intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỏa sáng khi đi phỏng vấn – Phần 1: Đọc suy nghĩ của NTD

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

105
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có bao giờ bạn tự hỏi nhà tuyển dụng (NTD) làm gì sau khi nhận hồ sơ tìm việc của ứng viên? NTD dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá ứng viên? Và vì sao một ứng viên được NTD quyết định chọn trong số hàng chục ứng viên sáng giá khác? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải tỏa được những thắc mắc này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỏa sáng khi đi phỏng vấn – Phần 1: Đọc suy nghĩ của NTD

  1. Tỏa sáng khi đi phỏng vấn – Phần 1: Đọc suy nghĩ của NTD (HocKynang.com) - Có bao giờ bạn tự hỏi nhà tuyển dụng (NTD) làm gì sau khi nhận hồ sơ tìm việc của ứng viên? NTD dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá ứng viên? Và vì sao một ứng viên được NTD quyết định chọn trong số hàng chục ứng viên sáng giá khác? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải tỏa được những thắc mắc này.
  2. 1. NTD thường tuyển nhân viên bằng cách nào? Nhiều công ty chọn các trang web việc làm để đăng tuyển hoặc tìm ứng viên phù hợp vì kết quả nhanh chóng và quy trình thuận lợi. Tuy nhiên, có không ít NTD thích sử dụng các trang web kết nối cộng đồng (networking) như LinkedIn hay Facebook để “đãi cát tìm vàng” cho công ty. Họ cũng thích dùng danh sách ứng viên “tuyển” của mình để chọn người tài hơn là thông qua các dịch vụ tuyển dụng truyền thống khác. Trưởng bộ phận nhân sự của một công ty FMCG nổi tiếng cho biết, chị không đăng tuyển dụng trên bất kỳ kênh tuyển dụng nào. Chị chỉ tin tưởng vào danh sách ứng viên mà mình “dày công sưu tầm” trong suốt 10 năm làm việc trong lĩnh vực nhân sự, và chỉ tuyển những ứng viên được giới thiệu trực tiếp. Điều đó cho thấy ngoài việc đăng hồ sơ và tìm việc trên các trang việc làm, ứng viên cần năng động hơn trong việc thiết lập tốt mạng lưới quan hệ, để có thật nhiều cơ hội nghề nghiệp.
  3. 2. NTD thường chú trọng điều gì nhất? Các NTD cho biết họ không thể chấp nhận “những hồ sơ tìm việc đầy lỗi chính tả, cấu trúc không rõ ràng”, hay “mục tiêu nghề nghiệp lu mờ, không thể hiện được ứng viên muốn gì.” Họ nói rằng một hồ sơ được viết và trình bày tốt (dù kinh nghiệm của ứng viên chưa hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu công việc) vẫn khiến họ chú ý nhiều hơn một hồ sơ trình bày “lem nhem” của một ứng viên có năng lực. Bạn có biết NTD có thể nhận đến hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn hồ sơ tìm việc mỗi ngày. Chính vì thế, bạn cần tạo một hồ sơ thật ấn tượng, chuyên nghiệp và thuyết phục với những thành tích nổi bật để “đánh bật” những ứng viên nặng ký khác. Vì vậy, bạn đừng là “Ngọc trong đá” nhé, hãy để tài năng của mình tỏa sáng với cách trình bày sáng sủa, mạch lạc.
  4. 3. NTD không đánh giá cao các ứng viên nhảy việc. Nhiều NTD không đánh giá cao những “chuyên gia nhảy việc” vì xem đó là dấu hiệu báo trước ứng viên không có ý định “trụ” lại lâu dài với công ty. Các ứng viên hay nhảy việc có thể là người tài đấy, nhưng NTD sẽ khá e dè khi tuyển những nhân tài hay “đổi thay” này. Vì vậy nếu bạn là người thay đổi công việc thường xuyên, bạn nên khéo léo trình bày với NTD rằng những thay đổi đó đến từ những lý do khách quan: bạn phải chuyển nơi cư ngụ theo chồng/vợ/gia đình, bạn có một khoảng thời gian đi học xa, bạn muốn thử thách mình trong một lĩnh vực mới phù hợp với năng lực của bạn hơn… Dù “thực hư” ra sao chăng nữa, bạn phải trình bày điều đó thật thuyết phục với NTD. Dĩ nhiên, ứng viên có thể thay đổi việc một đôi lần trong một thời gian nào đó, nhưng NTD không thể chấp nhận một ứng viên nhảy việc đến 4, 5 lần trong một năm. Đừng bao giờ nói với NTD rằng bạn đổi việc vì mong muốn một mức lương tốt hơn. Hãy nói rằng bạn yêu thích công
  5. việc ứng tuyển và mong muốn góp một phần công sức cho sự phát triển chung của công ty. 4. NTD thử thách ứng viên như thế nào? NTD thường sử dụng các câu hỏi tình huống để xác định ứng viên phù hợp. Họ sẽ hỏi bạn cách xử lý một tình huống khó đã xảy ra trong công việc trước đây. NTD cũng có thể đưa ra một tình huống nan giải và yêu cầu bạn giải quyết vấn đề. Trong trường hợp đó, hãy sử dụng phương pháp S.A.R. (Situation – Action – Result) để tìm ra phương án tốt nhất. Bạn không nên “vòng vo tam quốc”, hãy sử dụng kinh nghiệm làm việc của mình để trả lời câu hỏi của NTD. Nêu bật thành tích và kỹ năng của bạn thôi vẫn chưa đủ, bạn cần khéo léo để vượt qua các bẫy của NTD.
  6. 5. Ứng viên cần tìm hiểu gì trước khi đi phỏng vấn? Google có thể hỗ trợ bạn đắc lực trong việc tìm hiểu thông tin về NTD tương lai. Ngoài việc tìm hiểu về website công ty, bạn có thể tham khảo các bài viết về NTD đăng trên báo chí, các chương trình marketing giới thiệu sản phẩm mới, các thông cáo báo chí, báo cáo tài chánh của công ty. Nhờ đó, bạn sẽ hình dung được quy mô và tầm cỡ hoạt động của công ty. Ngoài ra, đừng bao giờ đến buổi phỏng vấn mà không có chút thông tin “lận lưng” nào về vị trí ứng tuyển. NTD không bao giờ ấn tượng tốt với những ứng viên này. 6. Mức lương thích hợp NTD luôn căn cứ vào khả năng và kinh nghiệm của ứng viên để đưa ra mức lương phù hợp. Chính vì thế, bạn nên nêu bật những thành tích nổi bật của mình để thuyết phục với NTD về mức lương mong muốn.
  7. Cách tốt nhất là bạn căn cứ vào mức lương (và “bổng”) hiện tại của bạn để đề ra mức lương phù hợp. Nhiều ứng viên chỉ chú trọng vào mức lương cơ bản, không cân nhắc cơ hội đào tạo, chế độ bảo hiểm y tế, hay thời gian nghỉ lễ trong năm. Tiền tuy quan trọng, nhưng bạn cũng nên cân nhắc đến những lợi ích khác. Ví dụ, công việc mới cho phép bạn làm việc gần nhà, lại được thêm 10 ngày nghỉ lễ hàng năm hẳn sẽ làm bạn hài lòng dù khoản lương không cao cũng không thấp phải không? (HocKynang.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2