intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thí nghiệm 4 - Bài 21: Quang hợp

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

139
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thí nghiệm nhằm xác định chất lá cây chế tạo được ngoài ánh sáng, xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột. Cuối bài thí nghiệm có phần hỏi đáp nhằm giúp học sinh hoàn thiện và củng cố kiến thức bài học. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thí nghiệm 4 - Bài 21: Quang hợp

  1. Lời mở đầu  Các thí nghiệm và bài thực hành sinh học 6 sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo,  các em học sinh có thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục  vụ bài dạy, bài học, làm các thí nghiệm, thực hành trong toàn bộ chương trình (gồm  7 bài thực hành bắt buộc và 7 thí nghiệm trong các bài học). Nội dung Tài liệu gồm 14 bài thực hành, thí nghiệm  trong chương trình sinh học 7,  mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1­Mục đích bài.  2­Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần  thiết, các bước tiến hành. Câu hỏi­bài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập  cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng,  vận dụng và liên hệ thực tế. 3­Hỏi ­ trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo  hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học.   Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thí  nghiệm sinh học, kế họach bài dạy thực hành,  thí nghiệm  những kiến thức mở  rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học hoặc hướng dẫn học sinh  thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh  rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và  vận dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho  học sinh giúp các em học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được  các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn  Thêm­Trường THCS Quế Nham­Tân Yên­ Bắc Giang   buivanthembg@yahoo.com.vn ĐT: 0912.716.203.   Danh mục Các bài thực hành   và thí nghiệm cơ bản trong chương trình & sgk sinh học 6 TN, Tiết trong  Bài, phần  TT Nội dung SGK trang TH CT trong bài Th 1  Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng 4 5 17 TH 2 Quan sát tế bào thực vật. 5 6 21 Th 3 Quan sát biến dạng của rễ. 12 12 40 Th 4 Quan sát biến dạng của thân 18 18 57 Bài tập thực hành: Tập làm mẫu ép Lá  Th 5 29 53 173 cây TH 6 Sưu tập các mẫu Nấm, Địa y 65 Th 7 Tham quan thiên nhiên. 68­69­70 53 173­176 tn­1 Sự hút nước và muối khoáng của rễ 10 11  35 tn­2 Sự dài ra của thân 14 14  46 tn ­3 Vận chuyển các chất trong thân 17 17  54 tn­4 Các thí nghiệm quang hợp 23­24 21  68 tn­5 Hô hấp 26 23 77 tn­6 Vận chuyển nước trong cây 27 24 80 tn­7 Điều kiện  cho hạt nảy mầm 42 35 113
  2. TN 4 ­  BÀI 21:  QUANG HỢP                             (SGKTr68) Thí nghiệm 1: Xác định chất lá cây chế tạo được ngoài ánh sáng: ­Mục đích của thí nghiệm: Qua thí nghiệm xác định được  lá cây tạo tinh bột ngoài  ánh sáng. Đây là một thí nghiệm kinh điển nhưng đối với học sinh lớp 6 thì chưa đủ các kiến  thức liên quan cần bổ trợ một số kiến thức cần thiết sau: ­Khái niệm về tinh bột: Tinh bột tiếng Hy Lạp là amilon công thức hóa học: (C6H10O5)n) là một polysacarit  carbohydrates chứa hỗn hợp amylose và amylopectin, tỷ lệ phần trăm amilose và  amilopectin thay đổi tùy thuộc vào từng loại tinh bột, tỷ lệ này thường từ 20:80  đến 30:70. Tinh bột có nguồn gốc từ các loại cây khác nhau có tính chất vật lí và  thành phần hóa học khác nhau. Chúng đều là các polymer carbohydrat phức tạp của  glucose (công thức phân tử là C6H12O6). Tinh bột được thực vật tạo ra trong tự  nhiên trong các quả, củ như: ngũ cốc. Tinh bột, cùng với protein và chất béo là một  thành phần quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của loài người cũng như  nhiều loài động vật khác. Ngoài sử dụng làm thực phẩm ra, tinh bột còn được dùng  trong công nghiệp sản xuất giấy, rượu, băng bó xương. Tinh bột được tách ra từ  hạt như ngô và lúa mì, từ rễ và củ như sắn, khoai tây, dong  Thuốc thử tinh bột là iốt. Khi gặp iốt, tinh bột sẽ cho màu xanh dương. ­Cách pha chế các chất dùng trong thí nghiệm: + +Thuốc thử i ốt: Dùng để thử tinh bột có màu đặc trưng (xanh tím). Cách pha: hoà tan 1g IK với ít nước sau đó cho thêm 0,5g I ốt tinh thể vào,  khi tan hết cho thêm nước cất cho đủ 100ml. Dung dịch cần để trong lọ màu nâu  để tránh bị ánh sáng phá huỷ. +Dung dịch hồ tinh bột: Lấy 1gam tinh bột (bột gạo, sắn, bột mì, ...) hoà vào 100ml nước, khuấy đều, đun  sôi là được. 1­ Chuẩn bị thí nghiệm:  ­1chậu trồng cây khoai lang để trong bống tối 2­>3 ngày. ­Băng đen để bịt không cho ánh sáng chiếu vào lá cây thí nghiệm. ­Bóng điện chiếu sáng loại 500w để chiếu sáng cho cây thí nghiệm. ­Đèn cồn, cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, ống nghiệm, panh, kéo , đũa thủy tinh… ­Cồn 90­>96%, dung dịch I ốt loóng.  2­Các bước tiến hành:  B1. Cho HS quan sát thí nghiệm (GV sử dụng máy tính và máy chiếu Projector).
  3. 1. Chuẩn bị thí nghiệm 2. Đặt trong bóng tối 48 giờ 3. Dùng băng đen bịt lá 4. Chiếu sáng trong 6 giờ 5. Tháo băng đen bịt lá 6. Tẩy diệp lục bằng cồn 900 và đun cách thủy 7. Rửa bằng nước ấm và thử iốt 8. Kết quả thí nghiệm B2­ Thảo luận các câu hỏi sau khi quan sát thí nghiệm: Việc bịt lá bằng giấy đen trong thí nghiệm nhằm mục đích gì? Băng đen có tác dụng ngăn không cho ánh sáng đi qua (làm cho lá cây không nhận  được ánh sáng) Phần lá không bịt băng đen thỡ nhận được ánh sáng. Phần lá có màu gì đã chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết? Phần lá có màu xanh chế tạo được tinh bột, vì trong thí nghiệm trên phần đó có  phản ứng với iốt màu xanh tím. B3­ Sau khi HS thảo luận, GV chính xác hóa kiến thức:  Mục đích bịt phần lá bằng giấy đen trong thí nghiệm nhằm so sánh với phần lá vẫn  được chiếu sáng.  Chỉ có phần lá được chiếu sáng mới chế tạo được tinh bột, vì khi thử bằng Iốt nó  chuyển thành màu xanh tím. Kết luận: Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.  B4­ Tích hợp GDMT, GV trả lời câu hỏi như sau:
  4. Qua thí nghiệm này em rút ra được kết luận gì về vai trò của cây xanh đối với đời  sống con người? ­Cây xanh khi quang hợp đã hấp thụ ánh sáng làm giảm nhiệt độ môi trường. ­Cây xanh khi quang hợp đã thoát nhiều hơi nước góp phần giảm nh ệt độ cho môi  trường Thí nghiệm 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột  ­Mục tiêu: Xác định được chất khí mà lá nhả ra trong khi chế tạo tinh bột là khí ôxi. ­ Các bước tiến hành:  B1­ Cho HS quan sát thí nghiệm (GV sử dụng máy tính và máy chiếu Projector). 1. Chuẩn bị thí nghiệm 2. Đặt trong bóng tối và ngoài sáng 3. Đợi sau 6 giờ 4. Thử tàn lửa B2­ Tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi sau khi quan sát thí nghiệm: Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột? Vì sao? ­Cành rong được bóng đèn  chiếu sáng ­Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.  Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra chất khí? Đó là  khí gì? ­Hiện tượng sủi bọt trong ống nghiệm. ­Đó là khí ô xy  B3­ Sau khi HS thảo luận, GV chính xác hóa kiến thức:  Chỉ có cành rong trong cốc được chiếu sáng mới tạo được tinh bột.  Hiện tượng cành rong trong cốc được chiếu sáng đã tạo ra được chất khí vì có bọt  khí thoát ra ở đáy ống nghiệm. Đó là khí oxi vì đã làm que đóm còn tàn đỏ phát  sáng. Kết luận: Lá cây đã nhả khí oxi đồng thời với quá trình chế tạo tinh bột. B4­ Để tích hợp GDMT, GV có thể nêu các câu hỏi như sau: Vì sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, ta phải thả vào bể  một số các loại rong? Cá cảnh cần ô xy để hô hấp, khi thả rong vào bể chúng quang hợp thải ra khí ô xy  giúp cho nước trong bể được bổ xung ô xy cá có ô xy để hô hấp. Vì sao phải trồng cây xanh nơi có đủ ánh sáng? Ánh sáng giúp cây quang hợp, tạo ra chất hữu cơ,  tăng sản lượng  cây trồng (cây  mau lớn). Vì sao ta phải bảo vệ và trồng thêm nhiều cây xanh?
  5.  ­Cây xanh khi quang hợp đó hấp thụ ỏnh sỏng làm giảm nhiệt độ môi trường. ­Cây xanh khi quang hợp đó thoỏt nhiều hơi nước góp phần giảm nh ệt độ cho môi   trường ­ Lá cây đã nhả khí oxi đồng thời với quá trình chế tạo tinh bột Cây xanh giúp điều hoà khí hậu, giữ đất, giữ nước chống sói mũn, lũ lụt Qua thí nghiệm này em rút ra được kết luận gì về vai trò của cây xanh đối với đời  sống con người? Cây xanh có vai trò quan trọng đối với đời sống con người: cung cấp lương thực,  thực phẩm, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, làm dược liệu... ­Cây xanh khi quang hợp đã hấp thụ ánh sáng làm giảm nhiệt độ môi trường. ­Cây xanh khi quang hợp đã thoát nhiều hơi nước góp phần giảm nh ệt độ cho môi  trường ­Cây xanh giúp điều hoà khí hậu, giữ đất, giữ nước chống sói mòn, lũ lụt, bảo vệ  môi trường Thí nghiệm 3: Xác định cây cần chất gì để chế tạo tinh bột ­ Mục tiêu: Xác định được cây cần: nước, khí cácbonníc, ánh sáng, diệp lục để chế  tạo tinh bột. ­Các bước tiến hành:  B1­ Cho HS quan sát thí nghiệm (GV sử dụng máy tính và máy chiếu Projector). 1. Chuẩn bị thí nghiệm 2. Đặt trong bóng tối 48 giờ 3. Chụp chuông một bên có Ca(OH)2 4. Đưa ra ánh sáng trong 6 giờ, rồi  ngắt 2  lá
  6. 5. Tẩy diệp lục và rửa nước ấm với cả 2 lá trong chuông có và không có Ca(OH)2 6. Kết quả thí nghiệm B2­Tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi sau khi quan sát thí nghiệm: Điều kiện thí nghiệm của 2 cây khoai lang khác nhau ở điểm nào? Trả lời:      ­ 1 Cây đặt trong chuông có cốc đựng Ca(OH)2 và 1 Cây đặt trong chuông    không có cốc đựng Ca(OH)2  Lá cây trong chuông nào không thể chế tạo được tinh bột? Vì sao? Lá cây đặt trong chuông có cốc đựng Ca(OH)2 vỡ Ca(OH)2 đó hấp thụ hết khí CO2  màkhí CO2 nguyên liệu để tổng hợp tinh bột. B3­Sau khi HS thảo luận, GV chính xác hóa kiến thức:  Điều kiện thí nghiệm của 2 cây khoai lang khác nhau ở chỗ: 1 cây trong chuông  không có khí cacbonic, vì nó đã bị nước vôi (có Ca(OH)2) hấp thụ hết; còn 1 cây  trong điều kiện bình thường trong không khí có khí cacbonic. Lá cây trong chuông có nước vôi không thể chế tạo được tinh bột, vì không có khí  cacbonic. Kết quả thử bằng dung dịch iốt cũng chứng tỏ lá không bị nhuộm màu  xanh tím, nghĩa là không có tinh bột. Kết luận: Không có khí cacbonic, lá cây không thể chế tạo được tinh bột. B4­Để tích hợp GDMT, GV có thể nêu các câu hỏi như sau: Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp, từ đó nêu những yếu tố cần thiết cho quang  hợp? ánh sáng Nước +  Khí cácboníc Tinh bột    +    Khí oxi chất diệp lục Qua thí nghiệm này em rút ra được kết luận gì về vai trò của cây xanh đối với đời  sống con người? Trả lời Cây xanh có vai trò quan trọng đối với đời sống con người: cung cấp lương thực,  thực phẩm, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, làm dược liệu...Cây xanh giúp  phòng chống thiên tai và giảm ô nhiễm môi trường Tại sao phải trồng nhiều cây xanh ở những khu công nghiệp, gần đường giao  thông, khu đông dân cư?   Trả lời: Cây xanh hấp thu khí CO2 do các phương tiện giao thông, con người và các nhà  máy thải ra. 3­Câu hỏi­bài tập 1.Củ nào sau đây chứa nhiều tinh bột?  Củ khoai lang, củ từ, củ khoi tây, củ hành, củ tỏi, củ riềng. Trả lời: 2.Để cây trồng có năng suất cao vì sao người ta phải  trồng cây ở nơi có đủ ánh  sáng? Trả lời:
  7. 3­ I ốt là thuốc thử để nhận biết tinh bột, vậy tinh bột có là thuốc thử để nhận biết  I ốt hay không? để trả lời hãy làm thí nghiệm nhỏ sau: Lấy một ít muối trộn I ốt (muối I ốt ăn  để phòng bệnh biếu cổ) hoà tan  trong một cốc nước ấm, dùng một mẩu ruột bánh mỳ (trong đó có nhiều tinh bột),  hay nước hồ tinh bột cho vào trong cốc nước muối đó, quan sát màu của mẩu ruột  bánh mỳ rồi cho kết luận. (đây cũng là cách đơn giản để kiểm tra muối I ốt bán trên thị trường xem có  I ốt  thật hay không, hay chỉ có I ốt trên nhãn để lừa người tiêu dùng). Trả lời: Hỏi đáp về quang hợp   Hỏi:   Quang hợp quyết định năng suất cây trồng đúng hay sai? Trả lời:   Quang hợp quyết định năng suất cây trồng là đúng bởi vì:             Sản phẩm nông nghiệp chúng ta thu hoạch là đường, tinh bột, protein, chất  béo…Nếu phân tích thành phần hoá học của sản phẩm thu hoạch thì ta được các số  liệu sau: C (các bon) chiếm 45% chất khô, O (ô xy) chiếm 42­45%, H (hydrô)  khoảng 6,5%, tổng cộng 3 nguyên tố này trong sản phẩm là 93­95% khối lượng  chất khô. Phần còn lại chiếm khoảng dưới 10% là các nguyên tố khoáng. Như vậy,  khoảng 90­95% sản phẩm thu hoạch cây lấy từ khí CO2 và H2O thông qua hoạt  động quang hợp của lá cây. Chính vì vậy mà ta nói rằng quang hợp quyết định  khoảng 90­95% năng suất cây trồng.             Ở giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất, cây tích luỹ trung bình từ 80­ 150kg/ha/ngày đêm. Cũng trong thời gian này, rễ cây lấy được từ đất từ 1­2kg N,  0,25­0,5 kg photpho, 2­4 kg kali và 2­4kg các nguyên tố khác, tổng cộng từ 5­10kg  chất khoáng. Nhờ bộ lá mà cây đồng hoá được từ 150­300 kg, cũng có thể đạt tới  1000­1500kg CO2 để chuyên hoá thành chất hữu cơ tích luỹ trong cây nhờ quá trình  quang hợp.             Các nguyên tố khoáng (chỉ chiếm dưới 10% trong sản phẩm) có nhiệm vụ  cấu tạo nên bộ máy quang hợp và kích thích hoạt động quang hợp để tổng hợp nên  các chất hữu cơ tích luỹ vào các sản phẩm thu hoạch. Vì hoạt động của bộ máy  quang hợp quyết định 90­95% năng suất cây trồng nên tất cả các biện pháp điều  chỉnh năng suất cây trồng đều phải thông qua điều chỉnh hoạt động của bộ máy  quang hợp.  Năng suất cây trồng gồm hai loại: năng suất sinh vật học và năng suất kinh tế.  Năng suất sinh vật học được quyết định bởi quá trình quang hợp; Năng suất kinh tế bao gồm cả quá trình quang hợp, hiệu quả của việc vận chuyển  và tích luỹ chất hữu cơ về cơ quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2