NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ VẼ
lượt xem 6
download
Hội Mỹ thuật Việt Nam trình làng 68 tác phẩm mới, đa dạng trong bút pháp, chất liệu, kỹ thuật biểu hiện và phong phú về đề tài; đó là thiên nhiên nhiệt đới Việt Nam, tổ ấm gia đình, hình ảnh Hà Nội kết tinh từ văn hóa Thăng Long: từ mái nhà, góc phố cổ... đến đề tài lãnh tụ và các vấn đề xã hội.v.v...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ VẼ
- NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ VẼ
- 66 họa sĩ, nhà điêu khắc của câu lạc bộ nữ tác giả Hội Mỹ thuật Việt Nam trình làng 68 tác phẩm mới, đa dạng trong bút pháp, chất liệu, kỹ thuật biểu hiện và phong phú về đề tài; đó là thiên nhiên nhiệt đới Việt Nam, tổ ấm gia đình, hình ảnh Hà Nội kết tinh từ văn hóa Thăng Long: từ mái nhà, góc phố cổ... đến đề tài lãnh tụ và các vấn đề xã hội.v.v... Để khái quát phòng tranh tượng, chúng tôi đã có cuộc
- trò chuyện với một số nữ tác giả, lời tâm sự của các chị thể hiện ý tưởng sáng tác của bản thân mình. Họa sĩ Đỗ Thị Ninh nói về tác phẩm Văn Miếu (sơn dầu): “Văn Miếu là địa danh rất đặc sắc, thể hiện bề dày của văn hóa Thăng Long, ở Văn Miếu Quốc Tử Giám có cái cổng ghi dấu ấn thời gian và cây cổ thụ rất đẹp nhất là khi trời mưa. Tôi đã vẽ Văn Miếu theo cái cảm của mình, cố gắng thể hiện được chiều sâu của vùng đất ngàn năm văn hiến”. Nữ họa sĩ Mai San góp mặt ở tác phẩm Chơi Xuân thể hiện không khí mùa xuân- lúc khởi đầu năm mới. Chị nói: “Tôi vẽ những tà áo dài của các thiếu nữ đang dạo phố và cũng vẽ những người đàn bà bận rộn với công việc để bày tỏ rằng phụ nữ chúng ta nhiều thứ phải lo, nhưng họ là người làm cho cuộc sống thanh thản... Ngô Thiên Kim với bức Phố nhỏ khắc thạch cao, tuy khuôn khổ nhỏ nhưng gây ấn tượng. Chị tâm sự:”Mạch nguồn của tác phẩm là do tôi rất thích vẽ cảnh sắc Hà Nội, tôi thích cái cổ xưa, kỷ niệm... những mái ngói rêu phong rất hợp với cảm xúc đang dần mất đi của tôi. Góc phố ở bức tranh này không cụ thể là phố nào, tôi chỉ lấy hồn của phố cổ mà thôi. Phố cổ Hà Nội sẽ mãi đi cùng những sáng tác của tôi giúp tôi thể hiện tình yêu mảnh đất lịch sử này”
- Họa sĩ Phạm Thị Nguyệt Nga nổi tiếng với những tranh khắc gỗ rất đậm chất Hà Nội như Đêm Trăng, Đánh Cờ, Em bé uống nước, Tới trường. Nữ họa sĩ tâm sự: “Tôi đã làm 150 bức tranh khắc gỗ, bây giờ tôi chuyển sang chất liệu khác. Bức tranh Ruộng bậc thang ở Mù Căng Chải (Sơn dầu) với hòa sắc xanh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao. Ruộng bậc thang ở Mù Căng Chải trong thực tế đã là bức tranh tuyệt mỹ, tôi chỉ việc “bê” vẻ đẹp của thiên nhiên vào tranh. Đất nước ta đẹp thật!”. Hỏi họa sĩ Đào Minh Nguyệt về bức Tĩnh Vật (Sơn dầu) trong triển lãm, rất chân thành, chị thú thật đây chỉ là bức tranh góp cho có mặt ở triển lãm bởi chị đang hoàn thành bức Hà Nội trong tôi bằng chất liệu sơn mài. Chị nói: “Ký ức về Hồ Gươm không phai mờ, khi còn là cô bé, tôi suốt ngày tha thẩn nhặt búp đa bên bờ hồ thổi chơi. Tôi sáng tác nhiều đề tài nhưng hình ảnh về Hồ Gươm mãi mãi bên tôi”. Bùi Mai Hiên lại thể hiện tình yêu Hà Nội qua tác phẩm Có hai sự hủy diệt thầm lặng (Sơn mài). Bằng thủ pháp tượng trưng, tác giả gợi vài nét về Hà Nội đang bị đe dọa vì môi trường ô nhiễm đang đè nặng lên bầu trời làm cảnh vật như nghẹt thở, ô nhiễm không khí, nước và ô nhiễm văn hóa. Chị nói: “Tôi muốn thông qua tác phẩm của mình gửi thông điệp đến cho mọi người là phải bảo vệ môi trường, đây là trách nhiệm của từng cá nhân và cộng đồng. Tôi đã qua sáng tác loạt tranh
