kênh toàn tốc sóng mang Phương pháp điều chế GMSK, EDGE - dTRU dùng cả GMSK lẫn 8-PSK Khoảng cách giữa 2 tần 95 MHz số thuộc cùng một cặp tần số song công thu và phát - - 6.2. Các loại CDU dùng cho GSM 1800 - 6.2.1. CDU-G 1800 TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
- ANT JOINT STOCK COMPANY - - - Hình 11. CDU-G 1800 trong cấu hình 4/4/4 có sử dụng các bộ ghép lai trong dTRU - - CDU-G là lựa chọn khi ta dùng bộ ghép lai (hybrid combiner) trong dTRU. Nếu bộ ghép lai được sử dụng thì mỗi sector hỗ trợ được 4 TRX (= 4 tần số). Khi bỏ qua bộ ghép lai thì công suất phát tại đầu ra sẽ lớn nhất.(Giống Alcatel) CDU-G hỗ trợ cả nhảy tần băng cơ bản lẫn nhảy tần kết hợp. CDU-G có các đặc điểm chính là: - Hỗ trợ tới 4 tần số trên một sector. Nó có 2 cổng để đấu nối feeder (tương đương với 2 anten đơn hay 1 anten kép). Đặc tính này giống như khối ANC trong tủ MBI3 và MBI5 của Alcatel. - Hỗ trợ 2 phương thức nhảy tần băng cơ bản và nhảy tần kết hợp - Yêu cầu khoảng cách giữa 2 tần số trên cùng một sector tối thiểu là 400 KHz. - Có thể thiết lập cấu hình sử dụng hoặc không sử dụng bộ ghép lai (với cùng thiết bị phần cứng) TRAINING PURPOSES ONLY - THIS MANUAL WILL NOT BE UPDATE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Tài liệu học Revit Structure 2016 (Cơ bản + Nâng cao)
23 p | 1496 | 482
-
Đáp án đề cương môn học: Vật liệu học kỹ thuật
44 p | 1926 | 460
-
Đề thi sức bền vật liệu 2 - đề số 1
18 p | 1724 | 454
-
Tài liệu học Revit MEP 2016 (Cơ bản + Nâng cao)
34 p | 889 | 279
-
Tài liệu giảng dạy môn Linh kiện điện tử - Transistor lưỡng cực (BJT)
12 p | 1099 | 278
-
Tài liệu giảng dạy môn Linh kiện điện tử - Các loại Diode bán dẫn
20 p | 401 | 125
-
Tài liệu bồi huấn nhân viên: Thí nghiệm điện cao thế
214 p | 307 | 69
-
Một số bảng tra cơ tính vật liệu (Tham khảo)
17 p | 597 | 65
-
Tài liệu Dàn thép
16 p | 259 | 60
-
Tài liệu tham khảo cho PIC16F877A - Đào Trọng Nghĩa
37 p | 161 | 56
-
Tài liệu Lập trình hệ thống Chương 2
15 p | 182 | 55
-
Tài liệu Lập trình hệ thống Chương 5
15 p | 173 | 46
-
Tài liệu hướng dẫn Tính Bonjean-thuỷ lực - TS. Nguyễn Đức Quý
7 p | 211 | 37
-
Sức bền vật liệu - Chương 1
53 p | 173 | 36
-
Câu hỏi tham khảo thiết kế và bảo vệ tốt nghiệp: Bảo vệ cầu bê tông cốt thép
7 p | 117 | 17
-
Thiết bị đo: Tài liệu tham khảo
27 p | 61 | 12
-
Tài liệu Chương 4: OrCAD Layout 9.2
23 p | 91 | 9
-
Tài liệu tham khảo môn kỹ thuật vi điều khiển: Chương 1 - Giới thiệu vi điều khiển 8051
20 p | 27 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn