Viêm da trên cơ địa dị ứng (Phần 2)
lượt xem 19
download
Các giai đoạn của viêm da dị ứng rải rác Viêm da dị ứng rải rác ảnh hưởng khác nhau ở từng đứa trẻ cả về khởi phát lẫn mức độ triệu chứng. Ở trẻ nhũ nhi, viêm da dị ứng rải rác điển hình bắt đầu lúc 6-12 tuần tuổi. Đầu tiên nó có thể xuất hiện quanh má, cằm tạo hình ảnh nổi ban lốm đốm trên mặt, diễn tiến đến đỏ, đóng vảy, rỉ dịch. Da dễ bị nhiễm trùng. Một khi trẻ hoạt động nhiều hơn và biết bò thì những vùng tiếp xúc như...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Viêm da trên cơ địa dị ứng (Phần 2)
- Viêm da trên cơ địa dị ứng (Phần 2)
- Các giai đoạn của viêm da dị ứng rải rác Viêm da dị ứng rải rác ảnh hưởng khác nhau ở từng đứa trẻ cả về khởi phát lẫn mức độ triệu chứng. Ở trẻ nhũ nhi, viêm da dị ứng rải rác điển hình bắt đầu lúc 6-12 tuần tuổi. Đầu tiên nó có thể xuất hiện quanh má, cằm tạo hình ảnh nổi ban lốm đốm trên mặt, diễn tiến đến đỏ, đóng vảy, rỉ dịch. Da dễ bị nhiễm trùng. Một khi trẻ hoạt động nhiều hơn và biết bò thì những vùng tiếp xúc như khủy tay, đầu gối cũng có thể bị ảnh hưởng. Trẻ bị bệnh thường hiếu động và hay quấy do ngứa, khó chịu. Ở nhiều trẻ thì bệnh thuyên giảm trước 18 tuổi mặc dù chúng vẫn có nguy cơ cao hơn bình thường về khả năng da bị khô hoặc eczema sau này. Ở thời kỳ thơ ấu, phát ban có khuynh hướng xảy ra ở đầu gối, vùng khuỷu, hai bên cổ và trên cổ tay, cổ chân, bàn tay. Thường thì phát ban bắt đầu với những nốt sần có thể trở nên dày, đóng vảy khi gãi. Vùng da quanh môi cũng có thể bị viêm. Khi liếm liên tục lên vùng này có thể dẫn tới môi nứt nẻ, đau. Các trường hợp bệnh nặng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và đứa trẻ thấp hơn bình thường. Bệnh có thể diễn tiến theo chiều hướng thuyên giảm. Thời gian thuyên giảm thì thay đổi có thể hàng tháng hay thậm chí hàng năm. Ở một số trẻ, bệnh diễn biến tích cực trong một thời gian dài và chỉ xuất hiện lại vào tuổi dậy thì khi
- hormôn, stress, việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc hay làm đẹp gây kích thích da tạo điều kiện cho bệnh tái phát. Hiếm khi bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở độ tuổi trưởng thành mặc dù có nhiều người mắc bệnh hồi nhỏ có thể bị lại khi lớn. Kiểu bệnh ở người trưởng thành hay ở trẻ em đều tương tự nhau; nghĩa là bệnh có thể lan rộng hoặc giới hạn. Một số người trưởng thành chỉ bị ảnh hưởng ở bàn tay, bàn chân với da khô, ngứa, đỏ và nứt nẻ. Giấc ngủ cũng như khả năng công tác cũng bị ảnh hưởng và việc điều trị thuốc lâu dài đôi khi gây nên các biến chứng. Những người trưởng thành bị viêm da dị ứng rải rác cũng có yếu tố thuận lợi của viêm da kích thích do tiếp xúc, đặc biệt nếu họ làm trong môi trường phải rửa tay hoặc ngâm tay thường xuyên, hoặc tiếp xúc với hoá chất. Một vài người có vết phát ban quanh vú. Những triệu chứng khu trú này rất khó điều trị và người bệnh thường không khai báo với bác sĩ do xấu hổ hoặc nhút nhát. Người bệnh cũng có thể bị cườm nhưng khó phát hiện vì chúng không gây ra triệu chứng. Do đó, người bác sĩ có thể yêu cầu khám mắt thường xuyên. Chẩn đoán viêm da dị ứng rải rác Cho tới hiện tại, vẫn chưa có một xét nghiệm nào chẩn đoán chắc chắn cũng như chưa có một triệu chứng hay bệnh cảnh nào đặc trưng cho bệnh. Mỗi bệnh nhân có một bệnh cảnh đặc trưng riêng và theo thời gian thì các triệu chứng, độ nặng của bệnh thay đổi.
- Người bác sĩ muốn chẩn đoán chính xác phải dựa trên triệu chứng người bệnh và phải theo dõi nhiều lần. Điều này rất quan trọng vì nó giúp loại trừ các trường hợp cũng có thể gây kích thích da. Đôi khi, bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa phải gởi bệnh nhân đến chuyên khoa da liễu, chuyên khoa dị ứng để được đánh giá thêm. Công cụ giúp chẩn đoán có giá trì là một bệnh sử chi tiết cung cấp những thông tin quan trọng, tìm ra nguyên nhân có khả năng gây nên bệnh cảnh của người bệnh. Bác sĩ có thể hỏi theo trình tự: tiền sử dị ứng gia đình; tiền sử về bệnh sốt mùa hè, hen suyễn của bệnh nhân; tiền sử tiếp xúc với các chất gây kích thích; các rối loạn về giấc ngủ; các loại thực phẩm liên quan đến dị ứng da; điều trị các bệnh về da trước đó; tiền sử sử dụng thuốc steroid; những ảnh hưởng của bệnh trong công việc, sinh hoạt xã hội. Đôi khi, cần phải sinh thiết da hoặc test thử độ nhạy cảm của da để xác định xem hệ miễn dịch của da có phản ứng quá mức với một số hoá chất hay chất bảo quản trong kem bôi da. Có thể chẩn đoán sơ bộ nếu bệnh nhân có nhiều hơn 3 tính chất ở một trong hai loại: bệnh cảnh chính và bệnh cảnh phụ (sẽ đề cập bên dưới) Nhìn chung, test “cào da” (sử dụng kim cào và lấy đi một mảnh da chứa chất gây dị ứng nghi ngờ) và xét nghiệm máu tìm chất dị ứng trong không khí không giúp ích chẩn đoán nhiều bằng bệnh sử và theo dõi sát triệu chứng. Tuy thế,
- đôi khi chúng cũng giúp loại trừ hay khẳng định vai trò quan trọng của một kháng nguyên chuyên biệt gây dị ứng trong chẩn đoán. Kết quả test da âm tính là đáng tin cậy và giúp loại trừ khả năng gây viêm da của một số chất. Tuy nhiên, test “cào da” nếu dương tính lại rất khó lý giải trên bệnh nhân viêm da dị ứng rải rác và thường không chính xác. Ở những trường hợp không xác định được thể viêm da thì xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ bạch cầu ái toan hoặc IgE (một loại kháng thể có nồng độ cao trong viêm da dị ứng rải rác) rất có lợi. Bệnh cảnh chính và phụ của viêm da dị ứng rải rác là gì ? Bệnh cảnh chính. Ngứa nhiều. Đặc tính phát ban ở những vùng trên cơ thể điển hình cho bệnh. Các triệu chứng diễn tiến mạn tính hoặc lặp đi lặp lại. Tiền sử bản thân và gia đình về viêm da dị ứng rải rác(chàm, sốt mùa hè, hen). Một số bệnh cảnh phụ. Khởi phát lúc nhỏ.
- Da khô, ráp. Nồng độ kháng thể IgE cao trong máu. Bệnh vảy cá. Tăng đường chỉ tay. Bệnh dày sừng nang lông. Viêm da bàn tay hay bàn chân. Viêm môi Eczema đầu vú. Dễ nhiễm trùng da. Test dị ứng da dương tính. Các yếu tố nào làm nặng viêm da dị ứng rải rác ? Rất nhiều yếu tố có thể làm nặng các triệu chứng của viêm da dị ứng rải rác gây khởi phát tiến trình sau: kích thích thêm nữa phản ứng quá mức sẵn có của hệ miễn dịch ở da; thúc đẩy chu trình “ngứa-gãi”; và tăng tổn thương da.
- Những yếu tố làm nặng này có thể xếp thành hai nhóm chính: chất gây kích thích và chất gây dị ứng. Yếu tố cảm xúc và một số loại nhiễm trùng cũng có thể ảnh hưởng viêm da dị ứng rải rác. Những chất gây kích thích da Nếu được sử dụng với liều đủ cao và thời gian tiếp xúc đủ dài, những chất gây kích thích da ảnh hưởng trực tiếp trên da khiến da đỏ, ngứa hoặc bỏng. Những chất kích thích đặc hiệu thì ảnh hưởng trên người bệnh viêm da dị ứng rải rác với mức độ khác nhau. Theo thời gian, nhiều người bệnh cũng như gia đình họ sẽ nhận biết được những loại chất gây khó chịu này như vải len hay sợi tổng hợp. Vải mặc quá bó hay thô có thể làm cọ xát da, bắt đầu tiến trình viêm và ngay lập tức đẩy vào chu trình “ngứa-gãi”. Xà phòng và chất tẩy đôi khi làm khô da và ngứa nặng hơn trong khi nước hoa, mỹ phẫm có thể kích thích da. Sự tiếp xúc với một số chất thông thường như Clo, dầu khoáng, dung môi hoặc với những chất kích thích như bụi, cát cũng có thể làm nặng thêm tình trạng này. Khói thuốc có thể kích thích mi mắt. Vì các chất kích thích khác nhau ở từng người nên mỗi bệnh nhân cần phải tự nhận biết được những chất hay những tình huống làm bệnh bùng phát. Một số chất kích thích thường gặp: Vải len hoặc sợi tổng hợp.
- Xà phòng và chất tẩy. Một số loại nước hoa, mỹ phẩm. Một số chất như Clo, dầu khoáng, dung môi. Bụi hoặc cát. Khói thuốc. Những chất gây dị ứng Chất gây dị ứng là những chất có nguồn gốc từ thức ăn, thực vật hoặc động vật làm thúc đẩy phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch và gây viêm (trong bài này là ở da). Phản ứng viêm có thể xảy ra thậm chí khi người bệnh tiếp xúc với lượng nhỏ chất gây dị ứng trong một thời gian ngắn. Một vài ví dụ về chất gây dị ứng là phấn hoa, ”gàu” chó hoặc mèo (là những phần tử nhỏ từ lông thú vật). Khi người bệnh tiếp xúc với những chất mà họ rất nhạy cảm, các tế bào viêm từ khắp nơi trên cơ thể sẽ thấm vào da. Các tế bào này phóng thích hoá chất gây ngứa và ửng đỏ. Khi họ phản ứng bằng cách gãi và cọ xát da, những tổn thương sẽ nặng hơn. Một vài loại thực phẩm đóng vai trò như những chất gây dị ứng và gây viêm da dị ứng rải rác hoặc làm bệnh nặng hơn. Những thực phẩm “dị ứng” này rõ ràng có vai trò trong nhiều trường hợp viêm da dị ứng rải rác chủ yếu là ở nhũ nhi
- và trẻ nhỏ. Các phản ứng dị ứng này gây viêm da (thường là nổi mề đai), các triệu chứng tiêu hoá (nôn ói, tiêu chảy), các triệu chứng đường hô hấp trên (xung huyết, hắt hơi và khò khè). Những thực phẩm gây dị ứng nhiều nhất là trứng, đậu phộng, sữa, cá, xì dầu, và lúa mì. Mặc dầu chưa rõ ràng nhưng một số nghiên cứu đã khuyến cáo người mẹ có tiền sử gia đình viêm da dị ứng rải rác nên tránh ăn những loại thực phẩm có thể gây dị ứng trong những tháng cuối thai kỳ và khi cho con bú. Hầu hết nhà chuyên môn tin rằng nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 4 tháng có thể có hiệu quả bảo vệ cho trẻ dù rằng không phải ai cũng đồng ý với điều đó. Nếu nghi ngờ bị dị ứng do thực phẩm thì điều cần làm là có một “nhật kí” chi tiết về các bữa ăn, chú ý bắt kỳ phản ứng khác lạ nào. Việc xác định loại thực phẩm gây dị ứng là khó khăn đặc biệt khi bệnh nhân cũng đang tiếp xúc với nhiều chất dị ứng khác, do đó nên cần được sự theo dõi của một chuyên gia về dị ứng. Một cách hữu hiệu trong việc xác định thực phẩm gây dị ứng chính là ngưng ăn thực phẩm nghi ngờ, và sau đó nếu có sự cải thiện thì đưa chúng vào lại khẩu phần ăn trong điều kiện có kiểm soát chặt chẽ. Mỗi loại thực phẩm thường đòi hỏi 2 tuần thử nghiệm như vậy. Nếu thử nghiệm này cho thấy không có triệu chứng sau hai tuần thì có thể thử với loại thực phẩm khác. Tương tự, nếu sau hai tuần không ăn loại thực phẩm đó mà tình trạng vẫn không cải thiện thì cũng nên thử lại bằng món khác.
- Thay đổi khẩu phần ăn ở người bị viêm da dị ứng rải rác không phải luôn luôn làm giảm triệu chứng. Tuy vậy, sự thay đổi này là có lợi nhất là khi bệnh sử và các triệu chứng đặc hiệu hướng đến khả năng dị ứng với một loại thực phẩm. Việc đánh giá sự hạn chế chế độ ăn, bản thân nó có làm nặng thêm tình trạng bệnh hay không là phụ thuộc vào bệnh nhân, gia đình và bác sĩ. Thường thì việc theo đuổi những chế độ ăn hạn chế này gây khó khăn về mặt tâm lý và tài chính cho người bệnh cũng như gia đình họ. Chế độ ăn quá hà khắc có thể dẫn đến các vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ nếu không được theo dõi kĩ. Những chất gây dị ứng trong không khí là gì? Gọi như vậy là do các chất này hiện diện trong không khí. Chúng cũng có thể đóng vai trò trong viêm da dị ứng rải rác. Các chất thường gặp là bụi, mạt, phấn hoa và “gàu” trên lông, da động vật. Những chất gây dị ứng trong không khí này, đặc biệt là bụi, mạt nhà, có thể làm trầm trọng thêm viêm da dị ứng rải rác ở vài bệnh nhân. Mặc dù có nhà nghiên cứu cho rằng những chất gây dị ứng này là yếu tố góp phần quan trọng của bệnh viêm da dị ứng rải rác, thì nhiều nhà nghiên cứu khác lại tin rằng chúng có vai trò không đáng kể. Các nhà khoa học cũng chưa trả
- lời được cơ chế tác động lên da của các chất dị ứng trong không khí là theo con đường hít vào hay thực sự ngấm qua da. Không một xét nghiệm hiện có nào đáng tin cậy để xác định một chất gây dị ứng chuyên biệt trong không khí có phải là yếu tố làm nặng trên bất cứ một bệnh nhân hay không. Nếu bác sĩ nghi ngờ một chất góp phần vào biểu hiện của bệnh nhân, họ có thể đề nghị những biện pháp giảm tiếp xúc với chất đó. Một ví dụ là có thể hạn chế bụi mạt nhà bằng cách bọc nệm, gối bằng những vật liệu bảo vệ bụi đặc biệt; thường xuyên lau chùi giường ngủ bằng nước nóng và không trải thảm. Tuy nhiên, không có một cách nào có thể loại bỏ hoàn toàn những chất gây dị ứng trong không khí. Các yếu tố nào khác đóng vai trò trong viêm da dị ứng rải rác? Cùng với những chất gây kích thích, dị ứng thì những yếu tố khác như các vấn đề tâm lý, nhiệt độ và khí hậu, nhiễm trùng da có thể ảnh hưởng viêm da dị ứng rải rác. Mặc dù các yếu tố tâm lý hay con người không gây ra bệnh nhưng những stress, sự tức giận hay nỗi thất vọng có thể làm bệnh nặng hơn. Những trục trặc trong quan hệ xã hội hay những thay đổi lớn lao trong đời như ly dị, chuyển công tác, mất mát người thân cũng có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Thường thì những stress tâm lý dường như làm cho bệnh bùng phát nhanh.
- Tắm rửa nhưng không duy trì độ ẩm da sau đó là một yếu tố hay gặp làm khởi phát viêm da dị ứng rải rác. Độ ẩm thấp vào mùa đông hoặc khí hậu khô quanh năm ở một số vùng địa lý cũng như nhiệt độ phòng quá cao hay tắm nước nóng quá lâu có thể khiến bệnh nặng thêm. Đổ mồ hôi và cảm lạnh liên tục đôi khi gây ra những đợt cấp ở một số người. Nhiễm khuẩn cũng có thể thúc đẩy hay tăng độ nặng của viêm da dị ứng rải rác. Nếu bệnh nhân khởi phát bệnh đột ngột, bác sĩ cần phải kiểm tra nhiễm siêu vi (như herpes simplex) hay nhiễm nấm (như hắc lào, nấm chân). Điều trị viêm da dị ứng rải rác như thế nào ? Việc điều trị cần phải có một mối liên hệ thân thiện giữa bác sĩ, người bệnh và gia đình bệnh nhân. Bác sĩ có thể thiết lập kế hoạch điều trị dựa trên tuổi tác, triệu chứng và tổng trạng của bệnh nhân. Đóng vai trò lớn trong thành công của kế hoạch điều trị chính là người bệnh và gia đình dưới sự theo dõi của thầy thuốc. Một số nhân tố chính trong chương trình điều trị sẽ được đề cập bên dưới. Hầu hết bệnh nhân có thể kiểm soát được bệnh dựa trên chăm sóc da hợp lý và thay đổi lối sống, do đó không cần phải đề cập những điều trị sâu hơn. Có 3 mục tiêu trong điều trị viêm da dị ứng rải rác: da lành và khỏe mạnh; phòng ngừa bệnh bùng phát; và điều trị triệu chứng nếu chúng xảy ra. Cách chăm sóc da phần lớn bao gồm thiết lập thói quen vệ sinh da, xác định các yếu tố làm
- nặng, tránh những tình trạng làm kích thích hệ miễn dịch da và chu trình “ngứa- gãi”. Điều quan trọng là bệnh nhân và gia đình phải chú ý bất cứ thay đổi về tình trạng da để điều trị và kiên trì theo đuổi để tìm kế hoạch điều trị hiệu quả nhất. Chăm sóc da: Giúp da lành lặn và giữ cho nó khoẻ mạnh là điều quan trọng hàng đầu cả trong ngăn ngừa những tổn thương về sau lẫn trong cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Hình thành và duy trì thói quen chăm sóc da hàng ngày là rất cần thiết để phòng ngừa những đợt tái phát triệu chứng. Các yếu tố then chốt là tắm đúng cách và dùng các chất bôi trơn dạng kem hay dạng mỡ trong vòng 3 phút. Người bị viêm da dị ứng rải rác nên tránh tắm nước nóng hoặc tắm lâu (hơn 10-15 phút). Tắm nước ấm giúp rửa sạch và làm ẩm da cũng như không làm da quá khô. Bác sĩ có thể yêu cầu hạn chế dùng xà phòng hoặc không cho dùng xà phòng vì nó có thể làm da bị khô. Tắm dầu thường không giúp ích gì nhiều. Khi tắm xong, người bệnh nên để da tự khô hoặc lau nhẹ (tránh cọ xát da hoặc lau quá khô) và dùng chất bôi trơn ngay lập tức. Chất bôi trơn giúp da ẩm, tăng khả năng lành da, và tạo một hàng rào ngăn da khô và bị kích thích. Có thể dùng nhiều loại chất bôi trơn.
- Các nước rửa vết thương nhìn chung không phải là lựa chọn tốt nhất vì chúng chứa nhiều nước hoặc al-cool khiến bốc hơi nhanh chóng. Dạng kem và mỡ có tác dụng làm lành da tốt hơn. Những biệt dược có parafin rất hiệu quả trong làm lành những vùng quá khô, bị liken hóa. Cho dù loại dược phẩm nào được sử dụng thì chúng càng ít mùi thơm cũng như hoá chất càng tốt. Một vấn đề then chốt khác trong bảo vệ và phục hồi da là thực hiện những biện pháp tránh viêm nhiễm vùng da thường xuyên. Mặc dù không thể tránh hoàn toàn hiện tượng này nhưng nếu được xác định và điều trị sớm thì hậu quả của quá trình viêm sẽ được hạ thấp tối đa. Bệnh nhân và gia đình nên học cách nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng da bao gồm mụn mủ nhỏ trên cánh tay và chân, những vùng rỉ dịch hoặc các mụn nước đóng vảy vàng. Nếu các triệu chứng nhiễm trùng da xuất hiện, nên tham vấn bác sĩ và bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị viêm da dị ứng rải rác ở nhũ nhi và trẻ em Tắm nước ấm trong thời gian ngắn. Dùng chất bôi trơn ngăy lập tức sau khi tắm. Cắt ngắn móng tay trẻ. Sử dụng quần áo bằng vải cotôn mềm. Sử dụng thuốc kháng histamin làm giảm ngứa vào buổi tối.
- Giữ mát cho trẻ; tránh nhiệt độ phòng quá nóng. Nhận biết nhiễm trùng da và điều trị ngay lập tức. Cố gắng lôi cuốn trẻ vào các hoạt động nhiều để quên ngứa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Viêm da trên cơ địa dị ứng (Phần 1)
8 p | 313 | 26
-
Điều trị viêm da cơ địa.
5 p | 181 | 20
-
Viêm da trên cơ địa dị ứng (Phần 3)
9 p | 121 | 18
-
Món ăn – bài thuốc chữa mẩn ngứa ở trẻ
6 p | 215 | 18
-
Chữa trị bệnh chàm .Chàm là một bệnh da dị ứng, xuất hiện do phản ứng
5 p | 146 | 13
-
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: CHÀM (Thấp Chẩn – Eczema)
7 p | 159 | 12
-
Chữa chàm ở trẻ em - Thuốc gì?
5 p | 144 | 10
-
Đông y chữa bệnh chàm
6 p | 118 | 10
-
Gai cột sống có cần phẫu thuật?
2 p | 96 | 9
-
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - CHÀM (Thấp Chẩn – Eczema)
8 p | 137 | 8
-
Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng) (Kỳ 2)
5 p | 104 | 6
-
Chữa chàm cho bé
4 p | 81 | 5
-
Trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
4 p | 73 | 5
-
Chăm sóc trẻ bị chàm thể tạng tại nhà
5 p | 73 | 4
-
Chàm thể tạng ở trẻ
5 p | 54 | 3
-
Bệnh chàm ở bé
2 p | 79 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn