intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tử thi học

Chia sẻ: Va Ha Nguyen | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:85

60
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự ngừng vĩnh viễn hoạt động chức năng của hệ tim mạch. Ngày nay, hô hấp có duy trì chức năng bằng các phương tiện. Nên yếu tố này không còn giá trị nữa. Ngay nay vấn đề chết não: – vẫn là vấn đề pháp lý. - duy trì cuộc sống bằng máy có thể cho phép thu giữ các cơ quan được hiến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tử thi học

  1. TỬ THI HỌC (THANATOLOGY) Ths. Nguyễn Văn Luân
  2. MỤC TIÊU 1. Xác định bệnh nhân tử vong đúng tiêu chuẩn y học. 2. Nhận thức rõ ràng và giải thích được cho người dân về khái niệm chết não. 3. Nắm vững dấu hiệu biến đổi tử thi sớm. 4. Hiểu rõ ý nghĩa việc ứng dụng các biến đổi tử thi để ước lượng thời gian tử vong. 5. Nắm vững các hình thái chết y pháp để xử lý về mặt pháp luật.
  3. 1. KHÁI NIỆM VỀ SỰ CHẾT Định nghĩa: Sự chết là hiện tượng ngừng hoạt động không hồi phục của hệ thống thần kinh, bộ máy hô hấp, và bộ máy tuần hoàn.
  4. Định nghĩa chết Sự ngừng vĩnh viễn hoạt động chức năng của hệ tim mạch. Ngày nay, hô hấp có duy trì chức năng bằng các phương tiện. Nên yếu tố này không còn giá trị nữa. Ngay nay vấn đề chết não: – vẫn là vấn đề pháp lý. - duy trì cuộc sống bằng máy có thể cho phép thu giữ các cơ quan được hiến.
  5. Các mô này phải được ưu tiên. Xác nhận phải được gia đình đồng ý và ký vào giấy cam đoan. Hiến tặng phủ tạng có thể có nhiều cân nhắc về văn hóa và đạo đức.
  6. Về mặt sinh học Ranh giới giữa sự sống và không sống không hoàn toàn rõ rệt, mà điển hình nhất cho hiện tượng này là đời sống của virus. Còn trên một cơ thể sinh học nói chung, luôn luôn có sự suy thoái, già và chết đi của các tế bào, của hồng cầu, của một bộ phận mô - cơ quan bị cắt bỏ, bị hoại tử.
  7. Chính những cái chết bộ phận ấy đã giữ gìn cho sự sống của cả cơ thể. Ngược lại, khi một cơ thể được chính thức báo tử lại vẫn còn rất nhiều cơ quan, mô, tạng, tế bào vẫn duy trì sự sống của riêng nó trong một thời gian. Đây chính là sự yếu tố quyết định nhất cho thành tựu về hiến, bảo quản và ghép mô tạng của y học hiện đại.
  8. Về mặt xã hội  Sự chết của một con người liên quan chặt chẽ đến nhiều lĩnh vực quan trọng như luật pháp, đạo đức, triết học, văn hóa, tôn giáo… nghĩa là hầu hết những vấn đề về nhân Việt Nam và xã hội của một cá nhân người chết đối với gia đình và cộng đồng.  Vì vậy, nghiên cứu về sự chết và quan niệm của th ầy thuốc về tử vong phải được nhìn nhận ở góc độ toàn diện, nhân đạo và khoa học nhất (cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội). Lương tâm, trách nhiệm và y đức đòi hỏi người thầy thuốc cảm thông với người bậnh tử vong và tôn trọng thi thể của họ trong khi th ực hiện nhiệm vụ của mình.
  9. QUÁ TRÌNH CHẾT Sự chết xảy ra không phải chỉ trong một thời điểm mà là một quá trình. Có bắt đầu, phát sinh và kết thúc. Lần lượt là: hấp hối, chết lâm sàng và chết sinh học. Nhưng 3 giai đoạn này cũng không có ranh giới rõ ràng, cứng nhắc. Thời gian của từng giai đoạn và của cả quá trình chết diễn ra dài ngắn khác nhau tuy thu ộc vào nguyên nhân tử vong khác nhau. Tìm hiểu quá trình này, người thầy thuốc sẽ xử lý đúng đắn trong việc cấp cứu, hồi sức bệnh nhân cũng nh ư thực hiện đúng chức năng khi xác nhận tử vong, đặc biệt trong xác định chết não phục vụ cho việc hiến, ghép mô tạng.
  10. Quá trình chết theo quan niệm kinh điển 1. Giai đoạn hấp hối 2. Giai đoạn chết lâm sàng 3. Giai đoạn chết sinh học
  11. 1. Giai đoạn hấp hối  Các chức năng sống của cơ thể rơi vào tình trạng suy thoái, rối loạn. Trung khu thần kinh bị ức chế sâu, ý thức mơ hồ hoặc mất hẳn, các phản xạ thần kinh mất. Tim đập chậm lại, rời rạc, huyết áp tụt. Hô hấp bị rối loạn, thở yếu, có cơn ngừng thở.  Giai đoạn hấp hối dài ngắn phục thuộc vào thể trạng và nguyên nhân tử vong, thậm chí không có hấp hối như trong những cái chết do tổn thương sọ não, tổn thương tim, nhiễm độc HCN.
  12. 2. Giai đoạn chết lâm sàng  Dấu hiệu bắt đầu giai đoạn này là ngừng thở, ngừng tim.  Tiếp đó giãn hết đồng tử, mất hoàn toàn các ph ản xạ. Trong điều kiện như vậy, do ngừng tuần hoàn và hô hấp, các tế bào thần kinh và mô não bị mất oxy nuôi dưỡng. Đây là thời điểm cực kỳ hệ trọng quyết định khả năng hồi sinh hay không. Thông thường, khả năng chịu thiếu oxy của não từ 5 đến 7 phút. Trong thời hạn đó nếu phục hồi được tuần hoàn hô hấp, có khả năng cơ thể được hồi sinh. Nếu quá thời hạn đó, việc hồi sức để tuàn hoàn và hô hấp phục hồi chỉ mang lại đời sống thực vật, hoàn toàn không thể hồi sinh. Điều này có ý nghĩa quan trọng sống còn trong cấp cứu h ồi sức tích cực và trong việc xác nhận chết não.
  13. 3. Giai đoạn chết sinh học  Đây là giai đoạn chết thực thể của mô - tế bào: Quá trình trao đổi chất của cơ thể ngừng lại. Bắt đầu xuất hiện sự thoái hóa, hoại tử không còn khả năng hồi phục. Do sự biệt hóa của mô - tế bào, khả năng chịu thiếu oxy của chúng khác nhau, nên thời hạn chết sinh học của mô - tế bào dài ngắn khác nhau.  Trong y pháp học, giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng vì sự biến đổi sau chết bắt đầu hình thành và diễn biến thành những dấu hiệu đặc trưng giúp cho việc chẩn đoán thời gian chết.
  14. Chết giả Thường gặp trong các trường hợp sau: - Điện giật, ngạt cơ học, ngạt nước. - Nhiễm độc: Thuốc ngủ, thuốc mê, oxyt carbon (CO), đặc biệt ở nước ta là bị rắn cắn. - Mất máu, mất nước cấp tính số lượng lớn. - Chết giả ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ do hệ thần kinh chưa hoàn thiện. Để loại bỏ sự nhầm lẫn của chết giả, từ xa xưa đã có những nghiệm pháp để chẩn đoán tử vong đơn giản như đặt gương trước mũi bệnh nhân, rạch động mạch quay,… Hiện nay, có thể ghi điện tim, điện não để xác định chính xác sự chết, loại trừ chết giả.
  15. 3. CHẾT NÃO Đặt vấn đề Với sự phát triển toàn diện trong nhận thức xã hội, đồng thời với những thành tựu vượt bậc của y học, quan điểm về sự chết đã có những thay đổi theo hướng tích cực và khoa học. Đã đưa ra khái niệm “ chết não”.
  16. 1. Phương tiện hồi sức, điều trị tích cực phát triển có thể duy trì lâu dài sự sống thực vật nhưng sự lạm dụng phương tiện gây kéo dài nỗi đau đớn, lo lắng bất ổn một cách vô vọng cho người bệnh và gia đình. 2. Gây lãng phí về tài lực y tế mà lẽ ra có thể dành cho những bệnh nhân còn khả năng cứu chữa. 3. Sự phát triển của kỹ thuật bảo quản mô ( ngân hàng mô) và phẫu thuật ghép mô - tạng đặt ra những nhu cầu ngày càng cao với người chết hiến mô tạng. 4. Đòi hỏi sự thay đổi về quan niệm, nhận thức một cách đồng bộ trong xã hội (về pháp luật, đạo đức, y đức, tôn giáo…).
  17. 3.2. Sự phát triển của quan niệm chết não Năm 1959, tại Lyon - Pháp lần đầu tiên dùng thuật ngữ “chết hệ thống thần kinh”, sau đó Mollaret và Goulon dùng thuật ngữ “hôn mê quá thời hạn” (Coma Depasse).
  18. Năm 1966, Hội nghị chuyên đề Ciba - London đưa ra tiêu chuẩn đầu tiên về chết não. - Giãn hết 2 đồng tử. - Mất hết phản xạ tự nhiên. - Hoàn toàn không tự thở sau khi bỏ máy thở 5 phút. - Hạ huyết áp, phải tăng thuốc co mạch. - Điện não phẳng.
  19. Những tiêu chuẩn này được dùng để chẩn đoán chết não trong chấn thương sọ não và phục vụ cho việc ghép tim ca đầu tiên vào năm 1967. Năm 1968, tuyên bố Sydney của Hội nghị Y học thế giới lần thứ 22 đã đưa ra quan điểm đầy đủ về quan niệm tử vong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2