intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài dự thi: Cuộc thi Em yêu lịch sử Việt Nam

Chia sẻ: Xnbcvxc Cvnvc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

222
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài dự thi "Cuộc thi Em yêu lịch sử Việt Nam" cung cấp cho các bạn 3 câu hỏi về lịch sử Việt Nam như: Nêu hiểu biết của em về sự kiện cách mạng tháng 8/1945, tuyên ngôn độc lập năm 1945. Lấy dẫn chứng tiêu biểu về những đóng góp của quê hương em cho thắng lợi của cách mạng tháng 8. Theo em độc lập có ý nghĩa như thế nào đối với một quốc gia,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt đầy đủ nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài dự thi: Cuộc thi Em yêu lịch sử Việt Nam

 BÀI DỰ THI<br /> Cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam”<br /> <br /> <br /> Họ tên: Lê Thanh Thảo<br /> Lớp: 7A<br /> Trường: Trung học cơ sở Huy Văn<br /> <br /> <br /> Câu 1: Nêu hiểu biết của em về  sự  kiện cách mạng tháng 8/1945,  <br /> tuyên ngôn độc lập năm 1945. Lấy dẫn chứng tiêu biểu về  những đóng <br /> góp của quê hương em cho thắng lợi của cách mạng tháng 8. Theo em  <br /> độc lập có ý nghĩa như thế nào đối với một quốc gia.<br /> Trả lời:<br /> * Hiểu biết của em về sự kiện cách mạng tháng 8/1945:<br /> Tháng 8 năm 1945, cuộc chiến tranh thế  giới đi vào giai đoạn kết thúc.  <br /> Sau khi tiêu diệt phát xít Đức tại sào huyệt của chúng, Liên Xô quay sang tấn <br /> công phát xít phương đông là Nhật Bản. Phong trào đấu tranh chống Nhật <br /> bùng lên mạnh mẽ   ở  các nước phía đông và đông nam châu á. Thời cơ  cách  <br /> mạng đang mở ra trước con đường giải phóng của các dân tộc.<br /> Ở Việt Nam, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách  <br /> mạng dâng cao. Ngày 9/3/1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng  <br /> Pháp. Ngay trong đêm đó, hội nghị  Ban Thường vụ  Trung  ương mở  rộng  <br /> quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề  cho tổng khởi <br /> nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho  <br /> thích hợp. Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị  “Nhật – Pháp bắn nhau  <br /> và hành động của chúng ta”. Tháng 4/1945, Trung  ương triệu tập Hội nghị <br /> quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất  <br /> các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16/4/1945, tổng <br /> bộ  Việt minh ra chỉ  thị  tổ  chức các  Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và  <br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> chuẩn bị  thành lập  Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức chính phủ  lâm  <br /> thời cách mạng Việt Nam.<br /> Từ tháng 4/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, <br /> phong phú về  nội dung và hình thức. Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ  từ  cao bằng <br /> về  Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ  chỉ  đạo Cách mạng cả  nước và <br /> chuẩn bị  Đại hội quốc dân. Ngày 4/6/1945, khu giải phóng Việt Bắc được  <br /> thành lập đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ <br /> địa của cả  nước. Tháng 8/1945, hội nghị  Đại biểu toàn quốc của Đảng họp <br /> tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ  hội rất tốt cho ta dành độc lập <br /> đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa dành chính quyền từ tay  <br /> phát xít Nhật và tay sai trước khi quân đồng minh vào Đông Dương; đề  ra ba  <br /> nguyên tắc đảm bảo tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: tập trung, thống nhất, <br /> kịp thời.<br /> 23 giờ ngày 13/8/1945,  Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số  1 hiệu triệu  <br /> toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào  <br /> thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi  <br /> nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập  Ủy ban Dân tộc giải phóng <br /> Trung  ương, tức Chính phủ  lâm thời do đồng chí Hồ  Chí Minh làm chủ  tịch.  <br /> Chủ  tịch Hồ  Chí Minh gửi thư  kêu gọi nhân dân cả  nước tổng khởi nghĩa, <br /> trong đó chỉ  rõ: “Giờ  quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến/ Toàn <br /> quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.<br /> Dưới sự  lãnh đạo của Đảng và Chủ  tịch Hồ  Chí Minh, nhân dân cả <br /> nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ <br /> ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ  ra giành được thắng lợi  ở <br /> nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ  phần miền Trung, một phần miền <br /> Nam   và   ở   các   thị   xã:   Bắc   Giang,   Hải   Dương,   Hà   Tĩnh,   Hội   An,   Quảng <br /> Nam… Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi  ở  Hà Nội. Ngày <br /> 23/8, khởi nghĩa thắng lợi  ở  Huế  và Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà <br /> Đông, Quảng Bình, Quảng Trị… Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi  ở Sài Gòn <br /> – Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Bến Tre…  <br /> Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị <br /> <br /> 2<br /> giam cầm nổi dậy giành chính quyền. Chỉ  trong vòng 15 ngày cuối tháng <br /> 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã dành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền cả <br /> nước về tay nhân dân.<br /> Ngày 2/9/1945, tại Quảng Trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử, trước một <br /> cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ  tịch Hồ  Chí Minh thay mặt <br /> Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước  <br /> quốc dân và thế  giới:  Nước Việt Nam dân chủ  công hòa ra đời  (nay là <br /> Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 2/9 là Ngày Quốc khánh <br /> của nước ta.<br /> Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên <br /> của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại đầu tiên của <br /> nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân <br /> tộc Việt Nam. Chính quyền về  tay nhân dân, nước Việt Nam dân Dân chủ <br /> Cộng hòa ra đời – Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Từ đây chấm  <br /> dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn 80 năm nhân dân ta <br /> chịu ách đô hộ  của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ <br /> trở  thành người dân một nước độc lập, làm chủ  vận mệnh của mình. Nước  <br /> Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập,  <br /> tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền. <br /> Kể  từ  đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào kỷ <br /> nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa Xã hội.<br /> *  Lấy dẫn chứng tiêu biểu về  những đóng góp của quê hương em cho  <br /> thắng lợi của cách mạng tháng 8:<br /> Em được sinh ra và lớn lên  ở  thủ  đô Hà Nội, mảnh đất nghìn năm văn <br /> hiến, nơi gắn liền với rất nhiều những dấu  ấn văn hoá, lịch sử  của cả  dân  <br /> tộc. Cuộc tổng khởi nghĩa ở Hà Nội trong tháng tám năm  có ý nghĩa rất quan <br /> trọng, quyết định tới thành công của Cách mạng tháng Tám. Đóng góp của Hà  <br /> Nội trong Cách mạng tháng tám được thể hiện trên những dẫn chứng cụ thể <br /> sau:<br /> Vào những ngày đầu tháng 8 năm 1945, tình hình chính sự  Hà Nội ngày <br /> càng trở  nên nóng bỏng hơn do những biến  động của Thế  chiến thứ  hai. <br /> <br /> 3<br /> Chiều 15 tháng 8, khi có tin Nhật chính thức đầu hàng Đồng Minh, hai ông <br /> Trần Tử Bình và Nguyễn Khang, hai đại diện của Xứ ủy Bắc Kỳ đã cấp tốc  <br /> bàn bạc và đi tới quyết định thành lập Uỷ  ban Quân sự  Cách mạng Hà Nội,  <br /> gấp rút chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền. Ủy ban khởi nghĩa sẽ <br /> trực tiếp tổ  chức các cuộc mít tinh, tuần hành, biểu dương lực lượng gây <br /> hoang mang cho chính phủ Trần Trọng Kim trước khi đi tới việc giành chính  <br /> quyền. <br /> Ngày 17 tháng 8, cuộc mít tinh của Tổng hội công chức chính quyền <br /> Trần Trọng Kim diễn ra tại quảng trường Nhà hát Lớn thành phố để ủng hộ <br /> chính phủ thu hồi chủ quyền. Hàng vạn người đứng đầy đường Paulbert (nay <br /> là phố Tràng Tiền), mọi người hát vang bài Tiếng Gọi Thanh Niên và hoan hô  <br /> chính phủ Trần Trọng Kim thu hồi độc lập, họ hô to "Việt Nam độc lập muôn  <br /> năm". Các đội viên đội Tuyên truyền Giải phóng quân cũng trương cờ đỏ sao <br /> vàng và hô to "Ủng hộ Việt Minh". Chiều ngày 17 tháng 8, tại làng Vạn Phúc ­  <br /> An toàn khu của Xứ  uỷ  tại Hà Đông, ông Nguyễn Khang sau khi trực tiếp  <br /> khảo sát tình hình Hà Nội trở  về  đã trao đổi với ông Trần Tử  Bình và đi tới <br /> quyết định: Dựa trên chỉ  thị  "Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng  <br /> ta"  tiến hành cho Hà Nội khởi nghĩa mà không cần chờ  tới lệnh của Trung  <br /> ương. Quyết định quan trọng này được đưa ra chỉ  2 ngày sau khi có tin Nhật  <br /> đầu hàng Đồng Minh và Pháp còn đang lúng túng trong chính sách cụ thể đối <br /> với Việt Nam và Đông Dương. <br /> Tinh mơ sáng ngày 19 tháng 8, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các <br /> tỉnh lân cận theo các ngả  đường kéo về  quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. <br /> Khoảng 10 giờ  rưỡi, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách <br /> mạng được sự  bảo vệ  của Thanh niên tự  vệ, của tổ  chức Việt Minh Hoàng <br /> Diệu Hà Nội đã diễn ra. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Sau <br /> đó một cánh tiến thẳng tới Phủ Khâm sai, cơ quan đầu não của chính phủ, và <br /> nhanh chóng làm chủ toàn bộ khu vực này. Lính bảo vệ Phủ đã hạ vũ khí mà  <br /> không có bất kỳ  hành động kháng cự  nào trước sức mạnh của nhân dân Hà <br /> thành. Cùng thời gian đó, ông Nguyễn Quyết đã chỉ huy nhân dân chiếm Trại <br /> Bảo an binh. Nhưng quân đội Nhật đã can thiệp, ông Nguyễn Khang và ông  <br /> Trần Tử  Bình đã quyết định tiến hành đàm phán với quân đội Nhật vì theo <br /> 4<br /> phân tích thì quân Nhật đã rất rệu rã, không còn tinh thần chiến đấu cao và  <br /> muốn bảo toàn lực lượng khi rút về  nước. Đúng như  dự  đoán, sau khi tiếp <br /> nhận đề nghị của Ủy ban Khởi nghĩa, Nhật đã đồng ý rút quân nhưng yêu cầu <br /> phải có một cuộc đàm phán chính thức với cấp chỉ huy tối cao của họ.<br /> Chiều tối 19 tháng 8, phái đoàn của đàm phán của Việt Minh do ông Lê <br /> Trọng Nghĩa và cố vấn Trần Đình Long dẫn đầu đã trực tiếp gặp gỡ và đàm <br /> phán với tướng Tsuchihashi ­ Tổng tư lệnh kiêm Toàn quyền Nhật ­ ngay tại  <br /> Tổng hành dinh quân đội Nhật (nay là 33 Phạm Ngũ Lão). Cuộc đàm phán <br /> diễn ra khá gay go nhưng cuối cùng phía Nhật, đúng như đã được dự đoán, đã <br /> chấp nhận án binh bất động, không can thiệp vào công việc của Việt Minh; <br /> đổi lại binh lính của họ  sẽ  được bảo đảm an toàn, không bị  Việt Minh tấn  <br /> công. Họ đã chấp nhận chính quyền cách mạng. Kết quả đàm phán với Nhật <br /> mang ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa Hà Nội bởi  <br /> phe Việt Minh đã không chỉ tránh được cuộc đối đầu trực tiếp với lực lượng  <br /> vũ trang của Nhật mà còn loại trừ  mọi hy vọng của các lực lượng chính trị <br /> khác vào khả  năng đảo ngược tình thế  tại thủ  đô vào thời điểm đó. Cũng <br /> trong đêm 19 tháng 8, Xứ   ủy quyết định thành lập Uỷ  ban Nhân dân Cách <br /> mạng Bắc bộ và Uỷ ban Nhân dân Cách mạng Hà Nội, chính thức hoá vai trò <br /> của chính quyền cách mạng với nhân dân và cộng đồng quốc tế.<br /> Thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa  ở  Hà Nội lập tức kéo theo một sự <br /> rung động và làm tan vỡ  hệ  thống chính quyền thân Nhật  ở  toàn vùng, có ý  <br /> nghĩa quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám trên cả nước.<br /> * Theo em độc lập có ý nghĩa như thế nào đối với một quốc gia:<br /> Theo em, độc lập có ý nghĩa rất to lớn đối với một quốc gia. Như lời chủ <br /> tịch Hồ Chí Minh nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Có độc lập tự do <br /> thì sẽ có tất cả. Đất nước không thể  phồn vinh, dân tộc không thể phát triển, <br /> nhân dân không thể có cơm ăn, áo mặc và cuộc sống hạnh phúc nếu không có <br /> độc lập tự do của dân tộc; quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc trong  <br /> một nước độc lập tự do là vô cùng quý giá và thiêng liêng, không ai có thể tự <br /> cho mình cái quyền can thiệp, có quyền xâm hại độc lập dân tộc của một quốc <br /> gia, dân tộc khác, càng không thể có quyền can thiệp đó bằng vũ lực. Nước ta,  <br /> dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta <br /> 5<br /> đã vùng lên đấu tranh giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, <br /> lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, Đảng đã lãnh đạo nhân <br /> dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế <br /> quốc Mĩ và tiến hành công cuộc đổi mới thành công, tiếp tục sự  nghiệp công <br /> nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ý nghĩa to lớn độc lập với một quốc gia <br /> còn thể hiện ở việc làm cho mỗi người dân phải có cơm ăn, áo mặc, học hành, <br /> việc làm, quyền làm chủ, quyền con người. Đó chính là ý nghĩa lí luận và thực  <br /> tiễn to lớn, giá trị thời đại sâu sắc và lâu dài của sự độc lập đối với một quốc  <br /> gia.<br /> Câu 2: Hãy giới thiệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Theo em giá trị <br /> lịch sử của khu di tích Quốc Tử Giám thể hiện ở những điểm nào:<br /> Trả lời:<br /> Giới thiệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám:<br /> Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý  <br /> Thánh Tông (Đại Việt sử ký toàn thư. Nhà xuất bản. Khoa học xã hội, Hà Nội,  <br /> tập 1, tr.234) chép:  "Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử,  <br /> Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng  <br /> thái tử đến đấy học".   Như  vậy Văn Miếu ngoài chức năng thờ  các bậc Tiên <br /> thánh, Tiên sư  của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng <br /> gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với <br /> Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 tức là năm 8 tuổi lên ngôi  <br /> trở thành vua Lý Nhân Tông.<br /> Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn <br /> Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường  <br /> chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc  <br /> Tử, người học đầu tiên là hoàng tử  Lý Càn Đức). (Việt sử  thông giám cương <br /> mục. Nhà xuất bản. Văn sử  địa. 1957) chép: "Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu  <br /> Thắng thứ  1 tháng 4... lập nhà Quốc Tử  Giám; tuyển trong các văn thần lấy  <br /> những người có văn học, bổ vào đó". Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn <br /> Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.<br /> <br /> <br /> 6<br /> Năm Nguyên Phong thứ 3 (năm 1253), vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử <br /> Giám thành Quốc Học Viện cho mở  rộng và thu nhận cả  con cái các nhà <br /> thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi  <br /> bật hơn chức năng của một nơi tế  lễ  "Quý Sửu năm thứ  ba(1253)... Tháng 6  <br /> lập Quốc Học Viện tô tượng Khổng Tử, Chu công và Á Thánh, vẽ  tượng 72  <br /> người hiền để thờ... Tháng 9 xuống chiếu cho các nho sĩ trong nước đến Quốc  <br /> học viện giảng học tứ thư, lục kinh" . Lấy Phạm Ứng Thần giữ chức Thượng  <br /> thư  kiêm chức Đề  điệu Quốc Tử  viện để  trông nom công việc học tập tại <br /> Quốc Tử Giám.<br /> Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử  làm quan Quốc Tử giám Tư <br /> nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông  <br /> mất, được vua Trần Nghệ  Tông cho thờ   ở  Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.  <br /> Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho <br /> dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã  <br /> đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên  <br /> lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ  chức được 12 khoa thi cao cấp, Lê Thánh <br /> Tông (1460 ­ 1497) đã tổ  chức đều đặn cứ  ba năm một lần, đúng 12 khoa thi. <br /> Không phải khoa thi nào tiến hành xong đều được khắc bia ngay, không phải <br /> bia đã dựng thì vĩnh tồn, không hư hỏng, không mất mát. Từng thời có những  <br /> đợt dựng, dựng lại lớn, như  năm 1653 (Thịnh Đức năm thứ  nhất, năm 1717 <br /> (Vĩnh Thịnh năm thứ 13).<br /> Cuối triều Lê, thời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Dù không  <br /> còn giữ  được đủ  bia, nhà công trình điêu khắc giá trị  và tư  liệu lịch sử  quý <br /> báu. Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám ­ cơ sở đào tạo và <br /> giáo dục cao cấp của triều đình. Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế.  <br /> Năm 1802, vua Gia Long  ấn định đây là Văn Miếu ­ Hà Nội. Tổng trấn Bắc  <br /> thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông. <br /> Như vậy vào đầu thời Nguyễn, Văn miếu Thăng Long đã một lần được sửa <br /> sang chỉ  còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà  <br /> Nội. Còn Quốc Tử  Giám thì đổi thành học đường của phủ  Hoài Đức và sau  <br /> đó tại khu vực này xây đền Khải thánh để  thờ  cha mẹ  Khổng Tử.  Đầu năm <br /> 1947, thực dân Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai  <br /> cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay toàn bộ khu Thái Học được xây dựng với diện <br /> tích 1530m² trên tổng diện tích 6150m² gồm các công trình kiến trúc chính là  <br /> <br /> 7<br /> Tiền đường, Hậu đường, Tả  vu, Hữu vu, nhà chuông, nhà trống được mô <br /> phỏng theo kiến trúc truyền thống trên nền đất xưa của Quốc Tử Giám.<br /> * Theo em, giá trị  lịch sử  của khu di tích Quốc Tử  Giám thể  hiện  ở  <br /> những điểm sau:<br /> Từ  khi được xây dựng tới nay, Văn Miếu ­ Quốc Tử  Giám đã trở  thành <br /> biểu tượng đầy tự hào của tâm hồn và khí phách người dân Hà Nội nói riêng và <br /> cả  nước nói chung. Thực tế  cho thấy các di tích Nho học nói chung và Văn  <br /> Miếu ­ Quốc Tử Giám nói riêng không chỉ có giá trị về tưởng niệm mà còn có  <br /> giá trị về mặt văn hóa, khoa học, lịch sử... Đây là nơi lưu danh các bậc hiền tài  <br /> qua các khoa thi, thể  hiện  ở  82 tấm bia tiến sĩ. Cứ  sau mỗi khoa thi từ  năm <br /> 1442 đến 1779, người xưa lại dựng lên các tấm bia đá trên lưng rùa, khắc tên <br /> những người đỗ đạt. 82 tấm bia còn lưu giữ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám biểu <br /> hiện cho truyền thống hiếu học của dân tộc ta đồng thời cũng là lời động viên <br /> và thúc giục những thế hệ tiếp nối hôm nay và sau này luôn luôn phải giữ gìn <br /> và bảo lưu truyền thống hiếu học của dân tộc. Với ý nghĩa lịch sử đó, 82 bia đá <br /> Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được Ủy ban Ký ức Thế giới khu vực Châu Á­<br /> Thái Bình Dương của UNESCO công nhận là Di sản Tư  liệu Thế  giới. Văn <br /> Miếu ­ Quốc Tử Giám ngày nay không chỉ  có chức năng thờ  phụng, lưu danh <br /> những bậc hiền triết mà còn là nơi tham quan của du khách trong và ngoài <br /> nước. Qua gần một nghìn năm hình thành và phát triển, trải qua một chặng  <br /> đường lịch sử  đầy thăng trầm của dân tộc, Văn Miếu ­ Quốc Tử  Giám đã  <br /> khẳng định ý nghĩa các giá trị lịch sử của dân tộc trong lòng bao thế hệ người  <br /> dân Hà Nội và cả nước. <br /> Câu 3: Trong lịch sử Thăng Long Hà Nội, em yêu thích nhân vật nào?  <br /> Vì Sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó?<br /> Trả lời:<br /> Trong lịch sử Thăng Long Hà Nội, em yêu thích nhất là nhân vật Đức Thái <br /> Tổ Lý Công Uẩn. Điều này xuất phát từ lý do Người đã có những công lao to  <br /> lớn, nâng tầm thế của một quốc gia độc lập tự chủ của dân tộc Đại Việt, đặc <br /> biệt là công lao mang ý nghĩa lịch sử vĩ đại – Đó là sự anh minh, sáng suốt khi <br /> hạ  chiếu chỉ  dời đô từ  Hoa Lư  (Ninh Bình) ra Đại La – Thăng Long, định đô <br /> <br /> 8<br /> “Nơi trung tâm trời đất – Thế  rồng cuộn hổ  ngồi – Xem khắp nước Việt ta  <br /> chỗ này là thắng địa”… ghi dấu ấn tiền khởi từ một nghìn năm trước cho sự <br /> phát triển trường tồn của Thủ  đô Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến <br /> hôm nay.<br /> Hiểu biết của em về Đức Thái Tổ Lý Công Uẩn:<br /> Thái tổ  họ  Lý tên Công Uẩn, người làng Cổ  Pháp, thuộc tỉnh Bắc Ninh.  <br /> Ông sinh năm Giáp Tuất (974), định ngôi năm Canh Tuất (1010) và mất năm <br /> Mậu Thìn (1028). Lý Công Uẩn là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm <br /> 3 tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh. Theo truyền  <br /> thuyết, ông thân sinh ra Công Uẩn nhà nghèo khó, đi làm ruộng thuê  ở  chùa <br /> Tiêu Sơn, huyện An Phong, phải lòng một tiểu nữ rồi nàng có mang. Nhà sư <br /> thấy thế  đuổi đi nơi khác. Hai vợ  chồng mang nhau đi, đến chỗ  rừng Báng,  <br /> mỏi mệt ngồi nghỉ  mát. Chồng khát nước, xuống chỗ  giếng giữa rừng uống <br /> nước, chẳng may sẩy chân, chết đuối. Vợ chờ lâu không thấy, đến giếng xem  <br /> thì đất đã đùn lấp giếng, khóc lóc một hồi, rồi vào ngủ  nhờ  ở  chùa ứng Tâm  <br /> gần đấy. Ông sư chùa ứng Tâm, đêm hôm trước nằm mê thấy ông Long thần  <br /> báo mộng rằng: "Ngày mai dọn chùa cho sạch, có Hoàng đế đến". Nhà sư tỉnh <br /> dậy, sai tiểu quét dọn sạch sẽ, chực đợi từ sáng đến chiều chỉ thấy một người <br /> đàn bà có mang xin ngủ nhờ. Được vài tháng, có một đêm thơm nức cả chùa,  <br /> nhà sư trông ra tam quan, thấy sáng rực lên. Nhà sư  sai bà hộ chùa ra thăm thì  <br /> người đàn bà ấy đã sinh một đứa con trai, hai bàn tay có bốn chữ son: "Sơn hà  <br /> xã tắc". Sau đó, trời bỗng nhiên nổi cơn mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay <br /> sau khi sinh con và chú bé  ở  lại với nhà sư. Khi 8, 9 tuổi chú bé được nhà sư <br /> cho theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiêu Sơn. Công Uẩn lớn lên, khảng khái, chí <br /> lớn. Do có công, ông được làm quan thời vua Thiếu đế nhà Lê. Khi vua Thiếu <br /> đế bị giết, ông ôm thây vua khóc. Vua Ngọa triều khen là trung, cử ông làm Từ <br /> tướng quân chế  chỉ  huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ. Theo truyền thuyết,  <br /> bấy giờ ở làng Cổ Pháp có cây gạo cổ thụ bị sét đánh tước lần vỏ ngoài, trong <br /> thân cây gạo có mấy câu sấm:<br /> Thụ căn điểu điểu<br /> Mộc biểu thanh thanh<br /> <br /> 9<br /> Hòa đao mộc lạc<br /> Thập bát tử thành (*)<br /> ...<br /> Vạn Hạnh xem câu sấm  ấy, biết điềm nhà Lê đổ, nhà Lý sắp lên, bảo  <br /> Công Uẩn rằng: "Mới rồi tôi thấy lời phù sấm kỳ  dị, biết rằng họ  Lý cường  <br /> thịnh, tất dấy lên cơ  nghiệp. Nay xem trong thiên hạ  người họ  Lý rất nhiều <br /> nhưng không ai bằng ông là người khoan từ nhân thứ, được lòng dân chúng mà  <br /> binh quyền nắm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông thì còn <br /> ai đương nổi nữa". Lý Công Uẩn sợ  câu nói  ấy tiết lộ, phải nhờ  người đem  <br /> giấu Vạn Hạnh ở chùa Tiêu Sơn. Khi vua Ngọa triều mất, vua kế tự còn nhỏ,  <br /> ông cầm quân túc vệ  trong chốn cung cấm. Có quan chi hậu là Đào Can Mộc  <br /> mưu với các quan triều, lập ông lên ngôi Hoàng Đế. Ông lên ngôi, thấy kinh đô  <br /> Hoa Lư  hẹp, nên năm 1010 thay đổi đến Đại La thành. Nhân có điềm rồng <br /> vàng bay lên, mới đổi tên gọi là thành Thăng Long (tức Hà Nội bây giờ). Ông ở <br /> ngôi vua 18 năm. Là người của một dòng họ  lớn, lâu đời, có nhiều nhân vật <br /> tiếng tăm, cộng với khiếu thông minh bẩm sinh đã được nhập thân văn hóa ở <br /> một vùng đất văn minh, văn hiến, là con đẻ  ­ con nuôi ­ con tinh thần của <br /> những vị cao tăng xuất sắc, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của trung  <br /> tâm kinh tế ­ văn hóa Lục Tổ ­ Cổ Pháp thế kỷ  10. Ông đã cùng triều Lý làm <br /> rạng danh vùng đất quê ông và viết nên những trang sử oanh liệt trong lịch sử <br /> dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Vì ông sinh ra ở chùa ứng Tâm <br /> cho nên chùa  ấy bây giờ  có tên là chùa Dặn. Và ngôi huyệt chỗ  giếng trong  <br /> rừng Báng năm xưa, những gò  ở  xung quanh trông giống như  hoa sen nở  tám <br /> cánh cho nên nhà Lý truyền ngôi được tám đời. Nơi ông sinh ra nay thuộc làng <br /> Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 10<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2