intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 ngày giúp bé ngủ ngon (phần 1)

Chia sẻ: Linhda Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

58
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu bé được 6 tháng tuổi trở lên và vẫn thức đêm, thì chắc chắn bạn cũng sẽ mất ngủ, và mau chóng kiệt sức. Vì vậy, việc tập cho bé có một giấc ngủ ngon không phải là quá sớm. Dưới đây là một kế hoạch trong 7 ngày để đảm bảo một giấc ngủ ngon cho cả bạn và bé của bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 ngày giúp bé ngủ ngon (phần 1)

  1. 7 ngày giúp bé ngủ ngon (phần 1)
  2. Nếu bé được 6 tháng tuổi trở lên và vẫn thức đêm, thì chắc chắn bạn cũng sẽ mất ngủ, và mau chóng kiệt sức. Vì vậy, việc tập cho bé có một giấc ngủ ngon không phải là quá sớm. Dưới đây là một kế hoạch trong 7 ngày để đảm bảo một giấc ngủ ngon cho cả bạn và bé của bạn. Ngày 1: Tạo thói quen hằng ngày cho bé Nhiều bé ngủ ngày và đêm lẫn lộn, ngủ trưa trong thời gian dài vào buổi chiều và thức dậy chơi lúc phải đi ngủ. Nhưng hôm nay bạn sẽ điều chỉnh điều đó. Tiến sĩ John Herman, Giám đốc Trung tâm rối loạn giấc ngủ tại Trung tâm Y tế trẻ em Dallas cho biết: "Nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng trẻ sơ sinh có thể được dạy để nhận biết sự khác biệt giữa ngày và đêm ngay từ đầu.” Trước tiên, bạn cần tập thói quen đánh thức bé dậy sớm cùng một lúc mỗi ngày. Để nôi bé gần cửa sổ và kéo màn chắn lên. Theo tiến sĩ Herman “Ánh sáng tự nhiên giúp trẻ tổ chức các nhịp sinh học của bé.” Việc để cho trẻ ngủ trưa với những màn chắn được kéo lên trên cũng đẩy mạnh quá trình này. Ông giải thích "Nếu bé thức dậy từ một giấc ngủ trưa vào ban ngày, bé hiểu đó là thời gian để thức dậy. Nếu bé thức giấc vào ban đêm trong bóng tối, bé sẽ học cách tiếp tục ngủ."
  3. Tiếp đó, bạn cần tập cho trẻ bắt đầu những thói quen nhẹ vào ban đêm, chẳng hạn như buổi tối, bạn nên thay đồ ngủ cho bé, đặt bé vào nôi, mở đèn ngủ. Trước khi đặt bé vào nôi, bạn có thể đọc một câu chuyện hoặc hát một bài hát, giúp cơ và hệ thống cảm giác của bé dịu lại. Ngày 2: Tập luyện giúp bé ngủ ngon hơn Hôm nay bạn sẽ dựa trên những thói quen phù hợp mà bạn đã bắt đầu cho bé từ hôm qua. Nếu trẻ vẫn còn đòi bú đêm, điều đó có thể là một thời gian tốt để nhấn mạnh sự khác nhau giữa ngày đêm. Bạn hãy vẫn cho bé ăn nhưng với ánh sáng dịu. Bạn có thể làm mọi thứ nhưng tránh kích thích bé. Cho bé ăn vào ban ngày, bạn có thể hát, chọc ghẹo bé. Vì vậy bé bắt đầu nhận thấy sự khác biệt. Tiếp tục chú ý cẩn thận với những gì giúp xoa dịu bé vào buổi tối. Tắm có thể làm bé cảm thấy êm dịu và tiếp thêm sinh lực. Tiến sĩ Carl Johnson, một nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu giấc ngủ nhi khoa tại Đại học Central Michigan, Mount Pleasant thì cho rằng “Bạn nên thêm vào một chút âm thanh”. Tiếng o o của máy quạt hay máy điều hoà, hoặc đài phát thanh có thể thiết lập các hoạt động tĩnh cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể giảm âm thanh ngay từ khi bé bắt đầu đi vào giấc ngủ. Ngày 3: Bé bắt đầu khóc
  4. Bạn phải tự rèn luyện mình: Tối nay bạn sẽ đặt bé vào trong nôi, khi bé vẫn còn thức. Nếu bé ngủ thiếp đi trên ngực bạn trong khi đang bú thì bây giờ bạn hãy đánh thức bé, cho bé biết rằng bé vẫn còn thức khi được đặt vào nôi. Dĩ nhiên bé sẽ khóc nhiều hay ít ngay sau đó. Nhưng cứ yên tâm, sau khi khóc lả bé sẽ ngủ. Bạn cũng không nên lo lắng về việc để cho bé khóc. Trong thực tế, quá trình này diễn ra rất sớm đối với trẻ sơ sinh. Theo tiến sĩ Schaefer “Đối với trẻ 5 hoặc 6 tháng tuổi, bé khó chịu hơn bởi vì bạn đã thay đổi quy định của bé”. Mặt khác, bé 3 tháng tuổi chỉ biết các thói quen mà bạn tạo ra. Và trẻ sơ sinh dưới 5 tháng thường khóc kéo dài 15 hoặc 20 phút. Nếu có chuyện gì xảy ra, bạn nên ghé mắt đến bé thường xuyên và chắc rằng lúc nào bạn cũng ở ngay đó trong 5 phút đầu của đêm đầu tiên. Nhưng chỉ là lén kiểm tra bé: không bật đèn, không bế bé ra khỏi nôi, không cho bé ngậm núm vú giả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2