Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI CUA BIỂN<br />
MANG ĐỘC TỐ Ở NHA TRANG - KHÁNH HÒA<br />
STATUS OF EXPLOITATION AND UTILIZATION OF SOME POISONOUS CRABS<br />
IN NHA TRANG - KHANH HOA<br />
Lê Thị Hồng Mơ1, Trần Văn Dũng2<br />
Ngày nhận bài: 28/9/2012; Ngày phản biện thông qua: 10/4/2013; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Ngộ độc thực phẩm đang là một trong những mối quan tâm chính của toàn xã hội. Mỗi năm nước ta có hàng trăm vụ<br />
ngộ độc thực phẩm liên quan đến các loài sinh vật biển mang độc tố. Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2011 - 2012 nhằm<br />
cung cấp những thông tin về tình hình khai thác và sử dụng một số loài cua biển mang độc tố tại Nha Trang - Khánh Hòa.<br />
Các mẫu cua biển được thu gom tại các cảng và các chợ đầu mối, các bãi triều ven biển và từ các ngư dân khai thác quanh<br />
vùng biển Nha Trang và được phân loại thông qua các tài liệu phân loại thông dụng trong và ngoài nước. Đồng thời, sử<br />
dụng các phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn trực tiếp người dân nhằm tìm hiểu về tình hình khai thác và sử dụng các loài<br />
cua độc. Kết quả điều tra cho thấy, có 10 loài cua biển mang độc tố thường được người dân khai thác và sử dụng làm thực<br />
phẩm và làm cảnh. Nhìn chung, hiểu biết của người dân về các loài cua mang độc tố vẫn còn hạn chế, điều này là nguyên<br />
nhân làm cho các trường hợp bị ngộ độc cua vẫn diễn ra. Nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế nguy<br />
cơ ngộ độc từ việc khai thác và sử dụng các loài sinh vật này.<br />
Từ khóa: cua biển mang độc tố, khai thác, phòng chống ngộ độc, sử dụng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Food poisoning is one of the major concerns of society. There are hundreds of cases of food poisoning related to<br />
exploitation and utilization of poisonous marine animals in our country every year. This investigation was conducted<br />
between 2011 and 2012 in order to provide information about the status of exploitation and utilization of some marine<br />
poisonous crab species in Nha Trang – Khanh Hoa. Poisonous crab samples were collected in fishing ports, wholesale<br />
markets, coastal areas and from fishermen exploited around Nha Trang coastal areas and then identified by common<br />
classification materials home and abroad. A number of direct interviews and questionnaires were also carried out to learn<br />
about the status of exploitation and utilization of poisonous crabs. The result showed that there were 10 poisonous crab<br />
species commonly exploited and utilized by inhabitants for food and ornament. In general, inhabitants’ knowledge of<br />
poisonous crab species was still limited. This resulted in several cases of crab poisoning every year. This survey also put<br />
forward a great number of solutions in order to reduce the risk of food poisoning related to exploitation and utilization of<br />
these kinds of species.<br />
Keywords: exploitation, poisonous crabs, prevention and treatment, utilization<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cua biển bao gồm nhiều loài có giá trị kinh tế<br />
cao thường được tìm thấy ở các vùng nước ven<br />
bờ. Có khoảng 8.000 loài cua được biết trên thế<br />
giới, đa số chúng là nguồn thực phẩm có giá trị dinh<br />
dưỡng cao và được nhiều người ưa chuộng [12].<br />
Tuy nhiên, nhiều trường hợp ngộ độc do ăn cua đã<br />
được báo cáo tại nhiều quốc gia ở vùng châu Á Thái<br />
<br />
1<br />
<br />
Bình Dương như: Nhật Bản, Philippines, Singapore,<br />
Đài Loan,… [16]. Các chất độc trong cơ thể cua độc<br />
có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thức ăn hay<br />
các sinh vật có trong môi trường [10, 12]. Con người<br />
thường bị nhiễm độc thông qua ăn uống. Bản chất<br />
của các loại độc tố ở cua độc rất đa dạng nhưng<br />
chủ yếu thuộc nhóm chất độc thần kinh do chúng<br />
tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, hô hấp và tim<br />
<br />
ThS. Lê Thị Hồng Mơ, 2ThS. Trần Văn Dũng: Khoa Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 9<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
mạch gây ra các triệu chứng ngộ độc điển hình (co<br />
giật, hôn mê, trụy hô hấp/tim mạch) [11]. Đây đều là<br />
những chất độc rất nguy hiểm có thể gây tử vong<br />
cao trong thời gian ngắn ở liều lượng thấp. Người bị<br />
nhiễm độc, tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, thường<br />
có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa, hô hấp, thần<br />
kinh, co giật, hôn mê, trụy tim mạch và cuối cùng là<br />
chết. Các cơ quan mang độc tố cũng rất đa dạng, có<br />
thể nằm trong cơ thịt, nội tạng hay tuyến sinh dục.<br />
Trong những năm gần đây, ở nước ta các vụ<br />
ngộ độc liên quan đến việc khai thác và sử dụng<br />
các loài thủy sinh vật mang độc tố thường xuyên<br />
xảy ra, chỉ riêng với cá nóc đã có khoảng 500 vụ ngộ<br />
độc và 30 ca tử vong mỗi năm. Điều đáng lo ngại<br />
hiện nay là ở nhiều địa phương, các loài thủy sản<br />
mang độc tố vẫn được khai thác và sử dụng công<br />
khai như một loại thực phẩm thông thường ngoài<br />
chợ bất chấp sự cảnh báo về nguy cơ ngộ độc từ<br />
các cơ quan chức năng. Điều này là do những quan<br />
niệm rất sai lầm trong nhân dân và sự thiếu hiểu<br />
biết khoa học về các loài sinh vật mang độc tố cũng<br />
như việc nhận biết và phòng tránh chúng [8]. Thực<br />
tế cho thấy, các loại độc tố như tetrodotoxin hay<br />
saxitoxin đều không bị phân hủy hay biến tính bởi<br />
các phương pháp chế biến và bảo quản thông<br />
thường (phơi, sấy, nấu chín, cấp đông,...) [10, 13,<br />
15]. Điều này giải thích tại sao các trường hợp ngộ<br />
độc do ăn các loài hải sản mang độc tố vẫn thường<br />
xuyên xảy ra. Nghiên cứu này là cơ sở cho việc xây<br />
dựng các giải pháp nâng cao ý thức người dân trong<br />
việc khai thác và sử dụng nguồn cua biển mang độc<br />
tố, góp phần hạn chế những ca tử vong đáng tiếc<br />
có liên quan.<br />
<br />
Số 2/2013<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2011 - 2012<br />
trên các loài cua mang độc tố tại vùng biển Nha<br />
Trang - Khánh Hòa. Các mẫu cua mang độc tố được<br />
thu tại các cảng cá và chợ đầu mối, các bãi triều ven<br />
biển và từ các ngư dân lặn bắt quanh khu vực vùng<br />
biển Nha Trang - Khánh Hòa. Trong quá trình điều<br />
tra, tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân và thông<br />
qua trả lời các bản câu hỏi (phương pháp đánh giá<br />
nhanh nông thôn - RRA và phương pháp điều tra qua<br />
phiếu - SQ) nhằm tìm hiểu về tình hình khai thác, chế<br />
biến và sử dụng các loài cua mang độc tố; cách nhận<br />
biết các bộ phận và cơ quan có chứa độc tố; phương<br />
pháp loại bỏ các loại độc tố đó. Các mẫu cua độc<br />
được thu, bảo quản, phân tích và định loại thông qua<br />
các tài liệu phân loại giáp xác thông dụng trong và<br />
ngoài nước [9, 12, 17, 18, 20].<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Trình độ của người tham gia khai thác và sử<br />
dụng các loài cua mang độc tố<br />
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các ngư dân<br />
khai thác và sử dụng nguồn cua mang độc tố được<br />
điều tra có trình độ văn hóa rất hạn chế. Đa phần<br />
có trình độ văn hóa cấp II chiếm 69,14%, trong khi<br />
số người học cấp III chỉ chiếm 14,29% thấp hơn cả<br />
số người học cấp I (16,60%). Trình độ nhận thức<br />
hạn chế là một trong những nguyên nhân chính dẫn<br />
đến những sai lầm trong quá trình khai thác và sử<br />
dụng các loài hải sản nói chung [4, 6] và cua độc nói<br />
riêng, hậu quả làm gia tăng số trường hợp tử vong<br />
do ngộ độc. Đồng thời, cũng là trở ngại trong việc<br />
tiếp cận các thông tin tuyên truyền về phòng chống<br />
và xử lý ngộ độc các loài sinh vật độc này.<br />
<br />
2. Các hình thức khai thác và lưu giữ một số loài cua mang độc tố<br />
Bảng 1. Hình thức khai thác và lưu giữ một số loài cua mang độc tố (n = 35)<br />
STT<br />
<br />
Khai thác và lưu giữ<br />
<br />
Số người trả lời có<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
4<br />
11<br />
20<br />
<br />
11,43<br />
31,43<br />
57,14<br />
<br />
Số người trả lời có<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
13<br />
22<br />
<br />
37,14<br />
62,86<br />
<br />
Hình thức khai thác<br />
1<br />
2<br />
<br />
- Giã cào<br />
- Lặn bắt<br />
- Lưới bén<br />
Hình thức lưu giữ<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
- Ướp lạnh<br />
- Giữ ẩm<br />
<br />
Các hộ ngư dân thường sử dụng các hình thức<br />
khai thác như: lưới bén, giã cào hay lặn bắt để khai<br />
thác các loài cua độc, trong đó lưới bén là chủ yếu<br />
chiếm 57,14%. Hoạt động lặn bắt (31,43%) thường tập<br />
trung chủ yếu tại các rạn san hô, các khe, hốc đá vì<br />
đây là nơi phân bố chính của các loài cua độc. Mặc<br />
dù hình thức khai thác bằng giã cào chỉ chiếm 11,43%<br />
<br />
10 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
nhưng đây là hình thức mang tính hủy diệt cao, gây cạn<br />
kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ, hủy hoại môi trường<br />
của các hệ sinh thái biển (san hô, cỏ biển,...) [7]. Sau<br />
khi khai thác, các loài cua độc thường được giữ ẩm<br />
(62,86%) hay bảo quản lạnh sau đó được sử dụng làm<br />
thực phẩm. Việc khai thác các loài sinh vật này diễn ra<br />
quanh năm, tập trung từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
3. Các loài cua mang độc tố thường được người dân sử dụng<br />
Bảng 2. Thành phần loài, mục đích và giá trị sử dụng của một số loài cua độc<br />
Địa điểm thu<br />
<br />
Mục đích<br />
sử dụng<br />
<br />
Giá trị sử dụng<br />
(ngàn đồng)<br />
<br />
Cảng, bãi triều<br />
<br />
Trạm thu mua<br />
<br />
Zosimus aeneus<br />
<br />
Nuôi cảnh<br />
<br />
10 - 15/con<br />
<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
Cua mặt rỗ<br />
<br />
Daldorfia horrida<br />
<br />
Nuôi cảnh<br />
<br />
20 - 30/con<br />
<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
3<br />
<br />
Cua mặt quỷ<br />
<br />
Demania scaberrima<br />
<br />
Nuôi cảnh<br />
<br />
15 - 20/con<br />
<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
4<br />
<br />
Cua lồi san hô Carpilius convexus<br />
<br />
Nuôi cảnh<br />
<br />
20 - 25/con<br />
<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
5<br />
<br />
Cua đốm<br />
<br />
Carpilius maculatus<br />
<br />
Nuôi cảnh,<br />
Thực phẩm<br />
<br />
25 - 30/con<br />
<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
6<br />
<br />
Cua<br />
Phô-lo-ri-da<br />
<br />
Atergatis floridus<br />
<br />
Nuôi cảnh<br />
<br />
15 - 20/con<br />
<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
7<br />
<br />
Cua rụt rè<br />
<br />
Atergatis<br />
integerrimus<br />
<br />
Nuôi cảnh<br />
<br />
20 - 30/con<br />
<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
8<br />
<br />
Cua sỏi<br />
<br />
Etisus splendidus<br />
<br />
Làm cảnh,<br />
Thực phẩm<br />
<br />
45 - 50/con<br />
<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
9<br />
<br />
Cua bùn<br />
<br />
Dromia erythropus<br />
<br />
Bỏ<br />
<br />
-<br />
<br />
*<br />
<br />
-<br />
<br />
10<br />
<br />
Cua đăng ten<br />
<br />
Camposcia retusa<br />
<br />
Bỏ<br />
<br />
-<br />
<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
STT<br />
<br />
Tên tiếng Việt<br />
<br />
Tên khoa học<br />
<br />
1<br />
<br />
Cua mặt quỷ<br />
<br />
2<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 10 loài cua<br />
mang độc tố, thuộc 8 giống, 5 họ thường được<br />
người dân khai thác và sử dụng. Trong số 10 loài<br />
này, có tới 5 loài thuộc họ Xanthidae. Đây cũng<br />
chính là họ có nhiều đại diện cua độc nhất với tần<br />
số bắt gặp cao, đặc biệt là các loài thuộc giống<br />
Zosimus, Demania và Atergatis. Chúng phân bố<br />
rộng rãi ở vùng Ấn Độ - tây Thái Bình Dương, từ<br />
Biển Đỏ và Đông Phi đến Nhật Bản, Hawaii và Tahiti<br />
[11]. Các nghiên cứu về cua độc ở nước ta hầu như<br />
chưa được đề cập, trong nghiên cứu này chúng tôi<br />
tìm ra được 10 loài, các báo cáo trước đó chỉ bắt<br />
gặp 2 - 3 loài [3, 8].<br />
Khác với các loài cá độc và động vật thân mềm<br />
mang độc tố [3, 5], các loài cua độc ít được sử<br />
dụng làm thực phẩm ngoại trừ 2 loài cua sỏi (Etisus<br />
splendidus) và cua đốm (Carpilius maculatus). Khi<br />
sử dụng làm thực phẩm, người dân thường chỉ ăn<br />
phần càng cua và loại bỏ cơ quan sinh dục và nội<br />
tạng. Phương pháp chế biến tương tự như các loài<br />
tôm, cua khác, thường chỉ hấp chín. Đa số cua độc<br />
được sử dụng làm cảnh. Chúng được thu mua và<br />
giữ sống bởi thương lái, sau đó xuất bán cho người<br />
nuôi sinh vật cảnh trong và ngoài nước, với giá dao<br />
động từ 10.000 - 50.000 đồng/con tùy loài. Ngoài ra,<br />
những con bị chết trong quá trình bảo quản hoặc<br />
đánh bắt lẫn với cá tạp thường được sử dụng làm<br />
thức ăn cho các đối tượng nuôi hải sản.<br />
<br />
Đa số người dân khai thác biết và ít dùng các<br />
loài cua độc làm thực phẩm (78,6%), các trường<br />
hợp ngộ độc thường xảy ra với những người thiếu<br />
hiểu biết và muốn ăn thử. Thông thường, người dân<br />
nhận biết cua độc thông qua nghe nói từ những<br />
người xung quanh (74,29%) và kinh nghiệm của<br />
bản thân (25,71%) khi tiếp xúc với các loài cua độc<br />
này. Điều đáng lưu ý là các thông tin về cua độc<br />
hầu như chưa được đề cập trên các phương tiện<br />
truyền thông đại chúng, ngoại trừ một số dưới dạng<br />
báo cáo khoa học trong và ngoài nước [3, 8, 10,<br />
12]. Điều này làm gia tăng nguy cơ xảy ra ngộ độc<br />
cua biển nói riêng và các loài hải sản mang độc tố<br />
nói chung. Để nhận biết cua độc, người dân thường<br />
dựa vào màu sắc của chúng, so với các loài cua<br />
biển khác, các loài cua độc thường có các dấu hiệu<br />
đặc trưng như: màu sắc sặc sỡ, mắt đỏ, trứng màu<br />
nâu đỏ, một số con mang bọt biển với mùi hôi khó<br />
chịu (Dromia erythropus).<br />
4. Các loại độc tố và giải pháp phòng tránh<br />
4.1. Các loại độc tố<br />
Căn cứ vào độc lực có thể chia cua độc thành 2<br />
nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các loài luôn mang<br />
độc tính mạnh có thể gây chết người. Các đại diện<br />
của nhóm này đều thuộc họ Xanthidae có màu sắc<br />
sặc sỡ như: Demania spp., Zosimus aeneus và<br />
Atergatis floridus. Các độc tố thường xuất hiện ở cơ<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 11<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
thịt, nội tạng, tuyến sinh dục và vỏ cua [11, 13]. Tuy<br />
nhiên, phần phụ được cho là chứa nhiều độc tính<br />
hơn so với các phần còn lại [13]. Các loài cua độc<br />
này tích lũy chất độc trực tiếp hay gián tiếp thông<br />
qua thức ăn do khi nuôi chúng bằng thức ăn thông<br />
thường trong điều kiện nuôi nhốt, độc tính giảm rõ<br />
rệt. Mặc dù độc tính có thể khác nhau giữa các cá<br />
thể, nhưng chúng thường mang một lượng độc tố<br />
đủ để giết chết một người trưởng thành hay 1 gam<br />
cơ thịt của chúng có thể giết chết 42.000 con chuột<br />
[15]. Nhóm thứ hai bao gồm những loài cua có độc<br />
tính trung bình hoặc/và đôi khi mới độc. Việc sử<br />
dụng các loài cua này làm thực phẩm có thể ngộ độc<br />
nhưng hiếm khi tử vong. Các đại diện thuộc nhóm<br />
này bao gồm giống Carpilius, Etisus và Atergatis.<br />
Trong hầu hết các trường hợp, các loài cua này<br />
không hoàn toàn độc, độc tính của chúng thường<br />
thay đổi theo vùng phân bố và mùa vụ. Chúng có<br />
mối quan hệ chặt chẽ với nguồn thức ăn mang độc<br />
tố trong môi trường như hải quỳ, vi khuẩn độc và<br />
đặc biệt là các loài tảo độc liên quan đến hiện tượng<br />
thủy triều đỏ [10, 12, 14, 15].<br />
Các chất độc ở cua chủ yếu là chất độc thần<br />
kinh, tan trong nước nhưng lại không bị phân hủy<br />
bởi nhiệt độ trong quá trình chế biến và bảo quản.<br />
Mỗi loài cua độc thường mang một hoặc nhiều độc<br />
tố (các dạng khác nhau của tetrodotoxin, palytoxin,<br />
saxitoxin, neosaxitoxin, gonyautoxin, paralytic shellfish<br />
poison,...) với tỷ lệ khác nhau [12]. Cụ thể, độc tố<br />
của loài Zosimus aeneus có 82% tetrodotoxin và<br />
18% gonyautoxins, loài L. pictor có 89% và 11%,<br />
D. reynaudii có 88% và 12%, Atergatis floridus có<br />
85% và 15% hai loại độc tố trên, theo thứ tự [15].<br />
Tuy nhiên, thành phần và tỷ lệ các loại độc tính này<br />
thường thay đổi rất lớn ngay chỉ trong cùng một<br />
loài tùy theo vùng phân bố và mùa vụ khai thác.<br />
Gonyautoxins (một dạng của PSP) thuộc nhóm chất<br />
độc gây liệt cơ sinh ra bởi tảo hai roi (dinoflagellates,<br />
Alexandrium minutum), trong khi tetrodotoxin là chất<br />
độc thần kinh sinh ra bởi vi khuẩn Vibrio alginolyticus<br />
và V. parahaemolyticus [15].<br />
4.2. Triệu chứng lâm sàng<br />
Hầu hết chất độc trong cua thuộc dạng chất độc<br />
thần kinh, tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, hô<br />
hấp và tim mạch. Con người chỉ bị ngộc độc thông<br />
qua con đường ăn uống, khi bị cua cắp thì không<br />
có biểu hiện ngộ độc. Khi ăn phải cua độc 5 - 30<br />
phút, nạn nhân xuất hiện các triệu chứng mệt, hoa<br />
mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiết nhiều nước bọt,<br />
choáng váng, tái nhợt, mất cảm giác, tê môi, lưỡi và<br />
cổ họng. Cảm giác tê buốt sau đó lan ra các ngón<br />
tay và chân. Trong các giai đoạn sau, bệnh nhân<br />
<br />
12 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2013<br />
vã mồ hôi, rối loạn hô hấp và hôn mê. Trường hợp<br />
nặng, xuất hiện chứng đau cơ, đau thắt ngực, nhịp<br />
tim nhanh, thở nông, da, đặc biệt là da tay và miệng<br />
chuyển màu xanh tím. Ở giai đoạn cuối, xuất hiện<br />
chứng liệt cơ và đôi khi co giật. Bệnh nhân bị chết<br />
do liệt hô hấp sau 6 - 24 giờ.<br />
4.3. Giải pháp phòng tránh<br />
Để hạn chế nguy cơ nhiễm độc trong quá trình<br />
khai thác và sử dụng các loài cua độc cần có sự<br />
phối hợp của người dân, chính quyền các cấp và<br />
các cơ quan chức năng. Hạn chế khai thác và sử<br />
dụng các loài cua độc làm thực phẩm dưới mọi hình<br />
thức. Việc sử dụng cua độc cho mục đích nuôi cảnh<br />
nên được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan chức<br />
năng. Không ăn các loại cua lạ, có màu sắc sặc sỡ,<br />
đặc biệt là những loài được khai thác từ các vùng<br />
rạn san hô vì đây là nơi phân bố của hầu hết các<br />
sinh vật độc. Nên nhận biết và phòng tránh ngộ độc<br />
thông qua tài liệu, sách báo, các phương tiện thông<br />
tin đại chúng.<br />
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm<br />
được thuốc giải các loại độc tố ở cua biển, đặc biệt<br />
là tetrodotoxin, chính vì vậy các biện pháp điều trị<br />
chỉ mang tính hỗ trợ để loại bỏ độc tố trong ruột. Do<br />
đó, việc ngư dân, người thích ăn hải sản và khách<br />
du lịch cần nhận biết và phòng tránh các loài cua<br />
độc là rất cần thiết. Về biện pháp sơ cứu khi bị ngộ<br />
độc: Ngay khi thấy các dấu hiệu ngộ độc đầu tiên<br />
như tê lưỡi, tê môi, tê ngón tay, người bệnh vẫn<br />
còn tỉnh phải tìm mọi cách làm cho nôn ra được.<br />
Khi gây nôn chú ý để bệnh nhân nằm nghiêng, đầu<br />
thấp để tránh sặc. Cho bệnh nhân uống than hoạt<br />
tính (25 - 30 gam pha với nước) càng sớm càng<br />
tốt. Than hoạt tính có tác dụng hấp phụ chất độc<br />
và hơi độc ở đường tiêu hóa, nếu cho người bệnh<br />
uống sớm trong vòng một giờ sau khi ăn sẽ có hiệu<br />
quả cao. Trường hợp người bệnh đã rối loạn ý thức,<br />
hôn mê, tụt huyết áp, co giật, loạn nhịp tim, thở yếu<br />
hoặc ngừng thở,... phải khẩn trương thổi ngạt bằng<br />
đường miệng - miệng hay miệng - mũi. Trong mọi<br />
trường hợp phải tìm mọi cách nhanh chóng đưa<br />
bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp<br />
cứu và điều trị kịp thời, dùng các loại thuốc và biện<br />
pháp cần thiết để hồi sức hô hấp, tuần hoàn, bảo<br />
đảm chức năng sống.<br />
Chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng<br />
(ngành Y tế, Nông nghiệp) cần phối hợp với nhau<br />
trong việc tuyên truyền người dân về tính độc hại,<br />
cách nhận biết, biện pháp phòng tránh và cấp cứu khi<br />
bị ngộ độc. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát<br />
việc thực thi các chỉ thị về phòng chống ngộ độc do<br />
các loài thủy sinh vật mang độc tố gây ra [1].<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Có 10 loài cua biển mang độc tố thường được<br />
người dân khai thác và sử dụng làm cảnh và thực<br />
phẩm. Nhìn chung hiểu biết của người dân về các<br />
loài cua độc và cách phòng tránh còn nhiều hạn chế.<br />
Cần tiến hành điều tra đầy đủ về thành phần<br />
loài giáp xác mang độc tố nói riêng và các loài hải<br />
<br />
Số 2/2013<br />
sản mang độc tố nói chung tại vùng biển nước ta,<br />
tiến tới quy hoạch việc khai thác và sử dụng nguồn<br />
lợi các loài này phục vụ cho y học và xuất khẩu.<br />
Cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng<br />
cao ý thức người dân về mối nguy hiểm và các biện<br />
pháp phòng chống ngộ độc khi khai thác và sử dụng<br />
các loài cua độc.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
1.<br />
<br />
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế, 2011. Công văn số 601/ATTP-NĐTP, ngày 28/4/2011 về việc tăng cường phòng<br />
chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Trần Văn Dũng và Lê Thị Hồng Mơ, 2012. Tình hình khai thác và sử dụng một số loài động vật thân mềm mang độc ở Nha<br />
Trang - Khánh Hòa. Tuyển tập Hội nghị Khoa học trẻ Ngành Thủy sản toàn quốc lần thứ 3, trang 561-571.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Nguyễn Khắc Hường, 1992. Cá và sinh vật độc hại ở biển. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Võ Thiên Lăng, 2001. Một số vấn đề về quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ trên cơ sở cộng đồng tại các thôn biển xã Ninh<br />
Ích - Ninh Hòa - Khánh Hòa. Báo cáo khoa học, Sở Thủy sản Khánh Hòa.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Lê Thị Hồng Mơ và Trần Văn Dũng, 2012. Tình hình khai thác và sử dụng một số loài cá biển mang độc tố ở Nha Trang Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3, trang 25-29.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Trung tâm tin học - Bộ Thủy sản, 2007. Hiện trạng và các giải pháp phát triển bền vững khai thác hải sản ở Việt Nam. Thông<br />
tin chuyên đề số 4/2007.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Võ Sĩ Tuấn, 2003. Các hệ sinh thái biển - chức năng, hiện trạng sử dụng và những tác động. Trong: Khóa huấn luyện<br />
quốc gia về quản lý khu bảo tồn biển, 7 - 36. Viện Hải Dương Học Nha Trang.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Võ Sĩ Tuấn, 2006. Khảo sát và nghiên cứu sinh vật mang độc tố có thể gây chết người ở vùng biển Việt Nam. Tuyển tập<br />
Nghiên cứu biển, tập XV. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Dai, A. and Yang, S., 1991. Crabs of The China Seas. China Ocean Press Beijing, 682 pp.<br />
<br />
Tiếng Anh<br />
10. Fredrick WS, Ravichandran S, Balasubramanian T, 2011. Toxicity of Brachuryan crabs in India. Toxicological &<br />
Environmental Chemistry, 93 (2): 406–411.<br />
11. Garth, J.S. and Alcala, A.C., 1977. Poisonous crabs of Indo-West Pacific reefs, with special reference to the genus<br />
Demania Laurie. Proceed. Third International Coral Reef Symposium, Rosenstiel School of Marine and Atmospheric Science,<br />
University of Miami, 645-651.<br />
12. Gopalakrishnakone, P., 1990. A colour guide to dangerous animals. Venom & Toxin Research Group, Faculty of Medicine,<br />
National University of Singapore. 156 pp.<br />
13. Hashimoto, Y., Konosu, S., Yasumoto, T., Inoue, A., Noguchi, T., 1967. Occurrence of toxic crabs in Ryukyu and Amami<br />
Islands. Toxicon 5(2): 85-90.<br />
14. Hashimoto, Y., 1979. Marine toxins and other bioactive marine metabolites. Japan Scientific Society Press, Tokyo.<br />
15. Hwang, D.F., & Tsai, Y.H., 1999. Toxins in toxic Taiwanese crabs. Food Reviews International, 15 (2): 145 - 162.<br />
16. Llewellyn, L.E. & Endean, R., 1991. Paralytic shellfish toxins in the xanthid crab Atergatis floridus collected from Australian<br />
coral reefs. Journal of Wilderness Medicine 2, 118-126.<br />
17. Manning, R.B. & Holthuis, L.B., 1981. West African Brachyuran Crabs (Crustacea: Decapoda). Smithsonian Institution<br />
Press, City of Washington. 396 pp.<br />
18. Ng, P.K.L., Wang, C.H., Ho, P.H., Shih, H.T., 2001. An annotated checklist of brachyuran crabs from Taiwan (Crustacea:<br />
Decapoda). National Taiwan Museum Special Publication Series, 11: 1-86.<br />
19. Ng, P.K.L., Guinot, D., Peter, J.F.D., 2008. Systema Brachyurorum: Part I. An annotated checklist of extant brachyuran crabs<br />
of the world. The Raffles bulletin of Zoology 17: 1-286.<br />
20. Powers, L.W., 1977. A catalogue and bibliography to the crabs (Brachyura) of the Gulf of Mexico. Contributions in Marine<br />
Science, 20 (Supplement): 1-190.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 13<br />
<br />