intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vẽ truyền thần – một tinh hoa nghệ thuật đang dần biến mất

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

485
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Truyền thần" theo tiếng Hán có nghĩa là truyền lại cái thần của người được vẽ, cái "thần" đó chính là cảm xúc, là sự tinh tường trong từng nét vẽ của họa sĩ. Ra đời từ thế kỷ XIX, ban đầu người họa sĩ vẽ theo người mẫu thật sau đó là vẽ theo trí tưởng tượng của người kể vì thời đó nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam còn là chuyện hiếm. Đến thập niên 1930 của thế kỷ XX nghệ thuật vẽ truyền thần dần tiến triển theo một bước mới. Nghệ thuật vẽ tranh theo trường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vẽ truyền thần – một tinh hoa nghệ thuật đang dần biến mất

  1. Vẽ truyền thần – một tinh hoa nghệ thuật đang dần biến mất "Truyền thần" theo tiếng Hán có nghĩa là truyền lại cái thần của người được vẽ, cái "thần" đó chính là cảm xúc, là sự tinh tường trong từng nét vẽ của họa sĩ. Ra đời từ thế kỷ XIX, ban đầu người họa sĩ vẽ theo người mẫu thật sau đó là vẽ theo trí tưởng tượng của người kể vì thời đó nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam còn là chuyện hiếm. Đến thập niên 1930 của thế kỷ XX nghệ thuật vẽ truyền thần dần tiến triển theo một bước mới. Nghệ thuật vẽ tranh theo trường phái ấn tượng Pháp nhanh chóng phát triển trong các phòng vẽ của những họa sĩ đầu tiên tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương, các hiệu ảnh tân kỳ cũng bắt đầu xuất
  2. hiện ở các thành phố lớn với những tấm ảnh rõ nét, nghề truyền ảnh ra đời. Người họa sĩ dùng mực Tàu mài ra nước vẽ lại những bức ảnh đã chụp theo yêu cầu của khách. Nhưng thời kỳ cực thịnh của nghệ thuật truyền thần này lại là những năm 1960 - 1970, nhiều hợp tác xã truyền thành được thành lập và cho ra đời những bức tranh sản xuất theo dây chuyền : người này chuyên vẽ thân để người khác vẽ đầu, có người vẽ nét, người tạo bóng.... Nguyên nhân chủ yếu là do thời kỳ chiến tranh chuyện chụp ảnh rất hiếm hơn thế nữa, nhiều người ra đi không bao giờ trở lại. Tất cả những gia đình còn lưu giữ được chỉ là một tấm hình nhỏ xíu có khi đã bị hư hại hay chụp chung với nhiều người khác, mặt người chỉ to bằng hạt đỗ. Những tấm ảnh đó được truyền thần phóng to và đặt lên bàn thờ của người đã khuất. Đó cũng là thời kỳ nguyên liệu vẽ khó khăn, người họa sĩ phải sáng tạo ra nhiều chất liệu để vẽ, từ bột than khô đến muội đèn, muội cao su. Bút vẽ cũng được chế tạo một cách rất thủ công : vót thật nhọn một thanh tre, bọc lớp dạ thật mỏng vào đầu nhọn là được chiếc bút. Mỗi họa sĩ thường có chừng 5-10 chiếc bút như vậy. Nghe có vẻ đơn giản nhưng chưa ai có thể sản xuất hàng loạt bút này. Mỗi họa sĩ có bí quyết riêng trong việc làm bút và ai vẽ thì tự tạo lấy bút riêng cho mình. Để vẽ lại một bức ảnh đòi hỏi người họa sĩ phải có ý chí kiên trì, cần mẫn và tập trung cao độ, bức ảnh sao kho hoàn tất không chỉ giống với ảnh được chụp mà còn phải truyền được thần thái của con người đó. Quan trọng nhất đó chính là đôi mắt của người được vẽ mà người họa sĩ gọi là điểm nhãn, đó chính là nét độc đáo trong các bức tranh truyền thần mà không một nhà nhiếp ảnh nào thực hiện được.
  3. truyền thần, Tranh vẽ từ ảnh chụp của hiệu số 47 Hàng Ngang Nhưng ngày nay nghệ thuật này đang dần phôi pha khi mà máy ảnh kỹ thuật số ra đời ngày càng nhiều, công nghệ chỉnh sửa ảnh ngày càng phát triển, người ta không còn mặn mà với tác phẩm vẽ lại này nữa, những bức tranh ố vàng, hư hỏng có thể phục chế nhanh chóng gọn nhẹ. Những họa sĩ già ngày càng hiếm hoi, mắt mờ tay chậm không còn khéo léo; người trẻ thì không ham thích một nghề không mang lại kinh tế vì vẽ một bức 18x24cm mất hai ngày mới xong mà chỉ khoảng 100.000đ. Có một số người muốn dùng máy móc để thúc đẩy nhanh công việc tỉ mỉ này nhưng mọi cố gắng đều vô ích và tranh truyền thần từ đầu đến cuối vẫn phải thực hiện bằng tay, hơn nữa chất lượng của các bức vẽ còn phụ thuộc vào trình độ của từng họa sĩ. Ngày nay du khách nào có dịp đến thăm phố cổ Hà Nội nếu tinh ý sẽ phát hiện các hiệu vẽ truyền thần nằm nép mình trong những ngôi nhà cổ nhỏ giữa
  4. phố xá đông đúc sầm uất. Nhưng bước vào đó bao xô bồ, lo toan của thế giới hiện tại sẽ biến mất một thế giới khác mộc mạc, tinh tế với bao điều độc đáo sẽ mở ra trước mắt. Một số cửa hiệu mà du khách có thế ghé đến mang kỷ niệm về là 47 Hàng Ngang của cụ Bảo Nguyên, 24 Hàng Đường của họa sĩ Trần Thịnh, 51 Hàng Đào, 31 Hàng Đường...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2