Vắc xin và tiêm chủng
lượt xem 1
download
Tài liệu "Vắc xin và tiêm chủng" nhằm giúp học viên trình bày được tính kháng nguyên và những yếu tố cần chú ý của các vắc-xin được sử dụng và lịch tiêm chủng. Cập nhật được những vấn đề mới trong tiêm chủng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vắc xin và tiêm chủng
- VẮC XIN VÀ TIÊM CHỦNG Mục tiêu: 1. Trình bày được các vắc-xin được sử dụng và lịch tiêm chủng. 2. Cập nhật được những vấn đề mới trong tiêm chủng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định: tiêm vắc-xin là phương pháp bảo vệ hiệu quả, giúp nhân loại tránh được các bệnh truyền nhiễm. Tình trạng miễn dịch mà cơ thể có được sau khi sử dụng vắc-xin là kết quả của sự đáp ứng miễn dịch đối với các thành phần kháng nguyên có trong vắc-xin. Đến nay đã có gần 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh và khoảng 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa văc xin vào sử dụng phổ cập cho người dân và tiêm chủng thực sự có vai trò rất lớn đối với toàn xã hội. Ở Việt Nam, tiêm chủng mở rộng được triển khai thí điểm từ năm 1981 và được mở rộng dần hàng năm. Năm 1985, chương trình tiêm chủng mở rộng được đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước với 6 loại vắc xin. Đến nay, chương trình được triển khai ở 100% xã/phường với tổng số 12 loại vắc xin. Chương trình tiêm chủng mở rộng đã đem lại hiệu quả góp phần thay đổi mô hình bệnh tật ở Việt Nam (tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm giảm liên tục trong nhiều năm), nhưng trong vài năm gần đây, một số bệnh dịch đã bùng phát trở lại, đặc biệt là dịch Sởi do việc tiêm vắc- xin chưa được triển khai tốt ở một số địa phương. Mặc dù Bộ Y tế đã có rất nhiều văn bản liên quan đến tiêm chủng, tuy nhiên vẫn còn tình trạng cán bộ y tế chưa hiểu biết kỹ lưỡng, đầy đủ về vắc-xin (một số địa phương tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh chỉ đạt 30-50%); một số sự cố do tiêm chủng vẫn chưa được xử lí kịp thời, gây ra hậu quả nghiêm trọng. 1. VẮC-XIN VÀ LỊCH TIÊM CHỦNG 1.1. Các yếu tố cần chú ý khi sử dụng vắc-xin 1.1.1 Tính kháng nguyên của vắc-xin Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một hoặc một số tác nhân gây bệnh cụ thể. Kháng nguyên là những vật lạ, có khả năng kích thích cơ thể sản xuất kháng thể để nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ, chẳng hạn như các vi khuẩn hoặc virus. Như vậy, về bản chất, vắc xin là một chất lạ đối với cơ thể, do vậy khi tiêm chủng, phản ứng sau tiêm xuất hiện là lẽ đương nhiên, do cơ thể phản ứng với vật lạ. Đồng thời, xắc-xin không trực tiếp tiêu diệt tác nhân gây bệnh mà nó phải thông qua quá trình tạo ra kháng thể hay còn gọi là quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Tính “đặc hiệu” được hiểu là “kháng nguyên nào thì kháng thể đó”. Quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu đòi hỏi phải có 1 khoảng thời gian nhất định. Đây chính là cơ sở để đưa ra nguyên tắc “tiêm đúng lịch và tiêm trước vụ dịch” trong tiêm chủng. Quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có 3 giai đoạn: (1) Nhận diện những vật được coi là “lạ” đối với cơ thể, bao gồm: 397
- - Các vật lạ từ bên ngoài đưa vào: Vắc-xin, virus, vi khuẩn, thuốc kháng sinh… - Các vật lạ ở ngay bên trong cơ thể: Tế bào nhiễm virut (HIV, viêm gan B), tế bào ung thư. - Các vật không lạ trong cơ thể nhưng tế bào miễn dịch nhầm tưởng là “lạ”, ví dụ van hai lá trong bệnh thấp khớp, tổ chức liên kết trong bệnh luput ban đỏ… (2) Đáp ứng lại (đánh trả) vật lạ: Hệ thống miễn dịch trưng dụng các tế bào (lympho B, lympho T) và các phân tử phù hợp để tấn công vật lạ. Đáp ứng này nhằm loại trừ vật lạ hoặc biến chúng thành vô hại đối với cơ thể, do đó ngăn chặn được bệnh. Phản ứng của cơ thể chống lại vật lạ gây ra những phản ứng sau tiêm. (3) Ghi nhớ vật lạ: Tế bào miễn dịch có khả năng ghi nhớ vật lạ. Nếu tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể lần sau thì hệ thống miễn dịch sẽ nhớ và nhận ra để đáp ứng lại một cách nhanh và mạnh hơn (kháng thể sản xuất ra nhanh và nhiều hơn). Đây chính là lý do cần phải “tiêm nhắc lại” trong thực hành tiêm chủng. Tác dụng phòng bệnh của vắc-xin phụ thuộc vào tính kháng nguyên. Nếu vắc- xin có chứa kháng nguyên mạnh sẽ kích thích cơ thể sản xuất nhiều kháng thể (vắc-xin sống, giảm độc) và ngược lại. Nếu kháng nguyên của vắc-xin bị phá hủy (do bảo quản không tốt) sẽ không còn tính “lạ”, do vậy vắc-xin sẽ không kích thích cơ thể sản xuất kháng thể. Chính vì vậy, các vắc-xin cần phải được bảo quản tốt ngay từ lúc nó được sản xuất cho tới khi được tiêm chủng vào cơ thể. Thường quy trình bảo quản các vắc- xin không giống nhau, nhưng nói chung các vắc-xin đều cần được bảo quản trong điều kiện khô, tối và lạnh. Nhiệt và ánh sáng phá hủy tất cả các loại vắc-xin, nhất là những vắc-xin sống như vắc-xin sởi, bại liệt và vắc-xin BCG sống. Ngược lại, đông lạnh phá hủy nhanh các vắc-xin giải độc tố (như vắc-xin phòng uốn ván và bạch hầu). Trong quá trình sử dụng ở cộng đồng, các vắc-xin cần được bảo quản ở nhiệt độ trong khoảng từ 2oC đến 8oC. Đây chính là nguyên tắc “dây chuyền lạnh” trong tiêm chủng. Dây chuyền lạnh không chỉ bao gồm các nhà lạnh, tủ lạnh, các phích đá hoặc các hộp cách nhiệt mà còn phải lưu ý cả những khâu trung gian trong quá trình vận chuyển vắc-xin và tiến hành tiêm chủng, ví dụ: chuyển vắcxin từ tủ lạnh sang phích lạnh, lấy vắcxin ra xơ ranh chưa tiêm ngay… Một điểm cũng cần được lưu ý là các hóa chất tẩy uế, sát trùng đều có thể phá hủy vắc-xin. Nếu các dụng cụ tiêm chủng được khử trùng bằng hóa chất thì chỉ cần một lượng rất ít dính lại cũng có thể làm hỏng vắc-xin. Vì vậy các dụng cụ tiêm chủng trước khi dùng phải được rửa sạch sau đó khử trùng ở nhiệt độ cao bằng cách luộc hoặc hấp. Hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin còn phụ thuộc vào khả năng sinh kháng thể. Khi cơ thể sinh kháng thể kém hoặc không có khả năng sinh kháng thể (suy dinh dưỡng, mắc bệnh suy giảm miễn dịch hoặc đang uống thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, methotrexate…) thì tiêm vắcxin sẽ kém hiệu quả hoặc không có hiệu quả phòng bệnh. Đây là một trong những lý do hoãn tiêm hoặc chống chỉ định tiêm vắc- xin. 1.1.2. Thành phần của vắc-xin 398
- - Kháng nguyên: Là chất kích thích sản xuất kháng thể; - Chất ổn định: Là chất đảm bảo đặc tính của của các kháng nguyên; - Chất bảo quản: Là chất đảm bảo vắc-xin không bị nhiễm trùng; - Tá dược: Là chất tăng khả năng kích thích miễn dịch của kháng nguyên. Khi sử dụng vắc xin, có thể xảy ra các phản ứng với các thành phần của vắc-xin, gây ra tác dụng không mong muốn. 1.1.3. Phân loại vắc-xin Có 4 loại vắc-xin chính: - Vắc-xin sống, giảm độc - Vắc-xin bất hoạt - Vắc-xin vô bào - Vắc-xin giải độc tố 1.1.4. Tiêu chuẩn của vắc-xin: Hai tiêu chuẩn cơ bản nhất của vắc-xin là an toàn và hiệu lực 1.2. Một số loại vắc-xin thường dùng và lịch tiêm chủng Việc sử dụng vắc-xin để phòng bệnh được gọi chung là tiêm phòng hoặc tiêm chủng. Việc tiêm chủng phải được thực hiện đúng lịch mới có hiệu quả sinh kháng thể tốt nhất. 1.2.1. Vắc-xin trong chương trình tiêm chủng và lịch tiêm STT Lọai vắc-xin Lịch tiêm (tháng tính từ ngày sinh) 1 Vắc xin BCG (Phòng bệnh lao) Càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh Vắc xin viêm gan B liều sơ sinh Càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh 2 (trong vòng 24 giờ) Vắc xin Quinvaxem: Phòng bệnh Bạch Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ 2 tháng tuổi hầu- Ho gà- Uốn ván-Viêm gan B- viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ 3 tháng tuổi 3 Hib. Mũi tiêm thứ 3: khi trẻ 4 tháng tuổi Uống liều thứ 1: khi trẻ 2 tháng tuổi Vắc xin bại liệt (OPV) Uống liều thứ 2: khi trẻ 3 tháng tuổi 4 Uống liều thứ 3: khi trẻ 4 tháng tuổi Vắc xin sởi (Sởi -Rubella) Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ 9 tháng 5 Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ 18 tháng Tiêm nhắc bạch hầu, uốn ván và ho gà 6 (DPT) Khi trẻ 18 tháng Vắc xin Viêm não Nhật Bản Tiêm mũi 1 khi trẻ 1 tuổi. 7 Mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 2 tuần. 399
- Tiêm mũi thứ 3 sau mũi thứ hai 1 năm. Lần 1: cho trẻ 2 tuổi – 5 tuổi Vắc xin Tả Lần 2: cách lần 1 từ 1 – 2 tuần (tại các 8 vùng có nguy cơ dịch) 1 lần cho trẻ 3-10 tuổi (ở các vùng có 9 Vắc xin Thương hàn nguy cơ dịch) Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ tại vùng nguy cơ cao. Vắc xin uốn ván cho phụ nữ mang thai Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1, và ít 10 nhất 1 tháng trước khi sinh 1.3.2. Vắc-xin ngòai chương trình tiêm chủng và lịch tiêm STT Lọai vắc-xin Lịch tiêm (tháng tính từ ngày sinh) Mũi 1 khi trẻ 2 tháng; Vắc-xin Heamophilus Influenza tuýp b Mũi 2 khi trẻ 3 tháng; (Hib): Phòng bệnh Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phổi, viêm phế Mũi 3 khi trẻ 4 tháng; 1 quản Nhắc lại sau 1 năm Mũi 1 khi trẻ 12-15 tháng, 2 Thủy đậu (Varicella) Mũi 2 nhắc lại sau 6 tuần. Mũi 1 tiêm khi trẻ 9 tháng, Vacxin phối hợp sởi-quai bị-rubella Mũi 2 sau 6-12 tháng, (MMR) Mũi 3 sau 4 năm. Nếu mũi 1 tiêm khi trẻ 3 trên 12 tháng thì nhắc lại mũi 2 sau 4 năm Tiêm 1 mũi, cứ 3 năm nhắc lại 1 lần theo 4 Viêm màng não do mô cầu chỉ định khi có dịch Được chủng khi trẻ >12 tháng tuổi, tiêm 3 mũi (mũi 1 và mũi 2 cách nhau 1 – 2 tuần, mũi 3 cách mũi 1 sau 1 năm) nhắc lại mỗi 3 5 Viêm não Nhật Bản B năm Trẻ 06-35 tháng tuổi 1 liều 0,25ml mỗi năm, Trẻ >35 tháng và người lớn 1 liều 0,5ml 6 Vacxin cúm (Vaxigrip) mỗi năm, 7 Tiêu chảy do Rota virut Trẻ từ 2-6 tháng tuổi. Mũi 1 khi trẻ trên 1 tuổi, mũi 2 sau 6-12 8 Viêm gan A tháng. Mũi 1 khi trẻ trên 2 tuổi, sau mũi 1 cứ 3 9 Vacxin Thương hàn năm nhắc lại 1 lần (nếu sống trong vùng 400
