TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT HỆ THỐNG<br />
<br />
BS NGUYỄN MINH TIẾN<br />
<br />
PHẠM THỊ THANH NHÀN – Cử nhân tâm lý<br />
<br />
MỘT CÁI NHÌN VỀ GIA ĐÌNH NHƯ MỘT HỆ THỐNG<br />
<br />
Khái niệm về gia đình.<br />
<br />
Khái niệm về gia đình có rất nhiều định nghĩa khác nhau, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số định nghĩa chính.<br />
<br />
+ Theo từ điển Việt Nam (Đào Văn Tập): Gia đình chỉ mọi người quen thuộc trong gia đình.<br />
<br />
+ Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: Gia đình là tập hợp những người cùng chung sống thành đơn vị nhỏ<br />
nhất trong xã hội. Họ gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân cùng dòng máu, thường là gồm vợ chồng cha mẹ<br />
và con cái.<br />
<br />
+ Theo từ điển Tâm lý của BS.Nguyễn Khắc Viện: Gia đình gồm bố mẹ con và có hay không một số người khác<br />
cùng chung sống trong một nhà.<br />
<br />
+Theo Littré: Gia đình là một tập hợp người có cùng huyết thống, sống chung trong một nhà và chủ yếu là gồm<br />
cha mẹ và con cái.<br />
<br />
+ Theo ý kiến của nhà sử học – nhân chủng học, Louis Henry Morgan (1818 – 1881). Gia đình là một cơ cấu năng<br />
động, nó không bao giờ đứng yên một chỗ mà chuyển từ hình thức thấp lên hình thức cao, khi xã hội phát triển<br />
từ một giai đoạn thấp sang một giai đoạn cao hơn.<br />
<br />
Tuy nhiên, trong bài viết này thì khái niệm về gia đình được định nghĩa như sau: Theo truyền thống, gia đình<br />
được định nghĩa như là một nhóm người, có cùng quan hệ dòng máu hoặc cùng huyết thống và cùng cư trú. Định<br />
nghĩa này được mở rộng bao gồm những người có cùng cảm nhận về một gia đình tương lai, hoà hợp bởi hôn<br />
nhân, dòng máu, cư trú và người làm con nuôi.<br />
<br />
Nói chung, sự kết hợp các thành viên trong một gia đình có thể do hai yếu tố chính:<br />
<br />
(1) Những người cùng huyết thống (cha mẹ–con cái, ông bà–cháu, anh chị em ruột …).<br />
<br />
(2) Yếu tố luật định (kết hôn, nuôi con…). Một số gia đình được tạo lập không tuân theo cách thức truyền thống<br />
hoặc không được luật pháp hoặc đạo đức xã hội thừa nhận (ví dụ sống chung không hôn thú, hôn nhân giữa<br />
những người đồng tính…).<br />
<br />
Khái niệm về hệ thống.<br />
<br />
Học thuyết hệ thống được bắt nguồn và vận dụng trong nhiều lĩnh vực, cơ khí hay tin học, sinh học hay kinh tế xã<br />
hội. Một hệ thống được định nghĩa là một tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố liên quan với nhau.Và mỗi biến<br />
động trong một yếu tố nào đó đều tác động lên những yếu tố khác và cũng có thể tác động lên toàn bộ hệ thống<br />
Một hệ thống gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời lại là một bộ phận của một hệ thống khác lớn hơn. Có những<br />
hệ thống khép kín, không trao đổi với xung quanh và cũng có những hệ thống mở. Hệ thống khép kín chỉ gặp<br />
trong ngành vật lý, còn các hệ thống sinh học hay xã hội đa phần là hệ thống mở.<br />
<br />
Một hệ thống không chỉ là một tập hợp gồm nhiều bộ phận khác nhau, mà là một tổng thể có những đặc tính<br />
không hoàn toàn do những đặc trưng của các bộ phận khác cộng lại.<br />
Mối liên quan ở đây không phải đơn tuyến một chiều, mà các yếu tố tác động lẫn nhau theo những mối liên quan<br />
chằng chịt đặc biệt là mối liên hệ tác động qua lại theo mạch phản hồi (feedback–rétroaction). Sơ đồ nhân quả<br />
đơn tuyến (linear causality) theo đường thẳng A > B > C được thay thế bằng sơ đồ nhân quả xoay vòng<br />
(circular causality).<br />
<br />
A<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
B C<br />
<br />
Những tác động qua lại giữa các bộ phận tạo ra một thế nhất định. Mỗi sự kiện gây ra một tác động đồng thời<br />
cũng gây ra những phản ứng ngược lại tạo ra xu thế lập lại trạng thái cân bằng nội tại (homeostasis). Tuy nhiên<br />
mọi hệ thống lành mạnh vẫn giữ được bản sắc trong lúc tạo ra những thay đổi cơ cấu để thích nghi với những<br />
biến động của môi trường.<br />
<br />
Có những hệ thống linh hoạt có khả năng điều chỉnh những mối quan hệ bên trong và bên ngoài một cách dễ<br />
dàng để tồn tại lâu dài. Có những hệ thống cứng nhắc khi gặp biến động mạnh trong môi trường thì không giữ<br />
được cân bằng dễ bị tan rã.<br />
<br />
Hệ thống nào cũng có một bờ rào, một đường biên giới phân cách với môi trường chung quanh, có qui định đầu<br />
vào và đầu ra, cụ thể hoá mối liên quan giữa hệ thống và môi trường, đồng thời được bố cục theo những cơ cấu<br />
và hoạt động theo cơ chế nhất định.<br />
<br />
Những hệ thống khép kín sẽ mất dần năng lượng dẫn tới tiêu vong (entropie), còn những hệ thống mở có khả<br />
năng tiếp nhận năng lượng từ bên ngoài tồn tại lâu dài. Nhờ có sự liên quan với nhau mà những hệ thống tồn tại<br />
được nhưng cũng vì vậy gây ra rối loạn cho nó.<br />
<br />
Theo phương pháp Decartes cần phân chia những sự vật phức tạp thành những yếu tố đơn giản. Còn trong quan<br />
điểm hệ thống lại cần nhìn thấy hết tính phức tạp của sự vật.<br />
<br />
Khái niệm gia đình như một hệ thống<br />
<br />
Gia đình như một hệ thống mở, gồm nhiều thành viên với những mối liên hệ qua lại chằng chịt. Những tác động<br />
qua lại này nhằm duy trì sự cân bằng của hệ thống gia đình. Trong nội bộ gia đình, những mối tình cảm, lòng<br />
ham, xung năng, và quan hệ uy quyền tạo ra những luồng thông tin truyền dẫn giữa những thành viên. Mỗi gia<br />
đình tạo ra một mối liên quan riêng tuỳ thuộc vào văn hóa xã hội, lịch sử và những tính chất riêng của gia đình<br />
đó.<br />
<br />
Những mối liên quan này có thể linh hoạt hoặc cứng nhắc giữa các thành viên với nhau, giữa các tiểu hệ thống<br />
bên trong gia đình, và giữa gia đình với các hệ thống lớn hơn bên ngoài (làng xóm, phố phường…) mà ranh giới<br />
giữa gia đình và bên ngoài có thể bịt kín hay mở rộng.<br />
<br />
Gia đình là một giao diện (interface) giữa cá nhân và xã hội, là một thể chế thiết yếu làm trung gian giữa mục<br />
tiêu sinh lý và văn hoá xã hội trong sự hình thành nhân cách. Ranh giới giữa các thành viên với nhau cũng như<br />
giữa gia đình và môi trường chung quanh là một vấn đề rất quan trọng. Bản thân cơ cấu gia đình không phức tạp<br />
lắm, nhưng mỗi thành viên là một tiểu hệ phức tạp, và phức tạp hơn nữa là một hệ thống lớn xã hội xung quanh.<br />
<br />
Sự ảnh hưởng lẫn nhau trong gia đình đi theo một vòng cung phản hồi của mối quan hệ nhân quả mà trong đó<br />
những sự kiện đơn lẻ được quan niệm vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả, và có sự tác động hỗ tương giữa các<br />
sự kiện với nhau.<br />
Gia đình bao gồm nhiều tiểu hệ thống phụ thuộc lẫn nhau, mỗi tiểu hệ thống thực hiện những chức năng đặc<br />
biệt để duy trì bản thân tiểu hệ thống và bảo vệ duy trì cả hệ thống như một tổng thể.<br />
<br />
Mỗi cá nhân cũng là một tiểu hệ thống bên trong gia đình. Cá nhân có liên hệ về mặt chức năng và thứ bậc với<br />
các tiểu hệ thống và các cá nhân thành viên khác trong gia đình. Tiểu hệ thống có thể được thành lập dựa trên<br />
các thứ bậc (như vợ chồng, anh chị em…), hoặc theo chức năng (cha mẹ, ông bà, con cái...), hoặc theo phái tính<br />
(mẹ và các con gái…).<br />
<br />
Đến luợt gia đình cũng là một tiểu hệ thống, khi mở rộng giao tiếp với thế giới bên ngoài.<br />
<br />
Các tiểu hệ thống được phân chia bằng những đường biên giới. Đường biên giới bảo vệ tiểu hệ thống và cho<br />
phép tác động qua lại giữa những tiểu hệ thống.<br />
<br />
Đường biên giới có thể lỏng lẻo hoặc cứng nhắc (mở rộng hoặc khép kín) và thích nghi với thay đổi cần thiết của<br />
hệ thống gia đình. Bệnh lý thích nghi xuất hiện nếu đường biên giới quá cứng nhắc không cho phép giao tiếp<br />
thích hợp giữa hai tiểu hệ hoặc đường biên giới quá lỏng lẻo khiến có sự dính chặt, hoà lẫn chức năng giữa các<br />
tiểu hệ thống.<br />
<br />
Gia đình lành mạnh cần có những đường biên giới uyển chuyển giữa các cá nhân thành viên và các tiểu hệ, vừa<br />
không quá cứng nhắc để có thể duy trì chức năng trao đổi, gắn bó giữa các thành viên, vừa không quá lỏng lẻo<br />
để duy trì sự độc lập, trưởng thành của từng thành viên. Hệ thống gia đình có những qui luật, những nguyên tắc<br />
cho phép thực hiện những nhiệm vụ trong cuộc sống hằng ngày và duy trì cấu trúc của nó. Một vài qui luật được<br />
công khai và không giấu diếm nhưng trái lại những qui luật khác là không được bộc lộ công khai (qui luật ngấm<br />
ngầm).<br />
<br />
Gia đình lành mạnh có những qui luật kiên định, được nêu rõ và có thể uyển chuyển thích nghi với sự thay đổi.<br />
Mỗi thành viên trong gia đình có một số vai trò, mà vai trò này liên kết các vị thế và chức năng của người ấy<br />
trong gia đình.<br />
<br />
Vai trò có thể theo vị trí, thứ bậc trong gia đình như: bố mẹ, con cái, anh chị em … Vai trò có thể theo chức năng<br />
mà thành viên đảm nhận như nạn nhân (victim), người chịu tội thay (scapegoat), hoặc thánh tử đạo (martyr),<br />
v.v...<br />
<br />
Theo quan điểm hệ thống tất cả những hành vi (ví dụ: vai trò, những triệu chứng và những hình thức giao tiếp)<br />
đều có một ý nghĩa. Ví dụ một người kém thích nghi có thể tác động để giữ gia đình được cân bằng. Đặc biệt<br />
một người ở tuổi vị thành niên rối loạn trong vấn đề ăn uống có thể ngày càng dẫn đến việc gia đình quan tâm<br />
những khó khăn mà thiếu niên đó đang gặp phải. Rối loạn ăn uống có thể là chỉ báo cho thấy quá trình cá biệt<br />
hoá kém.<br />
<br />
Sự phát triển của gia đình (family development)<br />
<br />
Sự phát triển gia đình liên quan đến sự trưởng thành của các thành viên trong gia đình, thay đổi cấu trúc nhiệm<br />
vụ và quá trình tác động qua lại của đơn vị gia đình với bên ngoài, hỗ trợ việc liên kết những tiểu hệ thống.<br />
<br />
Chu trình đời sống gia đình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn mang một tính chất khác nhau. Các giai đoạn<br />
phát triển của gia đình có được vượt qua một cách thành công hay không là phụ thuộc vào hiệu lực phát triển gia<br />
đình thông qua việc điều chỉnh nhiệm vụ của các thành viên trong gia đình phù hợp với từng giai đoạn phát triển.<br />
Các biến cố đột xuất và thời điểm chuyển tiếp giữa các giai đoạn phát triển có tính thách thức cao đối với khả<br />
năng thích nghi của gia đình.<br />
<br />
Betty Carter và Monica Mc Goldrick (1988) đã mô tả sáu giai đoạn trong chu trình đời sống gia đình như sau:<br />
<br />
Giai đoạn 1: Cá nhân trưởng thành, rời khỏi gia đình gốc<br />
Nguyên lý cơ bản trong quá trình chuyển tiếp: Cá nhân đó dần dần có được các trách nhiệm đối với bản thân.<br />
<br />
Các thay đổi:<br />
<br />
+ Cá biệt hoá chủ thể từ gia đình gốc.<br />
<br />
+ Phát triển mối quan hệ với người đồng trang lứa.<br />
<br />
+ Trở nên độc lập về tài chính và quyết định công việc.<br />
<br />
Giai đoạn 2: Lập gia đình<br />
<br />
Nguyên lý chuyển tiếp: Tham gia tạo lập một hệ thống mới.<br />
<br />
Các thay đổi:<br />
<br />
+ Có gia đình riêng.<br />
<br />
+ Sắp xếp mối quan hệ với hai họ và với người ngoài (có xem xét tương quan với người đồng hôn phối).<br />
<br />
Giai đoạn 3: Gia đình có con nhỏ<br />
<br />
Nguyên lý chuyển tiếp: Chấp nhận những thành viên mới xuất hiện trong hệ thống.<br />
<br />
Các thay đổi:<br />
<br />
+ Điều chỉnh hệ thống sao cho có “chỗ” dành cho sự chăm sóc con cái.<br />
<br />
+ Đảm đương các công việc gia đình, kiếm tiền, nuôi con.<br />
<br />
+ Sắp xếp lại các chức năng, vai trò đối với gia đình hai họ (bao gồm ông bà nội, ngoại).<br />
<br />
Giai đoạn 4: Gia đình có con vị thành niên (thiếu niên)<br />
<br />
Nguyên lý chuyển tiếp: Ranh giới gia đình cần uyển chuyển, chấp nhận dần tính độc lập của các con và thực<br />
trạng sức khoẻ yếu kém của ông bà.<br />
<br />
Các thay đổi:<br />
<br />
+ Cho phép đứa con vị thành niên độc lập hơn. Hệ thống gia đình cũng “mở” hơn ra thế giới bên ngoài khi đứa<br />
con vị thành niên “đi đi, về về”.<br />
<br />
+ Vợ chồng có thể quan tâm trở lại đối vơi nhau và với công việc của mình.<br />
<br />
+ Chia sẻ trách nhiệm chăm sóc sức khỏe ông bà nội ngoại.<br />
<br />
Giai đoạn 5: Gia đình có con trưởng thành<br />
<br />
Nguyên lý chuyển tiếp: Chấp nhận những thay đổi lớn trong cơ cấu gia đình, có những người rời đi và có những<br />
người mới tiếp nhận vào hệ thống.<br />
<br />
Các thay đổi:<br />
+ Tái sắp xếp lại đời sống vợ chồng khi các con đã lớn.<br />
<br />
+ Đối xử với con cái như những người lớn với nhau.<br />
<br />
+ Sắp xếp lại các mối quan hệ bao gồm cả việc trở thành thông gia, ông bà, v.v…<br />
<br />
+ Đối đầu với sức khoẻ kém hoặc cái chết của ông bà nội, ngoại.<br />
<br />
Giai đoạn 6: Gia đình lúc cuối đời (later life)<br />
<br />
Nguyên lý chuyển tiếp: Chấp nhận sự chuyển đổi vai trò của các thế hệ.<br />
<br />
Các thay đổi:<br />
<br />
+ Sức khoẻ bản thân giảm sút.<br />
<br />
+ Hỗ trợ cho thế hệ con trẻ.<br />
<br />
+ Có vị trí trong hệ thống dành cho người cao tuổi, truyền lại hiểu biết và kinh nghiệm cho thế hệ sau ( mà<br />
không làm thay chức năng con cháu).<br />
<br />
+ Đối diện với cái chết của bạn đời, bạn bè, chuẩn bị cho cái chết của chính mình.<br />
<br />
+ Nghiệm lại chuyện đời …<br />
<br />
Khái niệm về chức năng gia đình lành mạnh (normal family functioning)<br />
<br />
Wamboldt và Reiss (1991) đã đặt câu hỏi: Khi một thành viên trong gia đình có triệu chứng thì gia đình đó có<br />
được miêu tả là gia đình lành mạnh hay không? Ngược lại, một cá nhân có thể đánh giá là lành mạnh nếu cô ấy<br />
hoặc anh ấy trưởng thành trong một gia đình bệnh lý không, trừ khi đó là bệnh lý về sự thích nghi?<br />
<br />
Sự lành mạnh gia đình có thể được đánh giá dựa trên các yếu tố: không có triệu chứng rối loạn chức năng được<br />
vận hành tốt và gia đình thích ứng được với sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội.<br />
<br />
Một vài tác giả khác (tiêu biểu như Satir và Baldwin, 1983) mô tả gia đình lành mạnh là bao gồm những cá nhân<br />
lành mạnh. Sự lành mạnh có thể thấy được qua các bình diện sức khoẻ thể chất, tinh thần, bối cảnh sống, dinh<br />
dưỡng, cảm xúc, trí năng và các mối quan hệ. Các thành tố chức năng ấy ở mỗi thành viên lại tạo nên cảm nhận<br />
về bản thân của riêng người ấy. Và tất cả những cảm nhận về bản thân của các thành viên sẻ góp phần tạo nên<br />
sự lành mạnh chung cho cả hệ thống gia đình.<br />
<br />
Những gia đình tốt nhất thường là gia đình có sự gắn bó, rõ ràng và có cấu trúc linh hoạt (flexible). Đường biên<br />
giới các thế hệ và cá nhân là có sự trao đổi qua lại để hiểu nhau, thừa nhận một cảm giác gần gũi và chung sống<br />
với nhau lâu dài nhưng vẫn thể hiện được sự tôn trọng tính riêng tư của cá nhân và tiểu hệ thống.<br />
<br />
Sự lành mạnh gia đình khuyến khích sự tự chủ cho tất cả những thành viên ở độ tuổi thích hợp. Gia đình lành<br />
mạnh thích nghi với cấu trúc bên trong của họ, vai trò mối quan hệ và những qui tắc phản ứng đối với tình<br />
huống, phát triển những yêu cầu và những thông tin mới từ môi trường.<br />
<br />
Một khả năng thứ bậc rõ ràng tồn tại giữa tiểu hệ thống bố mẹ và con cái. Việc điều khiển uy quyền đến tất cả<br />
các thành viên trong gia đình một cách rõ ràng. Trong phạm vi truyền đạt, gia đình lành mạnh truyền đạt rõ ràng<br />
và có hiệu quả về cảm nghĩ của họ, thích hợp với điệu bộ tự nhiên và thái độ cảm xúc đang diễn đạt, không có<br />
các thông tin “nhập nhằng – nước đôi” (double-bind).<br />
Khái niệm về gia đình bệnh lý (pathological or dysfunctional family)<br />
<br />
Gia đình bệnh lý có tính chất không linh hoạt và không có khả năng thích nghi trước sự phản ứng của môi trường,<br />
hoặc tình huống yêu cầu sự thay đổi.<br />
<br />
Những gia đình này có khuynh hướng không phân hoá, có đường biên giới không tốt, thất bại trong việc hỗ trợ<br />
phát triển sự lành mạnh cho mỗi cá nhân và thiết lập sự tin cậy trong mối quan hệ. Gia đình bệnh lý không linh<br />
hoạt, được định nghĩa là cấu trúc có khả năng không tốt, có sự giao tiếp yếu kém (tiêu biểu đó là sự giao tiếp<br />
không nhất quán), không có khả năng thương lượng và giải quyết vấn đề, cảm xúc được thể hiện bằng những<br />
cách thức tiêu cực, thiếu quan tâm và chăm sóc.<br />
<br />
Theo Obson và những cộng sự (1983), khả năng thích nghi của gia đình có liên quan với chức năng hệ thống gia<br />
đình linh hoạt và có khả năng thay đổi. Nó còn có khả năng cấu trúc vai trò mối quan hệ và những qui tắc phản<br />
ứng trước tình huống và phát triển những yêu cầu. Ngược lại gia đình không lành mạnh thì bám vào các thông lệ<br />
cứng nhắc và không có khả năng thay đổi linh hoạt.<br />
<br />
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI TRỊ LIỆU HỆ THỐNG<br />
<br />
Có rất nhiều trường phái trong quan điểm hệ thống, tuy nhiên trong khoá luận này chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh<br />
đến quan điểm của ba tác giả đó là: Salvador Minuchin, Murray Bowen và Ivan Boszormenyi – Nagy.<br />
<br />
Liệu pháp Bối cảnh - Xuyên thế hệ (Intergenerational–Contextual Family Therapy)<br />
<br />
Liệu pháp này gắn với tên tuổi của Ivan Boszormenyi – Nagy và các tác giả khác như Sperk, Grunebaum và Ulrich,<br />
là sự phát triển của trị liệu gia đình theo định hướng phân tâm học.<br />
<br />
Liệu pháp này nhấn mạnh đến các cơ chế động năng cả trong nội tâm cá nhân lẫn trong mối quan hệ liên cá<br />
nhân, và trong khi đã nhấn mạnh đến những gì đã xảy ra trong quá khứ nó vẫn chú tâm xem xét những vấn đề<br />
trong hiện tại.<br />
<br />
Liệu pháp này được vận dụng trong một khung đạo đức–hiện sinh (ethical–existential framework) và xem gia đình<br />
gốc là trung tâm.<br />
<br />
Nagy và Geraldine Spark ( 1973), đưa ra các khái niệm như “di sản” (legacy), “lòng trung thành”(loyalty), sự<br />
“hàm ơn” hay “mắc nợ” (indebtness) của một người đối với gia đình gốc của mình.<br />
<br />
Tính trung thành là tất cả những kỳ vọng được đặt ra để các thành viên trong gia đình phải cam kết làm theo. Về<br />
cơ bản, lòng trung thành là nhằm mục đích duy trì sự tồn tại của gia đình hơn là giúp cho sự cá biệt hoá chủ thể<br />
(self-diffrentiation).<br />
<br />
Mỗi thành viên trong gia đình đều có một “quyển sổ ghi công và nợ” (ledger of merits and debts) - Đây là cách<br />
nói có tính ẩn dụ, trong đó “công” ám chỉ sự đầu tư vào các mối quan hệ, còn “nợ” có ý nói về những nghĩa vụ<br />
của thành viên đó. Nội dung của “cuốn sổ ghi” này thay đổi tuỳ theo người này đang đầu tư (anh ta có hỗ trợ,<br />
giúp đỡ ai khác không?) hay anh ta đang “rút tiền lời” ()1 (tức là đang khai thác lợi ích từ người khác). Khi có sự<br />
bất công xảy ra, sẽ xuất hiện việc “thanh toán công nợ về mặt tâm lý” (repayment of psychological debts). Ngoà<br />
ra mỗi thành viên còn lưu giữ sổ ghi công nợ của cả gia đình, một “hệ thống tài khoản xuyên thế hệ” (multi<br />
generational accounting system) trong đó ghi rõ “ai vay mượn cái gì từ ai?”.<br />
<br />
Các nghĩa vụ bắt nguồn từ các thế hệ trong quá khứ đang ngấm ngầm ảnh hưởng đến hành vi của các thành viên<br />
trong gia đình ở hiện tại (sự trung thành vô hình: invisible loyalty). Việc rối loạn chức năng gia đình xảy ra khi các<br />
cá nhân thành viên hoặc cả gia đình cảm thấy rằng lâu nay họ đã làm sai lệch cán cân công nợ mà việc sai lệch<br />
này đã không có cách giải quyết. Việc này làm giảm mức độ tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình,<br />
dẫn đến việc những thành viên nào thấy mình bị mất mát nhiều sẽ phản ứng như mình có quyền được phá hoạ<br />
hoặc cảm thấy như mình mắc nợ quá nhiều, hoặc khi đó trong gia đình sẽ xuất hiện một thành viên bị nêu danh<br />
để chịu gán tội: “một bệnh nhân chỉ định” (identified patient ).<br />
<br />
Vì thế muốn hiểu được căn nguyên, chức năng, và điều kiện duy trì triệu chứng của một cá nhân thành viên,<br />
chúng ta phải xem xét lịch sử diễn biến của vấn đề, “sổ ghi công nợ của gia đình” và những “ tài khoản cá nhân<br />
chưa được thanh toán”.<br />
<br />
Cấu trúc cơ bản của liệu pháp.<br />
<br />
Liệu pháp bối cảnh - xuyên thế hệ là loại liệu pháp được thực hiện tập trung và lâu dài cho các cá nhân và gia<br />
đình, bao gồm cả những phiên trị liệu đa thế hệ. Tốt nhất là được thực hiện bởi một nhóm những nhà trị liệu để<br />
tái lập lại một khuôn mẫu vận hành cân bằng trong gia đình, trong đó những cá nhân này hỗ trợ cho những cá<br />
nhân khác. Nhà trị liệu khuyến khích từng thành viên tự bộc lộ bản thân và củng cố giá trị của từng cá nhân.<br />
<br />
Xác định mục tiêu<br />
<br />
Các mục tiêu trị liệu của liệu pháp này có tính phổ quát, chứ không tuỳ thuộc vào những đặc trưng riêng biệt của<br />
từng gia đình. Nhà trị liệu nhắm đến việc nêu ra những qui luật về tính trung thành còn đang ẩn khuất, ngấm<br />
ngầm bên trong gia đình; phát hiện những “tài khoản cá nhân và gia đình chưa được thanh toán”, tái lập lại sự<br />
cân bằng về mặt nghĩa vụ trong thực tế (tiến trình tái kết nối: rejunction process) nhằm phục hồi lại những quan<br />
hệ bị gãy đổ, bị lệch lạc, phát triển những cách thức quan hệ có tính thích nghi hơn, và cân đối lại cán cân cho –<br />
nhận giữa các thành viên bên trong gia đình. Trị liệu cũng giúp xây dựng một kế hoạch dự phòng cho các vấn đề<br />
tương tự sẽ xảy ra ngay trong hiện tại cũng như trong các thế hệ tương lai. Mặc dù việc làm mất đi triệu chứng<br />
và giảm đi sự đau khổ vẫn là mục tiêu quan trọng tức thời của việc trị liệu, nhưng mục đích bao quát của liệu<br />
pháp vẫn là nhằm giúp các cá nhân trong gia đình có được sự phân định rõ rệt giữa “kỷ” và “tha” (self–object<br />
delineation) và tham gia có trách nhiệm hơn vào các mối quan hệ trong gia đình.<br />
<br />
Liệu pháp Gia đình gốc (Family–of–Origin Family Therapy)<br />
<br />
Liệu pháp còn có tên gọi là liệu pháp Đa thế hệ (multigenerational therapy) do Murray Bowen đề xướng; cũng là<br />
một nhánh phát triển từ liệu pháp gia đình theo định hướng phân tâm. Tương tự như Nagy, liệu pháp của Bowen<br />
cũng nhấn mạnh vào các yếu tố động lực học của nội tâm và quan hệ liên cá nhân (intrapsychic and interpersona<br />
dynamics). Tuy nhiên, liệu pháp gia đình gốc chủ yếu tập trung vào động năng gia đình trong quá khứ. Gia đình<br />
gốc là đơn vị trung tâm của cách tiếp cận này.<br />
<br />
Theo Bowen (1978), gia đình là một hệ thống các mối quan hệ về cảm xúc. Sự rối loạn chức năng phát sinh kh<br />
các cá nhân bị mắc mứu vào gia đình gốc của mình, khiến bản thân người này không thể khẳng định được cảm<br />
xúc và ý kiến của riêng mình và/ hoặc khiến anh ta không có khả năng đối phó hiệu quả trong việc giải quyết các<br />
vấn đề trong đời sống của mình.<br />
<br />
Khái niệm then chốt trong học thuyết này là sự cá biệt hoá chủ thể (self-differentiation): Đó là khả năng của một<br />
cá nhân có thể biệt định hoá các chức năng cảm xúc và trí năng của mình. Nếu tiến trình cá biệt hoá tốt, cá nhân<br />
đó sẽ có chức năng cảm xúc và trí năng tương đối độc lập, một người như thế có khả năng hài lòng với các mố<br />
quan hệ xã hội và tự lựa chọn các mục đích sống của đời mình.<br />
<br />
Những cá nhân lành mạnh không “đầu tư quá mức” đến nổi mắc mứu vào các mối quan hệ cảm xúc trong gia<br />
đình gốc và cũng không cắt đứt hoặc không phủ nhận tầm quan trọng của các mối quan hệ này.<br />
<br />
Trái ngược lại, có những cá nhân “ cá biệt hoá” kém, họ bị lẫn lộn giữa các chức năng cảm xúc và trí năng hoặc<br />
có sự tạo lập một “khối những cái tôi cá biệt hoá kém trong gia đình” (undifferentiated family ego mass) làm cản<br />
trở tiến trình trưởng thành của các cá nhân.<br />
<br />
Hệ thống quan hệ cảm xúc gia đình tạo nên một cơ cấu tương quan phụ thuộc về mặt cảm xúc giữa các thành<br />
viên tuân theo những nguyên tắc tổ chức của gia đình đó. Ở một gia đình hạt nhân, hệ thống cảm xúc được tạo<br />
lập bởi người bố và người mẹ (hai người đồng hôn phối) và tính chất của hệ thống đó đặc biệt tương thích vớ<br />
mức độ cá biệt hoá của bản thân hai người này, từ các gia đình gốc của họ. Khi hôn nhân được hình thành giữa<br />
hai người có mức độ cá biệt hoá tốt, họ thường sẽ tạo nên một đời sống lứa đôi ổn định.<br />
<br />
Khi cả hai người đồng hôn phối có mức độ cá biệt hoá kém, họ dễ trải nghiệm những nỗi lo âu khi tạo lập gia<br />
đình riêng của mình. Để giải quyết các vấn đề, họ thường có những phản ứng như: hạn chế sự gần gũi về cảm<br />
xúc với người kia, hoặc sẽ có những xung đột trong hôn nhân; sẽ xuất hiện một trong hai người có triệu chứng<br />
rối nhiễu hoặc hai người sẽ lôi kéo một người thứ ba vào cuộc để tạo lập một “ quan hệ bộ ba” (triangulation), đó<br />
có thể là một đứa con, một người bạn, người tình, bố, mẹ, hoặc một nhà trị liệu tâm lý, nhằm ổn định các căng<br />
thẳng trong hôn nhân của họ. Khi “Bộ ba” bị thất bại trong việc giải quyết vấn đề, những nhân tố khác lại được<br />
tìm kiếm để hình thành những bộ ba mới…<br />
<br />
Các quan hệ bộ ba có thể lập đi lập lại và trở nên rối loạn về chức năng (tức là không giải quyết được vấn đề khó<br />
khăn) khi cá nhân thành viên cứ thể hiện kiên định mãi những vai trò một cách rập khuôn (ví dụ: một người mẹ<br />
trầm cảm, một người con có hành vi bộc phát, hoặc một người con quá giỏi dang…). Một triệu chứng bệnh lý đôi<br />
khi cũng có vai trò như một tác nhân thứ ba trong quan hệ tam giác này. Ví dụ, một cá nhân có thể trở nên<br />
nghiện rượu để trốn tránh những đau khổ do đời sống hôn nhân có vấn đề chưa được giải quyết. Và sau đó,<br />
chứng nghiện rượu lại càng làm trầm trọng thêm các khó khăn trong hôn nhân.<br />
<br />
Một loại quan hệ tay ba thường gặp nhất là giữa bộ ba: bố, mẹ và một đứa con. Đứa trẻ dễ bị tổn thương nhất<br />
trong số các con sẽ được lôi kéo vào bộ ba như một đáp ứng với sự rối loạn chức năng trong đời sống hôn nhân<br />
(đây gọi là “tiến trình phóng chiếu trong gia đình”: family projection process). Sự phóng chiếu ở đây có ngụ ý nói<br />
rằng bố mẹ đã “truyền” sang con mình sự yếu kém trong việc cá biệt hoá bản thân họ từ gia đình gốc của họ.<br />
Mức độ phóng chiếu tương ứng với mức độ cá biệt hoá kém của bố mẹ và mức độ khó khăn của các vấn đề bên<br />
trong gia đình. Tiến trình phóng chiếu này có thể dẫn đến sự tổn thương đứa trẻ và thậm chí lan sang cả những<br />
đứa con khác.<br />
<br />
Ngoài ra, sự phát sinh tâm bệnh ở một cá nhân còn có thể liên quan đến “tiến trình truyền lan đa thế<br />
hệ” (multigenerational transmission process) trong đó có sự tái diễn của tiến trình phóng chiếu bên trong gia đình<br />
và lập đi lập lại các vấn đề xung đột xuyên qua nhiều thế hệ trong gia tộc. Các rối loạn tâm bệnh được coi như là<br />
một sản phẩm của lịch sử và phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác.<br />
<br />
Cấu trúc cơ bản của liệu pháp.<br />
<br />
Liệu pháp kiểu Bowen được áp dụng trong trị liệu các cặp vợ chồng hoặc từng cá nhân người trưởng thành, bởi<br />
một nhà trị liệu, có thể tiến hành ngắn hạn hoặc dài hạn, với nhịp độ mỗi tuần một lần hoặc cách khoảng xa hơn.<br />
Cặp vợ chồng là trung tâm điểm cơ bản và nhà trị liệu sẽ chỉ rõ việc gia tăng khả năng cá biệt hoá của mỗi người<br />
sẽ giúp loại bỏ triệu chứng bệnh lý của một cá nhân thành viên bên trong gia đình. Kết cấu của liệu pháp tương<br />
đối chặt chẽ và nhà trị liệu giữ một vai trò tích cực đặt các câu hỏi cho từng người trong cặp vợ chồng, về bản<br />
thân họ và các đáp ứng của họ đối với những lời phê bình của người kia.<br />
<br />
Xác định mục tiêu.<br />
<br />
Mục đích trung tâm của liệu pháp Bowen là giúp thân chủ đạt được mức độ cá biệt hoá tốt từ bên trong gia đình<br />
gốc của mình. Mục đích lâu dài này thường được “ẩn giấu” bên trong hợp đồng trị liệu, mặc dù nó hiếm khi đưa<br />
ra thảo luận công khai giữa nhà trị liệu và các thành viên gia đình. Tất cả các can thiệp trị liệu đều được thiết kế<br />
sao cho đạt đến mục đích này.<br />
<br />
Liệu pháp gia đình theo trường phái cấu trúc (Structural Family Therapy )<br />
<br />
Trường phái cấu trúc được khởi xướng bởi Salvador Minuchin và các cộng sự Auerswald, Montalvo, Aponte,<br />
Haley, Hoffman và Rosman. Mô hình trị liệu được bắt đầu thiết lập từ lúc Minuchin làm việc tại Trung Tâm Hướng<br />
Dẫn Trẻ Em Philadelphia, Hoa Kỳ, trị liệu cho các đối tượng tội phạm vị thành niên và các gia đình thuộc giai tầng<br />
kinh tế – xã hội thấp, mà chủ yếu là người Mỹ gốc Phi Châu. Loại liệu pháp này được áp dụng trong khi tiếp cận<br />
những trẻ em, thiếu niên và gia đình của trẻ, và những trẻ này thường là “bệnh nhân chỉ định”. Nền tảng học<br />
thuyết của liệu pháp dựa trên các khái niệm của lý thuyết cấu trúc. Chức năng sống được gọi là “thích nghi” hay<br />
“không thích nghi” sẽ được mô tả tuỳ theo kiểu cách tương tác giữa các cá nhân với nhau, cá nhân với gia đình<br />
và với môi trường sống xung quanh. Trường phái cấu trúc nêu ra một số khái niệm căn bản liên quan đến cấu<br />
trúc gia đình, mô hình giao tiếp, cách thức biểu hiện cảm xúc và cách thức ứng phó, thích nghi khi gia đình trải<br />
qua thời điểm chuyển tiếp giữa các giai đoạn phát triển.<br />
<br />
Cơ cấu tổ chức (structural organisation): là mô hình quan hệ gia đình, có tính chất đặc thù riêng cho mỗi gia<br />
đình, và được điều chỉnh bởi bối cảnh xã hội và các nhiệm vụ phát triển của gia đình.<br />
<br />
Mô hình tương tác trong gia đình sẽ cho thấy một số thông tin thu về “các đường biên giới” (boundraies), “hệ<br />
thống thứ bậc” (hierarchy), “sự liên kết” (alignment) và “quyền lực” (power) bên trong gia đình.<br />
<br />
Các đường biên giới giúp nhận định các tiểu hệ thống và tạo nên những luật lệ cho phép “ai được tham gia” và<br />
“tham gia như thế nào” vào các công việc và nhiệm vụ (Miuchin, 1974).<br />
<br />
Gia đình là cơ cấu tổ chức có thứ bậc, với cha mẹ là tiểu hệ thống có quyền hành (executive subsystem) đặt vị trí<br />
phía trên các con của họ.<br />
<br />
Sự liên kết (alignment) nói về khả năng hợp tác với nhau hoặc đối lập nhau giữa thành viên này với thành viên<br />
khác trong khi thực hiện một trách vụ (Aponte, 1976). Trong các khái niệm về khả năng liên kết, có các khái<br />
niệm về sự “liên minh” như sau:<br />
<br />
+ Coalition: có nghĩa là sự liên minh ngấm ngầm giữa hai thành viên trong gia đình để chống lại một thành viên<br />
thứ ba ( ví dụ: mẹ liên minh với con để chống lại bố …).<br />
<br />
+ Alliance: cũng có nghĩa là sự liên minh, nhưng là liên minh giữa hai người cùng chia sẻ một quyền lợi chung<br />
không chịu sự kiểm soát của người thứ ba.<br />
<br />
Quyền lực (power) là tầm ảnh hưởng của một thành viên trong gia đình đối với kết quả của việc thực hiện một<br />
công việc (Aponte, 1976).<br />
<br />
Các gia đình bị rối loạn chức năng sẽ biểu hiện bởi các trục trặc ở các đường biên giới, ở sự liên kết hoặc “cán<br />
cân quyền lực” khiến cho gia đình không có được khả năng đáp ứng thích nghi trước các áp lực và nhu cầu phát<br />
triển của đời sống. Gia đình thể hiện sự kém thích nghi khi các thành viên chỉ bám víu một cách kiên định và<br />
cứng nhắc vào những cách thức tương tác vốn dĩ quen thuộc. Cách xếp loại các rối loạn chức năng gia đình có<br />
thể dựa trên cơ cấu nào bị ảnh hưởng nhiều nhất: các đường biên giới, sự liên kết, hay cán cân quyền lực. Các<br />
thuật ngữ như “kết dính” hay “mắc mứu” (enmeshment) và “xa cách” hoặc “không gắn bó” (disengagement)<br />
cũng ngụ ý chỉ các cách thức ứng xử không thích nghi về các đường biên giới trong gia đình và phản ánh những<br />
thái độ cực đoan trong quan hệ gia đình.<br />
<br />
Một mô hình tương tác khác có tính chỉ báo cho sự trục trặc các đường biên giới trong gia đình đó là “sự xâm<br />
phạm các đường biên giới chức năng” (violation of function boundraries).<br />
<br />
Một ví dụ cổ điển về mô hình này là một thành viên trong gia đình có sự can thiệp quá đáng vào “lãnh địa hoạt<br />
động” của các thành viên khác, như một đứa con có vai trò thay thế bố mẹ (parental child) có thể nắm giữ<br />
những quyền hành và trách nhiệm lẽ ra là thuộc về bố mẹ.<br />
<br />
Các rối loạn chức năng về sự liên kết trong gia đình thường gặp ở các hình thức sau và ít nhất có liên quan đến<br />
ba thành viên.<br />
<br />
+ Liên minh ổn định (stable coalition) trong đó thường xuyên có hai người nhất trí với nhau chống lại một người<br />
thứ ba.<br />
<br />
+ Liên minh đường vòng (liên minh nối tắc: detouring coalition). Một khối liên minh đường vòng là kiểu liên minh<br />
được tạo lập giữa hai người khi họ đồng ý xem một người thứ ba là nguồn gốc gây ra các vấn đề khó khăn giữa<br />
họ với nhau, ví dụ: hai vợ chồng xem đứa con hư hỏng của họ đã tạo ra những vấn đề cho đời sống hôn nhân<br />
của họ. Kiểu liên minh này giúp làm giảm bớt áp lực cho cặp vợ chồng và tạo ra sự ấn tượng về sự hoà hợp giữa<br />
họ với nhau.<br />
<br />
+ Ghép bộ ba (triangulation) xảy ra khi một thành viên trong gia đình (thường là bố hoặc mẹ) đòi hỏi một người<br />
thứ ba (điển hình là một đứa trẻ) đứng về phía mình để chống lại người kia. Người thứ ba thường cảm thấy mình<br />
ở vào một liên minh bị chia cắt (split alliance), vì cần phải đứng về phía người này để chống lại người thứ ba.<br />
Tiến trình này sẽ dẫn đến sự tê liệt về cảm xúc của người thứ ba và có thể khiến người này biểu hiện hành vi rối<br />
nhiễu (xuất hiện triệu chứng).<br />
<br />
Các rối loạn chức năng gia đình liên quan đến sự phân bố cán cân quyền lực được thể hiện khi một thành viên<br />
trong gia đình mất khả năng sử dụng quyền hành của mình để thực thi những vai trò đã được phân công. Ví dụ<br />
cổ điển cho trường hợp này là khi có sự suy yếu chức năng của tiểu hệ thống có chức năng “cầm<br />
quyền” (executive subsystem ) mà thường là bố mẹ, bị giảm quyền lực cần thiết để hướng dẫn, giáo dục con cái.<br />
<br />
Các gia đình bị rối loạn chức năng trên cả ba phương diện (đường biên giới, mối liên kết và cán cân quyền lực)<br />
sẽ rơi vào tình trạng vô tổ chức, có khả năng ứng phó kém với đời sống và cứ bám vào cách thức ứng phó quen<br />
thuộc<br />
<br />
một cách cứng nhắc dù rằng không hiệu quả. Trái lại, một gia đình lành mạnh thường có cấu trúc được phân<br />
định rõ ràng, sắp xếp chu đáo, uyển chuyển và đoàn kết. Gia đình lành mạnh cho phép điều chỉnh tốt các chức<br />
năng và vai trò của từng thành viên, của các tiểu hệ và của các gia đình.<br />
<br />
Cấu trúc cơ bản của liệu pháp.<br />
<br />
Trường phái cấu trúc có sự linh hoạt về cách can thiệp, số thành viên trong gia đình tham gia trị liệu, địa điểm,<br />
thời gian và nhịp độ tiến hành các phiên trị liệu.<br />
<br />
Trong các buổi trị liệu, thay vì tập trung vào nội dung (nói cái gì?), nhà trị liệu thường lưu ý vào các cách thức<br />
giao tiếp bằng lời và không lời giữa các thành viên gia đình, vì cách thức này phản ánh cơ cấu của gia đình đó.<br />
<br />
Liệu pháp cấu trúc thường được thực hiện bởi một nhà trị liệu. Kết hợp hai nhà trị liệu đồng thời sẽ khó khăn khi<br />
áp dụng các kỹ thuật của liệu pháp, gương một chiều (one way mirror) có thể sử dụng với mục đích tái cấu trúc<br />
lại gia đình (ví dụ: tách đứa trẻ ra sau gương để trẻ có thể từ bên ngoài quan sát các tương tác của bố mẹ).<br />
<br />
Xác định mục đích.<br />
<br />
Gia đình thường mong muốn giải quyết các vấn đề hiện tại của “bệnh nhân chỉ định” và thường không quan tâm<br />
đến cấu trúc hiện tại của gia đình. Tuy nhiên, nhà trị liệu cần phải khẳng định rằng mục đích trị liệu chỉ có thể<br />
đạt được bằng cách tái cấu trúc lại tổ chức đơn vị gia đình để các mô hình tương tác có thể diễn ra một cách<br />
thích nghi hơn (restructuring: tái cơ cấu lại tổ chức gia đình).<br />
<br />
Một mục đích quan trọng khác là giúp thay đổi cách đánh giá thực tại của gia đình (Minuchin và Fishman, 1981):<br />
nhà trị liệu giúp gia đình có thể xem xét, đánh giá vấn đề theo một cách thức khác, sao cho họ có thể phát triển<br />
các mối tương giao lành mạnh hơn (reframing: tái định dạng nhận thức).<br />