intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tẩy độc đất nhiễm dioxin bằng phân hủy sinh học

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

240
lượt xem
91
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nhà khoa học Viện Công nghệ Sinh học, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu đề tài tẩy độc đất nhiễm nặng chất diệt cỏ/dioxin bằng phân hủy sinh học. Máy bay rải chất diệt cỏ/dioxin. (Nguồn: Internet) Đây là đề tài đã được ứng dụng để tẩy độc đất nhiễm nặng chất diệt cỏ/dioxin bằng phân hủy sinh học (bioremediation) ở căn cứ quân sự của Mỹ ngụy cũ tại Đà Nẵng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tẩy độc đất nhiễm dioxin bằng phân hủy sinh học

  1. Tẩy độc đất nhiễm dioxin bằng phân hủy sinh học Các nhà khoa học Viện Công nghệ Sinh học, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu đề tài tẩy độc đất nhiễm nặng chất diệt cỏ/dioxin bằng phân hủy sinh học.
  2. Máy bay rải chất diệt cỏ/dioxin. (Nguồn: Internet) Đây là đề tài đã được ứng dụng để tẩy độc đất nhiễm nặng chất diệt cỏ/dioxin bằng phân hủy sinh học (bioremediation) ở căn cứ quân sự của Mỹ ngụy cũ tại Đà Nẵng. Tháng 5/2009, Viện Công nghệ Sinh học triển khai Dự án hợp tác thử nghiệm tẩy độc bằng phương
  3. pháp sinh học với Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ từ nguồn kinh phí của Quỹ Ford, thử nghiệm ở quy mô 2m3 với 11 công thức khác nhau tại căn cứ quân sự cũ Đà Nẵng. Mục đích của dự án là để thiết kế và biểu diễn việc sử dụng hiệu quả quá trình hiếu khí, kị khí của vi sinh vật phân hủy dioxin, chất diệt cỏ. Nghiên cứu này cũng nhằm tìm ra và cung cấp cho các thiết kế công nghệ chủ đạo để chọn lọc công thức xử lý hiếu khí hay kỵ khí, tối ưu các yếu tố công nghệ phân hủy sinh
  4. học để áp dụng công nghệ sinh học ở quy mô hiện trường; thi công xử lý ô nhiễm dioxin tại Đà Nẵng. Đây là hợp tác nghiên cứu đầu tiên giữa các nhà khoa học Việt Nam và Hoa Kỳ về công nghệ xử lý ô nhiễm dioxin tại các điểm nóng ở miền Trung. Về phía Việt Nam, dự án được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu xử lý các ô nhiễm hữu cơ bền vững (POPs) thuộc Viện Công nghệ Sinh học do phó giáo sư, tiến sĩ Đặng Thị Cẩm Hà đứng đầu, cùng với sự tham gia của một số cán bộ của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Phía Hoa
  5. Kỳ đã cử hai nhà khoa học là tiến sĩ Harry Allen và Vance Fong phối hợp cùng các đối tác phía Việt Nam thực hiện Dự án và cùng đánh giá hiệu quả xử lý tẩy độc. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, các chuyên gia đã sử dụng những phương pháp mới chuẩn và hiện đại để đánh giá quá trình phân hủy sinh học, do vi sinh vật thực hiện và hiệu quả loại bỏ dioxin và các chất ô nhiễm khác có trong các mẫu xử lý. Sau quá trình thực hiện, Dự án thử nghiệm hợp tác giữa các nhà khoa học Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được
  6. một số kết quả như biện pháp tăng cường sinh học có hiệu quả ở quy mô nhỏ, tuy nhiên với một khối lượng đất lớn thì biện pháp kích thích vi sinh vật bản địa mang lại kết quả phân hủy cao, khả thi khi áp dụng thực tế. Các chất bổ sung để nuôi vi sinh vật và điều kiện để “nuôi” chúng ngay tại hiện trường đã được xác định để thực hiện cho tất cả các điểm nóng ô nhiễm dioxin. Công nghệ này được công nhận là một “công nghệ xanh” vì có nhu cầu năng lượng rất thấp, tạo ít khí và là một giải pháp tốt nhất cho đất bị ô nhiễm nặng chất độc, sau khi xử lý
  7. có thể lập tức tái sử dụng mang lại lợi ích cho cộng đồng. Kiến thức thu được từ Dự án này sẽ cho phép thiết kế các công thức xử lý sinh học phù hợp để giải quyết vấn đề dioxin, cũng như ô nhiễm các chất hữu cơ bền vững (POPs) khác tại Việt Nam và các nơi khác. Đây được xem như là một dấu ấn trong sự hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ giữa các nhà khoa học Việt Nam và Hoa Kỳ, hứa hẹn sẽ mở ra nhiều hợp tác hiệu quả hơn nữa giữa hai phía trong tương lai./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2