TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013<br />
<br />
TAI NẠN THƢƠNG TÍCH VÀ THỰC HÀNH AN TOÀN<br />
TRONG LAO ĐỘNG TRỒNG CHÈ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Trần Thị Hồng*; Nguyễn Thúy Quỳnh*; Hồ Thị Hiền*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu định lượng và định tính thực hiện từ tháng 5 - 2010 đến 12 - 2010 nhằm mô tả thực<br />
trạng tai nạn thương tích (TNTT) và thực hành an toàn trong lao động trồng chè của người nông dân<br />
tại Thái Nguyên. Phỏng vấn có cấu trúc và quan sát an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) sử dụng<br />
bảng kiểm được thực hiện với 1.572 hộ gia đình (HGĐ) trồng chè; phỏng vấn sâu 12 cán bộ và<br />
người nông dân trồng chè. Kết quả: tỷ suất TNTT không tử vong là 1.291/100.000, tỷ suất chấn<br />
thương ở nữ cao hơn nam. Các nguyên nhân TNTT hàng đầu là vật sắc nhọn (38,1%), ngộ độc<br />
(17,5%) và ngã (17,5%). Thực hành an toàn máy nông nghiệp, hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV)<br />
và sử dụng bảo hộ lao động (BHLĐ) của người người dân trồng chè kém. Cần tăng cường các<br />
chương trình can thiệp, bao gồm truyền thông thay đổi hành vi cho người nông dân về các biện<br />
pháp BHLĐ và nguy cơ TNTT nhằm phòng tránh TNTT trong trồng chè.<br />
* Từ khóa: An toàn lao động; Tai nạn thương tích; Tai nạn lao động.<br />
<br />
INJURY AND SAFETY PRACTICES AMONG TEA<br />
PRODUCTION FARMERS IN THAINGUYEN PROVINCE<br />
SUMMARY<br />
The study used mixed method design, and was conducted between 5 - 2009 to 12 - 2010 in<br />
Thainguyen province. Structured interviews and observations using safety checklists were conducted<br />
with 1,572 households; 12 in-depths interviews were also conducted with staff and tea farmers.<br />
Results: the non-fatal rate of occupational injury was 1,291/100.000 for tea cultivation; the injury rate<br />
among females was higher than that of male workers; three leading causes of non-fatal injury<br />
included: sharp objects (38.1%), poisoning (17.5%), and falling (17.5%). The results demonstrated a<br />
lack of safety practices for injury prevention, namely in mechanic operation safety, safe use of<br />
pesticides and use of personal protective equipment. It is necessary to promote interventions<br />
including behavioral change communication programs for farmers regarding safety practices and the<br />
risks of different types of injuries in order to prevent injuries in tea cultivation.<br />
* Key words: Safety practices; Injury; Occupational injury.<br />
<br />
ĐÆT VÊN ®Ò<br />
Việt Nam là một nước đang phát triển, tỷ<br />
lệ nhân lực lao động nông nghiệp chiếm<br />
gần 60% lực lượng lao động của cả nước.<br />
<br />
TNTT trong lao động nông nghiệp hiện đang<br />
là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở Việt Nam,<br />
trong đó có ngành nông nghiệp trồng chè.<br />
Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam<br />
và là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực này.<br />
<br />
* Trường Đại học Y tế Công cộng<br />
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Phạm Ngọc Châu<br />
PGS. TS. Đoàn Huy Hậu<br />
<br />
1<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013<br />
Trong ngành trồng chè luôn tiềm ẩn nhiều<br />
yếu tố nguy cơ gây TNTT cho người lao động<br />
[6, 8]. Kiến thức và thực hành về an toàn<br />
lao động như an toàn máy móc, an toàn<br />
HCBVTV, sử dụng BHLĐ của người nông<br />
dân rất quan trọng trong việc phòng ngừa<br />
TNTT [7, 8]. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam<br />
nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế.<br />
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về thực trạng<br />
TNTT trong lao động trồng chè và thực hành<br />
an toàn lao động của người nông dân hết<br />
sức cần thiết, nhằm đưa ra những khuyến<br />
nghị cho công tác phòng chống TNTT cho<br />
người nông dân trồng chè. Vì vậy, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu:<br />
- Mô tả thực trạng TNTT trong lao động<br />
trồng chè của người nông dân tại tỉnh Thái<br />
Nguyên năm 2009.<br />
- Mô tả thực hành an toàn máy móc, an<br />
toàn HCBVTV và thực hành sử dụng BHL§<br />
của người nông dân trồng chè tại tỉnh Thái<br />
Nguyên năm 2009.<br />
<br />
lượng. Nghiên cứu định lượng: thực hiện<br />
phỏng vấn tại nhà của 1.572 hộ nông dân<br />
trồng chè (cỡ mẫu được tính toán theo<br />
công thức tính cỡ mẫu nhiều giai đoạn), sử<br />
dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn và bảng kiểm<br />
quan sát nội dung ATVSLĐ.<br />
- Nghiên cứu định tính: tiến hành 12 cuộc<br />
phỏng vấn sâu trên đối tượng lµ: cán bộ y<br />
tế lao động tỉnh/huyện, cán bộ hội nông dân<br />
tỉnh/huyện, cán bộ trung tâm y tế huyện,<br />
trạm y tế xã, chính quyền xã, trường hợp<br />
tàn tật do TNTT trong lao động trồng chè.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
Phân tích kết quả nghiên cứu dựa trên<br />
số liệu thu thập được từ 1.572 hộ gia đình<br />
trồng chè với tổng số 4.875 đối tượng, độ<br />
tuổi ≥ 15. Nam 49,5%, nữ 50,5%.<br />
1. Thực trạng TNTT trong lao ®éng<br />
n«ng nghiÖp trồng chè tại Thái Nguyên.<br />
* TNTT theo nguyên nhân.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Bảng 1: Tỷ suất TNTT không tử vong trong<br />
trồng chè tỉnh Thái Nguyên.<br />
<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
TẦN SỐ (%)<br />
<br />
TỶ SUẤT/100.000<br />
LAO ĐỘNG/NĂM<br />
<br />
Vật sắc nhọn<br />
<br />
24 (38,1)<br />
<br />
492<br />
<br />
Ngộ độc<br />
<br />
11 (17,5)<br />
<br />
226<br />
<br />
Ngã<br />
<br />
11 (17,5)<br />
<br />
226<br />
<br />
Say nắng/nóng<br />
<br />
7 (11,1)<br />
<br />
144<br />
<br />
Tai nạn lao động<br />
<br />
2 (3,2)<br />
<br />
41<br />
<br />
Điện giật<br />
<br />
2 (3,2)<br />
<br />
41<br />
<br />
Bỏng<br />
<br />
2 (3,2)<br />
<br />
41<br />
<br />
Khác<br />
<br />
4 (6,3)<br />
<br />
82<br />
<br />
63<br />
<br />
1.292<br />
<br />
Người lao động nông nghiệp trồng chè<br />
(người tham gia lao động sản xuất chè,<br />
> 15 tuổi) và hộ lao động nông nghiệp trồng<br />
chè (hộ có tham gia sản xuất chè). Chọn<br />
đối tượng > 15 tuổi, đây là độ tuổi lao động<br />
do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy<br />
định.<br />
<br />
NGUYÊN NHÂN<br />
<br />
Thời gian và địa điểm: nghiên cứu tiến<br />
hành từ tháng 5 - 2009 đến 12 - 2010 tại<br />
huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang<br />
có kết hợp định lượng và định tính. Phần<br />
nghiên cứu định tính nhằm bổ sung thêm<br />
thông tin cho kết quả của nghiên cứu định<br />
<br />
Chung<br />
<br />
Nghiên cứu cho thấy 63 trường hợp TNTT<br />
trong lao động trồng chè, tương ứng với tỷ<br />
<br />
2<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013<br />
suất 1.292/100.000/năm; không có trường<br />
hợp nào bị tử vong. Các nguyên nhân gây<br />
TNTT cho người nông dân khá đa dạng: vật<br />
sắc nhọn là nguyên nhân hàng đầu gây<br />
thương tích cho người lao động với tỷ suất<br />
492/100.000/năm. Trong đó, các dụng cụ<br />
lao động thủ công như dao/kéo, cuốc thuổng<br />
là nguyên nhân chính, chiếm 62,5% tổng<br />
số. Vật sắc nhọn từ máy nông nghiệp chiếm<br />
một tỷ lệ không nhỏ gây thương tích cho<br />
người lao động (37,5%). Trong nghiên cứu<br />
này, tỷ lệ TNTT do các vật dụng lao động<br />
cầm tay khá cao. Kết quả này tương đồng<br />
với nghiên cứu tại Ấn Độ và Trung Quốc<br />
[10].<br />
<br />
* TNTT theo tuổi và giới:<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy nữ bị TNTT<br />
nhiều hơn nam (tỷ suất tương ứng là<br />
1.367/100.000/năm và 1.108/100.000/năm).<br />
Kết quả này khác với một số nghiên cứu về<br />
TNTT, vì thông thường nam có tỷ suất mắc<br />
TNTT nhiều hơn nữ [2, 4]. Nhóm người trong<br />
độ tuổi 35 - 54 có tỷ suất mắc TNTT nhiều<br />
nhất (1.908/100.000).<br />
* TNTT theo các công đoạn sản xuất:<br />
<br />
TÇn sè<br />
<br />
Đối với các trường hợp ngộ độc, chủ<br />
yếu là ngộ độc thuốc trừ sâu, còn lại là ngộ<br />
độc thuốc diệt cỏ và thuốc tăng trưởng.<br />
<br />
Nguyên nhân ngộ độc là do hít phải thuốc<br />
qua đường hô hấp (73%) và tiếp xúc trực<br />
tiếp với thuốc (27%). 9/11 người (> 80%) bị<br />
ngộ độc trả lời là không được hướng dẫn<br />
sử dụng thuốc; 10/11 người bị ngộ độc cho<br />
biết các loại thuốc gây ngộ độc nêu trên<br />
đều là những loại thuốc mà người lao động<br />
phải sử dụng thường xuyên.<br />
<br />
Ch¨m sãc<br />
<br />
VËt s¾c nhän<br />
<br />
Thu ho¹ch<br />
<br />
Ngé ®éc<br />
<br />
VËn chuyÓn<br />
<br />
Ng·<br />
<br />
vß chÌ<br />
<br />
Say n¾ng/nãng<br />
<br />
Sao chÌ<br />
<br />
TNGT<br />
<br />
§èn chÌ<br />
<br />
§iÖn giËt<br />
<br />
C«ng<br />
®o¹n kh¸c<br />
<br />
Báng<br />
<br />
Biểu đồ 1: Số ca mắc TNTT của nông dân trồng chè theo công đoạn sản xuất và<br />
nguyên nhân.<br />
<br />
3<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013<br />
Vì số lượng các ca TNTT khi phân theo<br />
nguyên nhân và công đoạn sản xuất bị nhỏ<br />
đi do cỡ mẫu có hạn, chúng tôi không mô tả<br />
biểu đồ theo tỷ lệ % mà mô tả theo số ca<br />
mắc. Công đoạn xảy ra nhiều TNTT nhất là<br />
“chăm sóc”, chiếm 38,1% (24/63 ca). Tiếp<br />
đến là công đoạn “thu hoạch” với gần 20%<br />
(12/63 ca), thứ 3 là công đoạn “vận chuyển”<br />
với 13,5% tổng số ca mắc.<br />
Công đoạn chăm sóc bao gồm tưới, bón<br />
phân, làm cỏ và phun thuốc. Người lao động<br />
khi làm việc ở công đoạn này dễ bị ngộ độc<br />
(11/24 ca), thương tích do vật sắc nhọn<br />
(7/24 ca), ngã (3/24 ca) và say nắng/nóng<br />
(3/24 ca).<br />
Thu hoạch bao gồm các công việc liên<br />
quan đến hái chè và cắt chè. TNTT do vật<br />
sắc nhọn (5/11 ca), ngã (4/11 ca) và say<br />
nắng/nóng (3/11 ca), là những nguyên nhân<br />
thường gặp ở công đoạn này. Trong công<br />
đoạn vận chuyển nông sản, máy phục vụ<br />
cho sản xuất, ngã, tai nạn giao thông và<br />
điện giật là nguyên nhân chính gây thương<br />
tích cho nông dân.<br />
* TNTT liên quan đến máy nông nghiệp.<br />
Số trường hợp bị TNTT liên quan đến máy<br />
nông nghiệp là 10 người, tương đương với<br />
tỷ suất l205/100.000 người. Có đến 60%<br />
trường hợp TNTT (6 trường hợp) bị thương<br />
tổn ở mức độ nặng và vừa; 40% mức độ nhẹ<br />
(4 trường hợp). So với tỷ suất TNTT liên<br />
quan đến máy nông nghiệp tại tỉnh trọng<br />
điểm trồng cà phê Đắk Lắk, tỷ suất tại vùng<br />
trồng chè Thái Nguyên cao hơn [6]. Tuy nhiên,<br />
một điểm giống nhau là những trường hợp<br />
TNTT do máy nông nghiệp thường gây ra<br />
thương tổn ở mức độ nặng. Kết quả nghiên<br />
cứu định tính cũng cho thấy, theo nhận định<br />
của nhiều cán bộ và nông dân, xu hướng<br />
TNTT do máy nông nghiệp hiện đang có xu<br />
hướng gia tăng ở Thái Nguyên, do việc sử<br />
<br />
dụng máy móc trong khâu sản xuất chè ngày<br />
càng gia tăng.<br />
2. Thực hành an toàn phòng chống TNTT<br />
trong lao động nông nghiệp trồng chè.<br />
* Thực hành an toàn máy móc:<br />
Qua phỏng vấn người dân cho biết, việc<br />
sử dụng các loại máy trong việc chăm sóc<br />
và thu hoạch chè mang lại nhiều tiện lợi, tuy<br />
nhiên cũng gặp rất nhiều nguy hiểm. Hiện<br />
nay, đã có nhiều trường hợp bị TNTT khi<br />
đang sử dụng các loại công cụ này, gây ra<br />
hậu quả nặng nề cho sức khỏe, đã có<br />
trường hợp tử vong tại Thái Nguyên khi<br />
đang sử dụng máy đốn chè. Việc chấp<br />
hành an toàn máy móc của người lao động<br />
còn kém: chỉ có 42,7% HG§ có chỉ dẫn an<br />
toàn, 65,2% HGĐ có lắp đặt che chắn trên<br />
các bộ phận chuyển động của máy, và 2/3<br />
HGĐ thực hiện việc bảo trì máy móc theo<br />
định kỳ. Vấn đề thực hành an toàn sử dụng<br />
máy nông nghiệp cũng được nhắc đến khá<br />
nhiều trong điều tra của Cục An toàn Vệ<br />
sinh lao động [2, 4, 5].<br />
* Thực hành an toàn HCBVTV:<br />
Người sử dụng được đào tạo về cách sử<br />
dụng hóa chất an toàn: 545 HGĐ (34,7%).<br />
Vỏ bao, chai đựng thuốc bảo vệ thực vật<br />
được xử lý hợp lý (chôn xa khu dân cư,<br />
nguồn nước,..): 888 HG§ (56,5%).<br />
Thuốc để ngoài nhà và được bảo quản<br />
an toàn (bao gói kín, có khóa ngoài, không<br />
bị mưa nắng, trẻ em không với tới được,..):<br />
1079 HGĐ (68,6%).<br />
Thuốc để trong nhà/trong buồng: 61 HGĐ<br />
(3,9%).<br />
Thuốc để trong bếp: 79 HGĐ (5,0%).<br />
Thuốc để gần/trong chuồng gia súc: 406<br />
HGĐ (25,8%).<br />
<br />
4<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013<br />
Bình pha, phun thuốc để ở phòng trong<br />
nhà: 48 HGĐ (3,1%).<br />
Bình pha, phun thuốc để ở trong bếp:<br />
140 HGĐ (8,9%).<br />
Bình pha, phun thuốc để ở gần hoặc để<br />
cùng với nơi cất thực phẩm: 17 HGĐ (1,1%).<br />
Kết quả cho thấy, vẫn có tới 45,5% HGĐ<br />
không xử lý vỏ bao, chai đựng hóa chất<br />
đúng cách. Thực hành để/cất thuốc chưa<br />
tốt: chỉ có 2/3 số HGĐ trả lời có để thuốc<br />
ngoài nhà và được bảo quản an toàn gói<br />
kín, trẻ em không với tới được; 5% HGĐ để<br />
thuốc ở khu vực bếp; 25,8% HGĐ để thuốc<br />
ở trong hoặc gần chuồng gia súc.<br />
Thực hành cất/để bình pha, phun thuốc<br />
cũng chưa đúng cách: như cất/ để các dụng<br />
cụ pha, phun thuốc trong nhà, trong bếp và<br />
thậm chí để ở gần nơi cất thực phẩm. Kết<br />
quả của nghiên cứu này khá tương đồng<br />
với các vấn đề được nhắc đến của một số<br />
nghiên cứu khác tại Việt Nam [1, 9].<br />
Việc thực hành đúng các nguyên tắc sử<br />
dụng và bảo quản hóa chất, bình pha/phun<br />
thuốc sẽ giảm thiểu được ngộ độc thuốc trừ<br />
sâu không những cho bản thân người lao<br />
động mà còn bảo vệ cho người xung quanh<br />
[8]. Tuy nhiên, tỷ lệ HGĐ không được đào<br />
tạo hay hướng dẫn về cách sử dụng hóa<br />
chất an toàn trong nghiên cứu này khá cao<br />
(65,3%). Có lẽ đây là một trong những lý do<br />
dẫn đến việc thực hành an toàn HCBVTV<br />
của người lao động chưa tốt.<br />
<br />
* Sử dụng BHL§:<br />
<br />
Bảng 3: Sử dụng BHL§ t¹i tỉnh Thái<br />
Nguyên (n = 1.572).<br />
TRANG BỊ BHLĐ<br />
<br />
SỐ HỘ<br />
(n)<br />
<br />
TỶ LỆ<br />
(%)<br />
<br />
Có đủ khẩu trang, mũ, kính, găng tay,<br />
ủng khi phun thuốc sâu<br />
<br />
824<br />
<br />
52,4<br />
<br />
Đồ BHL§ thuận tiện cho sử dụng,<br />
không cản trở các hoạt động<br />
<br />
1.338<br />
<br />
85,1<br />
<br />
Các phương tiện BHLĐ được sử dụng<br />
thường xuyên khi làm việc<br />
<br />
1.276<br />
<br />
81,2<br />
<br />
Hầu hết người nông dân khi được hỏi đều<br />
trả lời có dùng mũ/nón, khẩu trang/khăn bịt<br />
mặt khi làm việc ngoài trời. Tuy nhiên, gần<br />
25% cho rằng đồ BHLĐ không thuận tiện và<br />
làm cản trở khi làm việc. Đáng chú ý, 52,4%<br />
trả lời thực hiện BHLĐ đầy đủ (mũ, khẩu<br />
trang, găng tay, ủng) khi phun thuốc trừ sâu.<br />
Nghiên cứu định tính cũng cho thấy, việc<br />
sử dụng không đúng và không đủ BHLĐ<br />
trong lúc phun thuốc của người nông dân:<br />
“Nhận thức của người dân còn rất nhiều<br />
hạn chế, nên việc mang bảo hộ khi phun<br />
thuốc bảo vệ thực vật không thường xuyên,<br />
vẫn còn coi thường nên vẫn có tình trạng bị<br />
nhiễm độc hóa chất” (Nông dân trồng chè,<br />
Thái Nguyên).<br />
Trong tiềm thức của nhiều người dân,<br />
việc sử dụng các phương tiện bảo hộ còn là<br />
“lạ”. Nhiều người còn cho rằng sử dụng<br />
phương tiện bảo hộ là “rườm rà”, người<br />
dân thấy sử dụng phương tiện bảo hộ nhiều<br />
khi khó chịu. Điều này dẫn đến hiện tượng<br />
phổ biến là người dân không sử dụng<br />
phương tiện bảo hộ, sử dụng không đúng<br />
quy cách, còn thiếu phương tiện, hoặc sử<br />
dụng không thường xuyên. Nhiều người<br />
không được hướng dẫn sử dụng một cách<br />
bài bản.<br />
<br />
5<br />
<br />