YOMEDIA
ADSENSE
Vovinam - Việt Võ Đạo
340
lượt xem 65
download
lượt xem 65
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Vovinam - Việt Võ Đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới đem ra công khai đồng thời ông đề ra chủ thuyết "cách mạng tâm thân" để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vovinam - Việt Võ Đạo
- Vovinam - Việt Võ Đạo Vovinam - Việt Võ Đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới đem ra công khai đồng thời ông đề ra chủ thuyết "cách mạng tâm thân" để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần. Vovinam là cách viết tắt của cụm từ "Võ Việt Nam" để dễ đọc. Bên cạnh việc tập luyện võ thuật, binh khí, các võ sinh còn tập luyện nhuyễn công, khí công và coi trọng việc trau dồi nhân tính. Vovinam có đòn bay cao kẹp cổ nổi tiếng, luôn có mặt trong các buổi biểu diễn. Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam Việt Võ Đạo được phát triển qui mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh ở nhiều nơi trên thế giới như Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Maroc, Na Uy, Nga, Pháp, Romania, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Singapore, Uzbekistan, Thái Lan, Ý, Úc,…[cần dẫn nguồn] Mục lục 1 Lịch sử 2 Võ thuật 3 Võ đạo 3.1 Mười điều tâm niệm o 3.2 Mười điều tâm niệm (theo chương trình võ đạo mới)[10] o 4 Võ phục
- 4.1 Các loại đai đẳng o 4.2 Ý nghĩa màu đai o 5 Chú thích 6 Liên kết ngoài Lịch sử Người sáng lập Vovinam là võ sư Nguyễn Lộc. Năm 1938, võ sư Nguyễn Lộc giới thiệu Vovinam ra công chúng. Năm 1960, võ sư Nguyễn Lộc mất. Từ 1960, võ sư Lê Sáng tiếp nhận chức Chưởng Môn môn phái và chịu trách nhiệm phát triển và quảng bá rộng rãi Vovinam ra toàn thế giới. Ở Pháp giáo sư Phan Hoàng có công gầy dựng nền móng phát triển Vovinam ở Âu châu kể từ thập niên 1970.[1] Trong khi đó ở miền Nam Việt Nam kể từ năm 1966 trở đi, môn Vovinam được đưa vào giảng dạy ở một số trường công lập thuộc nền Giáo dục Việt Nam Cộng hòa.[2] Tháng 10 năm 2007, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. [3] Tháng 9 năm 2008, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Quốc tế (IVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh [4], sau đổi tên thành Liên đoàn Vovinam thế giới (WVVF) [5]. Tháng 2 năm 2009, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Á (AVF) diễn ra tại Tehran. [6] Ngày 31 tháng 3 năm 2010, Chưởng Môn Lê Sáng ký quyết định thành lập Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn Phái. Người đứng đầu hội đồng này được gọi dưới danh hiệu là Chánh Chưởng Quản và là người đứng đầu môn phái. Như vậy, danh xưng Chưởng Môn
- trong môn phái sẽ không còn dùng trong tương lai nữa. Kể từ đây, khi gọi Sáng Tổ Nguyễn Lộc, Chưởng Môn Lê Sáng thì đó là những danh hiệu riêng biệt, liên quan đến những thời kỳ đặc biệt của môn phái. Cũng kèm theo đó, võ sư Nguyễn Văn Chiếu được bổ nhiệm làm Chánh Chưởng Quản môn phái.[7] Ngày 27 tháng 9 năm 2010, võ sư Chưởng Môn Lê Sáng qua đời.[8] Ngày 16 tháng 10 năm 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam châu Âu (EVVF) diễn ra tại Paris. [9] Võ thuật Bay cao, kẹp cổ bằng chân, Minden, Đức Vovinam Vovinam bao gồm phần võ thuật như những thế đấm, đá, gạt, đỡ, lao, gối, chỏ, vật, đòn chân,… và phần binh khí như việc sử dụng và chống đỡ kiếm, đao, côn, thương, dao
- găm, súng ngắn, súng dài,… Tiếp đó là việc luyện tập ngạnh công, nhuyễn công, khí công giúp dưỡng sinh và bảo tồn sức khỏe. Đòn thế Vovinam được đưa vào hệ thống "Một phát triển thành Ba" nên tất cả các đòn thế được tập luyện từ thế căn bản (tấn công, phản đòn, khóa gỡ,…), qua đơn luyện (quyền pháp, chiến lược,…) và đến các dạng đa luyện (song luyện, đối luyện, tam đấu, tứ đấu,…). Võ thuật Vovinam đa dạng và thức thời, phù hợp với nhiều lứa tuổi. Từ xưa đến nay Vovinam nổi tiếng với 3 đòn: [cần dẫn nguồn] Chỏ (vì thế trong một số cuộc thi song đấu đối kháng Vovinam, môn sinh không được phép dùng chỏ, vì Vovinam dùng chỏ rất mạnh) Chém quét (chém một bên, dùng chân đá quét chân đối phương bên kia khiến đối phương ngã) Đòn chân kẹp cổ (dùng sức bật kết hợp hai chân kẹp cổ đối phương rồi quật xuống đất, kỹ thuật này nhanh và mạnh, kết hợp yếu tố bất ngờ khiến cho đối phương khó lòng chống đỡ) Trong thời gian phong trào "Võ Thuật học đường" (1965), vì không đủ huấn luyện viên có rất nhiều huấn luyện viên của các môn phái võ nước ngoài và võ cổ truyền tham gia vào Vovinam. Họ đã mang nhiều kỹ thuật của các môn võ khác bổ sung vào Vovinam. Ví dụ: Võ sư Nguyễn Hữu Nhạc của võ đường Sa Long Cương đã mang bài Long Hổ Quyền vào Vovinam [cần dẫn nguồn]. Đây là một trong những bài quyền được coi là rất đặc trưng của Vovinam. Vì lý do nói trên, hệ thống kỹ thuật của Vovinam sau thời "Võ thuật học đường" đã khác một cách cơ bản so với hệ thống võ thuật do võ sư Nguyễn Lộc truyền dạy.
- Võ đạo Chủ thuyết "cách mạng tâm thân" là phần thực dụng của vũ trụ quan, nhân sinh quan của Việt Võ Đạo, nhưng không phải là triết học, và không bị ảnh hưởng của nhị nguyên luận. Chủ thuyết giáo dục người Việt mới, về tâm và thân. Đó không phải là lý thuyết, mà là ứng dụng thực tế vào mọi sinh hoạt võ học, với các định lý: tâm thân phối triển, cương nhu phối triển, tri hành phối triển, việt ngã, độ tha, và thăng hóa, cả tâm hồn và thân chất, để truyền thông, nghị lực mới với các thế hệ môn sinh kế tục, đòi hỏi tính kiên trì để học, hỏi, hiểu, và hành. Môn sinh Vovinam luôn tự thực hiện cuộc "cách mạng Tâm Thân" để phát triển to àn diện về tâm, trí và thể. Ngoài việc luyện tập đòn thế để thân thể cường tráng, dẻo dai và khỏe mạnh, môn sinh Vovinam còn trau dồi một tâm hồn thanh cao, hiến ích, tự tin, can đảm, cao thượng, bất khuất và tính nhân bản theo lời dạy của võ sư Nguyễn Lộc "sống cho mình, giúp cho mọi người khác sống, sống cho mọi người". Võ đạo của Vovinam còn được xem như một nhân cách sống hay một triết lý làm người. Mười điều tâm niệm 1. Đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại. 2. Trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Đạo. 3. Đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên, thương mến đồng đạo. 4. Tuyệt đối tôn trọng kỷ luật, nêu cao danh dự võ sĩ. 5. Tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải. 6. Chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh. 7. Sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng. 8. Kiện toàn một ý chí đanh thép, thắng phục cường quyền và bạo lực.
- 9. Sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động. 10. Tự tin, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn kiểm điểm để tiến bộ. Mười điều tâm niệm (theo chương trình võ đạo mới)[10] 1. Việt võ đạo sinh nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại. 2. Việt võ đạo sinh nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân hiến ích. 3. Việt võ đạo sinh đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên, thương mến đồng đạo. 4. Việt võ đạo sinh tuyệt đối tôn trọng kỷ luật, nêu cao danh dự võ sĩ. 5. Việt võ đạo sinh tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải. 6. Việt võ đạo sinh chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trao dồi đạo hạnh. 7. Việt võ đạo sinh sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng. 8. Việt võ đạo sinh kiện toàn một ý chí đanh thép, nỗ lực tự thân cầu tiến. 9. Việt võ đạo sinh sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động. 10. Việt võ đạo sinh tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn kiểm điểm để tiến bộ.
- Võ phục Từ năm 1938 đến năm 1964, Vovinam không có võ phục chính thức của mình. Sau cuộc gặp mặt các võ sư Vovinam lần đầu tiên, tổ chức vào năm 1964, màu võ phục chính thức là màu lam. Tuy nhiên phân nhánh ly khai Việt Võ Đạo Federation dùng võ phục màu đen trong những năm 1973-1990. Từ năm 1990 cho đến nay, võ phục Vovinam trên toàn thế giới dùng thống nhất màu lam. Các loại đai đẳng Tự vệ nhập môn: Có hai cấp là tự vệ Việt Võ Ðạo (đai xanh màu da trời) và Nhập môn VVÐ (Ðai xanh dương đậm), thời gian luyện tập mỗi cấp là 3 tháng. Danh xưng: võ sinh Lam đai: Ðai xanh dương đậm có gạch vàng, ba cấp, mỗi cấp tập luyện: 6 tháng Danh xưng: môn sinh. Huyền đai: Đai đen (người dưới 15 tuổi có chỉ vàng dọc theo đai) 1 cấp, thời gian tập luyện 1 năm; tương đương đẳng cấp quốc tế: huyền đai. Hoàng đai: Ðai vàng có gạch đỏ, ba cấp, mỗi cấp luyện tập 2 năm. Danh xưng: huấn luyện viên cấp I, huấn luyện viên cao cấp, võ sư trợ huấn; tương đương đẳng cấp quốc tế: huyền đai đệ tứ đẳng. Chuẩn hồng đai: Ðai đỏ có 2 viền vàng, một cấp, luyện tập 3 năm và trình tiểu luận võ học khi thi thăng cấp Hồng đai. Danh xưng: võ sư chuẩn cao đẳng; tương dương đẳng cấp quốc tế: huyền đai đệ tứ đẳng.
- Hồng đai: Ðai đỏ có vạch trắng, sáu cấp, mỗi cấp luyện tập 4 năm và trình luận án võ học khi thi thăng cấp, danh xưng: võ sư cao đẳng hồng đai đệ thất, nhị, tam,… cấp; tương dương đẳng cấp quốc tế: huyền đai đệ ngũ, lục đẳng,… Bạch đai: Ðai trắng có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, vàng, đỏ, có 1 cấp, thời gian luyện tập: vô định. Ðây là đai cao nhất dành riêng cho võ sư chưởng môn MP [Ý nghĩa màu đai Hiện tại, các màu đai có ý nghĩa như sau: Xanh lam: Biểu hiện cho hy vọng. Đen: Màu của nước. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã chuyển thành bản thể. Vàng: Màu của đất. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã trở nên vững chắc như đất. Đỏ: Màu của lửa. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã bốc cao như lửa. Trắng: Màu của sự thanh khiết. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã trở nên cao độ, chân t ịnh, thiêng liêng nhất. Chỉ dành cho trưởng môn của môn phái. Nhưng lúc xưa, ý nghĩa các màu đai không phải như vậy, do thời thế mà đã đổi thành như trên, việc này sẽ bàn thêm ở dưới. Và đến giờ vẫn còn nhiều người đồng ý với quan niệm lúc xưa. Rằng: Xanh lam: Biểu thị cho hy vọng. Giống hiện nay. Đen: Khi xưa không có màu đen cho đai. Nhưng t ừ khi Vovinam chính thức ra với quốc tế, nên các võ sư đã thống nhất cho thêm màu đai đen để có một cấp bậc tương đương với đẳng cấp quốc tế. Nghĩa là môn sinh mang đai đen Vovinam sẽ tương đương đẳng cấp với các môn sinh đai đen của các võ phái khác đã được quốc tế hóa (như đai đen của Karatedo, Taekwondo,…)
- Vàng: Màu của da. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã bao trùm thân thể cho người môn sinh, bảo vệ vững chắc cho người môn sinh. Khi xưa, Vovinam chỉ dạy cho người Việt, chưa du nhập ra quốc tế, nên màu vàng biểu thị cho màu da của người Việt, là người da vàng. Nay Vovinam chính thức quốc tế hóa, môn sinh da vàng, da trắng, da đen trên toàn thế giới, nên sửa thành "màu của đất" như trên. Đỏ: Màu của máu. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã tiến sâu hơn một bước: "từ ngoài da đã thấm vào trong máu" của người môn sinh. Trắng: Màu của xương. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã vào tận xương tủy, đã trở thành "cốt". Đã đạt đến giới hạn thâm viễn nhất dành cho người đứng đầu môn phái Chú thích 1. ^ "Pháp, nơi Vovinam Việt Võ đạo tỏa ra Thế giới" theo RFI 2. ^ Lược sử Vovinam 3. ^ Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam 4. ^ Liên đoàn Vovinam Quốc tế 5. ^ Liên đoàn Vovinam quốc tế đổi tên thành Liên đoàn Vovinam Thế giới 6. ^ Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam châu Á 7. ^ Những quyết định của võ sư Chưởng Môn 8. ^ Q. Liêm, “Võ sư Lê Sáng - Chưởng Môn Vovinam Việt Võ Đạo qua đời”, Báo Người lao động, 27 tháng 9 năm 2010. Truy cập 22 tháng 12 năm 2010. 9. ^ Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam châu Âu
- 10. ^ Chương trình võ đạo mới - Khảo hạch lý thuyết võ đạo
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn