intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu sức khỏe trẻ sơ sinh qua việc đại tiện

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

94
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bà mẹ thường xuyên kiểm trã tã giấy, quan sát phân của trẻ sơ sinh và lo lắng khi con đi đại tiện quá nhiều hoặc không đều. Tại sao lại như vậy? Màu sắc và số lần đi ngoài của trẻ có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích cho các bậc cha mẹ về vấn đề này để giúp bạn chăm sóc trẻ tốt hơn. 1. Bé nên đại tiện bao nhiêu lần?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu sức khỏe trẻ sơ sinh qua việc đại tiện

  1. Tìm hiểu sức khỏe trẻ sơ sinh qua việc đại tiện Các bà mẹ thường xuyên kiểm trã tã giấy, quan sát phân của trẻ sơ sinh và lo lắng khi con đi đại tiện quá nhiều hoặc không đều. Tại sao lại như vậy? Màu sắc và số lần đi ngoài của trẻ có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích cho các bậc cha mẹ về vấn đề này để giúp bạn chăm sóc trẻ tốt hơn. 1. Bé nên đại tiện bao nhiêu lần? Không có quy tắc cụ thể cho số lần đi tiêu của trẻ sơ sinh; điều này phụ thuộc vào việc bạn cho bé ăn bằng sữa mẹ hay sữa bình và cả vào khả năng hấp thụ dinh dưỡng ở từng đứa trẻ. Trẻ bú sữa mẹ thường đi tiêu 4 lần/ ngày hoặc nhiều hơn, hoặc cũng có thể phải 3 ngày bé mới đi 1 lần. Với trẻ sơ sinh bú sữa bình thì số lần đi tiêu sẽ nhiều hơn, bé nên đi hằng ngày để cảm thấy thoải mái và tránh bị táo bón. 2. Phân của trẻ sơ sinh sẽ như thế nào? Trong vòng 36 tiếng sau khi chào đời, bé sẽ thải ra phân su, chúng được hình thành từ nước ối, chất nhầy và những gì bé nuốt phải khi còn ở trong bụng mẹ. Phân su có màu xanh đen, hơi dính. Sự xuất hiện của phân su là dấu hiệu tốt cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đã bắt đầu làm việc bình thường.
  2. Kiểm tra phân của trẻ sơ sinh hằng ngày giúp bạn nắm bắt sức khỏe của bé (Ảnh: Getty Images) Với trẻ bú sữa bình: Phân của trẻ trong trường hợp này có kích thước lớn hơn so với trẻ bú sữa mẹ, có màu vàng, vàng nhạt hoặc màu nâu. Mùi loại phân này giống của người lớn. Trẻ bú bình thường dễ bị táo bón, bạn nên chú ý kiểm tra tình trạng phân và cách đi tiêu của trẻ để kịp có biện pháp chữa trị. Với trẻ bú sữa mẹ: Thời gian đầu sau khi sinh, sữa mẹ đóng vai trò nhuận tràng, giúp đẩy phân su ra khỏi đường ruột của trẻ. Sau 3 ngày, trẻ hấp thụ
  3. và tiêu hóa sữa mẹ tốt hơn, và phân của trẻ có sự thay đổi dần dần: về kích thước giống như đồng xu, có màu vàng và mùi ngửi hơi ngọt. Trong những tuần đầu, con của bạn có thể đi tiêu trong lúc đang hoặc ngay sau khi bú sữa mẹ. Trung bình trẻ đi 4 lần/ ngày ở tuần đầu tiên, sau đó sẽ bắt đầu tự hình thành thói quen đi ngoài vào những thời điểm tương tự trong ngày. Một số trẻ đi tiêu mỗi ngày hoặc vài ngày mới đi một lần. Điều này không đáng lo lắng, miễn là trẻ đi tiêu dễ dàng và phân không vón cục cứng. Thói quen vệ sinh của trẻ sẽ thay đổi khi: Bạn cho trẻ ăn dặm  Khi trẻ có bệnh trong người  Khi nguồn dinnh dưỡng thay đổi về số lượng  3. Nhìn phân đoán bệnh trẻ Dấu hiệu bị táo bón:
  4. Táo bón khiến trẻ khó khăn trong việc đi tiêu (Ảnh: Internet) Khi trẻ gặp khó khăn trong việc rặn, thậm chí còn khóc;  Phân nhỏ và khô, hoặc phân lớn, rắn, đôi khi có máu;  Hậu môn của trẻ bị sưng, đỏ do phải rặn mạnh và phân cứng.  Trẻ bú sữa mẹ có ít khả năng bị táo bón hơn do sữa mẹ an toàn hơn sữa bột, và khả năng nhiễm trùng từ dụng cụ pha sữa cao hơn. Vì thế bạn nên khử trùng dụng cụ pha sữa cho con thật kỹ. Bạn nên pha sữa bột với lượng nước nhiều hơn để giúp bé dễ tiêu hóa. Ngoài ra, táo bón cũng có thể gây ra khi trẻ bị sốt, mất nước, thay đổi lượng nước uống, do uống thuốc kháng sinh… Dấu hiệu bị tiêu chảy: Khi trẻ đi tiêu nhiều hơn với lượng phân tăng; 
  5. Phân của trẻ có nhiều nước;  Trẻ hay bị đùn vì không kịp ra dấu hiệu muốn đi ngoài.  Cũng như bị táo bón, trẻ bú sữa mẹ ít bị tiêu chảy hơn so với sữa bột. Nếu trẻ tiêu chảy 6 lần trong vòng 24 giờ khi bạn phát hiện thì nên đưa bé đi khám ngay nhé! Khi phân có màu xanh: Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đã hấp thụ quá nhiều đường lactose (có trong sữa và sản phẩm từ sữa); hoặc do sắc tố mật từ gan tiết ra để tiêu hóa thức ăn chưa được chuyển hóa thành sản phẩm cuối cùng, khi ra ngoài không khí chuyển thành màu xanh. Hiện tượng này không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của trẻ. Bạn nên lưu ý hạn chế cho bé uống sữa bột có chứa nhiều thành phần sắt. Về phần mẹ cứ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để có nguồn sữa tốt cho con nhé!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2