- trừu tượng, bây giờ tôi đam mê thể loại tranh nói về cuộc đời người phụ nữ với những khát vọng, tình yêu, nhất là tình mẫu tử. Rất may cho những người phụ nữ làm nghệ thuật vì lao động sáng tạo nghệ thuật đã làm cuộc đời có ý nghĩa”. Họa sĩ Nguyễn Thị Phương Lan vừa vất vả vừa vui mừng khi triển lãm tranh bằng chất liệu vải ghép thành công. Chị là một người phụ nữ giàu nghị lực, vượt qua khó khăn của cuộc sống. Chị vẽ tác phẩm Tàu Nam Triệu ở cửa sông (Sơn dầu) với bố cục chắc chắn. Đây là kết quả của đợt đi sáng tác do công ty tàu biển Vinashin mời. Chị kể: “đi thực tế mới thấy sự bao la hùng vĩ của tàu biển Nam Triệu; khó là phải chọn được góc độ vẽ. Thâm nhập thực tế rất tốt, qua đó thấy được sự phát triển của hàng hải Việt Nam. Tôi đã ký họa để lấy cảm xúc khi vẽ, còn máy ảnh chỉ làm tư liệu để ghi chi tiết...” Nhận xét về phòng triển lãm mỹ thuật của các nữ tác giả chị nói: “Hội Mỹ thuật đã tạo điều kiện cho chị em đi sáng tác, tham quan, triển lãm như vậy là ưu ái vì thực tế phụ nữ sáng tác, triển lãm tác phẩm khá vất vả so với nam giới. Nhìn phòng tranh của các nữ tác giả thấy có người vẽ đều tay, có người do bận gia đình, công việc nên ít thời gian sáng tác thì cần phải phấn đấu, đầu tư thời gian để vẽ chất lượng hơn nữa”. Bức tranh sơn dầu Vượt rừng đêm của họa sĩ Phan Thị Thanh Mai vẽ chuyến vượt rừng của bộ đội ta ở Trường Sơn. Chuyến đi Tây Nguyên cách đây 20 năm vẫn đầy ắp những kỷ niệm tình cảm giữa các chiến sĩ đồng bào với đoàn họa sĩ. Các nghệ sĩ
- đã “xông pha” khắp các tỉnh Tây Nguyên, vào cả nơi buôn làng heo hút để vẽ đồng bào dân tộc. Mặc dù khi ấy đã hòa bình nhưng các chiến sĩ và nhân dân trên đại ngàn Trường Sơn của Tổ quốc vẫn phải hàng giờ, hàng ngày canh gác, nắm chắc tay súng bảo vệ mảnh đất giữ vị trí quan trọng của Tổ quốc. Vượt rừng đêm là vẽ theo ký ức, tôi đã thể hiện theo lối trang trí, vẽ theo cảm xúc, ấn tượng về vùng đất Tây Nguyên mình đã qua - họa sĩ nói. Đứng ở góc độ Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ nữ tác giả, chị nhận xét về phòng tranh: “Đã là phụ nữ vẽ thì tranh có nữ tính là tất nhiên rồi, nhưng đây là phòng tranh có nhiều bức màu đẹp, có nhụy, giàu cảm xúc, đề tài gần gũi trong cuộc sống đời thường, có tác phẩm thuộc đề tài lãnh tụ, chiến tranh cách mạng nhưng vẫn được thể hiện với chất lãng mạn, bay bổng. Hội đồng nghệ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam đã đánh giá đây là triển lãm tốt nhưng nhấn mạnh chị em nên đi sâu vào tranh bố cục theo đề tài, tìm phong cách thể hiện phù hợp cách sáng tạo và ý tưởng độc đáo”. Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến chủ nhiệm Câu lạc bộ nữ tác giả nhấn mạnh: “Không khắt khe đòi hỏi những biến động đương đại trên từng tác phẩm của các chị, nhưng sẽ tinh tế nhận ra đằng sau những mảng màu nét bút là thành đạt trong suy cảm về một trao lưu hội họa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và đổi mới”. 68 tranh tượng của các nữ tác giả lần này đã tạo nên bản hòa sắc có nhiều nét động trên nền bức thảm là tâm hồn người phụ nữ. Mỗi tác phẩm là một bài thơ, là
- nét nhạc duyên dáng, đằm thắm, là khám phá về vẻ đẹp của giới nữ, của người đàn bà, người mẹ trong xã hội, trong thiên nhiên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vẻ đẹp bí ẩn của người phụ nữ trong hội họa
42 p | 389 | 38
-
10 bức họa nổi tiếng về phụ nữ
16 p | 137 | 13
-
MỘT KỊCH SỸ CHUYÊN VÀO VAI… PHỤ NỮ
4 p | 157 | 12
-
Dáng vẻ thanh lịch
6 p | 84 | 12
-
Y phục phụ nữ Nam bộ
2 p | 59 | 8
-
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG TRANH HỌA SĨ DƯƠNG ÁNH
4 p | 221 | 8
-
Những bí mật làm đẹp của 'bà đầm thép' Margaret Thatcher
8 p | 80 | 6
-
Học lỏm bí quyết làm đẹp của người phụ nữ trẻ mãi không già
10 p | 71 | 5
-
Bí quyết làm đẹp của nàng Hwang Jin Yi
6 p | 74 | 5
-
Từ khi nào phụ nữ biết làm đẹp?
11 p | 106 | 5
-
Bí quyết làm đẹp da mặt
4 p | 105 | 5
-
Điều gì khiến phụ nữ không gợi cảm?
4 p | 103 | 5
-
“Vòng 1” và tính cách người đẹp
3 p | 100 | 5
-
Điều cần biết về bút kẻ viền mí
4 p | 76 | 4
-
5 mặt nạ dưỡng da tự làm cho mùa đông(Xinh xinh)- Ngày nay, phụ nữ cố gắng
5 p | 115 | 4
-
Phụ nữ tuổi 30 hãy nâng niu làn da của mình
4 p | 75 | 4
-
Chủ nghĩa nữ quyền thời trang khẳng định tiếng nói phụ nữ
7 p | 83 | 4
-
Trẻ đẹp như tuổi 20
7 p | 40 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn