intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ

Chia sẻ: Tỉnh Bách Nhiên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ là tư liệu tham khảo hữu ích giúp cho học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, phục vụ cho việc học tập và ôn luyện kiến thức để chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ

  1. SỞ GDĐT HÀ NỘI NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KỲ  TRƯỜNG THPT PHÚC  I THỌ Năm học 2020 – 2021 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI: 11 I. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI 1. Hình thức: Tự luận 2. Thời gian làm bài: 90 phút II. CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC KỲ I  Phần 1. Đọc hiểu (3 điểm) Phần 2. Làm văn (7 điểm) +NLXH (2 điểm) +NLVH ( 5 điểm) III. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Thao tác lập luận ­ Nhận biết được các thao tác lập luận ­ Hiểu mục đích, tác dụng của việc sử dụng các thao tác lập luận ­ Biết cách vận dụng các thao tác lập luận khi viết văn nghị luận. 2. Phong cách ngôn ngữ báo chí  ­ Nhận biết được một số thể loại văn bản báo chí ­ Nắm được các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí. ­ Phân tích được các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí trong một văn bản. 3. Nghĩa của từ trong sử dụng  ­ Nắm được hiện tượng chuyển nghĩa của từ, quan hệ giữa các từ  đồng  nghĩa.  ­ Hiểu ý nghĩa của từ  để  lựa chọn sử  dụng thích hợp trong mỗi hoàn  cảnh giao tiếp. 4. Hai đứa trẻ (Thạch Lam) ­ Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những  con người sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự  cảm thông, trân trọng của nhà   văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn. 1
  2. ­ Nghệ thuật: nắm được vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của   Thạch Lam qua một truyện ngắn trữ tình. 5. Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) ­ Cảm nhận được vẻ  đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, qua đó  hiểu được quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. ­ Hiểu được những đặc sắc về nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo,  tạo không khí cổ  xưa, thủ  pháp đối lập, ngôn ngữ  góc cạnh, giàu tính tạo  hình. 6. Đoạn trích:  Hạnh phúc của một tang gia  (Trích­Số  đỏ­ Vũ Trọng  Phụng) ­ Thấy được bản chất lố  lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành   thị những năm trước Cách mạng tháng 8.   ­ Nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng. 7. Chí Phèo (Nam Cao) ­ Nắm được những nét chính về con người, về  quan điểm nghệ  thuật,  các đề tài chính, tư tưởng chủ đạo và phong cách nghệ thuật của Nam Cao. ­ Hiểu và phân tích được các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua  đó thấy được giá trị  hiện thực và giá trị  nhân đạo sâu sắc và mới mẻ  của tác  phẩm.  ­ Nắm được đắc sắc nghệ thuật của tác phẩm: điển hình hóa nhân vật,   miêu tả tâm lý, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện… IV. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA( 90 phút)     I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha  đã đạp xe theo những đại lộ hay những phố ngõ chật hẹp, gõ cửa và đem  đến tin tức của một người họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một  nơi xa xôi nào đó […]. Chiếc phong bì nào cũng đều chứa đựng những tin  tức đã được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục   biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […]. Khi  con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy  2
  3. thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa,  lòng con tràn ngập lòng tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại  cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những   trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng” .             (Trích “Cha thân yêu của con”, theo “Những bức thư đoạt giải  UPU”,  Ngữ văn lớp 10, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.28) Câu 1 (0,5 điểm). Cho biết văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ  nào?  Câu 2 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong  văn bản trên.  Câu 3 (2,0 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của hai biện pháp tu từ (liệt kê và so  sánh) được sử dụng trong hai câu văn sau là gì?: “Khi con nghĩ về hàng ngàn  cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày   khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập lòng  tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin  tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như   một nhịp cầu vồng”. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm ).Từ nội dung của văn bản ở phần đọc hiểu, anh (chị) hãy  viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy  nghĩ của mình về tinh  thần trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống hôm nay. Câu 2 (5,0 điểm). Vì sao chị em Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của  Thạch Lam đêm đêm lại cố thức để đợi đoàn tàu chạy qua phố huyện? Hãy  phân tích ý nghĩa việc đợi tàu của chị em Liên.  ĐÁP ÁN : 3
  4. Phầ Điể Câu                                       Nội dung n m                                      Đọc hiểu 3.0 1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 0,5 2 Phương thức biểu đạt : tự sự, biểu cảm… 0,5 Hiệu quả nghệ thuật: ­ Liệt kê thời gian tăng tiến “ngày này qua ngày  khác, năm này qua năm khác,…”: Nhằm nhấn mạnh  I những khó khăn, nhọc nhằn trong công việc mà  người cha phải trải qua. Đồng thời thể hiện sự cảm  3 thông, thấu hiểu của người con đối với những khó  2,0 khăn mà người cha đã trải qua. ­ Cách so sánh “gắn kết những trái tim lại với nhau  như một nhịp cầu vồng” giúp tác giả làm nổi bật ý  nghĩa mà công việc người cha đem lại cho mọi  người. 2,0 * Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và  kĩ năng về đoạn văn nghị luận xã hội để viết đoạn  khoảng 200 chữ, tương đương ½ trang giấy thi.  Đoạn văn viết có cảm xúc; diễn đạt dễ hiểu, bảo  đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ,  ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận về một tư  0.25 tưởng, đạo lí . b) Nêu đúng vấn đề  0.25 + Vấn đề nghị luận: Tinh thần trách nhiệm trong  cuộc sống. + Giải thích: Sống có trách nhiệm là làm tròn bổn  phận với mọi người, với xã hội, gia đình và bản  thân; dám làm dám chịu về những hành động của  bản thân. 1 + Phân tích, chứng minh: Sống có trách nhiệm để cuộc sống trở nên tốt đẹp  và ý nghĩa hơn. 1.0 Sống có trách nhiệm là sống tận tâm (với công việc,  với mọi người), mang l4 ại nhiều điều ý nghĩa: Quan  tâm, chăm sóc cho bản thân, gia đình, xã hội; trau dồi  tri thức để phát triển; cố gắng hoàn thành tốt công 
  5. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2