YOMEDIA
ADSENSE
Thuyết trình Nhập khẩu song song
277
lượt xem 25
download
lượt xem 25
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tòa án Tối cao Hoa kỳ sử dụng cách định nghĩa thứ nhất, theo đó “grey market goods” là: Một hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài, được mang nhãn hiệu hợp pháp của Hoa Kỳ, được nhập khẩu không có sự đồng ý của người nắm giữ nhãn hiệu của Hoa Kỳ.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuyết trình Nhập khẩu song song
- 1. Định nghĩa NKSS Theo Raul Iturralde Gonzalez thì có 2 cách để định nghĩa về Nhập khẩu song song: một là, tập trung vào hàng hóa (hay còn gọi là “grey market goods); hai là, tập trung vào kênh phân phối. _Tòa án Tối cao Hoa kỳ sử dụng cách định nghĩa thứ nhất, theo đó “grey market goods” là: Một hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài, được mang nhãn hiệu hợp pháp của Hoa Kỳ, được nhập khẩu không có sự đồng ý của người nắm giữ nhãn hiệu của Hoa Kỳ. _Wipo sử dụng cách định nghĩa thứ hai, tức là dựa trên kênh phân phối c ủa hàng hóa, theo đó: Nhập khẩu song song là nhập khẩu hàng hóa ngoài các kênh phân phối đã được thỏa thuận bằng hợp đồng bởi nhà sản xuất. _Pháp luật Việt Nam cũng áp dụng cách định nghĩa thứ hai, cụ thể tại Điều 10 Thông tư 37/2011 định nghĩa: Nhập khẩu song song là việc tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm do chính chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng, kể c ả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường nước ngoài, mặc dù không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Tóm lại, nhập khẩu song song là một hành vi kinh doanh hưởng chênh l ệch c ủa chể thể thứ 3 nhập khẩu những hàng hóa được bảo hộ bởi quyền SHTT đã được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền đưa ra thị trường một cách hợp pháp mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người chủ sở hữu ủy quyền. 2. Các trường hợp Nhập khẩu song song trường hợp 1 Quốc gia 1 Quốc gia 2 Trường hợp 2
- Trường hợp 3 Hết quyền Theo thuyết hết quyền, khi sản phẩm mang đối tượng SHTT được đưa ra thị tr ường bởi chính chủ thể nắm giữ quyền SHTT hoặc với sự đồng ý của chủ thể này, chủ thể nắm giữ quyền SHTT không còn quyền kiểm soát đối với việc phân phối và khai thác thương mại sản phẩm Theo nguyên lý này, hàng hóa được bảo hộ quyền SHTT được bán ở một quốc gia chỉ làm cạn quyền của chủ sở hữu trong phạm vi quốc gia đó. Tức là hàng hóa đ ược bảo hộ bởi quyền SHTT, được bán lần đầu tiên ở trong thị trường nội địa hoặc trong phạm vi biên giới của quốc gia mà quyền SHTT được đăng ký, chủ sở hữu mất đi quy ền tác động của anh ta lên những hàng hóa này và không thể ngăn cản những lần bán tiếp theo trong cùng thị trường ở phạm vi quốc gia đó. Tuy nhiên, nếu hàng hóa đươc bán lần đầu tiên ở một quốc gia khác, vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia mà quyền SHTT được đăng ký, chủ sở hữu có thể viện dẫn quyền SHTT của mình để ngăn cản sự nhập khẩu của hàng hóa tương tự vào thị trường nội địa. Khi đó, NKSS không được thừa nhận _Nguyên lý cạn quyền mang tính khu vực (the regional exhaustion regime):
- Nếu hàng hóa được bảo hộ quyền SHTT được đưa ra thị trường của bất kỳ quốc gia nào trong phạm vi của một khu vực đặc biệt bởi chủ sở hữu hoặc với sự đồng ý của anh ta, chủ sở hữu không thể ngăn cản lần bán tiếp theo của hàng hóa đó ở quốc gia mà quyền SHTT của anh ta được bảo hộ và ở bất kỳ quốc gia nào khác trong phạm vi khu vực. Nhưng nếu hàng hóa được đưa ra để bán ở một quốc gia bên ngoài khu vực, chủ sở hữu có thể ngăn cản bất cứ ai nhập khẩu hàng hóa đó vào trong khu v ực và bán l ại chúng. Về cơ bản, cạn quyền mang tính khu vực không khác gì so với cạn quyền mang tính quốc gia, chỉ khác là phạm vi mà nó tác động được mở rộng trng một khu vực thương mại tự do. Theo đó, NKSS chỉ được thừa nhận trong phạm vi khu vực thương mại đó mà thôi Cạn quyền quốc tế hàm ý rằng: bất chấp nơi mà hàng hóa được bán ra, chủ sở h ữu “cạn kiệt” quyền kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa trong dòng chảy thương mại Cạn quyền mang tính quốc tế đối lập với cơ chế cạn quyền mang tính quốc gia và khu vực, nó cho phép NKSS tự do. Như vậy, có thể thấy rằng, học thuyết cạn quyền có mối quan hệ chặt chẽ với NKSS. Tùy thuộc vào nguyên lý cạn quyền nước nhập khẩu áp dụng mà NKSS có được thừa nhận hay không. Nếu nước nhập khẩu áp dụng nguyên lý cạn quyền mang tính quốc gia thì chủ thể nắm giữ quyền SHTT chỉ mất quyền kiểm soát việc phân phối và khai thác thương mại hàng hóa trong phạm vi lãnh thổ nước này, và NKSS không đ ược công nhận. Nếu nước nhập khẩu áp dụng nguyên lý cạn quyền mang tính khu vực thì chủ thể nắm giữ quyền SHTT mất quyền kiểm soát việc phân phối và khai thác thương mại hàng hóa trong phạm vi khu vực, và NKSS chỉ được thừa nhận trong phạm vi khu vực. Nếu nước nhập khẩu áp dụng nguyên lý cạn quyền mang tính quốc tế thì chủ thể nắm giữ quyền SHTT không còn quyền kiểm soát đối với việc phân phối và khai thác thương mại hàng hóa, và NKSS không thể bị phản đối. 3. Pháp luật Hoa KỲ Pháp luật về nhãn hiệu của Hoa Kỳ xem xét hoạt động NKSS trong mối tương quan với lợi ích người tiêu dùng căn cứ theo: thực tế nhầm lẫn có thể có của người tiêu dùng về xác định nguồn gốc của hàng hóa từ người sản xuất nước ngoài hoặc người phân phối độc quyền. Hiện nay, Hoa Kỳ có 2 đạo luật quy định về NKSS được bảo hộ bởi nhãn hiệu là: Luật Thuế và Luật nhãn hiệu hàng hóa Điều 526a của Luật Thuế quy định: “… Sẽ là bất hợp pháp khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ bất cứ hàng hóa của người sản xuất nước ngoài nếu những hàng hóa này có gắn nhãn dấu hiệu, chữ in, đóng gói, giấy gói, thùng chứa, mang nhãn hiệu được sở hữu bởi một công dân hoặc một công ty ở Hoa Kỳ và được đăng ký tại Văn phòng sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ bởi một chủ thể cư trú tại Hoa Kỳ… trừ phi có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu nhãn hiệu”.
- Điều 42 Luật về nhãn hiệu hàng hóa quy định: “không một hàng hóa nhập khẩu nào…là những hàng hóa sao chép hoặc giả mạo một nhãn hiệu được đăng ký theo những điều khoản của chương này… sẽ được cho phép vào kho Hải quan của Hoa Kỳ”. 4. Pháp luật EU Liên minh châu Âu là một thị trường đặc trưng với những đặc điểm như: khu vực không có biên giới nội bộ, trong đó hàng hóa được di chuyển tự do; con người, dịch vụ và vốn được bảo đảm. Theo đó thì Liên minh châu Âu chọn nguyên lý hết quyền mang tính khu vực Dựa trên những quy định về tự do di chuyển hàng hóa theo Điều 28 và Đi ều 30 c ủa Hiệp ước Rome 1958 thì giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu sẽ không có quy định về áp đặt sự giới hạn về số lượng hàng hóa nhập khẩu ngoại tr ừ khi s ự gi ới hạn này bảo vệ SHCN và thương mại Ngoài ra chỉ dẫn về Nhãn hiệu 89/104 ( Trademark Directive- TMD) ra đời năm 1988 đã trao cho chủ sở hữu nhãn hiệu một sự bảo vệ rõ ràng về quyền lợi và đã cung cấp cho nhãn hiệu về một hiệu quả bảo vệ như nhau ở tất cả các quốc gia trong cộng đ ồng chung , được nhắc lại tại Điều 13 của Quy tắc Nhãn hiệu hàng hóa Cộng đồng 1993 ( Community Trademark Regulation 49/94 (CMTR)). Tóm lại ở đây có hai điều kiện căn bản được thực hiện để những độc quyền c ủa chủ sở hữu về nhãn hiệu bị cạn kiệt: thứ nhất, hàng hóa mang nhãn hiệu phải được đưa vào thị trường chung của liên minh châu Âu;thứ hai, những hàng hóa đó phải đ ược đ ặt vào thị trường chung bởi người nắm giữ nhãn hiệu hoặc chủ thể khác có sự đồng ý của chủ sở hữu. 5. Pháp luật Việt Nam Trước tình trạng khan hiếm và giá thuốc đắt đỏ, bộ y tế ban hành quy ết đ ịnh s ố 1906/2004/QĐ-BYT . Tại điều 3 quyết định này có đề cập: Nhập khẩu song song thuốc là việc nhập khẩu thuốc có cùng tên biệt dược với thuốc đã được cấp số đăng ký l ưu hành tại Việt Nam khi các công ty dược phẩm nước ngoài định giá thuốc ở nước này thấp hơn ở nước kia. Tuy nhiên nó chỉ điều chỉnh một vấn đề riêng lẻ liên quan đến thuốc, chưa nêu rõ cũng như khái quát hết về NKSS. Luật sở hữu trí tuệ được ban hành năm 2005 với nhiều quy định tương thích với hiệp định TRIPS. Những quy định về hết quyền sở hữu trí tuệ và nhập khẩu song song được quy định tại điểm b khoản 2 điều 125 và điểm b khoản 2 điều 144, cụ thể: - Điểm b khản 2 điều 125: chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn đ ịa lý không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi thuộc trường hợp: lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở
- hữu nhãn hiệu hoặc người không được phép của chủ sỡ hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài. - Điểm b khoản 2 điều 21 nghị định 103/2006/NĐ-CP có quy định: sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp quy định tại điểm b khoản 2 điều 125 của luật sở hữu trí tuệ được hiểu là sản phẩm do chính chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đ ối tượng sở hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường trong nước hoặc nước ngoài. - K2, đ 28 NĐ 97/2010/NĐ-CP cũng đề cập đến nhập khẩu song song nhưng chưa có những quy định giải thích cụ thể, rõ ràng. - TT 37/2011/TT-BKHCN quy định rõ hơn về nhập khẩu song song. Tại điều 10 có nêu khái niệm nhập khẩu song song: là việc tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm do chính chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường nước ngoài, mặc dù không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Điều 134 luật SHTT giải thích thế nào là quyền sử dụng trước. Theo đó: 1. Trường hợp trước ngày đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đ ược công bố mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. 2. Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép. Điều 145 luật sở hữu trí tuệ giải thích thế nào là chuyển giao theo quyết định bắt buộc. Tóm lại những quy định trên cho thấy: Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp bị hết khi hai điều kiện sau đây thoả mãn: (i) sản phẩm đã được đưa ra thị trường, bất kể thị trường trong nước hay thị trường nước ngoài; (ii) chủ thể đưa sản phẩm ra thị trường là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, người được chuyển giao quyền sử dụng (bao gồm cả người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyền định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), hoặc người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp.
- - Điểm b khoản 2 điều 144: hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của người được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quy ền của bên chuyển quyền như trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ mà bên chuy ển quyền nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hóa đó. Đây là điểm khá tiến bộ trong luật sở hữu trí tuệ, lường trước được khả năng bên chuyển nhượng sẽ có những quy định làm hạn chế việc nhập khẩu song song của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng sản phẩm bằng các quy đ ịnh như: bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng không được xuất khẩu hàng hóa sang một lãnh thổ nào đó… - Ngoài ra, Việt Nam cũng thừa nhận nhập khẩu song song đối với giống cây trồng. Khoản 2 điều 190 luật SHTT có quy định quyền đối với giống cây trồng không được áp dụng đối với các hành vi liên quan đến vật liệu c ủa giống cây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho phép bán hoặc bằng cách khác đưa ra thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài, trừ các hành vi sau đây: + liên quan đến việc nhân giống tiếp giống cây trồng đó; + liên quan đến việc xuất khẩu các vật liệu của giống cây trồng có khả năng nhân giống vào những nước không bảo hộ các chi hoặc loài cây trồng đó, trừ trường hợp xuất khẩu vật liệu nhằm mục đích tiêu dùng. - Đối với quyền tác giả, cơ chế về hết quyền được quy định không rõ ràng . Chưa có điều luật nào đề cập đến việc nhập khẩu song song là hợp pháp hay bất hợp pháp; trong trường hợp thiếu quy định cụ thể về cơ chế hết quyền, quyền của chủ sở hữu hàng hóa được đặt lên hàng đầu , họ có độc quy ền trong các hoạt động thương mại hóa sản phẩm được bảo hộ quyền tác giả, trong đó có bao gồm hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Trước tình trạng khan hiếm và giá thuốc đắt đỏ, bộ y tế ban hành quy ết đ ịnh s ố 1906/2004/QĐ-BYT Luật sở hữu trí tuệ được ban hành năm 2005 với nhiều quy định tương thích với hiệp định TRIPS. Những quy định về hết quyền sở hữu trí tuệ và nhập khẩu song song được quy định tại điểm b khoản 2 điều 125 và điểm b khoản 2 điều 144 Điểm b khản 2 điều 125: Điểm b khoản 2 điều 21 nghị định 103/2006/NĐ-CP K2, đ 28 NĐ 97/2010/NĐ-CP TT 37/2011/TT-BKHCN quy định rõ hơn về nhập khẩu song song. Tại điều 10 có nêu khái niệm nhập khẩu song song
- Điểm b khoản 2 điều 144 Ngoài ra, Việt Nam cũng thừa nhận nhập khẩu song song đối với giống cây trồng. Khoản 2 điều 190 luật SHTT Đối với quyền tác giả, cơ chế về hết quyền được quy định không rõ ràng. Một số đánh giá về quy định của pháp luật về NKSS tại Việt Nam. Mặt tích cực Pháp luật Việt Nam đã có sự tương thích với các văn bản pháp luật Quốc tế về SHTT như quy định tại Điều 6 hiệp định TRIP đó, VIệt Nam đã căn cứ trên các đặc điểm của quốc gia mình để chọn nguyên lí cạn quyền mang tính quốc tế được thể hiện ở Luật SHTT 2005, Điều 125, Khoản 2, Điểm b. Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam , việc lựa chọn nguyên lí cạn quyền quốc tế thì hợp lí hơn cả. NKSS được xem là chính sách bảo vệ lợi ích nguời tiêu dùng tránh sự độc quyền của các nhà sản xuất. Thêm vào đó, Việt Nam là một nước nhập khẩu nên việc cho phép NKSS sẽ làm hàng hóa phong phú trên thị trường, người tiêu dùng có c ơ hội tiếp cận với các hàng hóa có chất lượng cao với giá cả thấp nhất. Pháp luật Việt Nam có sự kế thừa quy định của các nước khu vực ASEAN trong vấn để cạn quyền, đó là nguyên lý cạn quyền mang tính quốc tế. Áp dụng nguyên lí này trong thương mại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế trong khu vực và thúc đẩy quá trình xây dựng khu vực mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN. Ngoài quy định về nguyên lí cạn quyền mang tính quốc tế trong luật SHTT 2005, Việt Nam đã ban hành các văn bản dưới luật để giải thích cụ thể cho hoạt động này. aSuwj giải thích này tạo hành lang pháp lí rõ ràng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt cơ bản về NKSS, tránh sự mập mờ trong quá trình áp dụng vào thực tiễn. Hạn chế Việt Nam thừa nhận hết quyền quốc tế cho các đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung nhưng cơ chế hết quyền chưa được xác định rõ cho quyền tác giả Cách quy định của phấp luật Việt Nam có phần rời rạc khi không liên kết một cách thống nhất những quy định về nguyên lí cạn quyền ở điều 125, Luật SHTT với sự giải thích hoạt động nhập khẩu song song ở điều 10, thông tư 37/2011/TT- BKHCN. Điều này có thể làm cho những người chưa am hiểu tường tận về NKSS ở Việt Nam có cách hiểu không đầy đủ về các quy định của pháp luật.
- Pháp luật Việt Nam tuy khá rõ ràng về vấn đề NKSS nhưng lại thiếu đi cơ chế bảo vệ. Xét trên nhiều khía cạnh thì NKSS là có lợi đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, không vì thế mà loại bỏ những yếu tố có thể dẫn đến nguy hại. Chẳng hạn, việc cho phép NKSS về lâu dài sẽ làm giảm sự đầu tư từ các chủ sở hữu quyền SHTT vào Việt Nam; hoạt động hàng giả, hàng nhái trên thị trường; người tiêu dùng đứng trước nhiều sự lựa chọn nên đôi khi bị nhằm l ẫn khi tiếp cận những nguôn cung cấp hàng hóa; các kênh phân phối song song không thể đảm bảo đầy đủ lợi ích của người tiêu dùng trong các hoạt động như dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ sau bán hàng, dịch vụ bảo hành…. Do đó, cần phải có nhiều quy định chặt chẽ hơn nữa để kiểm soát hoạt động NKSS trong các tình huống nhất định. Vấn đề NKSS chưa được đề cập trong các phán quyết của tòa án. Thật sự, nội dung về cạn quyền SHTT và NKSS vẫn còn là một vấn đề mới mẻ nên người tiêu dùng Việt Nam chưa tiếp cận nhiều đến sự bảo hộ hàng hóa dưới gốc độ SHTT nên không thể tự bảo vệ mình trước những bất lợi của NKSS. Đối với Việt Nam, pháp luật SHTT Việt Nam thừa nhận nguyên lí cạn quyền mang tính quốc tế , theo đó cho phép nhập khẩu song song hàng hóa được bảo hộ sở hữu công nghiệp. Tuy học thuyết cạn quyền và hiện tượng nhập khẩu song song là những vấn đề mới. Nhưng hiện tượng đã và đang xảy ra rất thường xuyên trong nền kinh tế Việt Nam. Nó tác động đến xu hướng tiêu dùng của người dân Việt Nam, chiến lược phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp và chính sách điều tiết kinh tế của chính phủ. Nhập khẩu song song một mặt gây ra những khó khăn cho những chủ thể được cấp phép sản xuất hay ủy quyền phân phối, nhưng mặt khác cũng mang lại những lợi ích đáng kể cho hoạt động thương mại của Viêt Nam.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn