intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tâm lý cán bộ y tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu này giúp người học hiểu rõ về tâm lý và nhân cách của cán bộ y tế, từ các đặc điểm hoạt động nghề y đến những phẩm chất cần thiết trong công việc. Nội dung bài học tập trung vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người cán bộ y tế, gắn liền với trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, học viên sẽ được hướng dẫn cách ứng dụng tâm lý để nâng cao hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Qua đó, bài học góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ y tế tận tâm, chuyên nghiệp và nhân văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tâm lý cán bộ y tế

  1. TÂM LÝ CÁN BỘ Y TẾ MỤC TIÊU: 1. Trình bày được các đặc điểm hoạt động của nghề y. 2. Trình bày được một số phẩm chất nhân cách người cán bộ y tế. 3. Trình bày được sự hình thành và phát triển nhân cách của người cán bộ y tế. 4. Ứng dụng tâm lý cán bộ y tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh. NỘI DUNG: 1. Đặc điểm hoạt động của nghề y. 1.1. Sự tiếp xúc thường xuyên với bệnh tật: Sự tiếp xúc thường xuyên với bệnh tật không chỉ là mối đe dọa sức khỏe thể chất mà cả sức khỏe tâm lý của người cán bộ y tế. Bên cạnh việc chứng kiến niềm vui, hạnh phúc của người bệnh được điểu trị khỏi, cán bộ y tế cũng luôn gặp phải những đau khổ, sự bất lực trước bệnh tật, trước cái chết của họ. Sự dằn vặt, day dứt của cán bộ y tế có thể còn kéo dài, thậm chí suốt đời nếu như cái chết của người bệnh lại do sơ xuất, sai lầm của họ gây ra. 1.2. Tính đa dạng, phức tạp của đối tượng hoạt động: Nghề y thuộc nhóm ngành nghề hoạt động giữa con người với con người. Trong nghề y, con người vừa là khách thể, chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên, xã hội vừa là chủ thể tác động lên người khác. Với đối tượng hoạt động này, không cho phép cán bộ y tế có thái độ làm việc tắc trách, qua loa, không cho phép cán bộ y tế phạm sai lầm, dù là sai lầm rất nhỏ. Những sai lầm của cán bộ y tế sẽ gây tác hại trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, cán bộ y tế sẽ có rất ít cơ may để chuộc lại lỗi lầm. 1.3. Là một nghề nhân đạo: Tính nhân đạo của nghề y thể hiện trước hết là đem lại sức khỏe, cuộc sống cho người bệnh. Việc chữa bệnh, cứu người nhiều khi làm hao tổn sức lực, tâm trí, có khi đe dọa cả tính mạng của người cán bộ y tế. Người cán bộ y tế không bao giờ cho phép mình từ chối lời đề nghị giúp đỡ của người bệnh. 1.4. Mọi hành vi, cử chỉ, lời nói của người cán bộ y tế đều tác động mạnh mẽ đến người bệnh: Trong giao tiếp giữa cán bộ y tế - bệnh nhân, người cán bộ y tế giữ vai trò chủ đạo. Mỗi lời nói, hành vi của cán bộ y tế đều tác động mạnh lên tâm lý người bệnh. Nếu như người thầy thuốc/điều dưỡng biết gây thiện cảm, biết khơi dậy mọi tiềm năng của người bệnh, hiểu thấu những suy tư trong lòng họ và đưa ra những lời khuyên hợp lý thì quá trình điều trị sẽ gặp nhiều thuận lợi. Nhiều khi tác động tâm lý mạnh đến mức có 48
  2. thể làm mờ đi, thậm chí xóa bỏ hẳn một hoặc một số triệu chứng của bệnh. Dựa trên cơ sở của tác động này mà người ta đã xây dựng chuyên ngành liệu pháp tâm lý, nhằm tổ chức những tác động tâm lý theo hướng điều trị tích cực, có lợi cho người bệnh. Tuy nhiên cũng có các trường hợp do thầy thuốc/điều dưỡng thiếu cân nhắc, thiếu thận trọng trong lời nói, hành vi mà đã tạo nên những phản ứng tâm lý trái ngược với kết quả điều trị, gây hại cho người bệnh. 1.5. Có sự trợ giúp của nhiều phương tiện công cụ: Trong sự phát triển của xã hội, những tiến bộ mới nhất của khoa học, kỹ thuật thường sớm được con người áp dụng vào lĩnh vực y tế, từ máy chụp X- quang đến các phương tiện chẩn đoán bằng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ. Bên cạnh những phương tiện kỹ thuật tiên tiến được áp dụng sự phát triển mạnh mẽ của hóa dược cũng đang cung cấp cho thầy thuốc hàng loạt thuốc mới trong lâm sàng. Chính các đặc điểm hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi người thầy thuốc phải không ngừng hoàn thiện những phẩm chất tâm lý- nhân cách cần thiết của mình, để đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của nghề nghiệp. 2. Một số phẩm chất, nhân cách của người cán bộ y tế. 2.1. Xu hướng nghề nghiệp của người cán bộ y tế: Xu hướng nghề y là một bộ phận quan trọng của xu hướng nhân cách, quy định tính tích cực và sự lựa chọn thái độ của người cán bộ y tế trong các hoạt động. 2.1.1. Nhu cầu: Hoạt động nghề y nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của người cán bộ y tế. 2.1.2. Hứng thú nghề nghiệp: Để nắm bắt được bệnh tật của người bệnh, người cán bộ y tế phải không ngừng học tập nâng cao kiến thức, sử dụng điêu luyện các phương tiện điều trị. Chính những khát vọng hiểu biết là động lực thúc đẩy mạnh mẽ người cán bộ y tế vươn lên, tạo niềm vui, sự say mê trong họat động nghề nghiệp của họ. 2.1.3. Lý tưởng nghề nghiệp: Lý tưởng là một biểu tượng hoàn thiện, mẫu mực để con người vươn tới, là sự thể hiện tập trung cao nhất của xu hướng nhân cách. Lý tưởng nghề là sự thể hiện cụ thể của lý tưởng chung trong họat động nghề của chủ thể. 2.2. Tính cách người cán bộ y tế. 2.2.1. Yêu nghề, say mê lao động nghề nghiệp: Lòng yêu nghề phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, về những khó khăn, gian khổ và sự hy sinh thầm lặng mà người cán bộ y tế phải chịu đựng. Lòng yêu nghề chỉ có được khi các hoạt động nghề nghiệp của người cán bộ y tế được thúc đẩy bởi hệ thống các động cơ đúng đắn; phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc. 2.2.2. Tinh thần trách nhiệm: Người cán bộ y tế phải có trách nhiệm đối với nghề nghiệp của mình, biết giữ gìn truyền thống và tính chất nhân đạo của nghề y. Phải có trách nhiệm đối với người bệnh, phải tận tình thận trọng, tỉ mỉ trong công tác thăm khám và cứu chữa người bệnh, không 49
  3. bị ràng buộc những điều kiện quyền lợi cá nhân. Trách nhiệm rõ ràng đối với đồng nghiệp, có tinh thần tương trợ, giúp đỡ, vì sự tiến bộ chung và vì người bệnh. Trách nhiệm đối với xã hội rất to lớn, phải quan tâm chăm sóc sức khỏe của nhân dân, của cộng đồng. Một trách nhiệm không thể thiếu của người thây thuốc là trách nhiệm đối với bản thân mình, phải luôn tu dưỡng, rèn luyện bản thân, chăm lo việc nâng cao sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho chính bản thân mình. 2.2.3. Tính trung thực: Đây là một trong những phẩm chất nhân cách cơ bản của người cán bộ y tế. 2.2.4. Sự dũng cảm: Sự dũng cảm của người cán bộ y tế thể hiện trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, từ những việc tưởng chừng nhỏ, đến những việc khó khăn, nguy hiểm. 2.2.5. Tính tự chủ: Trong nhiều trường hợp cán bộ y tế phải hết sức tự chủ, bình tỉnh để đấu tranh với bệnh tật, cứu sống con người. 2.2.6. Tính khiêm tốn: Khiêm tốn học hỏi, khiêm tốn trong công việc cũng là một đức tính quý báu của người cán bộ y tế. 2.3. Năng lực của người cán bộ y tế: 2.3.1. Năng lực chuyên môn y học: Người cán bộ y tế phải làm chủ được các kỹ năng, kỹ xảo thiết yếu, chung cho ngành nghề đồng thời phải có được các kỹ năng, kỹ xảo đặc thù của từng chuyên khoa. 2.3.2. Năng lực giao tiếp: Năng lực giao tiếp của người thầy thuốc thể hiện ở chỗ biết cách gợi mở để người bệnh mô tả một cách chân thật những cảm giác chủ quan về bệnh. Năng lực giao tiếp của người cán bộ y tế còn thể hiện trong sự khéo léo, nhuần nhuyễn các phương tiện giao tiếp mà trong đó có ngôn ngữ. Các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cũng có vai trò to lớn. 2.3.3. Biết nghiên cứu khoa học và tổ chức hoạt động thực tiễn: Người cán bộ y tế phải đi sâu nghiên cứu bệnh căn, bệnh sinh của bệnh, tìm ra những thuốc mới, phương pháp chữa bệnh mới phù hợp với người bệnh, phải biết ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ mới, khai thác vốn y học cổ truyền dân tộc...Người cán bộ y tế phải biết tổ chức lực lượng một cách khoa học để cùng hoạt động đạt tới mục đích là cứu chữa người bệnh và không ngừng nâng cao sức khỏe con người.Mặc khác còn phải biết tổ chức, quản lý, điều hành người bệnh. 2.3.4. Cơ sở tâm lý của năng lực người cán bộ y tế: - Kiến thức - Kiến thức chuyên môn- Hiểu biết về khoa học xã hội- nhân văn - Phẩm chất nhận thức cảm tính - Độ nhạy cảm cao- Óc quan sát - Tư duy lâm sàng của người cán bộ y tế là tư duy biện chứng được thực hiện thông qua một loạt các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa các triệu chứng, hội chứng và chỉ ra bản chất bệnh tật của người bệnh. 50
  4. 2.4. Vấn đề đạo đức của người cán bộ y tế: Tám đức tính cơ bản của người thầy thuốc chân chính mà Hải Thượng Lãn Ông đã tổng kết, cho đến nay vẫn là những lời khuyên quý báu: - Nhân: Nhân từ, bác ái, không ích kỷ - Minh: Hiểu biết sâu rộng, sáng suốt - Trí: Khôn khéo, nhạy bén, không cẩu thả - Đức: Phải có đạo đức, không làm điều ác - Thành: Thành thật, trung thực - Lượng: Độ lượng - Khiêm: Khiêm tốn học hỏi, thật sự cầu thị - Cần: Chuyên cần, chịu khó Với đồng nghiệp, người thầy thuốc phải đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau, không tranh công, đổ lỗi, không dồn đẩy trách nhiệm Với bản thân, người thầy thuốc phải xây dựng uy tín bằng chính tài năng, đức độ của mình, khiêm tốn, chân thành, có tinh thần tự phê bình, cầu tiến bộ, có cuộc sống giản dị, lành mạnh, lạc quan. 3. Hình thành và phát trển nhân cách người cán bộ y tế. 3.1. Xác lập mô hình nhân cách: Để phát triển và hoàn thiện nhân cách các phẩm chất tâm lý, nhân cách người cán bộ y tế, trước hết cần phải xác lập được mô hình nhân cách theo yêu cầu của chức trách, nhiệm vụ hoạt động nghề nghiệp. Một mô hình như vậy sẽ là mục tiêu giáo dục, rèn luyện của người cán bộ y tế. Trong thực tế công tác giáo dục không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đáp ứng được hoàn toàn mô hình đã xác lập. Do đó việc xác lập mô hình nhân cách mới chỉ là bước đầu, mang tính định hướng cho các biện pháp tiếp theo. 3.2. Xác định mức độ phù hợp nghề nghiệp: Mỗi nghề có những yêu cầu nhất định về tâm lý- nhân cách của chủ thể hoạt động nghề. Do vậy ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, người học sinh cần được tư vấn nghề thông qua các hoạt động hướng nghiệp. 3.3. Nhân cách hình thành, phát triển trong hoạt động: Thông qua hoạt động học tập, người cán bộ y tế lĩnh hội và phát triển những kiến thức của các thế hệ trước đã tích lũy được. Thông qua hoạt động giao tiếp, năng lực giao tiếp của người cán bộ y tế được hình thành, hoàn thiện và phát triển. 3.4. Hoàn thiện, phát triển nhân cách là một quá trình: Người thầy thuốc là chủ thể của một hoạt động nghề nghiệp đặc biệt - nghề khám và chữa bệnh, đem lại sức khỏe, hạnh phúc, tuổi thọ cho con người. Đây là một nghề cao quý, được toàn xã hội tôn vinh. Người thầy thuốc muốn hoàn thành tốt sứ mệnh nghề nghiệp vẻ vang của mình, một mặt bản thân không ngừng học tập, rèn luyện vươn lên, mặt khác toàn xã hội phải có nghĩa vụ và trách nhiệm giáo dục để người thầy thuốc có đạo đức cao cả, có tài năng y học vững vàng và phát triển toàn diện, hài hòa cả về thể chất và tâm lý- nhân cách. 4. Phẩm chất của người cán bộ y tế. 51
  5. Phẩm chất nhân cách người cán bộ y tế là sự kết hợp hài hòa các phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, phẩm chất tâm lý cá nhân. 4.1. Các phẩm chất đạo đức: Bao gồm các phẩm chất có liên quan đến nghề nghiệp, một nghề lấy hạnh phúc con người lên trên, hết lòng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ tính mạng bệnh nhân. Vì vậy người cán bộ y tế cần có: - Lòng trắc ẩn, giản dị, khiêm tốn, ngay thẳng, chính trực, tế nhị , yêu lao động , biết tôn trọng mọi người. - Đặt lợi ích người bệnh lên trên. - Yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, ngoài các chuẩn mực đạo đức cần có trong giai đoạn hiện nay thầy thuốc cần có tinh thần phấn đấu cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. 4.2. Các phẩm chất nghề nghiệp - Yêu nghề say mê lao động nghề nghiệp, có kiến thức sâu rộng. - Làm chủ kỹ năng kỹ xảo, nâng cao không ngừng trình độ và năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, năng lực tổ chức. - Có năng lực giao tiếp, xử lý tốt các mối quan hệ trong lĩnh vực nghề nghiệp (Cán bộ y tế với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và đồng nghiệp...). - Có tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, tôn trọng người bệnh. - Thực sự cầu thị và giữ gìn bí mật nghề nghiệp. 4.3. Một số phẩm chất tâm lý khác - Có tinh thần trách nhiệm (trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm với bệnh nhân và nhân dân nói chung, trách nhiệm với cấp ủy chính quyền và với bản thân), tính trung thực, lòng dũng cảm, tính nguyên tắc, tính khiêm tốn. - Ham học hỏi nghiên cứu và cầu tiến. - Phong thái bên ngoài: Niềm nở, khiêm tốn, bình tĩnh; ăn mặc đàng hoàng, sạch sẽ đứng đắn, gây cảm tình và sự kính trọng đối với bệnh nhân. LƯỢNG GIÁ I. Câu hỏi tự luận: Câu 1: Trình bày các đặc điểm hoạt động của nghề y? Câu 2: Trình bày một số tính cách người cán bộ y tế? Câu 3: Trình bày các năng lực của người cán bộ y tế? Câu 4: Trình bày phẩm chất đạo đức của người cán bộ y tế? Câu 5: Phân tích sự hình thành và phát triển nhân cách của người cán bộ y tế? II. Câu hỏi trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau đây: Câu 6. Đây là đặc điểm hoạt động của nghề y? Loại trừ: A. Sự tiếp xúc thường xuyên với bệnh tật. B. Tính đa dạng, phức tạp của đối tượng hoạt động. C. Là một nghề nhân đạo. D. Là một nghề nhàn hạ. 52
  6. E. Có sự trợ giúp của nhiều phương tiện, công cụ. Câu 7. Nghề y thuộc nhóm ngành nghề hoạt động giữa con người với con người, thuộc đặc điểm hoạt động của nghề y nào sau đây? A. Sự tiếp xúc thường xuyên với bệnh tật. B. Tính đa dạng, phức tạp của đối tượng hoạt động. C. Là một nghề nhân đạo. D. Có sự trợ giúp của nhiều phương tiện, công cụ. E. Mọi hành vi, cử chỉ, lời nói của người cán bộ y tế đều tác động mạnh mẽ đến người bệnh: Câu 8. Trong giao tiếp giữa cán bộ y tế - bệnh nhân, người cán bộ y tế giữ vai trò chủ đạo, thuộc đặc điểm hoạt động của nghề y nào sau đây? A. Là một nghề nhân đạo. B. Có sự trợ giúp của nhiều phương tiện, công cụ. C. Sự tiếp xúc thường xuyên với bệnh tật. D. Tính đa dạng, phức tạp của đối tượng hoạt động. E. Mọi hành vi, cử chỉ, lời nói của người cán bộ y tế đều tác động mạnh mẽ đến người bệnh: Câu 9. Đây là những tính cách của người cán bộ y tế? Loại trừ: A. Yêu nghề, say mê lao động nghề nghiệp. B. Tinh thần trách nhiệm. C. Sự dũng cảm. D. Tính tự chủ. E. Tính tự mãn: Câu 10. Năng lực của người cán bộ y tế bao gồm các năng lực cơ bản sau đây? A. Năng lực chuyên môn y học, năng lực giao tiếp, có óc quan sát. B. Năng lực giao tiếp, biết nghiên cứu khoa học và tổ chức hoạt động thực tiễn, độ nhạy cảm cao. C. Tư duy lâm sàng, có kiến thức, có phẩm chất nhận thức cảm tính. D. Năng lực chuyên môn y học, năng lực giao tiếp, biết nghiên cứu khoa học và tổ chức hoạt động thực tiễn. E. Có phẩm chất nhận thức cảm tính, độ nhạy cảm cao, có óc quan sát. 53
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2