intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11

Chia sẻ: Lalala Lalala | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

103
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11 thông tin đến các bạn một số kiến thức cần nắm; cấu trúc đề thi; đề thi tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương để củng cố kiến thức, chuẩn bị chu đáo cho kì thi sắp đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11

  1.      TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11 Học Kỳ II – Năm học 2018 – 2019 I. Nội dung ôn tập 1. Văn bản văn học - Các tác phẩm Thơ mới: Vội vàng (Xuân Diệu); Tràng giang (Huy Cận); Đây thôn Vĩ  Dạ (Hàn Mặc Tử) - Các tác phẩm thơ Cách mạng: Chiều tối (Hồ Chí Minh), Từ ấy (Tố Hữu).  Học sinh cần năm vững các vấn đề: - Kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm. - Các vấn đề nghị luận ở cả hai khía cạnh nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm,  các đoạn trích trong tác phẩm. - Cái tôi trữ tình, vẻ đẹp tâm hồn của các tác giả thể hiện qua tác phẩm - Phong cách sáng tác của tác giả thể hiện qua tác phẩm. II. Cấu trúc đề thi: 1. Đọc hiểu (4,0 đ) - Đọc hiểu 1 văn bản ngắn va trả lời các câu hỏi nhận biết, thông hiểu, vận dụng liên  quan tới nội dung văn bản. - Trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về 1 vấn đề gợi dẫn từ văn bản bằng 01  đoạn văn (khoảng 12­15 câu).  2. Làm văn (6,0 đ) - Viết bài văn nghị luận về 1 vấn đề cụ thể. - Dạng bài: so sánh III.Đề tham khảo: 1. PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Lòng đố kị gắn với sự hiếu thắng, một tâm lý muốn chứng tỏ  mình không thua chúng   kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể  có tác dụng kích thích người ta phấn   đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ  nhất định. Tâm lý đố  kị  ngược lại,   chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lý của kẻ thất bại. Động cơ kích thích   phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ  thấp, hãm hại người khác để  thoả  lòng ích kỉ  tăng lên.   Phân tích lòng đố  kị, nhà triết học Hy Lạp cổ đại A­ri­xtốt đã nói: “Người đố  kị  sở  dĩ cảm   thấy dằn vặt đau đớn không chỉ  vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người   khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ  ra thực chất kẻ  đố  kị  là kẻ  không muốn nhìn thấy   người khác thành công. Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công,   cho nên lòng đố  kị  chỉ  có hại cho bản thân kẻ  đố  kị. Nó vừa làm cho kẻ  đố  kị  không được   sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ   đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ  đố  kị  không hiểu rằng “ngoài trời còn   có trời” (cao hơn), “ngoài núi còn có núi” (cao hơn), mình tài còn có người tài hơn. (phỏng theo Băng Sơn)
  2. 1. Lòng đố kị khác với sự hiếu thắng như thế nào?  2. Nhà triết học A­ri­xtốt đã có suy nghĩ như thế nào về lòng đố kị?  3. Từ đó, em có suy nghĩ như thế nào về tác hại của lòng đố kị đối với chính những kẻ đem  lòng đố kị?  4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu, trình bày suy nghĩ của em về những điều con người cần làm  để khắc phục lòng đố kị? 2. PHẦN LÀM VĂN Đề 1: Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của các nhà thơ cách mạng qua bài thơ Chiều  tối và khổ thơ thứ 2 trong bài thơ Từ ấy. Đề 2:Hãy nêu cảm nhận của anh/chị về hình ảnh khu vường trong 2 đọạn văn dưới đây. Từ  đó, hãy cho biết hình ảnh đó giúp anh/chị hiểu thêm điều gì về cái tôi trữ tình của mỗi nhà  thơ. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mưới quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” Từ ấy, Tố Hữu ­­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­­ Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao! 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2