Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhận thức luận trong thiền Phật Giáo
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nhận thức luận trong thiền Phật Giáo" là làm rõ bản chất, đặc trưng mang tính thần bí của thiền luận, trong quan niệm về chủ thể, đối tượng nhận thức, quan niệm về tri thức, từ đấy, chỉ ra giá trị và hạn chể của thiền luận trên quan điểm triết học duy vật biện chứng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhận thức luận trong thiền Phật Giáo
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HOÀNG QUỐC DŨNG NHẬN THỨC LUẬN TRONG THIỀN PHẬT GIÁO Ngành: Triết học Chuyên ngành: Triết học Mã số: 9229001 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Văn Lợi HÀ NỘI - 2023
- LUẬN ÁN ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Người hướng dẫn khoa học: GS,TS. LÊ VĂN LỢI Phản biện 1: PGS, TS. Chu Văn Tuấn Phản biện 2: PGS, TS. Trần Thị Hạnh Phản biện 3: PGS, TS. Đỗ Lan Hiền Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hồi… giờ… ngày… tháng… năm 2023
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh thế giới có cái nhìn mềm mại hơn với siêu hình học khi thấy nó có ích cho phát triển, nghiên cứu triết học Phật Giáo - lý luận về bản thể và các phương pháp nhận thức nhuốm màu thần bí hầu như khó kiểm chứng – có thêm cơ hội được quan tâm dưới góc nhìn mới. Kế thừa các lưu phái Ấn Độ, Phật Giáo xây dựng nền triết học nội tại khác biệt, đáp ứng nhu cầu truyền giáo gắn với thiền thần bí. Việt Nam có trên 14 triệu tín đồ Phật Giáo, nhiều nhất trong 36 tôn giáo được nhà nước ta công nhận, theo Ban Tôn Giáo Chính phủ. Dẫu tỷ lệ tín đồ hiện chiếm 14% dân số cả nước, Phật Giáo ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy Việt sau gần 2.000 tồn tại. Điều ấy có nghĩa, nghiên cứu triết học Phật Giáo không chỉ giúp mở rộng hiểu biết về tư duy Phật Giáo mà, phần nào, góp phần làm sáng tỏ tư tưởng triết hoc Việt Nam. Nghiên cứu ở nước ta tìm hiểu triết học Phật Giáo phong phú nhưng chưa sâu. Tài liệu logic học Phật Giáo khá dồi dào giữa lúc đào sâu nhận thức luận Phật Giáo chưa nhiều. Đặc biệt, tiếp cận nhận thức gắn với thiền qua lăng kính triết học duy vật biện chứng hầu như còn để ngỏ. Bởi thế, làm sáng tỏ nội dung và giá trị nhận thức luận Phật Giáo nhúng trong thiền ở bối cảnh như vậy là nhu cầu mang tính thời sự. Giống mọi trào lưu triết học, nhận thức luận Phật Giáo là học thuyết về tri thức, dẫu nhuốm màu thần bí. Các công trình có sẵn đã khảo sát các vấn đề tri thức, từ đấy, chỉ ra đặc trưng căn bản trong quan niệm về tri thức của Phật Giáo. Tri thức Phật Giáo, tiếp thu từ các nền triết học Ấn Độ, được gọi là pramāṇa, "công cụ của tri thức". Phật Giáo chỉ thừa nhận hai phương tiện hoặc nguồn tri thức được cho là tin cậy: tri giác và suy luận. Các tài liệu có sẵn chưa nêu nhiều vấn đề quan trọng khác của nhận thức luận Phật Giáo, và dường như xem nhẹ một trong những đặc trưng cơ bản
- 2 vốn luôn gắn với mọi vấn đề của triết học Phật Giáo: thiền (jhāna/dhyāna). Xuyên suốt khoảng trống của các nghiên cứu có lẽ do chưa làm rõ tính thần bí khi khảo sát nhiều vấn đề liên quan đến tri thức. Các tài liệu bàn về “nhận thức luận trong Phật Giáo” ở nhiều góc độ mà dường như chưa bàn nhiều về “nhận thức luận trong thiền Phật giáo”. Nói cách khác, các tài liệu chưa tiếp cận nhận thức luận từ góc độ thiền, chưa tiếp cận thiền về bản thể luận và phương pháp luận, mà tiếp cận thường chỉ từ thực hành. Thiền không chỉ tu luyện mà còn lập ngôn, không chỉ thực hành mà còn cấu thành lý luận. Tiếp cận theo hướng này có thể làm hiển lộ khoảng trống trong các nghiên cứu hiện hành về thần bí, yếu tố chi phối các đặc tính trọng yếu của lịch sử tri thức Phật Giáo từ đầu chí cuối. Chẳng hạn, có thể kể đến tính thần bí (i) chi phối logic về tri thức đúng phải là tri thức phủ nhận tồn tại của thực thể sản sinh tri thức theo cách hiểu thông thường, phải thừa nhận tâm trí là chủ thể sáng tạo tri thức, sản phẩm của tự tướng và cộng tướng nhưng phải loại trừ tồn tại của nguyên liệu cấu thành tri thức, và chi phối quan niệm hai thế giới như chân lý thẩm định tri thức đúng; (ii) coi thiền như phương thức duy nhất triển khai lý luận và thực hành lĩnh hội tri thức đúng; (iii) chi phối hệ thống logic học để luận giải quan niệm tri thức đúng vốn dĩ cũng nảy sinh từ quan niệm thần bí của thiền. Luận án Nhận thức luận trong thiền Phật giáo (sau đây gọi tắt là thiền luận) dự kiến sẽ làm sáng tỏ phần nào các khoảng trống nêu trên, trên cơ sở phân tích các (ii) vấn đề liên quan đến chủ thể, đối tượng nhận thức, vấn đề tri thức đúng, vấn đề nhị đế như tiêu chuẩn để xác định chánh tri; (iii) vấn đề thiền với tư cách suối nguồn và cũng là đỉnh cao trong nhận thức luận Phật Giáo mang tính thần bí; (iv) và quan hệ giữa nhận thức luận với logic, vai trò mang tính quyết định của logic và phép biện chứng ở giai đoạn hoàn thiện của nhận thức luận, chủ yếu bị quy định bởi quan niệm vô ngã tuyệt đối, tư tưởng thần học phủ nhận toàn triệt người hiện thực.
- 3 Dựa trên các phân tích ấy, luận án sẽ đi đến nhận định thiền luận, dẫu thần bí, vẫn hữu dụng theo cách độc đáo giúp trau dồi đạo đức và rèn luyện tri thức cho xã hội ngày nay coi tri thức như lực lượng sản xuất trực tiếp. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ bản chất, đặc trưng mang tính thần bí của thiền luận, trong quan niệm về chủ thể, đối tượng nhận thức, quan niệm về tri thức, từ đấy, chỉ ra giá trị và hạn chể của thiền luận trên quan điểm triết học duy vật biện chứng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (i) cơ sở hình thành và quá trình phát triển thiền luận; (ii) nội dung của thiền luận: quan hệ của học thuyết vô ngã với đối tượng nhận thức - tự tướng và tổng tướng; (iii) thiền luận - đỉnh cao logic thần bí coi tâm trí là chủ thể và đối tượng nhận thức; và (iv) ý nghĩa của thiền luận trong đời sống ngày nay. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu (i) thiền Phật Giáo; (ii) nhận thức luận trong Phật Giáo; (iii) nhận thức luận trong thiền Phật Giáo. Theo đó, sẽ nghiên cứu một số kinh điển ở Ấn Độ liên quan đến lý vô ngã, và một số tác phẩm quan trọng về thiền ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian, chỉ khảo sát: sát giai đoạn đầu, tiến tới hình thành luận điểm chủ thể tâm trí, chuyển hóa luận điểm vô ngã trong trải nghiệm có điều kiện thành vô ngã tuyệt đối ở người hiện thực; giai đoạn đỉnh cao từ Thế Thân đến Trần Na và Pháp Xứng ở Ấn Độ cổ đại; ở Việt Nam, chủ yếu thời Lý-Trần và thời nay. Về không gian, chủ yếu nghiên cứu vận động của thiền luận ở Ấn Độ, từ đó, tham chiếu đến Tây Tạng, Trung Quốc và, nhất là Việt Nam. Về nội dung, sẽ giới hạn ở vấn đề về chủ thể, đối tượng nhận thức, và tri thức; quan niệm thiền về tồn tại và tri thức, tính thần bí của tư duy nội quán tác động tới tương quan logic học với nhận thức luận. Nói cách khác, bên
- 4 cạnh vô ngã, sẽ nhắm chủ yếu đến Trần Na, Pháp Xứng và hậu duệ. Luận án sẽ không khảo sát Duy Thức của Thế Thân cũng như Thiền Tông của Trung Hoa. Dẫu vậy, giới hạn giai đoạn nghiên cứu vẫn đảm bảo chỉ ra gắn kết bộ ba logic học, phép biện chứng, và tri thức luận trong tính thần bí của thiền, nói cách khác, trong “thiền luận”. 4. Đóng góp mới của luận án Luận án kỳ vọng làm sáng tỏ một số vấn đề như (i) quan niệm khác lạ của Phật Giáo về cặp phạm trù tự tướng và cộng tướng thông qua so sánh với khái niệm cái riêng và cái chung; (ii) logic học mang đậm màu sắc thần bí; (iii) siêu hình học vô ngã thẩm thấu không nhiều vào Việt Nam, nơi có nền văn hóa ít tương dung với triết học suy đoán. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 5.1. Về lý luận Làm rõ bản chất, đặc trưng, và nội dung của nhận thức luận trong Phật Giáo, nhất là bản chất về tri thức, từ đó, góp phần nâng cao nhận thức về lý luận của Phật Giáo nói chung và của Phật Giáo ở Việt Nam nói riêng. 5.2. Về thực tiễn (i) Góp phần làm rõ các chính sách về Phật Giáo, tạo nhìn nhận đúng đắn, phát huy giá trị nhân văn của Phật Giáo; (ii) cung cấp cơ sở khoa học cho các nghiên cứu Phật Giáo, tài liệu tham khảo cho các trao đổi và giảng dạy. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và giả thiết nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu Bằng phương pháp lịch sử, sẽ nghiên cứu tiến trình của các thành tố được nghiên cứu. Bằng phương pháp logic, sẽ tìm hiểu tương tác giữa các thành tố nhằm chỉ ra tính quy luật. Bằng so sánh, sẽ đối chiếu (i) yếu tố thần bí qua các giai đoạn chuyển đổi quan niệm vô ngã; (ii) thiền luận với nhận thức luận duy vật biện chứng qua so sánh cái riêng-cái chung và vấn đề chân lý; (iii) tiến trình thiền luận nói chung với tiến trình ở Việt Nam; v.v...; nhằm làm rõ
- 5 bản chất. Bằng phân tích, sẽ mô tả vận động nội tại trong từng thành tố. Từ đấy, tổng hợp nội dung tri thức luận trên quan điểm lịch sử-logic. Cuối cùng, bằng trừu tượng hóa-cụ thể hóa, sẽ giới hạn kết quả nghiên cứu ở hai giai đoạn được cho thể hiện điển hình tính quy luật của nhận thức. 6.2. Cơ sở lý thuyết Gồm các nguyên lý cơ bản trong lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý thuyết phản ánh marxist, và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, còn sử dụng lý thuyết hệ thống và lý thuyết tiếp biến văn hóa. 6.3. Giả thiết nghiên cứu (i) Chủ thể nhận thức không phải người hiện thực (human being per se) mà là tâm trí (citta), xuất phát từ lập trường vô ngã tuyệt đối (no self per se), vốn dĩ không phải là tư tưởng gốc của Phật Đà, mà có thể là hệ quả đấu tranh giữa hai trường phái thiền; từ tư tưởng vô ngã tuyệt đối, tự tướng-cộng tướng trở thành đối tượng khám phá duy nhất về thế giới - thế giới quy ước, thế giới thường nghiệm của chân lý tương đối, đối lập với thế giới tịch tịnh của chân lý tuyệt đối; (ii) nhận thức luận định hình bởi chủ nghĩa quy giản, đạt đỉnh cao trong thiền; (iii) nhận thức luận nhúng trong mọi triển khai logic và biện chứng, chịu chi phối bởi thần bí của thiền; viết tắt “thiền luận” nhằm nhấn mạnh đặc trưng này; (iv) dẫu mang màu sắc thần bí, thiền luận luôn hữu dụng cho cả trau dồi đạo đức và rèn luyện tri thức, nhất là trực giác lý tính, không chỉ trong quá khứ mà cả xã hội ngày nay, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI). 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, chương tổng quan, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án có kết cấu gồm ba chương 8 tiết. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nhận xét kết quả các nghiên cứu đã đạt đƣợc
- 6 Nhiều tài liệu nước ngoài thừa nhận logic gắn hữu cơ với nhận thức luận. Về nguồn gốc, một số tài liệu coi nhận thức luận này sinh từ Vệ Đà, phi Vệ Đà, và Kỳ Na Giáo. Về thời điểm hình thành, có tài liệu gắn nó với sự ra đời của Phật Giáo. Một số xem nó chưa thể có cho tới khi đạt công cụ cơ bản. Về quá trình phát triển, vì thế, nó chỉ có thể có từ thời đại Thế Thân-Pháp Xứng. Tri thức đến từ tri giác và suy luận; thực tại quy giản vể pháp; tâm trí không nhìn pháp như thực thể tách biệt. Về thiền, thế giới là thực tại phi quá khứ và vị lai; chỉ gồm thiền và thiền sinh; chủ thể “dùng con mắt của tâm quan sát sự vật như chúng đang là”. 2. Nhận xét khoảng trống để lại từ các nghiên cứu Nhiều vấn đề chưa được làm rõ, nhất là chưa chỉ ra nhận thức luận nhuốm màu thiền dường như nhất quán từ đầu tới cuối. Cụ thể: (i) Thiền chi phối ngay từ khởi nguyên của tri thức luận – quan niệm về chủ thể. Học thuyết vô ngã tuyệt đối là hệ quả của đấu tranh giữa hai trường phái thiền – thiền siêu việt và thiền suy tưởng. Từ chỗ từ chối cái ngã trong các trải nghiệm tâm sinh lý có điều kiện, học thuyết tiến tới phủ nhận tồn tại của mọi thể nền bền vững trong người hiện thực. Nó là nguồn cơn của chủ nghĩa quy giản, xem tâm trí như chủ thể và đối tượng nhận thức; quan niệm kỳ lạ về tự tướng và cộng tướng. (ii) Với vai trò chi phối từ đầu tới cuối, thiền trở thành kho chứa tri thức tinh túy, đỉnh cao của nhận thức luận thần bí. (iii) Logic chiếm vị trí đậm đặc trong nhận thức luận, cũng như mọi lĩnh vực khác, chủ yếu do mục đích thần học phủ nhận người hiện thực, thế giới hiện thực, và hướng tới niết bàn. (iv) Chi phối của thần bí không cản vai trò tích cực của thiền giúp trau dồi đạo đức, cải thiện năng lực tư duy. 3. Khoảng trống cần tiếp tục phát triển Các vấn đề nêu trên – chủ thể, đối tượng, hình thức nhận thức, quan hệ giữa thiền với nhận thức luận, giữa logic với nhận thức luận - được xem như khoảng trống mà luận án hy vọng góp phần làm sáng tỏ. Cụ thể:
- 7 Thứ nhất, về các vấn đề chủ thể, đối tượng nhận thức: Một là, về chủ thể, sẽ trình bày hai nhóm vấn đề: (i) tiến trình chuyển đổi quan niệm chủ thể từ Phật Đà đến các thế hệ luận sư hậu bối, từ quan niệm vô ngã kinh nghiệm sang vô ngã siêu hình, dẫn đến hình thành mô hình chủ thể mới là tâm trí; (ii) các phương pháp nhận thức thần bí tác động trở lại thiền, nguồn năng lượng Phật Giáo cố hữu và bất biến. Hai là, về đối tượng, sẽ phân tích tự tướng-cộng tướng và quan hệ giữa chúng trong môi trường thần bí. Ba là, về bản chất nhận thức, sẽ phân tích các dạng tri thức đúng bị chế ước bởi tự tướng-cộng tướng, chúng quy định ra sao giới hạn hai dạng nhận thức duy nhất (tri giác-suy luận), cũng như quy định hai chân lý. Thứ hai, về quan hệ giữa thiền với nhận thức luận, sẽ phân tích: Một là, nhóm vấn đề về tác động của tính thần bí đến nhận thức luận. Chẳng hạn, phân tích: (i) các vấn đề nảy sinh như hệ quả của thần bí như ảo tưởng trong tri giác; (ii) Thuyết Loại trừ, xương sống để triết học hoàn thành nhiệm vụ phủ nhận ngã mà vẫn đảm bảo nhận thức cái chung, để lại lỗ hổng khó khắc phục trong suy luận; (iii) bất cập trong quan niệm tự tướng-tổng tướng, để lại dấu vết duy tâm trong quan niệm về hai chân lý. Hai là, chỉ ra cách thức tri thức luận tác động trở lại thiền, dẫn tới hình thành thiền suy tưởng, đối lập với thiền truyền thống của các lưu phái Ấn Độ. Thứ ba, để chứng minh quan hệ khăng khít giữa logic với nhận thức luận, ngoài liên hệ khách quan giữa chúng mà không tiến trình tư tưởng nào thoát khỏi, sẽ chứng minh còn do nguyên nhân nội tại, thần bí, và có thể là nguyên nhân trực tiếp. Áp dụng vào Việt Nam, chúng tôi thử cắt nghĩa một số vấn đề lâu nay được xem như đã thành chuẩn mực. Chẳng hạn, Phật Giáo Việt Nam chủ trương nhập thế, phủ nhận ngã nhưng vẫn thừa nhận ngã hiện thực, và dường như nhờ thiền, giáo lý về đạo đức. Tiếp cận thiền Việt Nam có lẽ giúp Phật Giáo nước ta bớt duy tâm hơn trong quan niệm vô ngã, khiến nó được xã hội
- 8 chấp nhận nhiều hơn dù, về lý luận, đóng góp của các thiền sư còn khiêm tốn. Do nghiêng mạnh về cổ súy đạo làm người, thiền luận Việt Nam có thể được huy động tham gia cải thiện đạo đức và tâm trí xã hội. Không chỉ thế, từ đấy, chúng tôi cũng mạnh dạn thử lý giải kiểu hình tư duy Việt. Chƣơng 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC LUẬN TRONG THIỀN PHẬT GIÁO 1.1. Cơ sở hình thành nhận thức luận Phật Giáo 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, và chính trị Chu trình thiên nhiên tạo phồn vinh từ rất sớm cho nền văn minh. Nhưng biến cố thiên tai làm thay đổi triệt để xã hội. Tiếp biến từ kỷ nguyên này sang kỷ nguyên khác đều là các chuyển động có tính đứt gãy dẫn tới hình thành tâm thế hướng nội, thúc thủ. Kết thúc kỷ nguyên đầu tiên, hủy diệt bởi thiên tai dữ dội, khiến kỷ nguyên thứ hai trở thành thời đại nảy sinh các tư tưởng thần bí lý giải bất lực trước sức mạnh thiên nhiên theo xu hướng quy lỗi cho bản thân, thiết lập trật tự hà khắc mong sửa lỗi để về với quá khứ huy hoàng. Kỷ nguyên thứ ba chứng kiến các tư tưởng thần học đạt giai đoạn chín mùi khi xã hội quay lưng với tự nhiên, cộng đồng, gia đình, và với chính mình bằng tự hành xác. Trong xu thế kìm hãm sản xuất, cả xã hội sôi sục trào lưu suy đoán triết học thoát ly thực tế, khát vọng tìm đường giải thoát tình trạng hiện tồn bằng cách từ bỏ xã hội, gia đình. Kỷ nguyên Phật Giáo tiếp biến triết lý và thực hành nội quán bí ẩn. Theo một số tài liệu mới nhất, vương quốc cha của Phật Đà trị vì theo chế độ cộng hòa, không có nối dõi tông đường, do một người cầm đầu. Tịnh Phạn làm vua do dân bầu. Thậm chí, Tất Đạt Đa Cồ Đàm, tên riêng của Phật Đà, có thể không phải hoàng tử, theo Alexander Wynne, học giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phật Giáo Oxford và là nhà sáng lập Buddhacloud app, ứng dụng có thể tải vè từ Google Play bằng các smart phone dùng hệ điều hành iOS và Android.
- 9 1.1.2. Tiền đề tư tưởng Bối cảnh trên là mảnh đất màu mỡ cho các tư tưởng thần bí. Thời đại Phật Đà bùng nổ triết lý tự ngã thay tư tưởng đại ngã nhưng vẫn không thoát khỏi xu thế suy đoán nội tâm và truy tìm giải thoát tối hậu. Phật Giáo hình thành trên hai nền tảng cơ bản gồm truyền thống của thời đại và tư tưởng của nhà sáng lập. Ngay cả Phật Đà cũng không thoát khỏi ảnh hưởng bởi thời đại thay vì cho rằng những gì ngài đạt là “trí vô sư tự ngộ”. Tiền đề mang tính quyết định là động lực của nội bộ. Hầu như không ai phủ nhận vai trò trực tiếp của Phật Đà về trung đạo, kim chỉ nam tư tưởng của Phật Giáo. Mặt khác, tư tưởng của ngài bị đẩy chệch sang cực đoan theo hướng tinh vi dù các tông phái luôn công khai tuyên bố trung thành với “trung đạo” của ngài. 1.1.3. Cơ sở hình thành nhận thức luận trong thiền Phật Giáo ở VN 1.1.3.1. Điều kiện lịch sử, chính trị, và kinh tế-xã hội Việt Nam nằm ở ngã ba và cửa ngõ giao thương khiến xã hội có điều kiện tiếp xúc sớm và phát triển dù bị đô hộ và đồng hóa lâu dài. Phật Giáo xâm nhập Việt Nam khi nước ta mang tên Giao Châu ứng với thời Đông Hán (25- 220) đến Lục Triều (268-581) của Trung Quốc. Giao Châu hồi ấy đã có sông đào xuyên các dải núi ở vùng Cửu Chân, sản xuất hiệu quả tới mức “số thóc thuế nhà Hán thu được ở Giao Chỉ đã đủ nuôi quan lại và binh lính”. 1.1.3.2. Tiền đề tư tưởng Kinh tế Việt Nam thời kỳ Phật Giáo du nhập khá phát triển nhưng có lẽ không phải do nhu cầu nội tại của lực lượng sản xuất mà chủ yếu thỏa mãn đòi hỏi của nhà cai trị. Xã hội ta lúc bấy giờ, vì thế, chịu quy định của tinh thần (chính trị) nhiều hơn so với vật chất, chịu quy định của nền văn hóa trọng đạo đức, khiêm nhường, khoan dung. Các yếu tố tinh thần này gần gũi với thiền - tư tưởng thần bí bất biến thiên về che giấu, khai tâm, khép mắt khép miệng, trải nghiệm cái huyền diệu. Phật Giáo du nhập trong bối cảnh nêu trên, khi xã hội thấm nhuần các giáo huấn đạo đức Khổng-Lão.
- 10 1.2. Quá trính phát triển nhận thức luận Phật Giáo Bốn trường phái Phật Giáo chính ở Ấn Độ đều hội tụ về vô ngã tuyệt đối dù, về hình thức, vẫn trung thành với luận điểm cốt lõi của Phật Đà như vô thường, biến đổi tức thời, luân hồi, và niết bàn. Khác nhau giữa chúng “chỉ là các thuật ngữ xây dựng các cấu trúc logic dựa trên các học thuyết và ý tưởng”. Tỳ Bà Sa ảnh hưởng mạnh đến hầu hết các tông phái ở thời kỳ phân phái Đại Thừa và Tiểu Thửa, với các luận điểm chính như tất cả các pháp cùng tồn tại ở cả tam thời, và tự tính của các pháp đều thật hữu. Đối lập với chúng là không tồn tại và phi thật hữu. Phân biệt này là tiền đề cho học thuyết hai chân lý, nhị đế, gồm tục đế và chân đế. 1.2.1. Quá trình phát triển ở Ấn Độ 1.2.1.1. Giai đoạn cho đến Long Thụ Dấu móc đang chú ý là Luận Sự, “văn bản duy nhất của Luận Tạng được gán cho ai đó chứ không phải Phật Đà”. Dấu ấn nổi bật là ảnh hưởng của các nguyên tắc lý lẽ, logic, nhận thức luận, và siêu hình học chứa trong Chánh Lý Kình. Luân Sự trình diễn các vấn đề thần bí như linh hồn, nhân cách; hiện thực; và bản tính siêu việt gán cho Phật Đà. Về nhân cách hay tồn tại người, họ bảo vệ quan điểm thừa nhận người tồn tại như thực tại thật có, tối hậu và có thể chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Nghệ thuật tranh luận được cho đậm chất thần bí và cổ xưa nhất đối với Phật Giáo là hai tiểu luận của Long Thụ. Chúng giải thích và chứng minh phương pháp tranh luận gồm luận điểm không có gì chắc thật, chỉ ra tính tương đối trong mọi luận điểm về xác quyết của đối phương, từ đó, phá hủy nó một cách biện chứng. Vấn đề ở chỗ “mấy thế kỷ sau, Phật Giáo không tiến triển gì về logic”. 1.2.1.2. Giai đoạn Thế Thân, Trần Na, và Pháp Xứng Tình hình cứ mãi thế cho đến khi anh em Vô Trước và Thế Thân tìm cách vượt chủ nghĩa tương đối cực đoan của Long Thụ, nâng cấp logic của Chánh Lý để nó thích nghi với nền tảng duy tâm của họ. “Thế Thân mới là
- 11 bậc thầy nổi tiếng về logic”. Ông định nghĩa tri thức của tri giác đến từ khách thể và vẫn vận dụng ngũ đoạn luận của Chánh Lý. Lê Mạnh Thát không coi Thế Thân là triết gia duy tâm. Tiếp nối Thế Thân không ai khác ngoài Trần Na và Pháp Xứng. Trần Na cùng nhiều thế hệ luận sư kiên quyết bác bỏ thuyết về tồn tại của ngã phổ biến tối cao, và cùng với nó là thuyết về chủ thể nhận thức của Chánh Lượng Bộ. Từ lập trường ấy, ông xây dựng logic học (pramāṇa) hay nhận thức luận của mình. Trần Na, như vậy, tận hiến cho thần bí. Tự Tại Quân, học trò trực tiếp của Trần Na về đại logic, thừa nhận Pháp Xứng “hiểu Trần Na còn hơn bản thân ông”. Pháp Xứng giải quyết lần lượt bốn vấn đề gồm suy luận, giá trị của tri thức hay lượng học, tri giác, rồi đến luận thức hay tam chi luận thức. Ông nhấn mạnh tồn tại tuyệt đối của Phật Đà như thực thể siêu hình, dạng tồn tại vượt thời gian, không gian, và kinh nghiệm. Thần bí, như vậy, được nâng cấp tiếp. 1.2.2. Quá trình phát triển ngoài Ấn Độ Các trung tâm Phật Giáo ngoài Ấn Độ đóng vai trò to lớn trong bảo tồn và phát triển luận lý học Phật Giáo sau khi nền triết học này cùng tôn giáo của nó suy vong ở Ấn Độ. Trước hết phải kể đến Tây Tạng, nơi đóng vai trò quan trọng nhất vì đã “bảo tồn trung thành các thành tựu ưu tú nhất của triết học Ấn Độ trong kỷ nguyên vàng son của văn minh Ấn Độ”. Đáng chú ý, mô hình Tây Tạng được di thực khá hiệu quả sang Mông Cổ. Tiếp đến là Trung Quốc và Nhật Bản. Không may, khu vực này chỉ lưu giữ cuốn Nhập Chánh Lý Môn Luận của Thương Yết La Chủ nên luận lý của họ triển khai chủ yếu dựa trên công trình này. Bên cạnh hai trung tâm kia, còn có trung tâm thứ ba cũng phát triển mạnh về luận lý học nhưng không phải về Phật Giáo mà cổ vũ cho trường phái đối thủ của Phật Giáo: xứ Nudeal ở Begal với học phái Chánh Lý-Thắng Luận. 1.2.3. Quá trình phát triển ở Việt Nam
- 12 Dường như toàn bộ quá trình hình thành và phát triền thiền luận ở Việt Nam gắn chặt với thiền. Giai đoạn đầu, Phật Giáo khi du nhập Giao Châu, chỉ là “tư tưởng Phật Giáo bình dân”. Đến thế kỷ thứ II-III, trung tâm Phật Giáo Luy Lâu (nay thuộc Thuân Thành, Bắc Ninh) hình thành bởi “thương gia và tăng sỹ Ấn Độ”, dẫn đến ra đời nhiều chủa khác ở Giao Châu và phổ biến nhiều kinh điển tất nhiên bằng tiếng Hán. Nổi tiếng trong số đấy là Lý Hoặc Luận của Mâu Tử, Lục Độ Tập Kinh hay Nê Hoàn Phạm Hối, đều có tham góp của Khương Tăng Hội. Có học giả coi ông là “sáng tổ của Thiền học Việt Nam”, trong khi có ý kiến nói “chưa có chứng cứ cụ thể nào”. Quá trình phát triển thiền luận ở Việt Nam, về cơ bản, là du nhập hành thiền Trung Hoa dù có kèm truyền bá yếu chỉ của tông phái. Tỳ Ni Đa Lưu Chi đề cao tự tai, vô chấp, vô cầu, liên quan cả Thiền Tông và Mật Tông. Vô Ngôn Thông đề cập tư tưởng bất nhị, tâm trí, vô đắc, Phật Đà phổ quát, và đốn ngộ, “tạo thành nét đẹp đặc sắc trong văn học Thiền Việt Nam”. Thảo Đường dung hợp chút tư tưởng Vô Ngôn Thông và Mật Tông. Trúc Lâm Yên Tử hiển vinh khi được vua Trân Nhân Tông tiếp cơ, chiêm nghiệm tư tưởng chân tâm, bất nhị, Phật tại tâm, thông dong tự tại, truyền tâm, truyền y bát và, nhất là, có lối ứng cơ tiếp vật qua các thoại đầu, chen lẫn thơ ứng khẩu nhưng về “nội dung thực hành thì không khác với Thiền Tông Trung Hoa” và “pha trộn ít nhiều với thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông”. Dẫu thế, Trúc Lâm Yên Tử đã đưa Phật Giáo thành quốc giáo thời Nhà Trần. Tiếp đến có các dòng Lâm Tế, Tào Động. Nhin chung, thiền luận Việt Nam vẫn có khác biệt như các thiền phái không tách bạch, quan tâm hơn đi thẳng vào hành thiền, trả lời cụ thể thiền là gì, trực chỉ tâm trí để thấy phật tính. Khác biệt đáng chú ý nữa là xuất hiện Phật Giáo Hòa Hảo, Đạo Phật Khất Sỹ Việt Nam, hay (Phật Giáo) Cao Đài, nhưng các tông phái nội sinh ra đời ở thế kỷ XX vẫn không từ bỏ yếu lĩnh hành thiền, thể hiện ở dạng tu phật.
- 13 Chƣơng 2: NỘI DUNG CƠ BẢN NHẬN THỨC LUẬN TRONG THIỀN PHẬT GIÁO 2.1. Khái niệm, các yếu tố, điều kiện quy định về nhận thức luận trong thiền Phật Giáo 2.1.1. Khái niệm cơ bản về nhận thức luận trong thiền Phật Giáo 2.1.1.1. Nhận thức luận Nhận thức luận là lý luận về tri thức, gồm bản chất, nguồn gốc, phạm vi, chứng minh tri thức, và lập luận về niềm tin. Chủ nghĩa duy vật biện chứng nhấn mạnh tính khách quan của quá trình, ở đó, giới tự nhiên là tính thứ nhất, chủ thể là tính thứ hai, và tri thức là các khái niệm, phạm trù. Nhận thức là quá trình vô tận của chân lý tương đối hướng tới chân lý tuyệt đối, theo đấy, chân lý cũng là quá trình của vô số vòng khâu, và được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Theo Phật Giáo, nhận thức luận là lý luận về tri thức giúp thoát khổ, loại vô minh, được hiểu như quá trình nuôi dưỡng niềm tin sai lầm rằng người ta ai cũng cỏ bản tính trường tồn của mình. Để thoát khổ, giải vô minh, phải loại trừ niềm tin sai lầm ấy và, vì thế, phải nhìn nhận sự vật như chúng thật có, vươn tới năng lực như thật tri kiến. Thấy sự vật như chúng thực tồn là trạng thái nhận thức chính xác, phân biệt rõ đâu là chân lý giả tạm và đâu là chân lý tuyệt đích. 2.1.1.2. Thiền Phật Giáo Thiền Phật Giáo có nguồn gốc từ Áo Nghĩa Thư. Trung thành với bản chất thần bí, thiền Tiểu Thừa đã kết hợp với một số thực hành khác đế vươn tới chú tâm hoàn toàn (vipassanā) và thoát dính mắc (samatha). Sang Đại Thừa, thiền tiếp tục cải biên theo hướng chi tiết hóa giáo lý thần bí chứ về bản chất không khác mấy so với vipassanā và samatha. 2.1.1.3. Nhận thức luận trong thiền Phật Giáo Thiền, như vậy, là nơi khởi phát tri thức luận đầu tiên và cổ xưa nhất ở Ấn Độ chứ không đơn thuần thực hành. Thiền thúc đẩy nhận thức luận phát
- 14 triển bởi chỉ nó mới có khả năng “trực tiếp kêu gọi đến với ánh sáng của chứng nghiệm bản thân” trong mọi giai đoạn vận động lấy nội tâm làm đích. Định nghĩa thiền, bởi thế, không tránh khỏi gắn với định nghĩa thiền luận. 2.1.1.4. Biểu hiệu của nhận thức luận trong thiền Phật Giáo Thiền luận để lại dấu hiệu của nó ngay tử buổi bình minh, với mức đậm nhạt khác nhau, và trải suốt cả ba giai đoạn phát triển ở Ấn Độ mà đỉnh cao là ở thời đại Trần Na-Pháp Xứng. 2.1.2. Các yếu tố, điều kiện quy định nhận thức luận trong thiền PG 2.1.2.1. Các yếu tố, điều kiện quy định bên ngoài Phật Giáo Hầu như không trào lưu cấp tiến nào thoát khỏi xu thế của chủ nghĩa thần bí và triết học suy đoán. Duy Vật Giáo tiến bộ về tư tưởng và khoa học nhưng lụi tàn chỉ vì không hợp thời, chỉ vì bác bỏ triệt để thần bí. 2.1.2.2. Các yếu tố, điều kiện quy định bên trong Phật Giáo Phật Đà đóng vai trò quyết định. Tài liệu về dòng họ của ngài (không hoàn toàn theo chế độ quân chủ) giúp cắt nghĩa vì sao ngài có tư tưởng tiến bộ. Tuy nhiên, vận động của lịch sử khiến thiền luận dần thoát trung đạo, chuyển sang thần bí cho tới khi hoàn thiện vào thời Trần Na-Pháp Xứng. 2.2. Chủ thể nhận thức Thiền luận coi tâm trí nhận thức tâm trí để cải tạo tâm trí, đỉnh cao của chủ nghĩa quy giản. Tâm trí “là ý thức thuần túy, không chứa bất cứ hình ảnh nào, nhưng nó chiêm nghiệm, hoặc giải thích, thế giới ngoại tại trực tiếp, bằng ánh sáng của nhận thức”. Nó như thể nền có khả năng sinh sống, nuôi dưỡng, hoặc duy trì mọi tồn tại, sinh diệt. Chủ thể của các nền triết học là người hiện thực, hoặc linh hồn, tôi hay ngã. Quan niệm tâm trí khiến “Phật Giáo đứng ở vị trí độc nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại khi từ chối tồn tại của linh hồn, cái ngã, hay ātman”, đối lập trực tiếp, thậm chí gay gắt, với các quan niệm phổ biến. Học thuyết vô ngã, vốn không nằm trong chủ ý của Phật Đà, đã khởi nguồn cho lý luận về tâm trí và chủ nghĩa quy giản.
- 15 2.3. Đối tƣợng nhận thức Phật Giáo chỉ thừa nhận svalaksaṇa (tự tướng) và sāmānyalakṣaṇā (cộng tướng). Đặc trưng đầu tiên của tự tướng là nó được tả như “phần tử cơ bản của tồn tại”. Cộng tướng là tổng của các tự tướng thần bí khi so với các thực thể không cùng loại. Nếu tự tướng như nhau trong hai thế giới tương đối và tuyệt đối, cộng tướng không thế mà khác nhau. Bởi thế, nhận thức tự tướng, những cái riêng mang đặc tính nội tại/duy nhất, là nhận thức chân lý tuyệt đối, tiến tới thế giới tuyệt đối. Còn cộng tướng chỉ là tên gọi. Chúng không thực tồn, không vật chất, không tinh thần, cũng không phải vật chất-tinh thần. Chúng chỉ được nhận thức trong thế giới tương đối và là chân lý tương đối. 2.4. Bản chất tri thức Tri thức mà tâm trí thu nhận phải là chánh tri, hay tri thức đúng. Nó là tri thức không mâu thuẫn (với kinh nghiệm), khiến ta “chú ý trực tiếp đến đối tượng”. Tri thức đúng gồm tri thức trực tiếp và tri thức gián tiếp. 2.4.1. Tri giác Là hiện tượng phản ánh thuộc tính trực tiếp của tri thức. Đối tượng của tri thức trực tiếp là không tạo tác và không ảo tưởng. Nói cách khác, đấy là đặc điểm “duy nhất” của bản thể tự tướng, “thực thể, bản chất duy nhất không thể chia sẻ với bất cứ cái gì khác ngoài bản thân nó”. Nhấn mạnh đặc điểm “duy nhất” của tự tướng, hiện hữu trong mọi nhận thức trực tiếp phải là “cái gì độc nhất hiện diện trước mắt tôi khi tri giác”. Để xác lập tiểu chuẩn ngặt nghèo cho tri giác, Phật Giáo bàn đến cái tri giác tiếp cận tựa như cái riêng tuyệt đối, giới hạn của mọi kiến tạo. Bằng chứng cho hiện hữu của “cái riêng tuyệt đối” thể hiện ở chỗ nó là khoảnh khắc không thể tìm thấy quãng nào trong thời gian, không giãn nở trong không gian, không giống hoặc tương tự bất cứ thứ gì). Tóm lại, nó là duy nhất trong không – thời gian. Điều kiện ngặt nghèo là vậy, trong quá trình tri giác, tâm trí tiếp thu không chỉ tự tưởng (cái duy nhất) mà cả tổng tướng (hình ảnh của cái duy
- 16 nhất được gán khái niệm). Khi tri giác trải qua quá trình phức tạp như trên, tri thức thu nhận chắc chắn không thể là một mà phải nhiều, cụ thể là bốn. Cả bốn dạng tri thức trực tiếp mới đủ sức cấu thành khách thể. Như vậy, khách thể của tri giác là khách thể biểu hiện bởi bốn tri thức dán nhãn “trực tiếp” và khách thể như vậy “được xem như tự tướng”. Bốn loại tri thức trực tiếp về tự tướng đến từ bốn nguồn tri giác gồm tri giác khách quan, tri giác chủ quan/tri giác tinh thần, tự ý thức, và trực giác siêu việt của bậc thánh đạt bằng thiền. 2.4.2. Suy luận Đối tượng của suy luận là tổng tướng, cái chỉ ý thức mới nhận thức được. Nhưng, như nói qua ở trên, đối tượng của suy luận cũng là đối tượng của tri giác, dù nó không phải là đối tượng được tri giác, được nhận thức trực tiếp, không phải là tự tướng. Đối tượng tri giác, sang công đoạn suy luận, được mã hóa thành các dấu hiệu logic thần bí, biểu hiện dưới dạng “các từ ngữ tham chiếu đến đối tượng được suy luận”, tức tự tướng chuyển hóa thành tổng tướng. Cần lưu ý, dấu hiệu logic, cái mã hóa đối tượng được tri giác, không từ trên trời rơi xuống và cũng không đến trực tiếp từ đối tượng, tức tự tướng không tự ý chuyển thành tổng tướng. Thiền luận bác quá trình suy luận theo cách kết quả của suy luận trước là đầu vào của suy luận sau, tri thức là quá trình đi sâu vô hạn vào bản chất sự vật. Thay vào đó, nó coi chuỗi phát triển nhận thức tuân theo nguyên lý duy nhất: nhân quả. Căn cứ luật bất di bất dịch này, điểm đầu cũng là điểm cuối lặp lại bất tận trong tiến trình vô minh, nhận thức là quá trình mà kết quả là bản thân nhận thức. Duyên khởi là liên tục, không ngắt quãng, đến mức “không có khác nhau nào giữa tri giác với suy luận”. Khi coi kết quả của suy luận như kết quả của tri giác, vạch làn ranh giữa cái là và cái không là suy luận thực sự bất khả thi. 2.4.3. Trực giác
- 17 Là nội dung xuyên suốt cả về lý luận nhận thức lẫn thực hành hơn 2.000 năm qua, trực giác được hiểu như cái gì đấy tự nhận thức chính mình. Nó được xem như khả năng trong tâm trí của tri thức tức thời. Không những thế, thiền luận đặt thuật ngữ trực giác vượt khỏi quá trình tinh thần của tư duy có ý thức, vì tư tưởng có ý thức không nhất thiết tiếp cận thông tin tiềm thức, hoặc chuyển thông tin đó thành dạng có thể truyền được. Đi sâu hơn vào Thiền Tông sẽ thấy nhiều kỹ thuật được thi triển để giúp gợi khả năng trực giác, chẳng hạn công án. Giải quyết phương pháp tu đặc biệt này dẫn đến các trạng thái tiểu giác ngộ với các tên gọi như bồ đề, bát nhã, và phật tính. Trong các tông phái của Thiền Tông, trực giác được coi như trạng thái tinh thần nằm giữa tâm trí phổ quát và tâm trí cá nhân, hay tâm trí phân biệt. 2.4.4. Bản chất nhận thức luận trong thiền Phật Giáo ở Việt Nam Một trong những thuộc tính cơ bản là thiền luận Việt Nam chịu ảnh hưởng đậm đà của thiền luận Trung Hoa. Đối lập với thuộc tính này là thiền luận Việt Nam thiên về nhập thế thay vì xuất thế như của Trung Hoa và Ấn Độ. Từ đấy, nó dường như đặt dấu ấn lên tư duy Việt và không dễ phai mờ. Thiền Uyển Tập Anh, chuyên về các thiền phái Việt Nam, xác nhận Vô Ngôn Thông là dòng thiền đầu tiên ở Việt Nam. Khảo sát thiền luận Việt Nam, như vậy, bắt đầu từ Vô Ngôn Thông, thiền phái phát tích từ Trung Hoa. Khi lập Bích Quán ở Kiến Sơ Tự, Vô Ngôn Thông dạy đệ tử yếu lược thiền luận “khám phá thực tại tối hậu của bản tính tâm thức”. Vô Ngôn Thông còn thuyết luận điểm vô ngã, coi tâm trí không chỉ thay người hiện thực mà còn sáng tạo hiện thực, vạn pháp. Tâm không do người, cũng không do bất cứ thể lực nào, sinh thành. Pháp do tâm sinh, bởi vậy, cũng không chỗ nương. Bất chấp hầu hết các thiền phái ở Việt Nam được truyền bá từ Trung Hoa, thiền luận Việt Nam vẫn xác lập con đường đi của mình: dần giảm lệ thuộc nặng nề yếu tố thần bí. Giảm lệ thuộc thần bí dẫn tới chuyển đổi tinh thần
- 18 xuất thế sang nhập thế. Tinh thần nhập thế của thiền luận Việt Nam thể hiện ở phản kháng có chủ đích khía cạnh phi thực tế của học thuyết no self. Chuyển biến tích cực nêu trên phần nào cũng cho thấy thiền chứ không phải hoạt động Phật Giáo nào khác có thể lôi cuốn phật tử, xuất gia lẫn tại gia, chìm vào thế giới quan mới kể từ khi thiền luận xâm nhập. Vấn đề ở chỗ hầu như không thấy tư tưởng mới nảy sinh ngoài tinh thần vô ngã độ tha đã đóng khuôn. Khảo sát cơ sở hình thành, và dựa vào nhiều dữ liệu khác, chúng tôi thấy người Việt tiếp nhận Phật Giáo thiên về thụ động, kể cả khi giả thuyết tôn giáo này vào nước ta sớm hơn Trung Quốc thắng thế. Hơn nữa, người Việt tiếp nhận thiền luận nồng nhiệt (nếu có) cũng chủ yếu ở góc độ nhân văn hơn là lý tính, khám phá thế giới. Chƣơng 3: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ NHẬN THỨC LUẬN TRONG THIỀN PHẬT GIÁO 3.1. Giá trị của nhận thức luận trong thiền Phật Giáo 3.1.1. Giá trị của thiền luận trong lịch sử Phật Giáo 3.1.1.1. Giá trị của thiền luận trong lịch sử Phật Giáo ở Ấn Độ Có thể tìm thấy giá trị đích thực của thiền luận vào giai đoạn khó khăn nhất của tôn giáo này. Không rõ do tình cờ hay sắp xếp của lịch sử, “khoảng 300 năm”, trước khi suy tàn ở Ấn Độ. thiền luận chính thức hình thành và hưng thịnh. Đêm trước của thời kỳ suy tàn, “các nhà logic học Phật Giáo” luôn là “các nhà duy danh và đối thủ nặng ký nhất của chủ nghĩa duy thực”. Với tư cách đối thủ, từ thế kỷ thứ VI đến thứ X, triết học Phật Giáo trở thành tham chiếu chỉ ra khuyết tật và cũng là cảm hứng cho các lưu phái đối lập củng cố, phát triển và hoàn thiện tư tưởng của mình. 3.1.1.2. Giá trị thiền luận trong lịch sử Phật Giáo ngoài Ấn Độ Khái niệm tâm trí mà đỉnh cao của nó là tàng thức góp phần to lớn duy trì tồn tại và phát triển của Phật Giáo. Tại Trung Quốc, tâm trí thần bí trở thành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn