YOMEDIA
ADSENSE
Thông báo số 411/TBVPCP
32
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Thông báo số 411/TBVPCP về ý kiến chỉ đạo của phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp tổng kết công tác của ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn từ năm 2016 đến nay và triển khai công tác những tháng cuối năm 2017.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thông báo số 411/TBVPCP
- VĂN PHÒNG CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHỦ Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 411/TBVPCP Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2017 THÔNG BÁO Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG TRỊNH ĐÌNH DŨNG TẠI CUỘC HỌP TỔNG KẾT CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN QUỐC GIA TÌM KIẾM CỨU NẠN TỪ NĂM 2016 ĐẾN NAY VÀ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2017 Ngày 04 tháng 8 năm 2017, tại Trụ sở Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đã chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn từ năm 2016 đến nay và triển khai nhiệm vụ công tác những tháng cuối năm 2017 của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn. Tham dự hội nghị có Đồng chí Thượng tướng Phạm Ngọc Minh, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, các Thành viên Ủy ban cùng đại diện của một số Bộ, ngành liên quan. Sau khi nghe Thường trực Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động công tác tìm kiếm cứu nạn từ năm 2016 đến nay và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2017, ý kiến của Đồng chí Phạm Ngọc Minh, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và các đại biểu, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kết luận như sau: 1. Đánh giá cao những nỗ lực và kết quả hoạt động của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm, Cứu nạn trong thời gian qua. Mặc dù năm 2016 và từ đầu năm 2017 đến nay, tình hình thiên tai, sự cố, tai nạn xảy ra rất phức tạp, đặc biệt là các vụ tai nạn, sự cố về cháy nổ, tai nạn máy bay, tai nạn tàu thuyền trên sông, trên biển xảy ra nhiều, hiện tượng mưa lớn kéo dài gây ra lũ chồng lũ (lũ quét, lũ ống) làm sạt lở đất, đá gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Tuy nhiên, do chủ động làm tốt công tác ứng phó, cứu hộ, cứu nạn nên đã góp phần giảm thiểu rất lớn thiệt hại về người, tài sản của nhà nước và nhân dân, trong đó lực lượng vũ trang, mà nòng cốt là quân đội đã thực hiện tốt nhiệm vụ này. Phó Thủ tướng Chính phủ cũng biểu dương các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đang rất nỗ lực để tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống sau vụ lũ quét xảy ra tại tỉnh Sơn La, Yên Bái. 2. Tuy nhiên, còn một số tồn tại cần phải sớm khắc phục là: Công tác tuyên truyền về ứng phó thiên tai, sự cố tuy đã được quan tâm, chú trọng hơn trong thời gian qua, song nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân về ứng phó thiên tai, sự cố chưa thật đầy đủ, vẫn còn tư tưởng chủ quan, đơn giản, nhất là trong việc sơ tán ra khỏi nơi nguy hiểm khi có bão lũ; nhiều lúc, nhiều nơi còn bị động khi gặp tình huống khẩn cấp; kỹ năng trong việc ứng phó với các sự cố xảy ra của người dân còn chưa tốt; công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn còn hạn chế nên chưa chủ động trong công tác phòng chống, ứng phó; duy trì chế độ ứng trực theo dõi nắm tình hình vụ việc và thực hiện chế độ báo cáo theo phân cấp của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp cơ sở có lúc chưa kịp thời; công tác phối hợp hiệp đồng với cấp ủy chính
- quyền địa phương còn thiếu chặt chẽ; việc cung cấp và báo cáo thông tin cứu nạn còn chậm, chưa chính xác; tình trạng báo nạn giả còn nhiều; gây khó khăn, tốn kém trong tìm kiếm cứu nạn; trang bị phương tiện cứu hộ, cứu nạn còn thiếu, nhất là các trang bị chuyên dùng tìm kiếm cứu nạn biển xa và ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn sự cố công trình ngầm cần phải được tăng cường; việc kiểm tra, kiểm soát các phương tiện, tàu, thuyền không đảm bảo an toàn tham gia hoạt động trên sông, trên biển còn hạn chế, xử lý các vi phạm chưa nghiêm, đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng. 3. Từ nay đến cuối năm 2017, tình hình thời tiết, khí hậu tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, mưa to có thể còn kéo dài ở các tỉnh phía Bắc; thời tiết trên biển, vùng ven bờ có khả năng diễn biến phức tạp hơn, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, việc đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng các công trình, phương tiện giao thông ngày càng phát triển sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn, sự cố, đây là những thách thức vô cùng lớn đối với công tác ứng phó với sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ nay đến cuối năm 2017, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây: Luôn chủ động phòng chống ứng phó có hiệu quả để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, gắn việc chủ động ứng phó với công tác tìm kiếm cứu nạn; yêu cầu các cấp chính quyền và người dân tuyệt đối không được chủ quan; duy trì chế độ trực để thường xuyên nắm chắc tình hình sự cố, thiên tai trên từng địa bàn từ đó chủ động ứng phó với mọi tình huống. Khi xảy ra sự cố, thiên tai cần phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, báo cáo kịp thời, tham mưu đề xuất triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả các tình huống. Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03 ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Thủ trưởng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 20162020; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến người dân bằng nhiều hình thức hấp dẫn, sáng tạo để người dân nhận thức tốt hơn trong công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đề cao trách nhiệm của các cấp các ngành trong công tác ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, gắn trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương với kết quả ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là vai trò của cán bộ lãnh đạo. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành viên Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn và các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các bộ, ngành, địa phương để đảm bảo công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các phương án ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra trên từng địa bàn; đặc biệt các khu vực có nguy cơ cao về sự cố, thiên tai; kế hoạch, phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão; mưa lũ đặc biệt lớn, sạt lở đất trên diện rộng, động đất, sóng thần phù hợp với từng địa bàn, sát tình hình thực tế của địa phương, chống mọi biểu hiện chủ quan trong nhận thức, đơn giản trong xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện; duy trì tốt các chế độ ứng trực về lực lượng và phương tiện; sẵn sàng cơ động ứng phó và xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, nhất là các địa bàn trọng điểm, và thời điểm quan trọng về thiên tai, sự cố. Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, diễn tập, hội thao ứng phó tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Đặc biệt tình huống bão mạnh, siêu bão để nâng cao khả năng chỉ đạo, điều hành, hiệp đồng và khả năng cơ động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn của các lực lượng; thành
- phố Hồ Chí Minh phối hợp với Quân khu 7 (Bộ Quốc phòng) tổ chức tốt việc diễn tập ứng phó bão mạnh kết hợp triều cường và tìm kiếm cứu nạn. Rà soát, mua sắm phương tiện phục vụ tìm kiếm cứu nạn còn thiếu theo danh mục đã duyệt tại Quyết định số 1041/QĐTTg ngày 24 tháng 6 năm 2014; nghiên cứu bổ sung quy hoạch các trạm tìm kiếm cứu nạn ven biển, trọng tâm là khu vực duyên hải Miền Trung, Nam Bộ, các đảo gần bờ, các công trình hồ đập có nguy cơ cao về thiên tai, sự cố; các vùng mưa nhiều, lũ lớn. Tăng cường kiểm tra về phương án, kế hoạch ứng phó, công tác quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo thuộc lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế song phương và đa phương với các nước trong khu vực và quốc tế để trao đổi dữ liệu khí tượng, thủy văn, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo lũ; học tập kinh nghiệm về huấn luyện, đào tạo, quản lý, phòng ngừa sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; sớm xây dựng cơ chế hợp tác trực tiếp giữa các lực lượng tìm kiếm cứu nạn trong khu vực và quốc tế để đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả công tác ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn. Kiện toàn hệ thống tổ chức tìm kiếm cứu nạn theo Nghị định số 30/2017/NĐCP về quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đặc biệt là cơ chế phối hợp, điều hành của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các cấp để thực hiện có hiệu quả công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ”. Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (TKCN): + Tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan Thường trực, nắm chắc tình hình, báo cáo kịp thời Chủ tịch Ủy ban và phối hợp tốt với các bộ, ngành tham mưu, chỉ đạo xử lý mọi tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. + Triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị định 30/2017/NĐCP về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. + Chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thành văn bản quy định về Quy chế làm việc của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn sau khi có Nghị định về quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Nghị định số 30/2017/NĐCP ngày 21 tháng 3 năm 2017) thay thế Quy chế số 445/QĐUB ngày 04 tháng 11 năm 2009 và phân công nhiệm vụ cho các Thành viên Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn. + Đẩy nhanh xây dựng Trung tâm đào tạo, huấn luyện và thao trường tổng hợp phục vụ huấn luyện tìm kiếm cứu nạn tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. + Làm việc với các bộ ngành liên quan để chia sẻ phần mềm và dữ liệu liên quan phục vụ sự chỉ đạo, điều hành công tác ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn tại Trung tâm quốc gia quản lý, điều hành tìm kiếm cứu nạn. Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và các địa phương biết, thực hiện./.
- KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM Nơi nhận: Thủ tướng, các Phó TTg (để báo cáo); Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Văn phòng TW Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT&TKCN; Nguyễn Cao Lục BCĐ Trung ương về phòng chống thiên tai; Ủy ban an toàn giao thông quốc gia; Tập đoàn Dầu khí VN; Các Thành viên UBQG TKCN; Văn phòng UBQG TKCN; VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Cao Lục, Trợ lý TTgCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, NN, KTTH, QHQT; Lưu: VT, NC (3). Chính
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn