intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

9 Đề kiểm tra HK1 Ngữ Văn 12 (2011-2012)

Chia sẻ: Lý Thu Ngân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

286
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo 9 đề kiểm tra học kỳ 1 Ngữ Văn 12(2011-2012) dành cho học sinh lớp 12 đang chuẩn bị kiểm tra học kì, giúp các em phát triển tư duy, năng khiếu môn Văn học. Chúc các bạn đạt được điểm cao trong kì thi này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 9 Đề kiểm tra HK1 Ngữ Văn 12 (2011-2012)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I QUẢNG NAM Năm học 2011-2012 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (5,0 điểm ) Câu 1 (2 điểm) Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn nào ? Việc trích dẫn như vậy có ý nghĩa gì ? Câu 2 (3 điểm) Cảm nhận của Anh (Chị) về vẻ đẹp của đoạn thơ sau trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ..” (Ngữ Văn 12, Tập Một, NXB Giáo Dục, 2008, trang 155) II. PHẦN RIÊNG (5 điểm) Học sinh chỉ được chọn một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5 điểm) Anh (Chị) hãy viết một văn bản nghị luận trình bày suy nghĩ về chủ đề giá trị của việc học tập.. Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5 điểm) . Anh (Chị) hãy viết một văn bản nghị luận trình bày suy nghĩ về tình trạng bạo lực học đường hiện nay. ---HẾT---
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I QUẢNG NAM Năm học 2011-2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN - LỚP 12 A. Hướng dẫn chung - Thầy cô giáo cần chú ý trình độ tổng thể của học sinh về nhận thức, phương pháp, kỹ năng, chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này. - Trân trọng và chú ý khuyến khích bài làm sáng tạo, có màu sắc cá nhân. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số theo quy định. B. Hướng dẫn gợi ý I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (5,0 ĐIỂM ) Câu 1 (2 điểm) a. Yêu cầu về kiến thức: Hai ý cần đạt - Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp. - Ý nghĩa: Làm cơ sở pháp lý và chính nghĩa cho quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam và góp phần vạch trần chân tướng xâm lược của thực dân Pháp khi chúng cùng với sự giúp đỡ của các thế lực đế quốc khác âm mưu xâm lược nước ta lần thứ hai, chà đạp các nguyên lý về độc lập, tự do, hạnh phúc được nêu trong hai bản tuyên ngôn và đã được thế giới công nhận. b. Cách cho điểm: - Điểm 2: Đáp ứng được yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Chỉ nêu được một trong hai ý trên hoặc có nêu cả hai ý nhưng không đầy đủ, có thể mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Sai hoàn toàn về kiến thức hoặc chưa làm được gì. Câu 2 (3 điểm) a. Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết vận dụng các thao tác nghị luận thích hợp để nêu được những cảm nhận hợp lý, tinh tế về những vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ trong mối liên hệ với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Bài làm cần bảo đảm các yêu cầu cơ bản của văn bản nghị luận văn học về cấu trúc, lập luận và diễn đạt. b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một vài gợi ý: - Cảm nhận về những trạng thái trái ngược của sóng, trạng thái này diễn tả rất hay tâm trạng của nhân vật trữ tình - người con gái đang yêu. - Cảm nhận về hành trình của sóng, hành trình phản ánh nhân vật trữ tình khát khao vươn đến một tình yêu lớn lao, đích thực, không chấp nhận không gian chật hẹp, nhỏ bé. - Cảm nhận về sự song hành của sóng và tình yêu. Sóng luôn vĩnh hằng, trường tồn cũng giống như tình yêu luôn đồng hành cùng tuổi trẻ. Khát vọng tình yêu là khát vọng muôn đời luôn xôn xao, rạo rực trong trái tim con người, nhất là tuổi trẻ. - Cảm nhận được những vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật sóng-em và những vẻ đẹp nghệ thuật khác trong việc tạo dựng những liên tưởng thú vị, hợp quy luật khi thể hiện một điều khó nói là tình yêu, nhất là tình yêu của người phụ nữ.
  3. c. Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng và và các nội dung gợi ý, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Đáp ứng cơ bản một phần lớn các yêu cầu về kỹ năng và các nội dung gợi ý, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Bài làm sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Không làm được gì. II. PHẦN RIÊNG (5 điểm) Học sinh chỉ được chọn một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5 điểm) a. Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bài làm cần bảo đảm các yêu cầu cơ bản của văn bản nghị luận về cấu trúc, lập luận và diễn đạt. b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một vài gợi ý: -Giải thích khái niệm: Học tập là hoạt động tích cực, có tổ chức, có môi trường của con người nhằm hình thành trình độ học vấn, nhân cách xã hội, kỹ năng lao động, kỹ năng sống cho mỗi cá nhân. Trong thời đại hiện nay, học tập được biểu hiện bằng nhiều hình thức, trong đó, học ở trường là quan trọng nhất. Giá trị của việc học tập phản ánh những lợi ích mà học tập đem lại cho mỗi người và cộng đồng. - Những suy nghĩ cần đạt về giá trị của việc học tập: +Học tập mang lại những lợi ích to lớn: Tích lũy tri thức (học để biết), tạo dựng nhân cách (học để làm người), hình thành các kỹ năng sống thích nghi với xã hội hiện đại nhiều biến động (học để chung sống), rèn luyện các kỹ năng làm việc phục vụ bản thân, gia đình, xã hội, rèn luyện khả năng tham gia các vị trí xã hội tích cực (học để khẳng định bản thân). + Từ đó, cần thấy học tập là động lực phát triển cá nhân, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội + Từ đó, cần thấy học tập là nhu cầu tất yếu, tự thân của mỗi con người để có thái độ năng động, trung thực, phấn đấu trong học tập. c. Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng và và các nội dung gợi ý, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Đáp ứng cơ bản phần lớn các yêu cầu về kỹ năng và các nội dung gợi ý, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Bài làm sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Không làm được gì. Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5 điểm) a.Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội về một hiện tượng trong đời sống. Bài làm cần bảo đảm các yêu cầu cơ bản của văn bản nghị luận về cấu trúc, lập luận và diễn đạt.
  4. b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một vài gợi ý: - Giải thích khái niệm bạo lực học đường: là những hành vi gây tổn thương tâm lý, tinh thần, thân thể của những người đang công tác, học tập trong nhà trường. - Bạo lực học đường được xem xét đa chiều nên rất đa dạng về biểu hiện, thầy tác động đến trò, trò tác động đến thầy, học trò tác động lẫn nhau, các hành vi xấu từ bên ngoài tác động vào nhà trường... - Thực trạng bạo lực học đường trong xã hội ta hiện nay gây hậu quả nghiêm trọng, tạo nên những điểm đen trong bức tranh giáo dục, gây bức xúc trong dư luận xã hội, được phản ánh rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Nguyên nhân: Do tác động tiêu cực từ những mặt trái của xã hội; do thiếu sự quan tâm của gia đình, nhà trường, xã hội ... - Giải pháp khắc phục: Xây dựng trường học thân thiện trong một xã hội lành mạnh, trong đó, nhà trường là không gian nuôi dưỡng tình cảm yêu thương, xã hội và cộng đồng là môi trường chăm sóc nhà trường, tham gia cưu mang và giáo dục học sinh... c. Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng và và các nội dung gợi ý, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Đáp ứng cơ bản phần lớn các yêu cầu về kỹ năng và các nội dung gợi ý, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Bài làm sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Không làm được gì. -------------------------------------------------------------------------------------------------
  5. SỞ GD&ĐT ĐỔNG NAI KIỂM TRA HỌC KÌ I, LỚP 12, NĂM HỌC 2012-2013 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm): Gồm 10 câu trắc nghiệm, làm trong 15 phút, có đề riêng kèm theo. Câu 2. (3,0 điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 02 trang giấy thi) phát biểu ý kiến của anh/chị về tội tuổi vị thành niên ở nước ta hiện nay. II. PHẦN RIÊNG – TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo: những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du tiếng ghi -ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi -ta lá xanh biết mấy tiếng ghi -ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi -ta ròng ròng máu chảy (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2011) Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm): Hãy làm rõ những cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Trang 1
  6. Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó… (Đất Nước – Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2011) ----------HẾT---------- Thí snh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: …………………………………………………………. Số báo danh: ……………… Chữ kí giám thị: SỞ GD&ĐT ĐỔNG NAI KIỂM TRA HỌC KÌ I, LỚP 12, NĂM HỌC 2012-2013 Môn: NGỮ VĂN – CÂU HỌI TRĂC NGIỆM Thời gian làm bài: 15 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC M ã đ ề t h i 132 Họ và tên thí sinh: ……………………………………………………… Số báo danh: ……………… Câu 1. Thành tựu quan trọng nhất của văn học Việt Nam sau năm 1975 là gì: A. Sự đa dạng về phong cách nghệ thuật B. Đội ngũ sáng tác đông đảo thuộc nhiều thế hệ C. Sự đa dạng về thể loại văn học D. Sự đổi mới trong ý thức nghệ thuật của người cầm bút Câu 2. Câu văn nào sau đây khái quát đầy đủ nhất nội dung và tinh thần của bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh: A. Nước Việt Nam có quyền hưởn tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. B. Toàn dân Việt Nam trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp. C. …dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! D. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Câu 3. Trong bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, tác giả Phạm Văn Đồng viết: Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một ____________ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn. A. nghệ sĩ B. thi sĩ C. chiến sĩ D. nho sĩ Trang 2
  7. Câu 4. Khí phách của người lính Tây Tiến được thể hiện trong câu: A. Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh B. Áo bào thay chiếu anh về đất C. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc D. Gục lên súng mũ bỏ quân đời Câu 5. Trong bài Sóng của Xuân Quỳnh có viết: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ đượ Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ cú pháp nào: A. Điệp từ B. Lặp cấu trúc C. Liệt kê D. Nhân hóa Câu 6. Dòng nào nói chưa đúng về nét riêng biệt, độc đáo của đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm: A. Mang đậm tư tưởng nhân dân B. Sử dụng phong phú, sáng rạo các yếu tố của văn hóa, văn học dân gian. C. Cảm nhận, lí giải đất nước trong cái nhìn tổng hợp, toàn vẹn. D. Đã thể hiện đất nước đất nước dau thương mà anh hùng trong chiến tranh Câu 7. Biểu hiện rõ nhất của sắc thái ca dao trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là ở phương diện nào: A. Việc phát huy ca độ tính nhạc của Tiếng Việt B. Các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, hoán dụ phong phú C. Ngôn từ mộc mạc, giản dị D. Thể thơ lục bát Câu 8. Câu thơ nào dưới đây không sử dụng chất liệu văn học dân gian: A. Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm) B. Biết quí công cầm vàng những ngày lặn lội (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm) C. Tóc mẹ thì bới sau đầu (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm) D. Mình về mình có nhớ ta (Việt Bắc – Tố Hữu) Câu 9. Văn bản nào sau đây không mang khuynh hướng sử thi: A. Việt Bắc (Tố Hữu) C. Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) B. Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) D. Tây Tiến (Quang Dũng) Câu 10. Để làm một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất mà người viết cần bám vào: A. Ngôn từ, hỉnh ảnh, âm thanh, nhịp điệu, … của bài thơ B. Những lời nhận xét, đánh giá của những nhà nghiên cứu về bài thơ C. Tựa đề bài thơ D. Tác giả bài thơ. ----------HẾT---------- Trang 3
  8. KIEÅM TRA HOÏC KÌ I- NAÊM HOÏC 2010-2011 KHOÁI 12-MOÂN VAÊN THÔØI GIAN: 90 PHUÙT Caâu1(2 ñieåm) Neâu ngaén goïn quan ñieåm saùng taùc cuûa Hoà Chí Minh. Caâu2(3 ñieåm)Tuoåi treû hoïc ñöôøng suy nghó nhö theá naøo veà vaán ñeà moâi tröôøng? Caâu3(3 ñieåm)Caûm nhaän cuûa anh, chò veà hình töôïng ngöôøi lính Taây Tieán trong ñoaïn thô sau: Taây Tieán ñoaøn binh khoâng moïc toùc Quaân xanh maøu laù döõ oai huøm Maét tröøng göûi moäng qua bieân giôùi Ñeâm mô Haø Noäi daùng kieàu thôm Raûi raùc bieân cöông moà vieãn xöù Chieán tröôøng ñi chaúng tieác ñôøi xanh Aùo baøo thay chieáu anh veà ñaát Soâng Maõ gaàm leân khuùc ñoäc haønh. (Quang Duõng, Taây Tieán) ÑAÙP AÙN VAØ BIEÅU ÑIEÅM Caâu1: HS neâu ñöôïc nhöõng yù chính sau: -Hoà Chí Minh coi vaên hoïc laø vuõ khí saéc beùn phuïc vuï söï nghieäp caùch maïng. -Chuù troïng tính chaân thaät vaø tính daân toäc cuûa vaên hoïc. -Khi caàm buùt phaûi xuaát phaùt töø muïc ñích, ñoái töôïng tieáp nhaän ñeå quyeát ñònh noäi dung vaø hình thöùc cuûa taùc phaåm. Ñieåm 2 :Ñaùp öùng ñaày ñuû 3 yù treân, coù theå maéc moät vaèi loãi nhoû veà dieãn ñaït Ñieåm 1: Trình baøy nöûa soá yù, coøn maéc moät soá loãi dieãn ñaït Ñieåm 0:Boû giaáy traéng. Caâu2:(3 ñieåm): a.Yeâu caàu kó naêng: bieát caùch laøm vaên nghò luaän xaõ hoäi;keát caáu baøi vieát chaët cheõ, dieãn ñaït löu loaùt; khoâng maéc loãi chính taû,duøng töø, ngöõ phaùp. b.Yeâu caàu veà kieán thöùc: Thí sinh coù theå neâu yù kieán rieâng, trình baøy theo nhieàu caùch khaùc nhau, nhöng caàn chaân thaønh,thieát thöïc, hôïplí, chaët cheõ vaø thuyeát phuïc. Caàn neâu ñöôïc caùc yù chính sau: -Tình traïng oâ nhieãm moâi tröôøng ngaøy caøng naëng neà, moâi tröôøng soáng cuûa con ngöôøi noùi rieâng vaø muoân loaøi noùi chung ngaøy caøng bò ñe doaï nghieâm troïng- vaán ñeà moâi tröôøng laø vaán ñeà caáp thieát caàn giaûi quyeát. -Nhaän thöùc veà caùc nguyeân nhaân gaây neân oâ nhieãm moâi tröôøng vaø bieän phaùp khaéc phuïc. -Treân cô sôû ñoù, baøy toû suy nghó vaø ñònh höôùng haønh ñoäng cuûa baûn thaân. c.Caùch cho ñieåm: -Ñieåm 3:Ñaùp öùng caùc yeâu caàu treân, coù theå maéc moät vaøi loãi nhoû veà dieãn ñaït. -Ñieåm2:Ñaùp öùng moät nöûa yeâu caàu treân, coù theå maéc moät soá loãi dieãn ñaït. -Ñieåm1: Noäidung sô saøi, dieãn ñaït yeáu. -Ñieåm 0:Boû giaáy traéng. Caâu3( 5ñieåm) a. Yeâu caàu kó naêng: 1
  9. -Bieát laøm baøi nghò luaän vaên hoïc, vaän duïng kó naêng ñoïc-hieåu ñeå phaân tích ñoaïn thô tröõ tình, keát caáu baøi vieát chaët cheõ,dieãn ñaït löu loaùt, khoâng maéc loãi chính taû, duøng töø, ngöõ phaùp. b.Yeâu caàu kieán thöùc: -Hoïc sinh caûm nhaän ñöôïc noäi dung vaø ñaëc saéc ngheä thuaät cuûa ñoaïn thô ‘hình aûnh, ngoân ngöõ, nhòp ñieäu,….) coù theå trình baøy theo nhieàu caùch khaùc nhau nhöng neâu ñöôïc: +Veû ñeïp bi traùng cuûa ngöôøi lính Taây Tieán +Veû ñeïp taâm hoàn haøo hoa, laõng maïn cuûa ngöôøi lính Taây Tieán. +Veû ñeïp cuûa hình töôïng ngöôøi lính Taây Tieán theå hieän qua: hình aûnh thô ñoäc ñaùo, môùi laï; hình aûnh aån duï, hoaùn duï, nhaân hoaù, aâm ñieäu, nhòp ñieäu,… c.Caùch cho ñieåm: -Ñieåm 5-4:Ñaùp öùng caùc yeâu caàu treân, coù theå maéc moät vaøi loãi nhoû veà dieãn ñaït. -Ñieåm3-2:Ñaùp öùng moät nöûa yeâu caàu treân, coù theå maéc moät soá loãi dieãn ñaït. -Ñieåm1: Noäidung sô saøi, dieãn ñaït yeáu. -Ñieåm 0:Boû giaáy traéng. 2
  10. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 12 NĂM HỌC 2011 – 2012 BẾN TRE Môn: Ngữ văn. Giáo dục trung học phổ thông Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy chỉ ra cái hay, cái đẹp về nghệ thuật trong đoạn thơ sau : Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai ? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già. Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son. (Tố Hữu, Việt Bắc) Câu 2. (3,0 điểm) J. Houton có nói : “Chúng ta sẽ nắm được 10% những gì đọc được, 15% những gì nghe thấy và 80% những gì tự trải nghiệm”. Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên ? II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Qua việc tìm hiểu, phân tích bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh, anh (chị) rút ra được điều gì ? Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trích trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo : những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn HẾT
  11. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẾN TRE KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 12 NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn: NGỮ VĂN. Giáo dục trung học phổ thông I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. II. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 Hãy chỉ ra cái hay, cái đẹp về nghệ thuật đoạn thơ sau : (2,0 đ) Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai ? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già. Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son. (Tố Hữu, Việt Bắc) Đoạn thơ là một bức tranh thiên nhiên Việt Bắc với những hình ảnh tiêu 1,00 biểu, thể hiện nghĩa tình gắn bó sâu nặng của nhân dân Việt Bắc với cán bộ kháng chiến. Chất dân tộc đậm đà. Giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết. Xây dựng 1,00 nhiều hình ảnh chọn lọc, có sức gợi cảm Câu 2 J. Houton có nói: “Chúng ta sẽ nắm được 10% những gì đọc được, 15% những gì (3,0 đ) nghe thấy và 80% những gì trải nghiệm”. Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên ? Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm có thể bằng nhiều cách, miễn sao làm nổi bật được các ý sau: Nêu vấn đề 0,50 “Những gì đọc được”: tri thức từ sách vở ; “những gì nghe thấy”: tri thức từ 1,00 cuộc sống ; “những gì trải nghiệm”: tri thức có được qua vận dụng, tự đúc kết. 10%, 15%, 80% là những con số mang tính ước lệ được dùng để nhấn mạnh sự khác biệt khá lớn giữa việc tiếp thu tri thức qua sách vở, qua học tập thuần túy và qua tự trải nghiệm nhằm nhấn mạnh, đề cao sự trải nghiệm và tính chủ động tích cực tiếp thu tri thức. Có thể phát biểu suy nghĩ theo hướng: vấn đề được đặt ra ở đây là đúng đắn, 1,00
  12. sâu sắc. Đề cao sự trải nghiệm đồng nghĩa với đề cao sự chủ động tích cực, chủ động trong việc nắm bắt kiến thức qua thực tế. Tuy nhiên, cũng không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nhận thức nào. Kết thúc vấn đề 0,50 II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Câu Theo chương trình Chuẩn 3.a Qua việc tìm hiểu, phân tích bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh, anh (chị) rút ra (5,0 đ) được điều gì ? a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: Nêu được vấn đề nghị luận 0,50 Sóng là bài thơ tình thuộc loại hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ 2,50 Việt Nam hiện đại nói chung. Riêng việc sử dụng hình tượng sóng làm ẩn dụ thì không mới, nhưng những tâm sự về tình yêu cùng cách khai thác sức chứa của ẩn dụ này lại có những nét thực sự mới mẻ. Xuân Quỳnh quả đã tìm được một hình tượng thơ đẹp để giãi bày tình yêu dịu dàng mà mãnh liệt, gần gũi, riêng tư mà rộng mở, phóng khoáng của người phụ nữ. Qua việc phân tích bài thơ Sóng, ta hoàn toàn có thể nhận ra được vẻ đẹp 1,50 tâm hồn của người phụ nữ nói chung. Hiểu về họ, ta càng thêm trân trọng. Kết thúc 0,50 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Câu Theo chương trình Nâng cao 3.b Phân tích đoạn thơ sau trích trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo: (5,0 đ) những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng theo hướng làm rõ các ý cơ bản sau: Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50 Hình ảnh Lor-ca được giới thiệu bằng những nét chấm phá: tiếng đàn bọt 2,00 nước... áo choàng đỏ gắt... lang thang ... đơn độc... chếnh choáng... mỏi mòn... Nếu những tiếng đàn bọt nước ... li-la li-la li-la ... gợi ra hình ảnh của nghệ thuật, của người nghệ sĩ, thì hình ảnh Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt lại gợi liên tưởng đến người võ sĩ đấu bò, đến khung cảnh của một đấu trường: đó là cuộc đấu tranh giữa khát vọng dân chủ của công dân Lor-ca với nền chính trị
  13. độc tài, của khát vọng cách tân nghệ thuật trong chàng nghệ sĩ Lor-ca với nền nghệ thuật già nua. Lor-ca hiện lên ở đoạn này vừa lãng mạn, nghệ sĩ, vừa mạnh mẽ ngang tàng, 2,00 song cũng thật lẻ loi, mong manh, đơn độc, như có một tai họa, một bất hạnh đang đón chờ (đi lang thang về miền đơn độc - với vầng trăng chếnh choáng - trên yên ngựa mỏi mòn...) Kết thúc vấn đề 0,50 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
  14. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011 -2012 BẾN TRE Môn Ngữ văn – Lớp 12 Giáo dục thường xuyên (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề ) Câu 1. (2,0 điểm) Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh ra đời Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. Câu 2. (3,0 điểm) Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) bàn về nạn bạo lực học đường trong nhà trường hiện nay. Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích hình tượng sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục - 2011). Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. ---------Hết--------- 1
  15. HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang) I. Hướng dẫn chung - Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh xác định luận điểm (ý) chính xác, xác định được ý chính, ý phụ, trình bày ý rõ ràng, mạch lạc. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu của đề, làm nổi bật trọng tâm. - Yêu cầu về phương pháp: Bài viết có bố cục hợp lí. Câu viết đúng ngữ pháp, chữ viết cẩn thận, dễ đọc. Thí sinh có sự phân phối thời gian hợp lí cho từng câu, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp làm bài. - Yêu cầu về sự sáng tạo: Giám khảo lưu ý khuyến khích chiết điểm cho những bài viết sáng tạo, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng, có chất văn. II. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh ra đời Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Câu 1 Chí Minh. ( 2,0 đ ) - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta lúc bấy giờ, đã đầu hàng Đồng minh. Trên toàn quốc nhân dân ta 0,5 nổi dậy giành giành chính quyền. - Ngày 26.08.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. 0,5 - Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Bác đã soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. 0,5 - Ngày 02.09.1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn 0,5 đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập để khai sinh nước Việt Nam mới. Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) bàn về nạn Câu 2 bạo lực học đường trong nhà trường hiện nay. ( 3,0 đ ) * Giới thiệu vấn đề: 0,5 Nêu được vấn đề nghị luận: nạn bạo lực học đường trong nhà trường hiện nay. *Giải quyết vấn đề: - Trình bày một số biểu hiện của nạn bạo lực học đường trong nhà trường 0,5 hiện nay: 2
  16. + Dùng lời nói xúc phạm và làm tổn thương người khác về mặt tinh thần,… + Dùng hành vi bạo lực làm tổn thương thân thể người khác,… - Nguyên nhân: Do mâu thuẫn lẫn nhau; do sự phát triển thiếu toàn diện 0,5 về nhân cách; thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trường,…. - Hậu quả: Sự suy thoái đạo đức trong xã hội; nạn nhân bị tổn thương về 0,5 thể xác, tinh thần; tạo tâm lý bất an cho gia đình, nhà trường,… - Giải pháp: Giáo dục đạo đức, quan điểm sống đúng đắn cho học sinh, 0,5 cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội,… *Kết thúc vấn đề: 0,5 Câu 3 Phân tích hình tượng sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của ( 5,0 đ ) Nguyễn Tuân (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục - 2011). a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: - Nêu được vấn đề nghị luận: 0,5 Nội dung: Sông Đà hung bạo, dữ tợn và trữ tình, thơ mộng: 3,0 - Sông Đà hung bạo, dữ tợn: đá, những cái hút nước ghê rợn, nhiều ghềnh 1,5 thác,… - Sông Đà trữ tình, thơ mộng: như áng tóc người phụ nữ kiều diễm, nước 1,5 sông biến đổi theo mùa, cảnh vật hai bên bờ sông Đà hoang sơ,… Nghệ thuật: 1,0 - Bút pháp lãng mạn, ví von so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, ngôn ngữ giàu hình ảnh, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác, độc đáo và lịch lãm. - Kết thúc vấn đề: 0,5 3
  17. ĐỀ VĂN THI HỌC KÌ I PHẦN THƠ ĐỀ 5 So sánh và phân tích những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng người lính của cuộc kháng chiến chống Pháp trong hai bài thơ: Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu. GỢI Ý CỤ THỂ 1. Hai bài thơ cùng ra đời năm 1948. Hai nhà thơ đều cùng trong quân ngũ (nhà thơ quân đội). Cả hai sáng tác đều nói về vẻ đẹp của người chiến sĩ giai đoạn đầu của cuộc chống Pháp, tuy vậy, cũng có những nét khác nhau. 2. Người lính trong Tây Tiến: a. Xuất thân: Từ đô thành. Chiến sĩ Tây Tiến (trong đó có tác giả) phần đông ra đi từ Hà Nội ngàn năm thanh lịch. Họ là những thanh niên có học. Và vì vậy, có lúc họ hành động và suy nghĩ theo những mẫu hình chinh phu, hiệp khách trong sách vở, lại có lúc “Đêm mơ Hà Nội”. b. Bối cảnh hoạt động: Người lính Tây Tiến hiện ra trong khung cảnh rừng núi miền Tây Bắc Tổ quốc vừa hùng vĩ, vừa hiểm trở, hoang dại khác thường. Đó là những “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Đó còn là nơi “thác gầm thét”, “cọp trêu người”, khiến cho có khi cả “đoàn quân mỏi” trong sương lấp, có lúc người lính “không bước nữa”. c. Đặc điểm: - Chiến binh Tây Tiến mang vẻ đẹp khác thường. Hình tượng các anh nổi lên vừa hào hùng, dữ dội, lại vừa hào hoa, mơ mộng. + Hào hùng, dữ dội trong dáng vẻ ngoại hình: Cả đoàn quân “không mọc tóc”, “dữ oai hùm” lại còn thêm “mắt trừng”. Các anh trở nên khác lạ sau những cơn
  18. sốt rét rừng ác liệt, sau những cuộc hành quân vượt “cồn mây, súng ngửi trời”. Đầu không còn tóc, người xanh xao, nhưng người lính vẫn oai phong, vẫn như mang cả hồn thiêng của rừng thẳm. + Hào hùng trong ý chí-Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Các anh dâng tuổi thanh xuân cho đất nước không ngại ngần, tiếc nuối. Cái chết rình rập và “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” cũng không cản nổi họ bước ra chiến trường giữ vùng đất biên cương Việt - Lào. + Hào hùng ngay trong cái chết: Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành Người chiến sĩ về với đất trong hoàn cảnh có thể nói là rất buồn. Theo tác giả cho biết thì đồng đội ông ngã xuống, ngay manh chiếu bó thân cũng không có. Nhưng sự ra đi vĩnh viễn đó thật anh hùng. Con sông Mã thay mặt núi sông cất lên lời ai điếu hùng tráng tiễn đưa người chiến sĩ. + Hào hoa, mơ mộng và tâm hồn, lãng mạn: Mắt trừng gởi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Tâm hồn phải hết sức hào hoa mới “gởi mộng qua biên giới” và mơ về dáng kiều thơm. Người chiến sĩ đẹp trong giấc mơ đẹp, mơ dáng kiều diễm, thanh lịch, quyến rũ của người thiếu nữ thủ đô. Đối đầu với nhọc nhằn, chết chóc, anh vẫn không quên một dáng hình thanh tú, tỏa hương. Chính dáng hình này sẽ tiếp sức cho anh đi tới. Ta chợt nhớ câu thơ: Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu. (Đất nước- Nguyễn Đình Thi) Tóm lại, tái tạo vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã sử dụng bút pháp vừa hiện thực, vừa lãng mạn cách mạng. Chính cảm quan lãng mạn đã khiến tác giả chú ý đến vẻ đẹp khác thường của đồng đội. 3. Người lính trong Đồng chí: a. Xuất thân: Là những nông dân mặc áo lính. Các anh ra đi từ làng quê nghèo. Quê hương anh nước mặn đồng chua
  19. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. b. Bối cảnh hoạt động: Các anh cầm súng chờ đợi giặc nơi rừng hoang sương muối. Cảnh ở đây không rõ nét hiểm trở, hoang vu như vùng đất người lính Tây Tiến hiện diện (với dốc, thác, nước lũ, cọp trêu người...). c. Đặc điểm: Người chiến sĩ dưới ngòi bút Chính Hữu mang vẻ đẹp bình dị. Các anh hiện ra với dáng vẻ: - Chất phác: Nhớ về quê hương, các anh nhớ về “gian nhà không”, nhớ về “giếng nước gốc đa” rất bình thường, quen thuộc (Còn người lính Tây Tiến nhớ quê hương là nhớ “dáng kiều thơm” có phần mĩ lệ, kiêu sa hơn. - Lam lũ, thiếu thốn: Trang phục của chiến sĩ thiếu thốn. Hình ảnh thực của người nông dân mặc áo lính: Áo anh rách vai / Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày Chính Hữu tả hiện thực rõ nét đến từng chi tiết. Quang Dũng cũng nói đến thiếu thốn, gian truân của đồng đội nhưng thơ ông hướng tới vẻ oai hùng của người lính: Cũng tả căn bệnh sốt rét tác động đến người chiến sĩ, Chính Hữu tả thực: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Còn Quang Dũng nghiêng về tả vẻ khác lạ, khác thường lãng mạn: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Như vậy, bút pháp của Chính Hữu trong Đồng chí là bút pháp hiện thực. Ông chú trọng vẻ đẹp của tình đồng đội – những người chung quân ngũ, cùng lí tưởng chiến đấu. Còn Quang Dũng đã khái quát vẻ đẹp chung của người chiến sĩ Tây Tiến trên đường hành quân và hoạt động ở một vùng biên giới xa xăm, nhiều hiểm trở. Nhìn chung, tuy hai hình tượng người lính này mang những vẻ đẹp khác nhau (nông dân và trí thức, địa bàn hoạt động và quan hệ với nhân vật trữ tình...), nhưng cả hai đã dựng hoàn chỉnh bức chân dung anh bộ đội cụ Hồ trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2