intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Y học Cổ truyền với miễn dịch và khả năng kháng khuẩn (Kỳ 1)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

151
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuốc yhct có tác dụng trên miễn dịch tế bào, miễn dịch dịch thể và điều tiết miễn dịch 1.Khái niệm: Quan điểm của YHCT: “Tự ngã thức biệt“, “Bài trừ dị kỉ“. Bình thường, chức năng miễn dịch của cơ thể có 3 loại tác dụng lớn: * Tự thân ổn định (trung hòa các dị nguyên). * Cố định các dị nguyên (vô hiệu hóa). * Dự phòng các bệnh truyền nhiễm, cảm nhiễm. Theo Von Pirquet (1929 - 1974), phản ứng miễn dịch bao gồm ; choáng phản vệ loại bỏ protein lạ, mày đay nổi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Y học Cổ truyền với miễn dịch và khả năng kháng khuẩn (Kỳ 1)

  1. Y học Cổ truyền với miễn dịch và khả năng kháng khuẩn (Kỳ 1) Thuốc yhct có tác dụng trên miễn dịch tế bào, miễn dịch dịch thể và điều tiết miễn dịch 1.Khái niệm: Quan điểm của YHCT: “Tự ngã thức biệt“, “Bài trừ dị kỉ“. Bình thường, chức năng miễn dịch của cơ thể có 3 loại tác dụng lớn: * Tự thân ổn định (trung hòa các dị nguyên). * Cố định các dị nguyên (vô hiệu hóa). * Dự phòng các bệnh truyền nhiễm, cảm nhiễm. Theo Von Pirquet (1929 - 1974), phản ứng miễn dịch bao gồm ; choáng phản vệ loại bỏ protein lạ, mày đay nổi mẩn... cố định các dị nguyên ở vùng viêm không cho lan rộng ra toàn thân. Nhưng do quá mức (thái quá) mà cơ thể không
  2. những không tự bảo vệ được mình mà còn gây ra rối loạn chức năng các tổ chức cơ quan trong cơ thể. Quan điểm YHCT, theo Tần Vạn Chương và Nại Duy Lập (Thượng Hải, 1988): “Tà chi sở tấu, kỳ khí tất hư Chính khí tồn nội, tà bất khả can”. Nghĩa là tác nhân gây bệnh ở da, cơ sẽ làm tổn thương sức đề kháng của cơ thể, và ngợc lại sức đề kháng tốt thì tác nhân gây bệnh không thể xâm phạm vào da, cơ của cơ thể được. 2. Nội dung: 2.1. Mối liên hệ giữa dược lý , miễn dịch với lý luận YHCT: Lý luận hư , thực, vệ khí, can tỳ của Trung y với quan điểm miễn dịch học hiện đại có nhiều điểm gần nhau. Hai nguyên tắc điều trị lớn của Trung y là phù chính và trừ tà có sự tương quan mật thiết với miễn dịch trị liệu. Chính hư lấy phù chính là chủ; tà thực lấy trừ tà làm chủ; hư thực kiêm hiệp tức là kết hợp cả phù chính và trừ tà. Phù chính là nâng cao sức đề kháng ; trừ tà là đuổi tác nhân gây bệnh ra ngoài cơ thể hoặc tiêu trừ tác nhân gây bệnh.
  3. Thông qua tác dụng phù chính với trừ tà để điều hòa sự ổn định và tăng cường chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể đạt được mục đích bài trừ và khống chế bệnh tà. + Hư chứng: Là chỉ chính khí bất túc, cơ thể phát sinh phản ứng miễn dịch quá mạnh, như bệnh miễn dịch tự thân (luput ban đỏ), cũng có thể là chức năng miễn dịch của cơ thể quá suy giảm mà mất đi phản ứng miễn dịch đối với kháng nguyên hoặc giảm khả năng chống viêm nhiễm. Đối với các chứng bệnh, đa phần phải dùng thuốc phù chính để điều trị. Thuốc phù chính đa phần có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. + Thực chứng: Là chỉ tà khí hữu dư nên phải dùng phương pháp trừ tà để điều trị, tức là phải trọng dụng các thuốc: thanh nhiệt - giải độc, thuốc hoạt huyết - hóa ứ và thuốc trừ phong thấp . Các loại thuốc này đa phần có tác dụng ức chế chức năng miễn dịch của cơ thể hoặc là vừa ức chế vừa hỗ trợ, tức là ngoài ức chế miễn dịch còn có tác dụng tăng cường miễn dịch.
  4. Phù chính - trừ tà là nguyên tắc điều trị quan trọng của Y học Cổ truyền, cũng là phương pháp cơ bản để giải quyết mâu thuẫn giữa chính và tà. Sự liên quan chặt chẽ giữa phù chính - trừ tà với miễn dịch liệu pháp góp phần nâng cao hiệu quả điều trị một số bệnh tự thân miễn dịch, như: luput ban đỏ, xơ cứng bì, ngân tiết bệnh... và nham chứng. Có nhiều báo cáo tổng kết nghiên cứu: Thuốc bổ ích khí - huyết đa phần có tác dụng tăng cường miễn dịch; thuốc điều hòa âm - dương đa phần có tác dụng điều tiết miễn dịch.Thuốc sơ phong - thanh nhiệt - lợi thấp đa phần có tác dụng tiêu viêm, thoái mẫn.Thuốc tiêu viêm - hóa ứ đa phần có tác dụng ức chế miễn dịch. 2.2. Tác dụng điều tiết miễn dịch của thuốc phù chính. - Trung y cho rằng “Hư tắc bổ”. Nhưng hư chứng có hay không có suy giảm chức năng miễn dịch? Có một số người cho rằng, phù chính có thể là tiền đề cho tăng cường công năng miễn dịch. Bệnh luput ban đỏ chủ yếu liên quan với thận hư tiên thiên bản tạng bất túc ?. Tần Vạn Lập nghiên cứu về bản chất của bệnh đã phát hiện đa số bệnh nhân bị luput ban đỏ có biểu hiện triệu chứng thận hư . Sau khi ông cho những
  5. bệnh nhân này dùng thuốc bổ thận liều nhẹ thì các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đều được cải thiện rõ rệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2