intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Chia sẻ: Vũ Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

779
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Đình Chiểu đã khóc thương cho những nghĩa sĩ Cần Giuộc bằng áng văn chứa đựng chất bi tráng, qua đó, một tượng đài về những người nông dân áo vải được dựng lên sừng sững, đầy hào hùng. Tiếng khóc của Nguyễn Đình Chiểu nói riêng, của nhân dân cả nước nói chung giành cho những người nghĩa sĩ thật cảm động. Đó là tiếng khóc bi tráng chứ không bi luỵ, yếu đuối.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

VĂN MẪU LỚP 11 TIẾNG KHÓC BI TRÁNG CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG BÀI VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC I. ĐẶT VẤN ĐỀ – Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định Đỗ Quang để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 14 – 12 – 1861. Nghĩa quân giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa của chúng làm chủ đồn hai ngày bị pháp phản công và thất bại. Nghĩa quân hi sinh khoảng hai mươi người trong bối cảnh cuộc chiến đấu không cân sức trong những ngày đầu chống Pháp. Sự hi sinh vì đại nghĩa này có sức cổ vũ và khích lệ to lớn. Bởi thế bài văn tế ngay lập tức được truyền tụng khắp nơi trong nước, làm xúc động lòng người. – Nguyễn Đình Chiểu đã khóc thương cho những nghĩa sĩ Cần Giuộc bằng áng văn chứa đựng chất bi tráng, qua đó, một tượng đài về những người nông dân áo vải được dựng lên sừng sững, đầy hào hùng. – Tiếng khóc của Nguyễn Đình Chiểu nói riêng, của nhân dân cả nước nói chung giành cho những người nghĩa sĩ thật cảm động. Đó là tiếng khóc bi tráng chứ không bi luỵ, yếu đuối. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tiếng khóc bi tráng trước hết thể hiện ở nỗi xót thương đối với người nghĩa sĩ: – Đó là nỗi tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn đang dang dở, chí nguyện chưa thành: “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ…” – Đó là nỗi xót xa của những gia đình mất người thân, tổn thất không thể bù đắp đối với những người mẹ già, vợ trẻ: “Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nung thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộctrước ngõ”. Hình ảnh ngọn đèn leo lét trong túp lều, người mẹ già ngồi khóc đứa con trẻ đã hi sinh làm người đọc cảm động. Hình ảnh người vợ trẻ tìm chồng khi bóng chiều nhập nhoạng, bảng lảng trước ngõ làm người đọc xót xa, thương cảm. – Đó là nỗi căm hờn những kẻ đã gây ra nghịch cảnh éo le: “Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương; vì ai xui đồn luỹ tan tành, xiêu mưa ngã gió”. – Tiếng khóc của những gia đình mất người thân hoà chung với tiếng khóc uất ức, nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của đất nước, của dân tộc: “Binh tướng nó hãy còn đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen; ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ”. -» Nhiều niềm cảm thương cộng lại thành nỗi đau sâu nặng: “Nước mất anh hùng lau chẳng ráo” không chỉ trong lòng người mà còn bao trùm khắp cỏ cây sông núi, sông Cần Giuộc, chợ Trường Bình, chùa Tông Thạnh, Bến Nghé, Đồng Nai, tất cả đều nhuốm màu tang tóc, bi thương. 2. Tiếng khóc bi tráng thể hiện ở niềm tự hào về những người nghĩa sĩ. Tác giả nói riêng, nhân dân nói chung cảm phục và tự hào về những người nông dân áo vải đã dám đứng lên bảo vệ từng “tấc đất, ngọn rau”, “bát cơm manh áo” của mình chống lại kẻ thù hung hãn, đã lấy cái chết để làm rạng ngời một chân lí cao đẹp của thời đại: “Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chiu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”. 3. Tiếng khóc bi tráng thể hiện ở sự biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ. Người nông dân nghĩa sĩ hi sinh đời đời được nhân dân ngưỡng mộ, Tổ quốc ghi công “Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miêu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ…” III . KẾT THÚC VẤN ĐỀ – Tiếng khóc không chỉ thể hiện tình cảm riêng tư mà tác giả đã thay mặt nhân dân cả nước khóc thương và biểu dương công trạng người nghĩa sĩ. – Tiếng khóc không chỉ hướng về cái chết mà còn hướng về cuộc sống đau thương khổ nhục của cả dân tộc trước làn sóng xâm lăng của thực dân. – Cao hơn nữa, nó không chỉ gợi đau thương mà nó khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí tiếp nối sự nghiệp đang dở dang của những người nghĩa sĩ. -» Tiếng khóc trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc tuy rất bi thiết nhưng không đượm màu tang tóc, thê lương mà nó thể hiện được niềm tự hào và sự khẳng định ý nghĩa bất tử của cái chết vì nước, vì dân. Cái chết ấy muôn đời được con cháu tôn thờ. Tiếng khóc trong bài văn tế là tiếng khóc bi tráng mà không uỷ mị còn bởi khi viết bài văn này, ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu đang đựợc tiếp sức bởi khí thế ngút trời của phong trào chống xâm lược những ngày đầu, khi nhân dân đang nhất tề nổi dậỵ khắp nơi chống Pháp

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2