intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất hạt giống lúa thuần chất lượng cao phục vụ sản xuất lúa hàng hóa tại vùng đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu trình bày việc xây dựng mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và cung ứng hạt giống lúa thuần có phẩm cấp cho sản xuất nhằm nâng diện tích sử dụng hạt giống có phẩm cấp trong sản suất góp phần tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nâng cao kỹ năng sản xuất hạt giống và nhận thức về việc sử dụng giống lúa xác nhận cho người nông dân vùng ĐBSCL.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng mô hình liên kết sản xuất hạt giống lúa thuần chất lượng cao phục vụ sản xuất lúa hàng hóa tại vùng đồng bằng sông Cửu Long

  1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA THUẦN CHẤT LƯỢNG CAO PHỤC VỤ SẢN XUẤT LÚA HÀNG HÓA TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đoàn Mạnh Tường Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long Tóm tắt: ĐBSCL hàng năm cần khoảng 400 ngàn tấn giống lúa xác nhận để phục vụ cho sản xuất lúa hàng hóa của toàn vùng. Tuy nhiên, khả năng cung cấp giống chất lượng chỉ chiếm khoảng 30% còn lại 70% nhu cầu giống lúa là do nông dân tự trao đổi. Vì vậy việc cần thiết là xây dựng mô hình liên kết sản xuất hạt giống lúa thuần chất lượng cao. Qua ba năm thực hiện mô hình liên kết kết quả xây dựng với 30 mô hình với 1680 lượt người tham gia mô hình. Quy mô diện tích triển khai trong ba năm đã đạt được 2.329 ha. Tổng sản lượng lúa giống các đơn vị tham gia mô hình liên kết đã sản xuất và cung cấp là 12.580 tấn giống các loại. Số lượng giống lúa từ mô hình liên kết hạt giống lúa thuần chất lượng đã góp phần làm tăng diện tích sử dụng giống lúa xác nhận ở ĐBSCL từ 30% lên 50% diện tích sản xuất lúa hàng hóa ở ĐBSCL. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây lúa là cây lương thực chiếm vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế của các tỉnh ĐBSCL. Năng suất lúa trong những năm qua không ngừng cải thiện, một số tỉnh trong vùng đã đạt được năng suất bình quân 10 tấn/ha/năm. ÐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, có thế mạnh lớn trong sản xuất lúa gạo so của cả nước. Những năm gần đây, nhờ ứng dụng hiệu quả khoa học và công nghệ (KH-CN) vào sản xuất nông nghiệp, toàn vùng đã có bước phát triển vượt bậc so với các vùng, miền khác trong cả nước. Không những tăng nhanh về sản lượng, mà chất lượng lúa gạo ở vùng này không ngừng tăng lên. Tuy nhiên những năm qua, giống lúa sử dụng không đạt phẩm cấp còn cao, trên 70% lúa giống do nông dân tự trao đổi. Nhiều nơi, nông dân vẫn còn giữ thói quen lấy lúa thịt để làm giống. Vì vậy, một số giống lúa sử dụng qua nhiều năm đã trở nên thoái hóa, lẫn tạp, nhiễm sâu bệnh nặng, năng suất thấp, kéo theo chất lượng gạo không đạt. ĐBSCL cần khoảng 400 ngàn tấn giống lúa xác nhận, nhưng nguồn giống từ các viện, trường, trung tâm chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, tư nhân sản xuất lúa giống đảm bảo chất lượng khoảng dưới 10%; như vậy khoảng 70% hạt giống sản xuất vẫn chưa được cung ứng theo tiêu chuẩn quốc gia. Chính vì lý do cho thấy cần 88
  2. thiết phải xây dựng mô hình liên kết sản xuất hạt giống lúa thuần chất lượng cao phục vụ sản xuất lúa hàng hóa tài vùng ĐBSCL. 2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI 2.1. Mục tiêu Xây dựng mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và cung ứng hạt giống lúa thuần có phẩm cấp cho sản xuất nhằm nâng diện tích sử dụng hạt giống có phẩm cấp trong sản suất góp phần tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nâng cao kỹ năng sản xuất hạt giống và nhận thức về việc sử dụng giống lúa xác nhận cho người nông dân vùng ĐBSCL. Hình thành mối liên kết bền vững giữa sản xuất và tiêu thụ hạt giống lúa để tạo thành vùng, tổ liên kết chuyên sản xuất giống, nguồn cung cấp giống ổn định, chất lượng cho sản xuất nhằm tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận cho sản xuất đại trà. 2.2. Phương pháp triển khai Lựa chọn các nông hộ tham gia mô hình và các mô hình của dự án phải đảm bảo tuân thủ quy trình sản xuất và nhân giống lúa cấp độ xác nhận; Đào tạo tập huấn gắn với mô hình giúp nông dân hiểu biết cặn kẽ lý thuyết của quy trình sản xuất hạt giống và được thực hành một số khâu trong quá trình sản xuất như: loại bỏ hạt bệnh trong xử lý hạt giống; gieo mạ sân; cấy lúa 1 tép (hoặc gieo hàng); hạn chế sự lẫn tạp hạt cỏ dại trong hạt giống trong quá trình sản xuất cũng như trước và sau thu hoạch; phòng trừ sâu bệnh nâng cao sức khỏe hạt giống; khử lẫn trước khi thu hoạch; bảo quản đóng gói trong quá trình chế biến hạt giống… Sử dụng hạt giống Nguyên chủng do Viện lúa ĐBSCL hoặc cơ sở sản xuất giống được sự cho phép của Bộ NN&PTNT cho phép cung cấp; loại giống phải thích hợp với vùng và mùa vụ gieo trồng, có tính kháng về sâu bệnh đặc biệt là rầy nâu và đạo ôn, năng suất cao, phẩm chất hạt tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Qui trình sản xuất áp dụng tiến bộ kỹ thuật kết hợp “1 phải 5 giảm” , “3 giảm 3 tăng” và qui trình kỹ thuật sản xuất hạt giống cấp xác nhận (10TCN:395-2006). Chuẩn bị đất tốt, các ruộng sản xuất giống phải được san ủi cho bằng phẳng và chủ động tưới tiêu; Mật độ và phương pháp gieo sạ phù hợp, loại bỏ những hạt bị bệnh trong xử lý hạt giống; Làm sạch các loại cỏ dại đặc biệt là các loài cỏ dại có cùng thời gian sinh trưởng sẽ gây nhiễm lẫn tạp hạt cỏ trong hạt giống. Bón phân tưới nước đầy đủ, cân đối hợp lí. Thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa: QCVN 01-54: 2011/TTBNNPTNT; Phương pháp kiểm định đồng ruộng giống cây trồng và phương 89
  3. pháp kiểm tra tính đúng giống, độ thuần giống trên Ô thí nghiệm đồng ruộng: 10TCN 342-2003; Thông tư 79/2011/TT-BNNPTNT, Quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Tổ chức tham quan hội thảo 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Diện tích, sản lượng thực hiện từ mô hình liên kết Nhằm đáp ứng nhu cầu giống lúa chất lượng phục vụ sản xuất lúa hàng hóa tại vùng ĐBSCL. Bên cạnh công tác sản xuất trong Viện, đơn vị cũng đã hợp tác sản xuất với các bên ngoài, nhằm hình thành những vệ tinh cung cấp nguyên liệu cho Viện đảm bảo nguồn cung và yêu cầu của sản xuất của toàn vùng ĐBSCL cũng như vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên như: Hợp tác nhân giống với huyện Thới Lai, TP Cần Thơ; Hợp tác với HTX giống Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thạnh; Hợp tác với HTX giống Huyền Hội, Trà Vinh; Hợp tác với HTX NN Thốt Nốt, TP Cần Thơ; Hợp tác nhân giống với huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng; Hợp tác với Trung tâm giống NN Sóc Trăng; Hợp tác với cơ sở sản xuất Cá – Lúa giống Thạnh Trị; Hợp tác sản xuất với HTX giống Bình Thành, Lấp Vò, Đồng Tháp; Hợp tác với công ty GFC; Hợp tác với công ty chuyển giao TBKT Omon Ngoài hợp tác sản xuất thành lập các vùng vệ tinh cung cấp nguyên liệu đầu vào. Viện thực hiện mô hình liên kết sản xuất hạt giống lúa thuần chất lượng cao phcuj vụ sản xuất lúa hàng hóa. Qua 3 năm thực hiện mô hình liên kết sản xuất hạt giống lúa thuần chất lượng cao phục vụ sản xuất lúa hàng hóa tại vùng ĐBSCL, các đơn vị tham gia thực hiện mô hình đã sản xuất ra được những giống lúa có chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu của người dân về giống lúa, đáp ứng yêu cầu của sản xuất của vùng ĐBSCL. Với quy mô diện tích triển khai trong ba năm đã đạt được 2.329 ha. Tổng sản lượng lúa giống các đơn vị tham gia mô hình liên kết đã đã sản xuất và cung cấp là 12.580 tấn giống các loại. Ta có thể thấy qua bảng trên, trong đó: Năm đầu, tổng số lượng giống lúa các đơn vị tham gia mô hình liên kết đã cung cấp khoảng 4.293 tấn giống các loại. Năm thứ hai, số lượng giống lúa mà các đơn vị tham gia mô hình liên kết đã cung cấp khoảng 4.026 tấn giống các loại. Năm thứ ba, với diện tích 760 ha sản xuất giống trong mô hình của dự án đã cung cấp được 4.262 tấn giống. 90
  4. Bảng 1: Diện tích sản lượng giống lúa thực hiện mô hình liên kết Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba Sản Sản Sản TT Nội dung Diện tích Diện tích Diện tích lượng lượng lượng MH (ha) MH (ha) MH (ha) (tấn) (tấn) (tấn) 1 An Giang 80 424 80 424 80 440 2 Kiên Giang 80 424 80 424 80 496 3 Hậu Giang 80 424 80 424 80 440 4 Tiền Giang 40 212 50 265 40 216 5 Đồng Tháp 45 239 62 328 70 383 6 Long An 40 212 30 159 40 216 7 Cà Mau 80 424 80 424 80 420 8 Bạc Liêu 80 424 80 424 80 512 9 Sóc Trăng 80 424 80 429 80 456 10 Vĩnh Long 75 398 - - - - 11 Cần Thơ 60 318 67 353 60 312 12 Trà Vinh 70 371 70 371 70 371 Tổng 810 4.293 759 4.026 760 4.262 Mô hình hợp tác sản xuất nói riêng và mô hình liên kết sản xuất hạt giống lúa thuần chất lượng cao nói chung hàng năm đã đảm bảo khả năng cung cấp các loại giống lúa của Viện lúa cho các tỉnh thành vùng ĐBSCL từ 5000 đến 7000 tấn/năm. Ngoài ra mô hình liên kết sản xuất cũng đảm bảo khả năng cung cấp thêm cho nhu cầu sản xuất của vùng từ 10.000 đến 12.000 tấn/năm 3.2. Đào tạo tập huấn và thông tin tuyên truyền Trong 3 năm thực hiện mô hình liên kết sản xuất hạt giống lúa thuần chất lượng cao, để đảm bảo mô hình liên kết sản xuất thành công cả về kỹ thuật cũng như đạt hiệu quả của mô hình thì công tác tập huấn đào tạo kỹ thuật được chú trọng rất nhiều. Việc đào tạo kỹ thuật không những cho những người tham gia trực tiếp mô hình mà còn phải đào tạo cả những người không tham gia mô hình. Trong thời gian triển khai tập huấn, số người được tập huấn trong mô hình là 1680 lượt người, ngoài mô hình là 6650 lượt người tham gia. Tất cả các hộ nông dân tham dự lớp tập huấn đều là những người tham gia vào công tác khuyến nông của xã và nông dân thực hiện trong và ngoài mô hình liên kết. Bên cạnh đó còn là những người trực tiếp tham gia vào sản xuất lúa giống ở các địa phương. Chính điều này làm cho công tác tổ chức đào tạo tập huấn đạt được kết quả cao hơn. Khi tập huấn hoàn thành nông dân trở lại tham gia trực tiếp vào công tác sản xuất giống, trở thành những nhân tố tích cực trong chuyển giao TBKT cho bà con của địa phương mình, là điểm sáng trong việc đi đầu áp dụng TBKT, sản xuất theo mô hình để trở thành những nhân tố phát động áp dụng mô hình sản xuất và lan truyền ra những nông hộ bên cạnh. 91
  5. Bảng 2: Kết quả đào tạo, tập huấn và thông tin chuyển giao TBKT Tổng số Mục tiêu ĐVT Năm đầu Năm thứ hai Năm thứ ba Số MH liên kết MH 9 10 11 30 Số hộ tham gia MH Hộ 616 560 504 1680 Tập huấn theo mô hình Người 616 504 504 1624 Tập huấn ngoài mô hình Người 2450 2100 2100 6650 Hội thảo kỹ thuật Người 616 504 504 1624 Trong quá trình tập huấn, đào tạo người tham dự lớp kể cả tham gia hoặc không tham gia mô hình liên kết sản xuất hạt giống đều được cung cấp đầy đủ tài liệu, ngoài phục vụ công tác học tập trong thời gian tập huấn, các tài liệu này còn được dùng để tham khảo mỗi khi cần thiết trong quá trình sản xuất hạt lúa giống. Nông dân cũng được tham gia đầy đủ và thực hành ngay trên mô hình để nắm bắt các yếu tố quyết định trong sản xuất lúa giống, giúp hiểu biết được thời kì sinh trưởng phát triển của cây lúa, thời kì bùng phát dịch sâu bệnh, rầy nâu, thời kì yêu cầu sử dụng phân bón.... điều này giúp các học viên dễ dàng trong nhận biết và cũng dễ dàng trong triển khai trong mô hình sản xuất giống của mình. 4. KẾT LUẬN Mô hình liên kết sản xuất hạt giống lúa thuần chất lượng cao đã nhận được nhiều sự quan tâm, phối hợp của các đơn vị tham gia thực hiện tại các địa phương với 1680 nông dân tham gia sản xuất trên diên tích là 2.329 ha. Bên cạnh đó công tác: tuyên truyền, tổ chức tập huấn và đào tạo chuyển giao TBKT cũng như tuyên truyền nâng cao nhận thức sử dụng giống xác nhận trong sản xuất được đẩy mạnh. Trong quá trình xây dựng mô hình liên kết, đã thực hiện được mục tiêu sản xuất và cung cấp giống lúa xác nhận cho sản xuất với sản lượng khoảng 12 ngàn tấn giống bên cạnh đó cũng tăng sản lượng giống cung cấp từ những diện tích sản xuất bên ngoài mô hình là 50 ngàn tấn nhằm đáp ứng nhu cầu giống lúa phục vụ sản xuất lúa hàng hóa ở khu vực ĐBSCL. Nâng tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận ở ĐBSCL đã tăng lên khoảng 50% diện tích (theo kiểm tra thực tế của vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường), khoảng 57% diện tích ĐBSCL (theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh). 92
  6. XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA GIỐNG VÀ LÚA THƯƠNG PHẨM CHẤT LƯƠNG CAO TẠI HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK Lương Hữu Tâm, Lưu Hồng Mẫn và Bùi Xuân Kỷ Viện lúa Đồng bằng sông cửu Long Nhằm góp phần nâng cao chất lượng lúa giống và ổn định nguồn cung trên huyện Lắk chúng tôi thực hiện dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất lúa giống và lúa thương phẩm chất lương cao tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk”. Mục tiêu xây dựng mô hình sản xuất giống lúa cấp nguyên chủng (1,5 ha), cấp xác nhận (6 ha) của các giống lúa OM4900, OM7347, OM7167 đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa QCVN 01-54:2011 BNNPTNT; Xây dựng vùng sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao với diện tích 9 ha, 108 tấn/năm, xây dựng liên kết tiêu thụ sản phẩm. Từ năm 2017 – 2019 đã xây dựng mô hình sản xuất lúa giống cấp nguyên chủng theo tiêu chuẩn ngành 10TCN: 395 – 2006, vụ Đông Xuân 2016-2017; Mô hình sản xuất lúa giống cấp xác nhận, vụ Hè Thu 2017, các mô hình này được thực theo QCVN 01- 54:2011 BNNPTNT, tại 03 xã điểm xã Buôn Triết, Buôn Tría và Đắk Liêng - Huyện Lắk, các giống OM4900, OM7347, OM7167; Xây dựng mô hình sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao tại 3 xã Buôn Triết, Buôn Tría và Đắk Liêng - Huyện Lắk với diện tích 9 ha, vụ Đông Xuân 2017-2018. Song song đó tiến hành tập huấn cho các hộ nông dân tham gia các mô hình, các cán bộ kỹ thuật về kỹ thuật sản xuất lúa giống các cấp và hỗ trợ thành lập tổ nhân giống tại 03 xã thuộc huyện Lắk. Kết quả mô hình sản xuất lúa giống cấp nguyên chủng và xác nhận đạt chất lượng theo QCVN 01-54:2011 BNNPTNT, do áp dụng tiêu chuẩn 10TCN: 395 – 2006 và biện pháp “3 giảm 3 tăng” đã giảm được chi phí sản xuất, giảm 2-3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật; mô hình nguyên chủng cho năng suất đạt từ 7,74 – 8,14 tấn/ha, giúp tăng lợi nhuận >11 triệu/ha so với đối chứng (lúa thương phẩm); Mô hình sản xuất lúa xác nhận năng suất đạt từ 6,18-6,44 tấn/ha, giúp tăng lợi nhuận 9,04 – 11,97 triệu/ha so với đối chứng (lúa thương phẩm). Mô hình lúa thương phẩm chất lượng cao áp dụng biện pháp “1 phải 5 giảm” đã giúp tiết kiệm chi phí từ 1.460.000 – 2.740.000 đồng/ha, có xu hướng làm tăng năng suất giúp tăng lợi nhuận 2.820.000 – 4.030.000 đồng/ha so với canh tác truyền thống. Song song đó đã tiến hành 07 lớp tập huấn với 92 lượt tham gia của các hộ nông dân, 43 lượt cán bộ kỹ thuật tham gia về sản xuất lúa giống các cấp, đào tạo 05 cán bộ 93
  7. có giấy chứng nhận kiểm định (QĐ số 285 /QĐ-TT-KHTH ) và lấy mẫu (283/QĐ-TT- KHTH), đồng thời hỗ trợ thành lập 03 tổ nhân giống và xây dựng liên kết tiêu thụ lúa của các tổ hợp tác. Tóm lại, giống OM4900, OM7347, OM7167 thích nghi tốt tại huyện Lắk; mô hình sản xuất lúa cấp nguyên chủng, sản xuất lúa cấp xác đều cho hiệu quả kinh tế cao canh tác lúa thương phẩm truyền thống với tỉ suất lợi nhuận >2, có khả năng triển khai diện rộng; việc áp dụng biện pháp kỹ thuật “ 1 phải 5 giảm” trong canh tác lúa thương phẩm làm giảm tại huyện Lắk làm giảm chi phí trung bình khoảng 2.100.000 triệu/ha và tăng lợi nhuận trung bình khoảng 3.425.000 triệu/ha. Đồng thời đã xây dựng được hợp đồng liên kết sản phẩm cho 03 tổ hợp tác góp phần ổn định đầu ra tăng thu thập cho người dân. 94
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2