ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11 – HỌC KỲ I<br />
Năm học: 2014-2015<br />
<br />
I. Nội dung ôn tập<br />
1. Đọc văn<br />
a. Văn học trung đại<br />
- Các văn bản: Vào phủ chúa Trịnh. Tự tình II, Câu cá mùa thu, Thương<br />
vợ, Bài ca ngất ngưởng, Bài ca ngắn đi trên bãi cát, Văn tế nghĩa sĩ Cần<br />
Giuộc, Chiếu cầu hiền.<br />
* Ở mỗi văn bản trên cần nắm được kiến thức về tác giả, hoàn cảnh ra<br />
đời, thể loại, bố cục, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa.<br />
- Nắm nội dung, nghệ thuật của các văn bản đọc thêm: Khóc Dương<br />
Khuê, Vịnh khoa thi Hương, Chạy giặc, Bài ca phong cảnh Hương Sơn,<br />
Xin lập khoa luật.<br />
b. Văn học hiện đại<br />
- Các văn bản: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Hạnh phúc của một tang<br />
gia, Chí Phèo.<br />
* Ở mỗi văn bản trên cần nắm được kiến thức về tác giả, hoàn cảnh ra<br />
đời, thể loại, bố cục, nhan đề, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa.<br />
2. Tiếng Việt<br />
- Bài 1: Từ ngôn ngữ đến lời nói cá nhân<br />
- Bài 2: Thực hành về thành ngữ, điển cố<br />
- Bài 3: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng<br />
- Bài 4: Ngữ cảnh<br />
- Bài 5: Phong cách ngôn ngữ báo chí<br />
- Bài 6: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu<br />
- Bài 7: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn<br />
3. Làm văn<br />
- Bài 1: Phân tích đề, lập luận dàn ý bài văn nghị luận<br />
<br />
- Bài 2: Thao tác lập luận phân tích và Luyện tập thao tác lập luận phân<br />
tích<br />
- Bài 3: Thao tác lập luận so sánh và Luyện tập thao tác lập luận so sánh<br />
- Bài 4: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so<br />
sánh<br />
- Bài 5: Bản tin và luyện tập bản tin<br />
4. Lý luận văn học<br />
- Một số thể loại văn học: thơ, truyện<br />
- Yêu cầu: Nắm được những kiến thức khái lược về thơ, truyện cùng yêu<br />
cầu đọc thơ, truyện<br />
II. Một số dạng câu hỏi<br />
1, Câu 1: Giá trị hiện thực của đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh"?<br />
2, Câu 2: Phân tích bài thơ "Tự tình II"<br />
3, Câu 3: Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ "Thương vợ" của<br />
Trần Tế Xương<br />
4, Câu 4: Nhân cách nhà nho chân chính trong bài "Bài ca ngất ngưởng"<br />
của Nguyễn Công Trứ/ "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" của Cao Bá Quát<br />
5, Câu 5: Vẻ đẹp hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong bài "Văn tế<br />
nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu<br />
6, Câu 6: Chủ trương cầu hiền của Quang Trung được Ngô Thì Nhậm thể<br />
hiện như thế nào trong bài "Chiếu cầu hiền"?<br />
7, Câu 7: Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong tác phẩm "Hai đứa trẻ"<br />
của Thạch Lam<br />
8, Câu 8: Phân tích cảnh đợi tàu trong tác phẩm "Hai đứa trẻ " của Thạch<br />
Lam<br />
9, Câu 9: Phân tích nhân vật Huấn Cao/ Viên quản ngục trong tác phẩm<br />
"Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân<br />
10, Câu 10: Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm " Chữ người tử<br />
tù" của Nguyễn Tuân<br />
11, Câu 11: Nêu ý nghĩa nhan đề "Hạnh phúc của một tang gia"?<br />
12, Câu 12: Bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng được thể hiện như<br />
thế nào trong chương tiểu thuyết "Hạnh phúc của một tang gia"?<br />
13, Câu 13: Phân tích nhân vật Chí Phèo/ Bá Kiến trong tác phẩm "Chí<br />
Phèo" của Nam Cao.<br />
14, Câu 14: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo sau khi<br />
gặp Thị Nở.<br />
<br />