1
PHẦN GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài
Khả năng so sánh BCTC (FSC) là đặc điểm chính của thông
tin kế toán mà các nhà đầu tư cũng như các cơ quan quản lý mong
muốn (Cheng, 2021). Khi mà các NC trước đây chủ yếu tập trung
đến FSC thông qua việc áp dng IFRS (Barth và cộng sự, 2012; Kim
và cộng sự, 2013; Cascino và Gassen, 2015; Neel, 2017) và lợi ích
mà FSC mang lại như tránh được một số nguy cơ phá sản (Kim và
cộng sự, 2016), ảnh hưởng tích cực đến giá trị thị trường của việc
nắm giữ tiền mặt (Ahn, Choi, và Yun, 2020), tăng chất lượng công
bố thông tin (CBTT) (Yoo, và Kim, 2023). NC này tác giả tập trung
vào môi trường kinh tế nơi mà doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt
và c thể là MC như là yếu tố quyết định đến FSC.
Theo Luật kế toán Việt Nam (2015), một trong các yêu cầu kế
toán của thông tin là thông tin có thể so sánh được nhm phc v nhu
cầu ra quyết định của người dng thông tin BCTC. Hơn nữa, Việt
Nam đã mở cửa thị trường và tham gia các tổ chức kinh tế lớn như
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Hiệp định đầu tư toàn diện
ASEAN, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực, Hiệp định đối
tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương; mức độ cạnh tranh
(MC) ngày càng cao đã tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp
(Hà Xuân Thạch và Trần Thị Thu, 2022). Các NC trước đây cũng
đưa ra các quan điểm khác nhau về tác động của cạnh tranh đối với
BCTC. (Verrecchia và Weber, 2006; He, 2012; Laksmana và Yang,
2014; Majeed và Zhang, 2016).
NC đóng góp vào tổng quan NC trước đây thông qua xem xt
tác động của MC đối với FSC. Mặc d cạnh tranh làm tăng khả năng
so sánh, nhưng không có mối liên hệ đối với những người dẫn đầu