intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trục trặc và sửa chữa

Chia sẻ: Nguyen Tien Huong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

157
lượt xem
203
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn có thể cho hệ thống khởi động mà không thực hiện các lịnh trong Config.sys hoặc Autoexec.bat; bạn cũng có thể cho hệ thống khởi động và quyết định cho nạp từng dòng lịnh. Bạn thực hiện điều này khi màn hình xuất hiện dòng chữ Starting Ms Dos hoặc Starting Windows 95 lúc mới khởi động máy, bạn nhấn F5 (bỏ qua 2 file hệ thống) hay F8 (nạp từng dòng lịnh). Việc làm này cần thiết khi bạn muốn biết do dòng lịnh nào làm máy của bạn trục trặc để bạn có thể sửa chữa thích hợp....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trục trặc và sửa chữa

  1. TRụC TRặC Và SửA CHữA: Bạn có thể cho hệ thống khởi động mà không thực hiện các lịnh trong Config.sys hoặc Autoexec.bat; bạn cũng có thể cho hệ thống khởi động và quyết định cho nạp từng dòng lịnh. Bạn thực hiện điều này khi màn hình xuất hiện dòng chữ Starting Ms Dos hoặc Starting Windows 95 lúc mới khởi động máy, bạn nhấn F5 (bỏ qua 2 file hệ thống) hay F8 (nạp từng dòng lịnh). Việc làm này cần thiết khi bạn muốn biết do dòng lịnh nào làm máy của bạn trục trặc để bạn có thể sửa chữa thích hợp. Khi dòng lịnh trong Config.sys bị lỗi. Dos sẽ thông báo cụ thể là dòng lịnh thứ mấy, bạn kiểm tra lại và sửa chửa cho đúng. Khi dòng lịnh trong Autoexec.bat bị lỗi. Dos thường thông báo là Bad command or file name, bạn phải dùng fím F8 để kiểm tra chính xác dòng nào bị lỗi. Các lỗi thường gặp là: Sai địa chỉ chứa file nạp, sai tên file, không có file trên đĩa, dư dấu cách (dấu cách cũng là 1 ký tự). Khi cài đặt chương trình mới, 2 file hệ thống hay bị sửa chữa. Bạn cần kiểm tra và xắp sếp lại cho hợp lý. Các lịnh trong Autoexec.bat phải được nằm dưới lịnh @echo off để chúng khỏi hiển thị "lỉnh kỉnh" ra màn hình. QUảN Lý Bộ NHớ : Một vấn đề thường xảy ra khi bạn chơi các trò chơi trong Dos, hoặc khi chạy một chương trình nào đó là hệ thống thông báo không đủ bộ nhớ. Màn hình hiện lên dòng chữ sau : "Out of memory" Bộ nhớ được đề cập ở đây là RAM (tắt chữ Random Access Memory) cung cấp vùng lưu trữ tạm thời cho các chương trình và dữ kiện. Tất cả các chương trình đều cần đến bộ nhớ để chạy. Một số chương trình đòi hỏi bộ nhớ nhiều hơn một số khác. Việc có bao nhiêu bộ nhớ hữu dụng (Available Memory) sẽ ảnh hưởng lên những chương trình mà bạn có thể chạy. Dưới đây chúng tôi xin giải thích sơ về cấu tạo của bộ nhớ của máy PC mà không đi quá sâu về mặt kỹ thuật cho các bạn dễ hiểu. + Bộ nhớ quy ước (Conventional Memory) : Là vùng bộ nhớ từ 0 Kb đến 640 Kb. Mọi máy vi tính đều có vùng bộ nhớ này. Từ "quy ước" được đặt ra là vì loại bộ nhớ này xuất hiện từ khi máy PC mới ra đời, sau này bộ nhớ ngày càng tăng vượt qua giới hạn 640 Kb, nên phần bộ nhớ này được đặt tên như vậy. Các chương trình ứng dụng đều sử dụng đến vùng bộ nhớ này + Bộ nhớ vùng trên (Upper Memory Area - UMA) : Là vùng bộ nhớ nằm giữa vùng bộ nhớ quy ước và bộ nhớ mở rộng. Kích thước 384 Kb (từ 640Kb đến 1Mb). Một phần của vùng này được Dos chia thành những khối gọi là Upper Memory Block - UMB (Lịnh Dos=UMB là đưa một phần của Dos vào vùng này). Một phần khác của vùng này được khung trang cho bộ nhớ phân trang EMS. + Bộ nhớ mở rộng (Extended Memory - XMS) : Là vùng bộ nhớ nằm trên 1 Mb. Ðể sử dụng vùng bộ nhớ này CPU phải chuyển qua chế độ bảo vệ (Protected Mode). Còn vùng dưới 1Mb thì CPU ở trong chế độ thực (Real Mode). May mắn cho chúng ta, việc chuyển qua lại giữa hai chế độ này đã có Dos và các nhà chế tạo CPU lo + Bộ nhớ vùng cao (High Memory Area - HMA) : Là vùng thuộc bộ nhớ mở rộng, nhưng nằm kề ngay bộ nhớ vùng trên, kích thước 64 Kb (từ 1024 Kb đến 1088 Kb). Chính trình đạo diễn Himem.sys cho phép bạn sử dụng được 24 Kb của vùng bộ nhớ mở rộng này để chuyển một phần chương trình hệ thống của Dos lên đây giải phóng thêm chỗ cho bộ nhớ quy ước
  2. + Bộ nhớ phân trang (Expanded Memory -EMS) còn được gọi là bộ nhớ bành trướng. Bộ nhớ này được phân thành từng trang kích thước 16 Kb và được ánh xạ vào vùng khung trang của UMB. Có những chương trình sử dụng chỗ trống trên dĩa cứng làm bộ nhớ phân trang. Chương trình nào muốn sử dụng bộ nhớ phân trang thì phải báo rõ là mình cần bộ nhớ phân trang cho trình quản lý EMM, việc này đứng về phía người viết chương trình phần mềm phải thảo chương thêm gây tốn kém cho nhà sản xuất nên người ta ít viết chương trình loại này. Bởi vậy nếu bạn mở file Config.sys xem thì thấy đa số trên máy chúng ta trình quản lý bộ nhớ Emm386.exe thường được cài đặt với tham số noems (NO EMS nghĩa là không sử dụng bộ nhớ phân trang) Nói chung việc quản lý bộ nhớ là làm sao ta có được phần bộ nhớ hữu dụng tức là phần còn lại của bộ nhớ quy ước càng lớn càng tốt. Ðể làm việc này ta phải có hiểu biết về Himem.sys và Emm386.exe được cài đặt bằng lịnh Device trong file Config.sys, biết cách xắp sếp các dòng lịnh trong 2 file hệ thống nhằm đưa các phần có thể lên các bộ nhớ khác giải phóng được nhiều chỗ trống cho bộ nhớ quy ước. Muốn biết bộ nhớ được phân bổ ra sao, từ dấu nhắc Dos, bạn đánh lịnh Mem. Trình quản lý bộ nhớ có sẵn của Dos là Himem.sys và Emm386.exe, bạn có thể dùng trình tiện ích quản lý khác như QEMM Bạn có thể dùng Memaker, QEMM để tự động sửa chữa 2 file hệ thống dùm bạn. Nhưng bạn cần phải chạy lại chúng mỗi khi bạn hay các phần mềm mới cài đặt thay đổi nội dung 2 file nầy, nếu không bộ nhớ của bạn còn "tệ" hơn là bạn không sử dụng chúng. Một số nguyên tắc để tối ưu 2 file hệ thống trong việc quản lý bộ nhớ. a/ Luôn luôn nạp Himem.sys và Emm386.exe trước tiên. Riêng về Emm386, nên dùng thông số NOEMS và có thể thêm 2 thông số Highscan và I=B000(B7FF để tăng dung lượng cho khối UMB. Thí dụ: device=c:\dos\emm386.exe noems highscan I=b000(b7ff b/ Phải có dòng lịnh Dos=high,umb c/ Ðổi tất cả lịnh device thành devicehigh nếu được. Bạn phải đổi thử từng lịnh rồi khởi động lại xem chúng có báo lỗi không vì có một số drv không nạp được lên bộ nhớ cao. d/ Thêm LH vào trước tất cả các dòng lịnh nạp drv thường trú trong Autoexec.bat giống như mục c. Ðối với các lịnh nạp file chương trình chạy rồi thoát như NDD, IMAGE thì không cần. e/ Thường xuyên dùng lịnh MEM để kiểm tra bộ nhớ quy ước. Nếu trên 600Kb là chứng tỏ bạn đã xắp sếp tốt 2 file hệ thống. CàI ÐặT, Gỡ Bỏ PHầN MềM ứNG DụNG & TIệN íCH : Khi mới mua máy, nơi bán đã có cài sẵn cho chúng ta một số chương trình để chúng ta sử dụng, nhưng với thời gian nhu cầu sử dụng thay đổi, chúng ta có thể cần thêm hay bớt một số chương trình cho phù hợp với nhu cầu của chúng ta. CàI ÐặT : Thêm một phần mềm (chương trình) nào đó vào máy vi tính, đó là cài đặt chương trình. Trước tiên bạn cần phân biệt giữa sao chép (Copy) và cài đặt (Install hay Setup)
  3. Có một số phần mềm nhỏ, khi chạy chỉ cần 1 vài file và chạy độc lập không "quan hệ" với các phần mềm khác. Ta chỉ cần có một bản sao (Copy) của nó, đem về đổ vào dĩa cứng của ta (cũng Copy) là có thể sử dụng được bằng cách cho thi hành một trong các file .bat hay .exe của phần mềm đó. Thí dụ: VIETRES, NC, NU... Nhưng đối với các phần mềm lớn của Dos cũng như Windows, khi chạy cần nhiều file và có "nhờ vả" đến các phần mềm khác. Thí dụ: 3DS, ACAD, VIETWARE...Muốn sử dụng được, trước hết ta cần có bản gốc trên đĩa mềm hay trên CD ROM, sau đó ta phải cài đặt phần mềm vào dĩa cứng của ta bằng cách cho thi hành một trong các file : Install.bat, Install.exe hay Setup.exe (tùy theo phần mềm). Các file này thường nằm ngay trong dĩa số 1 (nếu bạn cài từ dĩa mềm). Chương trình cài đặt sẽ làm công việc bung nén các file trên đĩa mềm xuống đĩa cứng, xếp đặt chúng vào các thư mục con, tạo vùng môi trường và đăng ký các thông số cần thiết vào các file hệ thống sao cho phần mềm có thể chạy được tốt nhất mà không cần sự can thiệp của chúng ta. Nếu bạn không biết cách cài đặt, có thể phần mềm không thể chạy được hay thường xuyên bị lỗi. Ðể tránh gặp rắc rối trong việc cài đặt và sử dụng chương trình, bạn nên tìm đọc các file *.txt, *.doc, có trong mỗi chương trình, đặc biệt là file Readme.txt, các file này luôn chứa những thông tin cần thiết và mới nhất (giờ chót) về chính chương trình đó. Trong quá trình cài đặt, bạn sẽ được hỏi một đôi điều, ví dụ : Bạn muốn cài phần mềm vào ổ dĩa, thư mục nào ? Bạn chọn cài đầy đủ, tối thiểu hay để bạn chọn lựa ? Bạn muốn cài thường trú hay chỉ khi nào bạn cần sử dụng mới kích hoạt nó ? (Chương trình Norton Anti Virus). Bạn có cần tạo dĩa mềm khởi động không ? (Cài Win 95) … Nếu bạn hiểu rõ thì bạn sẽ chọn được những tùy chọn thích hợp, còn không thì bạn cứ nhấn Enter chấp nhận những mặc nhiên do chương trình cài đặt đề nghị. Sau nhiều lần cài đặt bạn sẽ quen với những câu hỏi như vậy và có kinh nghiệm thích hợp. Ðôi khi bạn cũng gặp những bản Update (cập nhật), chương trình cài đặt sẽ yêu cầu bạn chỉ thư mục chứa version cũ … gặp trường hợp này bạn phải đưa dĩa mềm chứa một phần của version cũ vào để đánh lừa nó. Bạn cứ mạnh dạn cài đặt chương trình đi rồi bạn sẽ có kinh nghiệm. Một số phần mềm khi cài đặt sẽ chỉnh sửa Config.sys và Autoexec.bat (Dos), sửa Win.ini và System.ini (Win). Do đó bạn nên sao chép bốn file này trước khi cài đặt để có thể so sánh sửa đổi nếu sau khi cài đặt hệ thống của bạn chạy không tốt như trước. Hiện nay, do ổ dĩa CD cũng khá rẻ nên các máy vi tính có trang bị ổ CD cũng đã thông dụng. Bạn nên chọn mua các dĩa CD chứa phần mềm mà bạn thường dùng (khoảng 12 USD) và cài đặt trực tiếp từ dĩa CD, hơn là mua dĩa mềm đem đi chép không kinh tế bằng, và bảo quản cũng nguy hiểm hơn. Những phần mềm lớn như OFFICE, COREL còn cho phép bạn chạy ngay trên đĩa CD để đở tốn đĩa cứng. Chú ý: Ðể đở tốn đĩa, nhà sản xuất luôn lưu trử phần mềm dưới dạng nén trong bộ đĩa mềm gốc. Chúng sẽ được bung tự động khi bạn cài xuống đĩa cứng, tuy nhiên có nhiều bộ đĩa gốc cung cấp thêm chương trình bung riêng để khi cần bạn có thể bung từng file nhằm cập nhật nhanh các file bị hư trên đĩa cứng. Thí dụ như các phần mềm của Microsoft có thể dùng chương trình EXPAND, DECOMP, EXTRACT...để bung các file nén. Nếu bộ đĩa gốc được sao chép từ đĩa CD ROM qua đĩa mềm, toàn bộ các file trên đĩa sẽ có thuộc tính chỉ đọc. Các chương trình cài đặt cần cập nhật đĩa mềm gốc sẽ không chịu chạy (thí dụ như Stacker 4.1). Bạn phải bỏ thuộc tính chỉ đọc trên đĩa gốc số 1 thì mới cài đặt được. Khi bạn đã cài đặt phần mềm xuống đĩa cứng, bạn không nên di chuyển hay đổi tên thư mục chứa phần mềm nầy vì có thể chúng không chạy được do khi cài đặt chúng đã lưu thông tin về điạ chỉ ban đầu của chúng. Ðối với các phần mềm Dos, chúng lưu trong file có đuôi .ini hay .cfg; Ðối với win3.xx, chúng lưu trong các file .ini; Ðối với Win 95, chúng lưu trong .dat; Việc sửa chữa các file nầy rất phiền phức và hay thiếu sót. Tốt nhất là nên cài đặt lại nếu muốn thay đổi điạ chỉ.
  4. Ða số các phần mềm chạy với Dos chỉ yêu cầu bạn ghi thêm địa chỉ vào lịnh PATH và Set vùng môi trường trong file Autoexec.bat. Nên nói chung , bạn có thể copy chúng từ máy khác về máy mình mà không cần cài đặt, kể cả Dos cũng vậy. Các phần mềm chạy với Win có quá trình cài đặt phức tạp do khi chạy chúng phải "nhờ vả" vào Win và cần thực hiện một số liên kết với các phần mềm khác khi cần thiết. Do đó khi copy bạn sẽ không thực hiện được các xác lập nầy bằng tay và chúng sẽ không chạy được. Bạn nên phân biệt cài đặt phần mềm và cài đặt drv thiết bị vì khi cài đặt drv, chúng đòi hỏi việc xác lập trong Config.sys và Autoexec.bat phức tạp hơn do chúng phải làm việc với phần cứng của máy. Gỡ Bỏ : Bớt một chương trình nào đó ra khỏi máy vi tính đó là gỡ bỏ chương trình. Cũng tương tự như khi cài đặt, đối với các phần mềm nhỏ, muốn gỡ bỏ bạn chỉ cần vào thư mục chứa nó rồi Delete là xong. Nhưng đối với các phần mềm lớn, gở bỏ được chúng là một kỳ công vì chúng nằm rải rác trong nhiều thư mục và ghi rất nhiều chi tiết lên các file hệ thống. Ðể gỡ bỏ chúng bạn nhất thiết phải biết rõ trong quá trình cài đặt chúng đã làm gì và thao tác xoá bằng tay rất công phu mà nhiều khi cũng không hiệu quả. Trong Windows 95 có một tiện ích đi kèm để dùng vào việc cài đặt và gỡ bỏ chương trình đó là Add/ Remove Program, nhưng nó chỉ áp dụng được cho các phần mềm viết cho Win 95 mà thôi. Tuy nhiên nhờ Win 95 mà ngày nay các phần mềm mới đều bắt chước cung cấp thêm phần Remove hay Uninstall của riêng nó giúp cho người sử dụng đở vất vả. Hiện nay để gỡ bỏ các phần mềm cũ, tốt nhất là chúng ta nhờ sự hỗ trợ của các tiện ích chuyên dùng là CleanSweep, Remove-It hay Unistaller. Nhưng để các phần mềm nầy chạy tốt, bạn phải chú ý các điểm cơ bản như sau: Phải cho chúng chạy trước khi cài đặt các phần mềm để chúng có thể theo dõi quá trình cài đặt của các phần mềm nầy. Chúng sẽ lưu thông tin vào 1 file nội bộ để sau nầy căn cứ vào đó mà xoá phần mềm tương ứng một cách chính xác. Trong trường hợp bạn xoá phần mềm nào không được chúng theo dõi, bạn sẽ được yêu cầu trả lời một số câu hỏi. Bạn cần suy nghĩ chính chắn trước khi trả lời vì chính bạn mới là người hiểu rõ về phần mềm chớ không phải chúng. Tuy nhiên bạn sẽ được lợi ở chỗ chúng lục lọi tất cả những gì liên quan đến phần mềm muốn xoá và liệt kê ra cho bạn xem xét (việc nầy nếu để bạn tự làm thì thực là gian khổ). Ðặc biệt trong Windows, có vấn đề là một file được sử dụng cho nhiều phần mềm. Ðừng lo, chúng sẽ biết và báo cho bạn đề phòng, tốt nhất là bạn không nên xoá các file nầy khi chưa chắc chắn. PcLeHoan 1996 - 2002 Mirror : http://www.pclehoan.com Mirror : http://www.lehoanpc.net Mirror : http://www.ktlehoan.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2