Tiểu luận Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực
lượt xem 34
download
Tiểu luận cho thấy mối tương quan giữa biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực trên toàn cầu. Nhận thức được hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu lên vấn đề an ninh lương thực quốc gia và nền kinh tế nước nhà. Trong đó có đồng bằng sông Cửu Long. Định hướng những bước đi mới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trong hoạt động nông nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU BÀI BÁO CÁO: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LƯƠNG THỰC GVHD: TS NGUYỄN TRI QUANG HƯNG THỰC HIỆN: NGUYỄN VŨ ĐỨC THỊNH (14163264) HUỲNH NGỌC THU HƯƠNG (14163109) LÊ NGUYỄN ĐĂNG KHOA (14163116) PHAN NGUYỄN PHÁT (14163202) ĐỖ MINH QUÂN (14163216) NGUYỄN HUỲNH NHƯ (14163194) NGUYỄN THỊ THANH TÂM (14163233) LÊ THỊ THÙY LOAN (14163134) NGUYỄN TRƯƠNG GIA HÂN (14163088) NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN (14163313) TP. HCM 11/2015
- MỤC LỤC A. Lời mở đầu .................................................................................................................. 4 I. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 4 II. Mục tiêu chuyên đề ................................................................................................. 5 III. Nội dung chuyên đề ............................................................................................. 5 IV. Ý nghĩa, giá trị thực tiễn ...................................................................................... 5 B. Nội dung ..................................................................................................................... 6 I. Tổng quan ................................................................................................................ 6 1. Biến đổi khí hậu ................................................................................................... 6 1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 6 1.2. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ................................................................ 6 2. An ninh lương thực .............................................................................................. 7 2.1. Khái niệm ...................................................................................................... 7 2.2. Vai trò ............................................................................................................ 8 II. Tác động của biến đổi khí hậu đến các vấn đề lương thực ..................................... 9 1. Xâm nhập mặn ..................................................................................................... 9 1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 9 1.2. Nguyên nhân ................................................................................................. 9 1.3. Hậu quả của xâm nhập mặn đến vấn đề lương thực ................................... 11 1.4. Biện pháp chống xâm nhập mặn ................................................................. 13 2. Nước biển dâng .................................................................................................. 14 3. Thời tiết thất thường .......................................................................................... 15 4. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến thực phẩm và thói quen ăn uống ................... 16 5. Sự chuyển dịch các vùng đất nông nghiệp......................................................... 19 Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 2
- III. Hoạt động sản xuất lương thực góp phần dẫn đến biến đổi khí hậu .................. 22 1. Vấn đề cơ giới hóa trong nông nghiệp ............................................................... 22 2. Sự tiêu thụ thịt gia tăng ...................................................................................... 25 3. Bảo quản sản phẩm nông nghiệp ....................................................................... 28 3.1. Bảo quản nông sản bằng phương pháp chiếu xạ ......................................... 28 3.2. Bảo quản nông sản bằng phương pháp hóa học .......................................... 29 4. Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ......................................................................... 31 5. Thực phẩm có xu hướng lan rộng khắp thế giới ................................................ 32 IV. Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) trước vấn nạn biến đổi khí hậu ............. 33 1. Sơ lược chung về Đồng bằng Sông Cửu Long .................................................. 33 2. Tác động của biến đổi khí hậu lên Đồng bằng Sông Cửu Long ........................ 35 2.1. Sự thay đổi thất thường của thời tiết ........................................................... 35 2.2. Nước biển dâng ............................................................................................... 36 2.3. Tình trạng xâm nhập mặn: .............................................................................. 37 3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất lương thực ở ĐBSCL đến BĐKH ................ 41 4. Giải pháp giảm thiểu tác hại của BĐKH đến ĐBSCL và ĐBSCL đến BĐKH .... 42 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 44 I. Kết luận ................................................................................................................. 44 II. Kiến nghị ............................................................................................................... 44 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO: ....................................................................................... 45 Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 3
- A. Lời mở đầu I. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu đang ngày càng đe dọa đến cuộc sống con người, nó tác động không chỉ về mặt xã hội mà còn về mặt đến kinh tế. Trong đó nông nghiệp là nhân tố vừa gây nên biến đổi khí hậu vừa chịu tác động từ biến đổi khí hậu mạnh mẽ nhất. Trong thông cáo báo chí được đưa ra vào ngày 03/11/2015, Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về vấn đề quyền được tiếp cận lương thực - Bà Hilal Elver đã cảnh báo về mối đe dọa nghiêm trọng của biến đổi khí hậu với an ninh lương thực toàn cầu. Thời tiết hiện nay ngày càng khắc nghiệt , nhiệt độ ngày một tăng, nước biển dâng, các trận lũ lụt và hạn hán ngày một nhiều…đang tác động nghiêm trọng tới vấn đề lương thực của thế giới, thậm chí dẫn đến nguy cơ thế giới sẽ có thêm 60 triệu người suy dinh dưỡng vào năm 2080. Tất cả những hiện tượng thời tiết cực đoan trên đều có một tác động tiêu cực đến mùa màng, gia súc, nông nghiệp và kế sinh nhai của hàng tỷ người dân trên thế giới. Theo ước tính gần đây của hội đồng Liên Hiệp Quốc, dân số thế giới sẽ tăng và cán mốc 9,6 tỷ người vào năm 2050 kéo theo đó là sản lượng nông nghiệp cần tăng 70% đủ để đáp ứng nhu cầu lương thực vào thời điểm tới. Một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực chắc chắn xảy ra nếu sản lượng lương thực không đạt tới mức này, kèm theo đó là tình trạng đói nghèo gia tăng mạnh bởi hiện tại cả thế giới đã có khoảng gần một tỷ người bị suy dinh dưỡng vì thiếu ăn. Tác động của biến đổi khí hậu lên vấn đề sản xuất lương thực ngày càng nặng nề hơn khi phải đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho hơn 7 tỷ người và con số này đang ngày càng gia tăng. Điều này càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước chủ yếu là phát trển nông nghiệp như ở châu Á và châu Phi. Biến đổi khí hậu có thể làm sản lượng nông nghiệp nhiều nơi trên thế giới tổn thất đến 50%. Dẫn đến tình trạng một số nước đã nghèo nay càng nghèo hơn, từ đó hình thình nên các thói quen cũng như cách thức sinh hoạt ngày một tiêu cực. Thay vì việc sử dụng máy móc và thiết bị hiện đại trong sản xuất các nước này sử dụng những thiết bị và cách thức canh tác lạc hậu, từ đó góp phần làm gia tăng tác nhân gây biến đổi khí hậu,… Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 4
- Vì vậy, việc quan trọng trong cuộc chiến chống nghèo đói, đảm bảo an ninh lương thực chính là chống lại biến đổi khí hậu làm Trái Đất nóng lên gây hiệu ứng nhà kính. Các tổ chức quốc tế đang gia tăng áp lực buộc các nước tham gia công ước Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) phải sớm đạt được một thỏa thuận về vấn đề này nhằm tôn trọng, bảo vệ quyền được tiếp cận lương thực, thực phẩm cho tất cả mọi người và nhất là những người nghèo đói sống dựa vào sản xuất lương thực tại các nước đang phát triển. Biến đổi khí hậu - hạn hán - đói nghèo và suy dinh dưỡng là ba mắt xích quan trọng của dây chuyền - nguyên nhân cơ bản để hình thành các hậu quả liên quan tới các vấn nạn biến đổi khí hậu trên toàn cầu, chúng có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Chuyên đề “Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực” làm rõ mối tương quan này. II. Mục tiêu chuyên đề Cho thấy mối tương quan giữa biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực trên toàn cầu. Nhận thức được hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu lên vấn đề an ninh lương thực quốc gia và nền kinh tế nước nhà. Trong đó có đồng bằng sông Cửu Long. Định hướng những bước đi mới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trong hoạt động nông nghiệp. III. Nội dung chuyên đề Tác động của biến đổi khí hậu đến các vấn đề lương thực. Sự ảnh hưởng của hoat động sản xuất lương thực và nhu cầu lương thực của con người đến biến đổi khí hậu. Đồng bằng Sông Cửu Long trước vấn nạn biến đổi khí hậu. IV. Ý nghĩa, giá trị thực tiễn Hiểu rõ hơn về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng tiêu cực của nó. Nắm được vấn đề an ninh lương thực thế giới và quốc gia. Là cơ sở cho quá trình phát triển nông nghiệp gắn liền với ứng phó biến đổi khí hậu và giảm thiểu nguyên nhân gây biến đổi khí hậu trong nông nghiệp. Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 5
- B. Nội dung I. Tổng quan 1. Biến đổi khí hậu 1.1. Khái niệm Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỉ hoặc dài hơn. Nếu coi trạng thái của hệ thống biến đổi khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỉ hoặc dài hơn thì biến đổi khí hậu là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu. Hình 1: Hạn hán xảy ra nhiều nơi trên Trái Đất. Nguồn: sgs.vnu.edu.vn 1.2. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu - Sự biến đổi tự nhiên: Sự biến đổi của các tham số quỹ đạo trái đất. Sự biến đổi trong phân bố lục địa - biển của bề mặt trái đất: sự trôi dạt lục địa, các quá trình vận động tạo núi, sự phun phun trào núi lửa... Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 6
- Sự biến đổi trong tính chất phát xạ của mặt trời và các hấp thụ bức xạ của trái đất: từ khi trái đất hình thành cho đến nay (khoảng 6 tỷ năm) độ chói của mặt trời tăng khoảng 30%. - Do hoạt động của con người: Đốt nhiên liệu hóa thạch. Chất thải từ các nhà máy. Biến đổi sự dụng đất. Sản xuất nông nghiệp. ... Nhận định chung: Các nguyên nhân tự nhiên có thể gây ra sự biến đổi của khí hậu, thể hiện rõ rệt nhất qua sự dao động giữa các thời kì khí hậu lạnh (băng hà) và khí hậu ấm áp (gian băng) Sự nóng lên bất thường của khí hậu toàn cầu hiện nay có thể được hiểu được như biến đổi khí hậu hiện đại, ngoài nguyên nhân tự nhiên, vai trò đóng góp của con người là rất quan trọng. Đó là sự gia tăng hiệu ứng nhà kính do sự gia tăng đột biến hàm lượng các chất khí nhà kính từ các hoạt động sống của con người. 2. An ninh lương thực 2.1. Khái niệm Năm 1996, hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới (WFS) đã đưa ra khái niệm về an ninh lương thực như sau: " An ninh lương thực là trạng thái mà ở đó tất cả mọi người,tại một thời điểm, đều có sự tiếp cận cả về mặt vật chất và kinh tế với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đủ dinh dưỡng, đáp ứng chế độ ăn và thị hiếu lương thực của mình, đảm bảo một cuộc sống năng động và khỏe mạnh" Ở Việt Nam, khái niệm an ninh lương thực xuất hiện vào năm 1992 khi thực hiện dự án mẫu về an ninh lương thực do Chính phủ Ý tài trợ thông qua FAO (Food and Agriculture Organization: Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc). Đến nay, qua nhiều lần hội thảo, xuất phát từ yêu cầu thực tế, khái niệm an ninh lương thực ở Việt Nam được hiểu là: " Sản xuất đủ yêu cầu lương thực, thực phẩm của xã hội Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 7
- (tính sẵn có); Cung cấp lương thực thực phẩm ổn định (tính ổn định); khả năng kinh tế để tiếp cận lương thực thực phẩm (tính an toàn). Tóm lại, an ninh lương thực, thực phẩm được hiểu là số lượng lương thực, thực phẩm có sẵn đủ để cung cấp, khả năng điều phối đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu ở bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào, điều kiện và khả năng của người được cung cấp lương thực có thể tiếp nhận lương thực mà không gặp khó khăn, người làm ra lương thực không bị nghèo đi so với mặt bằng xã hội. 2.2. Vai trò Dân số và lương thực không chỉ là nỗi lo của một gia đình, một chính phủ mà của cả xã hội loài người. Vấn đề trên, dưới tác động của nhiều yếu tố xã hội cũng như điều kiện tự nhiên như biến đổi khí hậu, môi trường suy thoái trên toàn cầu, không dễ "chìm xuống" như trước đây mà đang trở thành "giọt nước cuối cùng" làm bùng nổ những cuộc khủng hoảng hệ lụy nghiêm trọng khác. Mỗi ngày hành tinh chúng ta lại có thêm 200000 miệng ăn nữa và để nuôi sống được 9,2 tỉ con người, sản lượng lương thực thế giới cần phải tăng gấp rưỡi so với hiện nay, nghĩa là trong 40 năm tới con người cần phải có một lượng lương thực tương đương đã được sản xuất ra trong 8000 năm qua. An ninh lương thực là vấn đề quan trọng và mấu chốt đối với mỗi quốc gia. Quốc gia muốn mạnh giàu thì trước tiên nhân dân phải no ấm Việc đảm bảo an ninh lương thực, dù nghĩa hẹp hay rộng, cho cả loài người đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân các quốc gia, đồng thời phải có sự phối hợp giữa các quốc gia trong việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 8
- II. Tác động của biến đổi khí hậu đến các vấn đề lương thực 1. Xâm nhập mặn 1.1. Khái niệm Sự xâm nhập mặn của nước biển sông được giải thích là do mùa khô, nước sông cạn kiệt khiến nước biển theo các sông, kênh dẫn tràn vào gây mặn. Hiện tượng tự nhiên này xảy ra hằng năm và do đó có thể dự báo trước. Nhưng bên cạnh đó, những vùng đất ven biển cũng có nguy cơ nhiễm mặn do thẩm thấu hoặc do tiềm sinh. Với vùng ven biển cấu tạo địa chất là những cồn cát lớn, bùn phù sa lấp đầy ở dạng mềm như đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long, chứa đựng nhiều thấu kính cát có khả năng mao dẫn, tạo điều kiện cho nước biển xâm nhập vào đất liền. Còn tại những nơi có nguồn gốc là vùng sình lầy ven biển, trong quá trình khai hoang lấn biển biến thành vùng ngọt hóa để trồng lúa, đất và keo sét của vùng này giữ hàm lượng muối nhất định. Khi đắp đê, vùng sình lầy sẽ bị tù hóa, chuyển từ môi trường có mặn tiềm sinh thành môi trường bị ôxy hóa. Như vậy, lượng muối vẫn tồn tại đã chuyển sang bốc hơi lên bề mặt. Bài học lịch sử cho trường hợp này có thể thấy là vùng chiêm trũng Hà Nam. Trong từng vùng cụ thể, xâm nhập mặn có thể do một nhóm hoặc cả ba nhóm nguyên nhân nêu trên. Ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, quá trình ngọt hóa ven biển diễn ra rất nhanh, lượng nước ngọt từ sông Hồng và sông Cửu Long đổ ra biển lớn nên tương tác xảy ra theo xu hướng nghiêng về phía sông. Nước biển xâm nhập vào sông Hồng sâu 15-16 km, có nơi chỉ sâu 6 km. Ngược lại, những vùng bờ biển có cấu trúc cửa sông rộng, hình phễu thì sự tương tác nghiêng về phía biển và khả năng xâm nhập mặn cao. Tại cửa sông Bạch Đằng, nước biển xâm nhập vào sâu tới gần Phả Lại, cách bờ biển 56 km. Trong khi đó, mặc dù là vùng rất sâu nhưng tứ giác Long Xuyên bị nhiễm mặn theo hai cơ chế thẩm thấu và tiềm sinh. 1.2. Nguyên nhân Hiện nay, nhiều quốc gia đang rất lo ngại về hiện tượng El Nino đã và đang diễn ra suốt gần 6 tháng cuối năm 2014 và sẽ kéo dài đến những tháng đầu năm 2015, các nhà khí tượng trên thế giới cũng đã lên tiếng báo động về hiện tượng này. Các tin tức mới nhất cho biết hiện tượng El Nino đã thật sự ảnh hưởng và tác động đến khí hậu làm biến động thời tiết ở nhiều nơi trên thế giới. Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 9
- Theo tiêu chí đánh giá của Trung tâm dự báo khí hậu Hoa Kỳ, El Nino đã chính thức bắt đầu. Ngược lại, cơ quan khí tượng Úc cho rằng đến các tháng giữa năm 2015 mới đạt ngưỡng El Nino. Cơ quan khí tượng Nhật Bản cũng cho rằng ENSO hiện vẫn đang trạng thái trung tính, sẽ chuyển sang El Nino vào các tháng mùa hè và kết thúc vào các tháng cuối đông 2015. Theo kết quả tổng hợp dự báo từ các mô hình thống kê và động lực của nhiều Trung tâm nghiên cứu Khí hậu lớn trên thế giới thì khả năng El Nino kéo dài đến mùa hè năm 2015 là 70% và mùa thu - đông năm 2015 là 60%. Dự báo chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm xích đạo Thái Bình Dương (NINO3.4) đang tăng dần và sẽ đạt cao nhất khoảng 1,0-1,2oC vào nửa cuối năm 2015, trong đó nhóm mô hình động lực cho kết quả dự báo El Nino cường độ mạnh hơn nhóm mô hình thống kê. Tuy còn khác biệt trong các đánh giá về độ tin cậy của dự báo nhưng các Trung tâm nghiên cứu khí hậu đều nhận định hiện tượng El Nino đã khởi phát từ cuối năm 2014 và sẽ chính thức xuất hiện vào các tháng đầu mùa hè 2015. Mặc dù được dự báo là một El Nino có cường độ yếu đến trung bình nhưng có thể kéo dài đến cuối năm 2015. Năm 2015, Do ảnh hưởng của El Nino tình trạng khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn sâu vào vùng cửa sông tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh Trung Bộ và kéo dài tới tháng đầu 9/2015. Hạn hán tại một số huyện thuộc các tỉnh Nam Trung Bộ có thể ở mức khốc liệt. Ở khu vực Tây Nguyên đã có mưa chuyển mùa, nhưng lượng không đáng kể, vì vậy tình trạng khô hạn vẫn xảy ra cục bộ và kéo dài đến tháng 5/2015. Do ảnh hưởng của El Nino, lượng mưa trên cả nước sẽ giảm rất nhiều, cùng với nền nhiệt độ tăng cao gây hạn hán làm thiệt hại nặng nề mùa màng - nhất là vụ lúa Đông Xuân và các loại nông sản như cà phê, chè, .... Lượng nước mưa ít sẽ gây nên nạn thiếu nước ngọt để uống ở những thành phố lớn cũng như sự xâm nhập mặn ở những vùng ven biển và cửa sông. (trước đây, vào năm 1998 nạn thiếu nước uống đã được ghi nhận tại Hà Nội vào mùa hè cũng như mực nước tại các đập Hoà Bình, Trị An và Thác Bà xuống rất thấp không đủ để vận hành thủy điện). Vì thiếu mưa và nước ngọt nên tình hình xâm nhập mặn sẽ gia tăng và ngày càng mở rộng ở các vùng đồng bằng ven biển. Hiện nay đã có hơn một triệu ha bị xâm nhập mặn và ở một số nơi nước mặn đã xâm nhập vào sâu trong đất liền hàng chục Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 10
- km. Sự xâm nhập mặn này sẽ ngày càng trầm trọng hơn khi El Nino gây nên hạn hán không chỉ ở vùng đồng bằng mà còn trên các vùng thượng lưu. Lưu lượng các sông sẽ bị giảm thiểu trong mùa khô cũng như trong mùa mưa, mực nước trên các hồ chứa nước và thủy điện giảm và thiếu hụt đáng kể, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp và đời sống kinh tế xã hội. Một hậu quả khác của ít mưa và nhiệt độ cao là nạn cháy rừng; các vùng rừng trên khắp cả nước sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, nhất là trong mùa khô 2014 - 2015. Hình 2: Hiện tượng El Nino năm 1997 & năm 2015 1.3. Hậu quả của xâm nhập mặn đến vấn đề lương thực Mùa khô vừa qua, tình trạng xâm nhập mặn đã xảy ra ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL như: Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang... Theo Đài Khí tượng - Thủy văn khu vực Nam Bộ, tại các địa phương trên, nhiều nơi nước mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng từ 50 đến 60km, độ mặn cũng cao hơn những năm trước, khiến hàng chục nghìn héc-ta lúa, hoa màu, cây ăn quả bị thiệt hại. Xâm nhập mặn không chỉ tác động tiêu cực đến cuộc sống, sinh hoạt, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc canh tác, sản xuất của người dân. Theo tính toán, khi độ mặn Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 11
- vượt quá 1 phần nghìn là đã không thể sử dụng được cho sinh hoạt, nếu vượt quá 4 phần nghìn cây không sinh trưởng được và chết. Thực tế, tại nhiều tỉnh ở ĐBSCL, có thời điểm độ mặn đã lên đến 8-9 phần nghìn. Và với tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng này càng ngày càng có những diễn biến khó lường, thậm chí không chỉ diễn ra ở vùng ĐBSCL mà cả nhiều tỉnh Bắc Trung Bộ. Ở ĐBSCL, từ đầu tháng 7/2015 đến nay, dù đã vào mùa mưa nhưng nhiều vùng ngọt hóa ở ĐBSCL bị nước mặn tấn công dữ dội khiến nhiều hộ dân trở tay không kịp… Tại Hậu Giang, xâm nhập mặn bất thường lần đầu tiên trong vòng 20 năm qua. Xâm nhập mặn đe dọa khoảng 18.000ha đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Mặc dù vào giữa mùa mưa nhưng địa bàn huyện Phụng Hiệp lại bị ảnh hưởng trực tiếp bởi xâm nhập mặn. Nếu như mọi năm, đến khoảng 10/5, hạn mặn dứt điểm thì năm nay, đến giữa tháng 7, nồng độ mặn ở Phụng Hiệp vẫn còn khá cao. Tại xã Phương Phú, độ mặn đo được đã lên đến 4,4 ‰, tại thị trấn Búng Tàu là 2,6‰, cách thị trấn Búng Tàu 5km về hướng thị xã Ngã Bảy là trên 1,1%o, tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm. Người dân địa phương cho biết, đây là đợt xâm nhập mặn nhanh chưa từng có trong vòng 20 năm qua. Chính quyền địa phương và ngành chức năng của tỉnh trở tay không kịp. Đã có 12.000ha lúa vụ 3 không thể gieo trồng, hàng nghìn ha cây ăn trái giảm năng suất. Tại tỉnh Tiền Giang, mùa khô năm nay diễn ra khá khắc nghiệt, nhất là đối với các huyện nằm trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công ở phía Đông của tỉnh như huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, thị xã Gò Công. Mặn xâm nhập sâu vào phía thượng lưu sớm hơn cùng kỳ năm trước hơn một tháng và diễn biến rất phức tạp. UBND tỉnh phải công bố thiên tai xâm nhập mặn trên địa bàn, cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn thuộc cấp độ 1. Tại Trà Vinh, nước mặn đã lấn sâu vào nội đồng hơn 50 km. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, độ mặn đã tăng hơn từ 5,6 - 7,7%, ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa vụ đông xuân đang trong giai đoạn đẻ nhánh. Trong khi đó, tình trạng xâm nhập mặn tại Bạc Liêu cũng đang ở mức báo động khi độ mặn đo được trên nhiều tuyến sông cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ. Điều này đã uy hiếp nghiêm trọng hơn 20.000 ha lúa Đông xuân của tỉnh, đặc biệt là hai huyện Phước Long và Hồng Dân. Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 12
- Tỉnh Bến Tre có những cửa sông lớn thuộc sông Cửu Long như Cửa Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên… nên bị nước mặn xâm nhập khá nhanh. Nước mặn đã xâm nhập vào khu vực nội đồng khoảng 55- 60km bao gồm các huyện Ba Tri, Chợ Lách, Châu Thành. Huyện Châu Thành chịu ảnh hưởng nặng nhất với hai xã Quới Sơn và Tân Thạch (tỉ lệ độ mặn 4 phần nghìn, 60km cách cửa biển). Theo dự báo, 15 năm nữa sẽ có tới 45% diện tích của ĐBSCL đối mặt với nguy cơ nhiễm mặn. Eninol gây mưa ít cộng với các công trình thủy lợi, thủy điện chặn dòng ở thượng nguồn đã là những nguyên nhân khiến xâm ngập mặn đến sớm và kéo dài. Qua từng năm, nhiều nơi nước mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng từ 50 đến 70km, độ mặn cũng cao hơn. Theo tính toán, nếu nước biển dâng 1m có khoảng 39% diện tích ĐBSCL có nguy cơ bị ngập, gần 35% dân số bị ảnh hưởng và sẽ có khoảng 70% diện tích lúa bị nhiễm mặn. Theo từng giai đoạn, năng suất lúa dự báo giảm 8-15% vào năm 2030. Việc ảnh hưởng của xâm ngặp mặn đến nuôi trồng và đánh bắt các loại thủy, hải sản… cũng sẽ ngày càng khó lường. 1.4. Biện pháp chống xâm nhập mặn Theo dõi chặt chẽ diễn biến hạn - mặn trên toàn đồng bằng và ngay tại địa phương để có biện pháp phòng chống hiệu quả. Tiếp tục nạo vét kênh mương, sửa chữa bờ bao, cống bọng, cống kiểm soát mặn. Đắp đập tạm thời vụ, theo dõi diễn biến mặn để có thể lấy nước tưới khi chưa có mặn. Ở những vùng đan xen lúa - tôm cần có kế hoạch đóng mở cống hợp lý, kiểm soát ranh mặn, có biện pháp kịp thời trong khống chế và ngăn chặn nước ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản. Những vùng sản xuất nhờ nước mưa thì chủ động sạ khô chờ mưa, nhưng theo dõi thời tiết để có lịch gieo sạ hợp lý, tránh sạ quá sớm gặp các đợt hạn kéo dài không có nước tưới. Hoàn chỉnh hệ thống đê bao ngăn mặn dọc sông, xây dựng các cống ngăn mặn và lấy nước ngọt. Tăng khả năng cấp nước ngọt cho vùng mặn. Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 13
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bố trí thời vụ hợp lý để giảm lượng nước tưới mùa kiệt và thực thi tiết kiệm nước. 2. Nước biển dâng Nông nghiệp Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu biến đổi khí hậu, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nước biển có thể dâng 1m. Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập. Theo dự đoán của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), các tác động trên sẽ gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và khiến khoảng 17 triệu người không có nhà. Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB), Nước ta với bờ biến dài và hai vùng đồng bằng lớn, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2 - 0,6m sẽ có từ 100.000 đến 200.000 ha đất bị ngập và làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Nước biển dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng 0,3 - 0,5 triệu ha tại Đồng bắng sông Hồng và những năm lũ lớn khoảng 90% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập từ 4 - 5 tháng, vào mùa khô khoảng trên 70% diện tích bị xâm nhập mặn với nồng độ lớn hơn 4g/l. Ước tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực Quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân. PGS.TS Nguyễn Văn Viết cũng khẳng định: Với kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đến năm 2100 nếu nước biển dâng cao 1m vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ mất đi 7,6 triệu tấn lúa/năm, tương đương với 40,52% tổng sản lượng lúa của cả vùng. Như vậy, Việt Nam sẽ có nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng vào năm 2100 bởi đã mất đi 21,39% sản lượng lúa cả nước. Về nguồn lợi thủy hải sản, báo cáo của Cơ quan quốc tế về biến đổi khí hậu cho thấy, biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến thủy sản, nghề cá và cộng đồng ngư dân. Cụ thể, nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng và thay đổi lượng mưa làm cho hệ sinh thái, sản lượng đánh bắt cá, cơ sở hạ tầng và sinh kế nghề cá dễ bị tổn thương. Tại Việt Nam, mối quan ngại nổi lên là các dị thường lượng mưa và tăng nhiệt độ do sự ấm lên toàn cầu. Đặc biệt là bão và lũ lụt sau mỗi chu kỳ 3 - 4 năm, tác động của chúng tới các hệ sinh thái (rừng ngập mặn, dải ven bờ, châu thổ), các loài cá phổ biến, nghề cá và sinh Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 14
- kế. Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến vùng đất ngập nước ven biển Việt Nam, nghiêm trọng nhất là khu vực rừng ngập mặn dễ bị tổn thương ở Cà Mau, TP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Nam Định. Đa dạng sinh học vùng bờ và nguồn lợi thủy hải sản giảm sút. Các hệ sinh thái vùng bờ quan trọng bị suy thoái và thu hẹp diện tích. Các quần đảo có xu hướng di chuyển ra xa bờ hơn do thay đổi cấu trúc hoàn lưu ven biển, thay đổi tương tác sông - biển ở vùng cửa sông ven bờ, do mất đến 60% các nơi cư trú tự nhiên quan trọng. Hình 3: Bản đồ nguy cơ ngập lụt vùng đồng bằng Sông Cửu Long Nguồn:tinmoitruong.vn 3. Thời tiết thất thường Theo PGS.TS Nguyễn Văn Viết, Ban quản lý Dự án tăng cường năng lực ứng phó với Biến Đổi Khí Hậu, hợp phần Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (CBCC- MARD), các hiện tượng thời tiết như mưa, bão gây ra ngập lụt cho các cây lương thực chủ yếu là cây lúa ở các tỉnh miền Trung. Cụ thể, bình quân mỗi năm nơi đây có 12 vạn ha lúa bị úng ngập, trong đó có trên 3,6 vạn ha bị mất trắng, 7 vạn ha bị ảnh hưởng và có trên 6,2 vạn ha hoa màu bị ngập. Bên cạnh đó, hạn hán cũng là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại cho nông nghiệp, nhất là các tỉnh Bắc Trung bộ có vụ hè thu thường bị khô hạn do ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 15
- gió Tây khô nóng. Theo dự tính của các chuyên gia nông nghiệp, thời tiết thất thường có khả năng làm giảm năng suất của một số cây trồng chính. Cụ thể năng suất lúa xuân sẽ giảm đi 405,8kg/ha do tác động biến đổi khí hậu vào năm 2030 và 716,6 kg/ha vào năm 2050. Vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên sẽ là vùng có năng suất lúa đông xuân giảm mạnh. Nếu diễn biến khí hậu đúng theo kịch bản, sản lượng lúa vụ xuân có nguy cơ giảm khoảng 1,2 triệu tấn vào năm 2030 và 2,16 triệu tấn vào năm 2050. Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại làm xuất hiện nguy cơ gia tăng các loài “thiên địch”. Trong thời gian 2 năm trở lại đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở ĐBSCL diễn ra ngày càng phức tạp ảnh hưởng đến khả năng thâm canh tăng vụ và làm giảm sản lượng lúa. ở miền Bắc trong vụ Đông Xuân vừa qua sâu quấn lá nhỏ cũng đã phát sinh thành dịch, thời cao điểm diện tích lúa bị hại đã lên đến 400.000ha, gây thiệt hại đáng kể đến năng suất và làm tăng chi phí sản xuất. Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng; làm suy thoái tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị đe dọa, suy giảm về số lượng và chất lượng do ngập nước và do khô hạn, tăng thêm nguy cơ diệt củng của động vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm. Một số loài nuôi có thể bị tác động làm giảm sức đề kháng do biên độ dao động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên. Sự thay đổi các yếu tố khí hậu và thời tiết có thể làm nảy sinh một số bệnh mới đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm và phát triển thành dịch hay đại dịch. 4. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến thực phẩm và thói quen ăn uống Kết quả nghiên cứu của Cơ quan Nông nghiệp quốc tế (GIAR) có trụ sở tại Anh cho thấy, do ảnh hưởng của tình trạng nóng lên của trái đất, kết cấu sản lượng cây lương thực trên thế giới sẽ thay đổi, dẫn đến sự thay đổi trong thói quen ăn uống của con người. Theo kết quả nghiên cứu, do tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, sản lượng 3 loại cây lương thực chủ yếu ở các nước đang phát triển là lúa nước, lúa mạch và ngô sẽ Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 16
- giảm xuống. Diện tích trồng đậu nành ở khu vực ôn đới sẽ thu hẹp và dần được thay thế bởi diện tích cây đậu đũa có khả năng chống chịu ở điều kiện nhiệt độ cao. Do biến đổi khí hậu, chuối có thể là cây trồng chủ yếu của nhân loại trong tương lai. Cây khoai tây phù hợp với điều kiện khí hậu lạnh, khi nhiệt độ trái đất tăng lên, sản lượng khoai tây cũng sẽ giảm xuống; những khu vực trồng cây khoai tây sẽ dần trở thành khu vực trồng chuối. Vì vậy, trong tương lai, khả năng chuối có thể trở thành cây trông nhiệt đới chủ yếu của nhân loại. Khoa học đã chứng minh, sự nóng lên của Trái đất sẽ làm thịt rắn hơn, cà rốt vô vị, và chất lượng nhiều loại thực phẩm khác bị ảnh hưởng. Những người luôn mơ mộng rằng việc Trái đất nóng lên có thể đem đến những bữa tiệc thịt nướng dậy mùi vào mùa hè chắc hẳn rất thất vọng khi biết rằng nhiệt độ tăng đồng nghĩa với việc thịt bò không còn được ngon như trước. Hình 4: Những món thịt sẽ trở nên "nhạt vị" hơn khi nhiệt độ tăng. Trong một nghiên cứu quy mô lớn của Đại học Melbourne (Australia) về tác động của tình trạng nóng lên toàn cầu đối với thực phẩm, các nhà khoa học đã kết luận rằng chất lượng của nhiều loại thịt và rau củ sẽ giảm do ảnh hưởng của nhiệt độ cao. Theo đó, nhiệt độ cao gây ra chứng sốc nhiệt ở gia súc, gia cầm và khiến chúng có cảm giác chán ăn, trong khi đó, loài heo sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe do chúng Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 17
- không có tuyến mồ hôi. Chính những yếu tố trên đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng và chất lượng thịt, do vậy, với các đợt nóng đến nhanh và nhiều hơn, thịt bò và các loại thịt khác sẽ trở nên khô cứng, khó ăn. Bên cạnh đó, thủy hải sản cũng chịu tác động của biến đổi khí hậu. Các nhà hải dương học khám phá ra rằng một số loài giáp xác như tôm, cua,... sẽ có vị chua khi chúng sống trong nước biển bị axit hóa nhẹ. Họ cảnh báo rằng do lượng khí CO2 tăng, các đại dương trên Trái đất đang dần bị hóa chua và rất nhiều loại hải sản ưa thích của chúng ta sẽ không còn mùi vị hấp dẫn như trước. Trong nghiên cứu về những tác động của quá trình axit hóa đại dương lên mùi vị hải sản, các nhà nghiên cứu tại Đại học Gothenberg và Đại học Plymouth kết luận rằng trong vòng 100 năm nữa, mức độ axit hóa của nước biển sẽ giảm từ 8 độ pH xuống còn 7,5 độ pH, và điều này sẽ khiến các loài giáp xác khó hình thành lớp vỏ thích ứng cần thiết để sống sót trong môi trường biến đổi này. Ngoài các loại thịt cá thì biến đổi khí hậu cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới rau củ quả. Nhiệt độ cao tạo điều kiện cho bệnh mốc sương ở khoai tây phát triển mạnh, hình thành mốc trắng bên trong củ khoai và trở nên độc hại khi chế biến. Các loại rau củ quen thuộc như cà rốt cũng sẽ trở nên nhạt nhẽo, khó ăn. Mức nhiệt trên 27 độ có thể khiến hoa củ cải đường nở sớm hơn bình thường dẫn tới củ cải khi thu hoạch sẽ có kích cỡ nhỏ hơn, thêm vào đó bản thân loại rau này cũng sẽ mất đi màu đỏ sẫm đặc trưng. Nhiệt độ tăng cao cũng góp phần làm cho những củ hành tây nhỏ hơn, trong khi một số loài cây ăn quả khác lại không có môi trường đủ mát để cho ra sản lượng như mong muốn. Trở lại với nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Melbourne, qua đánh giá tác động của biến đổi khí hậu dựa trên 55 loại thực phẩm ở Úc và một số khu vực khác trên thế giới. Kết quả cho thấy sản lượng sữa sẽ giảm từ 10-25% bởi những đợt nóng kéo dài. Sản lượng hoa màu thấp cũng ảnh hưởng tới chất lượng sữa, do vật nuôi để lấy sữa không được ăn đủ chất, lượng protein trong sữa giảm theo, dẫn tới việc pho mát kém chất lượng. Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 18
- Hình 5: Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những chú bò sẽ cho ít sữa hơn với lượng đạm giảm đáng kể. Một trong những người thực hiện nghiên cứu này, giáo sư Richard Eckard, cho biết: “Đây thật sự là một hồi chuông cảnh tỉnh khi bạn biết được rằng mứt dâu và bánh mì nướng mà bạn ăn mỗi sáng sẽ không có sẵn trong 50 năm nữa". "Điều này khiến chúng ta ý thức được biến đổi khí hậu không phải là một hiện tượng quá xa vời mà nó đang thực sự xảy đến rất gần, tới mức nó đã gây ảnh hưởng tới những gì chúng ta tiêu thụ hàng ngày, bao gồm cả những thực phẩm gần gũi nhất trong các bữa ăn”, ông Eckard nhấn mạnh. Giáo sư David Karoly, nhà khí tượng học của Đại học Melbourne, cho biết các quốc gia như Australia - nơi đang chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán - sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề hơn. Ông cũng khẳng định biến đổi khí hậu đang làm tăng mật độ và cường độ của các đợt nóng cũng như các vụ cháy rừng, gây ảnh hưởng xấu tới các nông trường, và trong tương lai nó sẽ còn tệ hơn nếu chúng ta không hành động. 5. Sự chuyển dịch các vùng đất nông nghiệp Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến đất đai. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đất thể hiện ở lượng nước mưa và nhiệt, ảnh hưởng gián tiếp thông qua sinh vật. Biến đổi khí hậu gây rối loạn chế độ mưa, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn,… làm cho lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn, hiện tượng xói mòn, Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 19
- khô hạn nhiều hơn. Ngoài ra, nước biển dâng, thiên tai, bão lũ gia tăng do biến đổi khí hậu sẽ làm tăng hiện tượng nhiễm mặn, ngập ún, sạt lở bờ sông, bờ biển… dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất cũng như ảnh hưởng đến sự chuyển dịch vùng đất nông nghiệp. Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cây trồng là biện pháp cần thiết để nền nông nghiệp có thể đứng vững trước các hình thái biến đổi khí hậu. - Đất bị xâm nhập mặn: Hiện nay, nước mặn xâm nhập ngày càng sâu vào đất liền, độ mặn tăng cao và thời gian ngập mặn kéo dài. Đó là hậu quả của các yếu tố: nước biển dâng cao, lưu lượng nước sông trong mùa khô ít đi do rừng thượng nguồn ở các nước đầu nguồn thuộc lưu vực sông bị tàn phá nặng. Hiện tượng nhiễm mặn ở vùng ven biển như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu, Cà Mau…lớn hơn nhiều ở các khu vực khác. Nước mặn xâm nhập sâu kết hợp với suy giảm nguồn nước ở hạ lưu đã gây ảnh hưởng lớn đến nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp làm cho diện tích đất trồng lúa giảm đáng kể vì đất bị xâm nhập mặn, nghèo chất dinh dưỡng. Qua đó chúng ta cần có giải pháp nhằm giữ lại đất trồng lúa để đảm bảo vấn đề lương thực trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, nước ta có điều kiện tuyệt vời để đối phó với nước mặn xâm nhập là sử dụng đất đồi núi để phát triển nhiều loại công/nông/lâm nghiệp trong những điều kiện đất/nước khác nhau, như: cao su, cây dừa, cây cọ dầu, cây ăn trái, cây xa kê, cây hạt dẻ... Để tăng mức sản xuất của vùng có nhiều loại đất nghèo, vấn đề phủ đất chống xói mòn bằng cây họ đậu đỗ cần đặc biệt chú ý. - Đất bị khô hạn và hoang mạc hóa: Sự phối hợp không hài hòa giữa chế độ nhiệt và chế độ mưa tạo nên sự khắc nghiệt có khả năng thúc đẩy các quá trình hạn hán, hoang mạc hóa của đất. Do đó người dân phải chuyển sang chọn lọc loại cây trồng phù hợp với loại đất này để trồng thay thế cho các loại cây không chịu được hạn, chọn những loại cây chịu đựng được nhiệt độ cao, thời gian hạn hán kéo dài và sử dụng ít nước trong quá trình sản xuất như: điều, ca cao, ô liu, mè, dưa hấu, cây lựu, khổ qua, cây xoan chịu hạn; Các cây nông nghiệp ngắn ngày: hành tím, khoai lang, mì (sắn), đậu, mía...; Các cây ăn quả đan xen: thanh long, xoài, mãng cầu xiêm (na); một vài loại rau, Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận biến đổi khí hậu
19 p | 245 | 684
-
Tiểu luận: Biến đổi khí hậu
35 p | 1378 | 270
-
Tiểu luận biến đổi khí hậu
26 p | 1282 | 230
-
Tiểu luận: Nguyên nhân biến đổi khí hậu
43 p | 830 | 176
-
Tiểu luận biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam
28 p | 878 | 151
-
Thuyết trình: Tác động của biến đổi khí hậu đến đồng bằng sông Cửu Long
23 p | 538 | 127
-
Tiểu luận: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đô thị hóa ở thành phố Hải Phòng-Thực trạng và giải pháp
28 p | 561 | 97
-
Tiểu luận: Biến đổi khí hậu và biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu ở nước ta hiện nay
29 p | 299 | 80
-
Bài tiểu luận: Biến đổi khí hậu
23 p | 555 | 66
-
Tiểu luận Hóa môi trường: Hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu đối với Việt Nam
23 p | 381 | 64
-
Tiểu luận: Biện pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong chăn nuôi
13 p | 238 | 24
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đối khí hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long
41 p | 48 | 9
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu đến sự xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
18 p | 15 | 8
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu và sức khỏe
21 p | 31 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Đánh giá tính thích nghi sinh thái của một số loài cây trồng chủ lực với điều kiện sinh khí hậu tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh biến đổi khí hậu
90 p | 14 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
60 p | 8 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Giám sát thay đổi sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre
27 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn