intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trầm cảm bệnh không của riêng ai

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

88
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trầm cảm không phải là tình trạng đôi khi cảm thấy buồn trong cuộc sống do gặp phải những mâu thuẫn, thất vọng hoặc những điều không như mình mong muốn mà là một trạng thái buồn kéo dài, không mất đi, làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Người bệnh trầm cảm được ví như là “sống trong một cái hang đen tối” với cảm giác buồn chán, bi quan và thấy cuộc sống không có ý nghĩa. Ảnh: minh họa - Internet Trầm cảm xuất hiện từ khá lâu và được ghi lại trong Kinh Thánh bởi King David với...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trầm cảm bệnh không của riêng ai

  1. Trầm cảm bệnh không của riêng ai Trầm cảm không phải là tình trạng đôi khi cảm thấy buồn trong cuộc sống do gặp phải những mâu thuẫn, thất vọng hoặc những điều không như mình mong muốn mà là một trạng thái buồn kéo dài, không mất đi, làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Người bệnh trầm cảm được ví như là “sống trong một cái hang đen tối” với cảm giác buồn chán, bi quan và thấy cuộc sống không có ý nghĩa. Ảnh: minh họa - Internet Trầm cảm xuất hiện từ khá lâu và được ghi lại trong Kinh Thánh bởi King David với những sự chịu đựng đau khổ gặp phải. Ở thời Hippocrates nói đến trầm cảm như là một căn bệnh u sầu, sầu uất, và nó được ví như thứ mật đen trong cơ thể. Vào những năm đầu của thế kỷ 20, Freud cho rằng có sự liên hệ giữa trầm cảm với những xung đột và những tội lỗi của con người. Trầm cảm gặp với tỉ lệ 10% ở người trưởng thành, 8% ở lứa tuổi thanh thiếu niên và 2% ở lứa tuổi trẻ em.
  2. Bạn có thể đánh giá xem mình có rơi vào trạng thái trầm cảm hay không bằng cách tự trả lời những câu hỏi sau: • Bạn không ngủ được hoặc ngủ quá nhiều? • Bạn không tập trung được vào công việc hoặc cảm thấy những công việc trước kia bạn thấy dễ dàng thực hiện bây giờ trở nên khó khăn? • Bạn cảm thấy không có hy vọng gì và cảm thấy không có ai giúp đỡ mình? • Bạn không thể kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực mặc dù bạn đã cố gắng hết sức? • Bạn bị mất đi cảm giác ngon miệng hoặc bạn bị chứng ăn vô độ? • Bạn uống nhiều rượu hơn bình thường và có những hành vi thiếu thận trọng, không suy tính đến hậu quả? • Bạn nghĩ rằng cuộc sống này không đáng để sống? Khi bạn hoặc người thân thấy có từ 4 biểu hiện như trên thì phải xem xét có thể bạn đã bị trầm cảm. Biểu hiện của trầm cảm Cảm giác không có sự giúp đỡ của mọi người, cô độc và không có hy vọng gì trong cuộc sống: bạn có một cái nhìn ảm đạm về mọi việc, không có một cái gì trở nên tốt đẹp hơn, không có gì có thể cải thiện được tình huống của bạn. Mất hết hứng thú trong hoạt động hàng ngày: những sở thích trước đây, những hoạt động xã hội, hoặc những mối quan hệ với người khác giới. Bạn mất đi cảm giác hài lòng và thích thú. Thay đổi trọng lượng cơ thể và cân nặng: bạn có thể gầy sút cân và cũng có thể tăng cân, bạn thay đổi hơn 5% trọng lượng cơ thể trong thời gian một tháng.
  3. Cảm giác tức giận hoặc dễ kích thích: cảm thấy dễ bị kích động, bồn chồn, hoặc thậm chí là có những hành vi bạo lực. Ngưỡng chịu đựng của bạn kém, bạn nóng tính và dễ bị kích thích bởi những sự việc nhỏ không vừa ý hoặc người khác dễ làm cho bạn trở lên nóng nảy. Bạn cảm thấy mình như bị mất hết năng lượng: cảm giác mệt mỏi, lờ đờ, chậm chạp, suy kiệt. Bạn cảm thấy toàn thân mình như nặng nề, làm một việc nhỏ thôi bạn cũng cảm thấy mệt mỏi và mất nhiều thời gian để hoàn thành. Sự khinh ghét bản thân: bạn cảm giác là mình rất vô dụng và đầy tội lỗi. Bạn chỉ trích mình vì những sai lầm hoặc những lỗi rất nhỏ. Có những hành vi không tính đến hậu quả của nó: bạn có những hành động như là sử dụng các chất gây nghiện, chơi game, cờ bạc, những môn thể thao mạo hiểm, lái xe không an toàn… Có những vấn đề về sự tập trung, chú ý: không thể tập trung vào công việc, khó khăn khi quyết định vấn đề, không thể nhớ được các sự kiện mới. Đau nhiều nơi trong cơ thể mà không thể giải thích được: như là đau đầu, đau lưng, đau cơ và đau dạ dày. Trầm cảm là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến hành vi tự sát. Sự buồn chán cùng với cảm giác không hy vọng gì vào tương lai dẫn đến suy nghĩ chết là cách giải thoát khỏi những đau khổ. Nghĩ đến cái chết hoặc có những hành vi tự sát là triệu chứng nặng của trầm cảm, phải theo dõi chặt chẽ và cần có sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Những dấu hiệu của tự sát bao gồm: Nói về cái chết và sự tự gây hại cho bản thân; Thể hiện mạnh mẽ cảm giác không có hy vọng gì hoặc cảm thấy như là mình bị rơi vào cạm bẫy; Có một sự bận tâm bất thường về cái chết hoặc sự chết chóc; Có những hành vi nguy hiểm, như thể họ mong muốn cái chết đến với mình, ví dụ như vượt qua đèn đỏ lúc đường đang đông; Gọi điện hoặc thăm hỏi mọi người để chào từ biệt; Nói
  4. những điều như là mọi người sẽ tốt hơn nếu như không có tôi, tôi là gánh nặng của mọi người; Có sự thay đổi đột ngột từ cảm giác buồn chán sang vui vẻ, bình tĩnh và hạnh phúc; Cho đi những đồ dùng quý hiếm của mình… Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ của căn bệnh trầm cảm Nhiều bệnh lý trong y học có những nguyên nhân rõ ràng và việc điều trị cũng rất đơn giản, bạn bị viêm ruột thừa, mổ cắt ruột thừa, bạn bị nhiễm trùng, dùng kháng sinh... nhưng với căn bệnh trầm cảm thì phức tạp hơn nhiều. Trầm cảm không phải chỉ đơn giản là sự rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh trong não và không chỉ dùng thuốc đơn thuần mà trầm cảm được coi như là một sự kết hợp của yếu tố sinh học, tâm lý học và các yếu tố xã hội. Những yếu tố nguy cơ của trầm cảm bao gồm: sự cô đơn, không có sự nâng đỡ về xã hội, gặp phải những sự kiện gây stress trong cuộc sống, tiền sử gia đình có người bị trầm cảm, có những vấn đề về hôn nhân hoặc những mối quan hệ khác trong gia đình, bạn bè, khó khăn về tài chính, bị lạm dụng hoặc gặp phải những sang chấn từ tuổi thơ, nghiện rượu hoặc nghiện chất, thất nghiệp hoặc bị lạm dụng sức lao động quá mức, có những vấn đề về sức khỏe hoặc những bệnh lý đau mạn tính. Ðiều trị bệnh trầm cảm như thế nào? Việc điều trị bệnh cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, sự phấn đấu của bản thân bạn và sự điều trị của thầy thuốc chuyên khoa tâm thần. Bạn thay đổi lối sống của mình sao cho lành mạnh hơn mặc dù rất khó khăn: tạo dựng những mối quan hệ với những người có thể nâng đỡ mình, tập luyện một cách đều đặn và ngủ đều đặn, ăn uống đều đặn những thức ăn tốt cho sức khỏe, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, học cách đối phó với stress trong cuộc sống, tập những kỹ năng giảm căng thẳng như là thư giãn, tham gia câu lạc bộ hài, thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực của mình.
  5. Hãy để mọi người xung quanh giúp đỡ bạn: bạn nên nhớ một điều là cảm thấy không còn hy vọng gì hay cảm thấy bạn bất lực là triệu chứng của bệnh lý chứ bản thân bạn không phải là người yếu đuối, không có năng lực, trình độ và bạn vẫn có thể thay đổi tình huống! Điều quan trọng bạn cần phải nhớ là bắt đầu bằng những bước đi nhỏ và đề nghị mọi người giúp đỡ. Có một sự giúp đỡ mạnh mẽ từ những người xung quanh sẽ làm bạn rời xa được sự buồn chán và làm cho bạn hồi phục được. Hãy tâm sự với mọi người và nói bạn đang cần giúp đỡ như thế nào? Một điều quan trọng là bạn cần phải tìm sự giúp đỡ của các nhà chuyên gia về sức khỏe tâm thần. Tại đây bạn sẽ được kê đơn chỉ định dùng những thuốc chống trầm cảm và họ dạy cho bạn những kỹ thuật trị liệu tâm lý và cách phòng tránh sự tái phát của trầm cảm. Để cuộc sống luôn có nụ cười, chúng ta hãy chung tay giúp đỡ người bệnh trầm cảm và người bệnh trầm cảm hãy hòa nhập hơn với mọi người để tìm sự giúp đỡ vượt qua căn bệnh của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2