
Có rất nhiều hội nghị và tài liệu nói về áp xe phổi vì bệnh này trước đây
chiếm tỷ lệ khá cao. Nhưng kể từ khi có các phương tiện giúp chẩn đoán nguyên
nhân và nhất là có nhiều loại kháng sinh mới, đặc hiệu nên tỷ lệ này giảm đi nhiều.
Áp xe phổi chiếm tỷ lệ 4,8% các bệnh phổi (Chu Văn Ý 1991), hay chiếm 3% các
bệnh phổi điều trị nội trú ở viện lao và bệnh phổi (Nguyễn Việt Cồ 1987).
Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi trung niên có tỷ lệ cao hơn,
bệnh xảy ra nhiều hơn ở những người cơ địa suy kiệt, giảm miễn dịch, nghiện
rượu, thuốc lá, đái tháo đường, ở các bệnh phổi mạn tính. Diễn tiến bệnh tùy
thuộc vào chẩn đoán sớm, điều trị đúng và đủ liệu trình.
III. BỆNH NGUYÊN
1. Các tác nhân gây bệnh:
a. Vi khuẩn kỵ khí: Đây là những vi khuẩn thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ
khoảng 60% (Cameron 1980), hay 89% (Barlett 1982), dễ phát hiện chúng vì hơi
thở và đàm rất hôi thối, chúng có thể gây nên những áp xe lan tỏa, bán cấp và
thường kết hợp với các loại vi khuẩn khác như liên cầu, phế cầu... Các loại vi
khuẩn kỵ khí thường gặp là Bacteroide melaniogenicus, Fusobaterium nucleotum,
Bacteroide fragilis, Peptococus, Peptostreptococcus ...
b. Tụ cầu vàng: Thường gặp ở trẻ em nhỏ nhất là trẻ còn bú, các triệu
chứng lâm sàng như sốt cao, rối loạn tiêu hóa (nôn, chướng bụng...) sụt cân. Bệnh