intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Titian

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

94
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu tác phẩm của một họa sĩ thể hiện cả một thời đại, người ta có thể nói rằng thế kỷ 20 là thế kỷ của Picasso và thế kỷ 16 ở phương Tây là thế kỷ của Titian, bậc thầy hội họa của thành phố Venise. Lúc sinh thời, người ta thường gọi ông là Da Cadore theo nơi ông sinh trưởng. Titian đã đi vào huyền thoại và Arétin, người bạn thân của ông, là người đã góp phần tạo nên những giai thoại về ông Nếu tác phẩm của một họa sĩ thể hiện cả một thời...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Titian

  1. Titian
  2. Nếu tác phẩm của một họa sĩ thể hiện cả một thời đại, người ta có thể nói rằng thế kỷ 20 là thế kỷ của Picasso và thế kỷ 16 ở phương Tây là thế kỷ của Titian, bậc thầy hội họa của thành phố Venise. Lúc sinh thời, người ta thường gọi ông là Da Cadore theo nơi ông sinh trưởng. Titian đã đi vào huyền thoại và Arétin, người bạn thân của ông, là người đã góp phần tạo nên những giai thoại về ông Nếu tác phẩm của một họa sĩ thể hiện cả một thời đại, người ta có thể nói rằng thế kỷ 20 là thế kỷ của Picasso và thế kỷ 16 ở phương Tây là thế kỷ của Titian, bậc thầy hội họa của thành phố Venise. Chào đời ở Pieve di Cadore, trong lãnh thổ Cadore, gần Belluno (Veneto), cậu bé Titian (Tiziano Vecelli) chưa đầy 12 tuổi đã cùng người anh là Francesco rời làng mạc ở vùng biên giới Dolomites để đến Venise học nghề với họa sĩ làm tranh ghép Zuccato. Và ngày 27 tháng 8 năm 1576, khi danh họa Titian từ trần giữa lúc sáng tác bức tranh Pietà (Đau Thương), trong khi bệnh dịch hạch đang hoành hành ở thành phố Venise, sổ khai tử của tu viện cho biết tuổi của ông: 103. Nhưng ngày nay có người cho rằng Titian sinh năm 1488, nghĩa là ông chỉ sống đến 88 tuổi. Có sách lại cho là ông sinh năm 1485. Trong một bức thư gởi cho hoàng đế Philip II, ông nói mình sinh năm 1477. Cho đến nay, ngày sinh chính xác của Titian vẫn chưa được xác định dù hầu hết đều cho rằng ông sinh năm 1490. Lúc sinh thời, người ta thường gọi ông là Da Cadore theo nơi ông sinh trưởng. Titian đã đi vào huyền thoại và Arétin, người bạn thân của ông, là người đã góp phần tạo nên những giai thoại về ông, qua những ghi chép về những hoạt động phong phú và những quan hệ rộng rãi của ông. Người ta kể rằng Hoàng Đế Charles Quint (Charles V của dòng họ Habsburg ở Áo, được phong làm hoàng đế nước Áo, Tây Ban Nha và Ý vào năm 1530) đã cúi xuống nhặt cây cọ ông đánh rơi và chặn đứng những lời xì xào bàn tán của những triều thần không đồng tình
  3. với sự tôn kính mà vua dành cho nhà danh họa, bằng một giọng nói như sấm rền: "Titian xứng đáng được César phục vụ". Trong khi không một họa sĩ nào khác được lệnh vẽ chân dung của Charles Quint, vị hoàng đế có quyền uy tột bậc này đã trở thành người khách hàng quan trọng nhất và trung thành nhất của Titian, và trong ba năm cuối cùng của đời mình, khi đã từ bỏ ngai vàng và sống ẩn dật trong một tu viện, ông đã mang theo ít nhất 9 bức tranh của Titian. Những thư từ trao đổi giữa Titian và vị hoàng đế cho thấy cả hai đã coi nhau như bạn bè, dù rằng Titian vẫn nhớ đến những phép tắc vượt lên trên tình bạn và không quên "hôn bàn tay Công Giáo bách chiến bách thắng của hoàng đế", đấng quân vương đã tưởng thưởng cho ông bằng nhiều danh hiệu cao quý, từ tước kỵ sĩ đến tước vương công và chức thẩm phán tòa án tối cao, cho phép ông bổ nhiệm các công chúng viên và các quan tòa, giải thoát những người nô lệ hay hợp thức hóa những đứa con ngoài giá thú! Gombricht cho rằng "Titian không có những kiến thức uyên bác như Leonard de Vinci, cũng không có cá tính mạnh mẽ như Michel-Ange và sức lôi cuốn như Raphael!". Thế nhưng ông đã đạt được vinh quang tột bậc vì tự bản thân ông đã là cả một "đại dương". Nhà văn André Malraux cho rằng: "Tác phẩm của Titian mang lại cho tất cả các họa sĩ một bài học và một sự giải thoát. Nó cởi bỏ sợi dây trói buộc đôi bàn tay của họ". Vô số bức tranh sao chép Titian và những bức phác thảo của các họa sĩ lừng danh như Rubens, Delacroix, Monet, Degas, Cézanne, Poussin, Vélasquez, Watteau cho thấy nhà danh họa của thành phố Venise đã có sức mê hoặc vượt thời gian như thế nào. Tất cả những họa sĩ này đều muốn tận dụng những bài học của Titian mà Victor Basch gọi là "kẻ biết tận dụng", "kẻ biết tiếp thu những yếu tố mà người khác đã sáng tạo ra" để tạo nên bản sắc độc đáo của mình. Titian đã biết tận dụng xưởng thí nghiệm ý tưởng tuyệt vời ở thành phố Venise lúc bấy giờ. Leonard de Vinci đã đến thành phố này vào năm 1500, Durer đã sống ở đây một năm (từ 1505 đến 1506), và những tranh khắc đã giúp cho tác phẩm của Raphael và Michel-Ange lưu hành rộng rãi.
  4. Sau bốn, năm năm học nghề với Zuccato, Titian bị lôi cuốn bởi "các họa sĩ hiện đại" lúc bấy giờ, chuyển đến xưởng vẽ của Gentile Bellini, trở nên gần gũi với Giovanni Bellini và trở thành người cộng sự của họa sĩ Giorgione. Một cuộc cách mạng trong lãnh vực hội họa đã bắt đầu hình thành ở xưởng vẽ này và tầm vóc của nó có thể sánh được với cuộc cách mạng của Caravage ở thế kỷ sau. Thế nhưng trận dịch năm 1510 đã quật ngã Giorgione ở tuổi 32 và Titian còn lại một mình với một tham vọng lớn lao. Cuối năm đó, Titian được phái đến Padoue – thành phố mới vừa được chiếm lại bởi vị vương công tương lai Gritti – để thương thuyết sau trận đánh Agnello, nơi các đạo quân của nước Cộng Hòa Venise thảm bại trước các đạo quân của Pháp và các đạo quân của hoàng đế theo liên minh Cambrai. Bức tranh "Những Phép Lạ Của Thánh Antoine" do Titian sáng tác trong khoảng thời gian này đã khẳng định những nguyên lý thẩm mỹ học mới thắng thế bấy lâu nay ở Rome. Khi Titian trở lại Venise – thành phố đã bắt đầu thịnh vượng và tạo được một thế độc lập đầy thách thức đối với nước Ý lúc bấy giờ – con đường dẫn tới vinh quang và sự giàu có đã mở rộng trước mắt ông. Năm 1513, khi mới 23 tuổi, Titian đã là một họa sĩ nổi tiếng, được mời đến Rome, ông khéo léo lợi dụng chuyến đi này để đòi hỏi một chức vụ. Chẳng những ông đề nghị vẽ bức tranh "Battle of Cadore" để treo ở phòng họp của Hội Đồng Hồng Y – một điều mà, theo lời ông "cho đến lúc đó, chẳng có một người nào có ý định thực hiện" – mà ông còn muốn thế chỗ của Giovanni Bellini lúc ấy đã ngoài 90 tuổi, để trở thành họa sĩ chính thức của Venise với khoản trợ cấp suốt đời là 100 ducat mỗi tháng. Titian hứa "sẽ hoàn thành tác phẩm nhanh chóng và hoàn hảo đến mức mọi người ở Rome sẽ hài lòng". Thế nhưng ông đã bỏ ra 25 năm để hoàn thành bức tranh này và nó đã bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn vào năm 1577. Titian sống như một ông hoàng. Đẹp trai, tao nhã, và quyết đoán, chàng họa sĩ trẻ Titian đã tạo lập sự nghiệp chẳng khác gì một đế chế, luôn luôn đòi hỏi
  5. những vinh dự lớn lao hơn và nhiều tiền bạc hơn. Chỉ trong vài năm, ông giàu có hơn bất cứ họa sĩ nào khác xưa nay. Một người cùng thời nhận xét rằng "ông có khả năng nói những câu đùa bỡn để tạo bầu không khí vui vẻ trong mọi buổi yến tiệc", còn Arétin nói rằng những bậc thang ở nhà ông mòn nhẵn vì bước chân của những nhân vật có quyền thế bậc nhất thời đó, "chẳng khác gì con đường dẫn tới điện Capitole mòn nhẵn dưới bánh xe của những chiến xa trở về trong chiến thắng". Dù Titian chỉ mới ngoài 20 tuổi, những đơn đặt hàng được gởi tới từ khắp mọi nơi, không những từ Venise mà cả từ những thành phố và những cộng đồng tôn giáo "trên đất liền", và những nhân vật có thế lực nhất lúc ấy – từ Alfonso, anh trai của Isabelle d'Este đến Đức Giáo Hoàng và Frédéric de Gonzague, người đã giới thiệu ông với hoàng đế Charles Quint sau lễ đăng quang vào năm 1530 ở Bologne – đã trở thành những khách hàng quen thuộc của ông. Các bức chân dung do Titian vẽ vẫn còn đó như một bằng chứng cho những mối quan hệ rộng rãi và tài năng nghệ thuật của ông. __________________
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2