- dịch lưu hành). Mũi 1 khi trẻ trên 2 tuổi, Mũi 2 cách mũi 1 từ 1 tuần đến 1 tháng, Hàng năm nhắc lại 1 lần (nếu sống trong 10 Vacxin Tả vùng dich lưu hành) 401
- 2. CẬP NHẬT VẤN ĐỀ MỚI TRONG TIÊM CHỦNG 2.1. Vắc-xin dự phòng ung thư cổ tử cung HPV (Human papilloma virus) là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, còn có bằng chứng liên quan giữa HPV với ung thư hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật và hầu họng. HPV chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục và hầu hết mọi người bị nhiễm vi-rút ngay sau khi bắt đầu hoạt động tình dục. Có hơn 100 loại HPV, nhưng phần lớn chúng lành tính. Hiện nay, có ít nhất 14 loại HPV gây ung thư (còn được gọi là loại có nguy cơ cao), trong đó HPV 16 và HPV 18 gây ra 70% ung thư cổ tử cung và tổn thương cổ tử cung tiền ung thư. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có 2 loại văc-xin HPV: văc-xin HPV phân type 16, 18 (Cervarix 0,5 ml) và văc-xin HPV phân type 6, 11, 16, 18 (Gardasil 0,5 ml). Bộ Y tế đưa ra mục tiêu: tỷ lệ trẻ em gái và phụ nữ được tiêm vắc-xin HPV đạt ít nhất 25% vào năm 2025. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, 2 loại vắc xin trên được tiêm cho nữ giới chưa quan hệ tình dục, lứa tuổi từ 9-26. Tiêm 3 mũi cơ bản theo lịch: 0, 1, 6 tháng đối với Cervarix (mũi đầu tiêm thời điểm bất kỳ; mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng; mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 5 tháng) và 0, 2, 6 tháng đối với Gardasil. 2.2 Tiêm chủng ở người lớn khỏe mạnh Trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo: tất cả người lớn nên tiêm vắc-xin sau: - Vắc-xin cúm mùa: tiêm hàng năm để bảo vệ chống lại cúm mùa. - Vắc-xin uốn ván: tiêm 10 năm/ lần để bảo vệ chống uốn ván. - Các loại vắc-xin khác như vắc-xin zona, phế cầu khuẩn, não mô cầu, viêm gan A và viêm gan B, thủy đậu, sởi, quai bị và rubella có thể tiêm tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ của từng người như tuổi tác, lối sống, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe v.v… 2.3 Tiêm chủng ở một số đối tượng bị bệnh 2.3.1. Người nhiễm HIV Do khả năng sinh kháng thể kém ở người nhiễm HIV, nên khi tiêm vắc-xin cho người nhiễm HIV có thể hệ miễn dịch không sản xuất đủ kháng thể, hoặc các kháng thể có thể không tồn tại lâu. Vắc-xin cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn. Do vậy cần cân nhắc về lợi ích và nguy cơ về tiêm chủng ở người nhiễm HIV. Về nguyên tắc, không nên tiêm vắc-xin sống (như vắc-xin đậu mùa) cho người nhiễm HIV vì nguy cơ phát triển thành bệnh sau khi tiêm vắc-xin là rất cao. Người nhiễm HIV nên tránh tiêm vắc-xin phòng bệnh tả, thương hàn, sốt vàng và đậu mùa. - Một số vắc-xin được khuyến cáo cho người nhiễm HIV (khuyến cáo của Canada): - Vắc-xin dự phòng viêm phổi (Pneumovax) được khuyến cáo cho tất cả người nhiễm HIV mỗi 5 năm 1 lần. - Vắc-xin dự phòng cúm mùa được khuyến cáo cho tất cả người nhiễm HIV mỗi năm 1 lần, thường tiêm vào tháng 11. 402
- - Vắc-xin dự phòng uốn ván và bạch hầu được khuyến cáo cho tất cả những người nhiễm HIV mỗi 10 năm một lần. - Vắc-xin dự phòng viêm gan A được khuyến cáo tiêm hai mũi cho những người nhiễm HIV đi du lịch nhiều. - Vắc-xin dự phòng viêm gan B được khuyến cáo tiêm ba mũi cho những người nhiễm HIV tiêm chính ma túy hoặc quan hệ tình dục đồng tính nam. - Vắc-xin dự phòng sởi, quai bị và rubella được coi là an toàn ở những người có số lượng CD4 lớn hơn 200, nhưng không nên dùng cho những người có số lượng tế bào CD4 dưới mức đó. 2.3.2. Người bệnh đái tháo đường Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người bình thường. Ngoài ra, sự xuất hiện của nhiễm trùng cấp tính có thể là nguồn gốc dẫn đến các biến chứng. Nguy cơ uốn ván cũng cao hơn ở những người bệnh đái tháo đường có tổn thương da tính. Vì tất cả những lý do nêu trên, người mắc bệnh đái tháo đường, ngoài việc tiêm vắc- xin định kỳ như người khỏe mạnh, nên được tiêm vắc xin phế cầu mỗi 5 năm 1 lần và vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella, thủy đậu trong trường hợp huyết thanh âm tính. Tiêm vắc-xin viêm gan B ba liều cho người mắc bệnh đái tháo đường từ 19 đến 59 tuổi. Cân nhắc việc tiêm vắc-xin viêm gan B cho người ở độ tuổi ≥ 60 tuổi. 2.3.3 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Chiến lược toàn cầu về quản lí và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khuyến cáo: + Tiêm phòng vắc xin phế cầu mỗi 5 năm 1 lần cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định khi: người bệnh >65 tuổi, hoặc có FEV1
- c) Trẻ suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống. d) Không tiêm vắc xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. đ) Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin. 3.2.2. Các trường hợp tạm hoãn a) Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng. b) Trẻ sốt ≥37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤35,5 °C (đo nhiệt độ tại nách). c) Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B. d) Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày. đ) Trẻ có cân nặng dưới 2000g. e) Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin. 3.3. Giám sát phản ứng sau tiêm chủng (Theo Quyết định số 1830/2014/QĐ-BYT về việc ban hành “hướng dẫn giám sát, điều tra, phân tích, đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng”). Phản ứng sau tiêm chủng là tình trạng bất thường về sức khỏe xảy ra sau khi tiêm chủng có liên quan đến vắc xin, sai sót trong tiêm chủng hoặc do trùng hợp ngẫu nhiên hay các nguyên nhân khác. Tất cả các trường hợp tiêm chủng cần phải theo dõi sau tiêm tại trạm y tế ít nhất 30 phút và tại nhà ít nhất 24 giờ. 3.3.1. Phân loại phản ứng sau tiêm chủng theo nguyên nhân - Phản ứng liên quan đến thành phần của vắc xin: Là phản ứng của từng cá nhân đối với các thành phần có trong vắc xin, bao gồm các phản ứng thông thường và phản ứng hiếm gặp, hầu hết các phản ứng liên quan tới thành phần vắc xin là nhẹ và tự khỏi. Phản ứng nghiêm trọng liên quan tới thành phần vắc xin rất hiếm gặp. - Phản ứng liên quan tới chất lượng của vắc xin: Có thể do khiếm khuyết xảy ra trong quá trình sản xuất vắc xin và làm tăng nguy cơ các phản ứng sau tiêm chủng. Cho đến nay, sau nhiều sự cố tiêm vắc-xin, các mẫu vắc-xin đã được kiểm nghiệm, rất hiếm gặp phản ứng sau tiêm chủng do chất lượng của vắc xin, bởi lẽ các cơ sở sản xuất vắc xin đều đã áp dụng thực hành sản xuất tốt (GMP), đồng thời kiểm định chặt chẽ đối với từng lô vắc xin trước khi sử dụng. Việc kiểm định vắc xin trong quá trình sản xuất, trước khi được phép xuất xưởng và trước khi sử dụng cũng được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo vắc xin có chất lượng tốt nhất và đảm bảo an toàn đối với người sử dụng. - Phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng: Là những phản ứng liên quan đến quá trình bảo quản, vận chuyển, chỉ định và tiêm chủng vắc xin không đúng. Những phản ứng này đều có thể phòng ngừa được. Do vậy, việc thực hiện đúng các quy định trong vận chuyển, bảo quản vắc xin, cùng hoạt động thực hành tiêm chủng đúng quy 404
- trình (khám sàng lọc để có chỉ định tiêm chủng thích hợp, thực hành pha hồi chỉnh vắc xin đối với loại vắc xin dạng đông khô), hoặc các thực hành tiêm chủng khác như sử dụng bơm kim tiêm tự khóa an toàn v.v… luôn luôn phải được chú trọng. - Phản ứng liên quan đến lo lắng khi tiêm chủng: Đây là phản ứng của cơ thể do sự lo lắng quá mức với tiêm chủng. Phản ứng này hay gặp ở nhóm trẻ lớn, người lớn, đặc biệt trong các đợt tiêm chủng cho nhiều đối tượng. Trong chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella vừa qua, có một số địa phương ghi nhận phản ứng dây chuyền này. Tuy nhiên, tất cả các cháu đều bình phục ngay sau khi được chăm sóc tại điểm tiêm chủng hoặc cơ sở y tế. - Trùng hợp ngẫu nhiên: Là phản ứng sau tiêm không phải do vắc xin hay sai sót tiêm chủng, cũng không liên quan đến lo lắng khi tiêm chủng, mà là do bệnh lý sẵn có của đối tượng được tiêm chủng. Phản ứng có thể xảy ra trùng hợp với thời điểm tiêm chủng và đôi khi có thể bị cho là do tiêm vắc xin. - Không rõ nguyên nhân: Là phản ứng sau tiêm không xác định được nguyên nhân. 3.3.2. Phân loại phản ứng sau tiêm chủng theo mức độ - Phản ứng nhẹ sau tiêm chủng: Có thể có các phản ứng như sốt nhẹ < 38,5ºC, đau tại chỗ tiêm, quấy khóc. Đây là phản ứng thông thường cho thấy đáp ứng của cơ thể với vắc xin, không kéo dài, các phản ứng sẽ tự khỏi trong ṿòng 1 ngày. - Phản ứng sau tiêm chủng nghiêm trọng: Thường ít gặp nhưng phải được phát hiện sớm và xử lí kịp thời, bao gồm: phản vệ, sốc phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, nghi ngờ do sai sót trong tiêm chủng, tử vong. 3.4. Xử trí các phản ứng sau tiêm chủng (Theo Quyết định số 2535/QĐ-BYT ngày 10/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn sử trí phản ứng sau tiêm chủng) Tất cả các trường hợp tiêm chủng đều phải theo dõi tại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút và theo dõi tại nhà ít nhất 24giờ để phát hiện và sử trí kịp thời phản ứng sau tiêm chủng. 3.4.1. Xử trí các phản ứng thông thường sau tiêm chủng - Sốt nhẹ (dưới 38,5oC): Uống nhiều nước, tiếp tục ăn uống bình thường, nằm chỗ thoáng. Một số trường hợp có bệnh lý về tim mạch, viêm phổi hoặc trẻ có tiền sử sốt cao co giật có thể dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38,oC. - Phản ứng tại chỗ gồm các triệu chứng đỏ và/hoặc sưng tại chỗ tiêm và có thể có 1 hoặc nhiều triệu chứng sau: sưng tới tận khớp xương gần chỗ tiêm nhất, đau, đỏ và sưng kéo dài trên 3 ngày. Phản ứng thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Điều trị triệu chứng với các thuốc giảm đau theo chỉ định. - Đau khớp kể cả khớp nhỏ ngoại vi, đau dai dẳng (trên 10 ngày) hoặc thoáng qua (tối đa 10 ngày). Đau khớp có thể tự khỏi, một số trường hợp cần dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của cán bộ y tế. - Nhiễm khuẩn BCG lan tỏa trên diện rộng xảy ra trong vòng 1 đến 12 tháng sau tiêm BCG và được chẩn đoán xác định bằng cách phân lập vi khuẩn lao. Thông 405
- thường xảy ra ở những người suy giảm miễn dịch, cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị bằng thuốc chống lao. - Hội chứng não, màng não cấp tính với đặc điểm có 2 trong 3 triệu chứng sau: những cơn kịch phát, ý thức rối loạn kéo dài 1 đến nhiều ngày và hành vi thay đổi rõ rệt kéo dài 1 đến nhiều ngày, cần đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị. - Giảm trương lực, phản xạ, choáng xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm chủng kéo dài từ 1 phút đến nhiều giờ ở trẻ em dưới 10 tuổi với biểu hiện mệt lả, giảm đáp ứng, thường thoáng qua và tự khỏi không cần điều trị. Trường hợp xuất hiện tái xanh hay tím ngắt hoặc bất tỉnh cần được đưa đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị tích cực như sốc phản vệ. - Viêm hạch bạch huyết kể cả viêm hạch bạch huyết có mủ với biểu hiện có 1 hạch lympho sưng to > 1,5 cm (bằng 1 đầu ngón tay người lớn) hoặc có 1 hốc dò rỉ trên 1 hạch lympho, xảy ra trong vòng 2-6 tháng sau khi tiêm vắc xin BCG, tại cùng một bên người với chỗ tiêm chủng (đa số là ở nách). Viêm hạch thường là tự lành và không cần điều trị. Trường hợp tổn thương dính vào da hoặc bị dò rỉ thì cần đưa đến cơ sở y tế để được phẫu thuật dẫn lưu và đắp thuốc chống lao tại chỗ. - Bầm tím và/hoặc chảy máu do giảm tiểu cầu thường là nhẹ và tự khỏi. Trường hợp nặng cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị thuốc steroid và truyền khối tiểu cầu. 3.4.2. Xử trí các tai biến nặng sau tiêm chủng - Phản vệ: Thường xuất hiện trong hoặc ngay sau khi tiêm chủng với các triệu chứng như mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke; mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được; khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở; đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ; đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê; kích thích, choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật. Cần dừng ngay việc tiêm vắc xin và tiến hành cấp cứu phản vệ theo phác đồ của Bộ Y tế và chuyển người bệnh đến đơn vị hồi sức tích cực của bệnh viện gần nhất. - Phản ứng quá mẫn cấp tính: Thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi tiêm chủng với 1 hay kết hợp nhiều triệu chứng như thở khò khè, ngắt quãng do co thắt khí phế quản và thanh quản, phù nề thanh quản; phát ban, phù nề ở mặt, hoặc phù nề toàn thân. Xử trí: dùng các thuốc kháng histamin, phòng ngừa bội nhiễm, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng. Trường hợp phản ứng nặng cần cho thở ô xy và xử trí như sốc phản vệ. - Sốt cao (>38,5oC): Cho trẻ uống nhiều nước hoặc đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng. Dùng thuốc hạ sốt hiệu quả và an toàn cho trẻ em như Acetaminophen. Trong trường hợp sốt cao không đáp ứng với Acetaminophen đơn thuần có thể phối hợp thêm Ibuprofen sau 1 đến 2 giờ không hạ nhiệt với Acetaminophen và không có chống chỉ định với Ibuprofen. Có thể tiến hành lau mát hạ sốt với nước ấm hoặc nước thường và điều trị các biến chứng co giật nếu có. - Khóc thét không nguôi, dai dẳng trên 3 giờ kèm theo la hét. Thường dịu đi sau 1 ngày hoặc tại thời điểm đó có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định. - Co giật: Thường là những con co giật toàn thân không kèm theo dấu hiệu và triệu chứng tại chỗ, có thể có sốt hoặc không. Cần được điều trị hỗ trợ hô hấp như thông đường thở, hút đờm rãi, thở ô xy. Dùng thuốc chống co giật như Diazepam và/hoặc thuốc chống co giật khác theo đúng phác đồ xử trí co giật. 406
- - Áp xe: Sờ thấy khối sưng, mềm hoặc có dò dịch tại chỗ tiêm, có thể là áp xe vô khuẩn hoặc nhiễm khuẩn. Điều trị bằng chích rạch và dẫn lưu, dùng kháng sinh nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn. - Nhiễm khuẩn huyết: Bệnh thường khởi phát cấp tính, có tính chất toàn thân, trầm trọng. Biến chứng thường gặp và nguy hiểm là sốc nhiễm trùng. Cần sơ cấp cứu sốc (nếu có) và chuyển người bệnh lên tuyến trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tư số 12/2014/BYT ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn quản lí sử dụng vắc-xin trong tiêm chủng. 2. Quyết định số 1737/QĐ-BYT ngày 16/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng. 3. Quyết định số 1830/QĐ-BYT ngày 26/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn giám sát, điều tra, phân tích nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng. 4. Quyết định số 2535/QĐ-BYT ngày 10/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn theo dõi chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng. 5. Quyết định số 2301/QĐ-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2015 về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em. 6. WHO (2018) Guidelines for the prevention and control of cervical cancer - 7. L’immunisation (vắc xination) des personnes vivant avec le VIH/sida, l'Agence de la santé publique du Canada, https://www.catie.ca/fr/feuillets- info/prevention/limmunisation-vắc xination-personnes-vivant-vihsida 8. Diabète et vắc xination, Centre Europeen d’etude du diabete, http://ceed- diabete.org/blog/diabete-et-vắc xination/ 407
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vắc xin viêm gan B
7 p | 252 | 32
-
Cần biết khi tiêm vắc-xin
3 p | 93 | 23
-
Bài giảng Chương trình Tiêm chủng mở rộng - BS. Huỳnh Minh Trúc
58 p | 149 | 21
-
Những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin cho trẻ
10 p | 121 | 7
-
Vắc-xin chủng ngừa vẫn rất có lợi
4 p | 65 | 6
-
VĂC XIN PHÒNG LAO: VĂC XIN BCG
3 p | 67 | 5
-
VĂC XIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN (JE) *
3 p | 83 | 4
-
Nên tiêm vắc-xin cho bé vào buổi chiều
5 p | 91 | 4
-
Vắc-xin và tính mạng của trẻ
9 p | 50 | 4
-
VĂC XIN TẢ
3 p | 67 | 4
-
VĂC XIN THƯƠNG HÀN
2 p | 71 | 4
-
Những điều cần biết về việc tiêm chủng vắc-xin 5 trong 1
5 p | 95 | 4
-
Tiêm phòng cách ngừa bệnh viêm gan B tốt nhất
4 p | 60 | 3
-
VĂC XIN PHÒNG BỆNH SỞI
3 p | 89 | 3
-
Các loại vaccin khác nên tiêm cho trẻ
3 p | 100 | 2
-
Tiêm phòng viêm phổi ở trẻ nhỏ cũng làm giảm bệnh ở người lớn
3 p | 66 | 2
-
Bài giảng Thực hành tốt bảo quản vắc xin
306 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn