intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bệnh học thủy sản: Chương 5 - Hồ Phương Ngân

Chia sẻ: Sơn Nam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

134
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Bệnh học thủy sản - Chương 5: Một số thuốc và phương pháp trị bệnh cá tôm" cung cấp cho người học các kiến thức: khái niệm về thuốc trong nuôi trồng thủy sản, các phương pháp dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản, mặt trái của việc dùng thuốc, trong NTTS,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bệnh học thủy sản: Chương 5 - Hồ Phương Ngân

  1. Chương MỘT SỐ THUỐC VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH CÁ TÔM
  2. I. KHÁI NIỆM VỀ THUỐC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN DÙNG ĐỂ TIÊU DiỆT TNGB THUỐC THUỐC ĐỂ DiỆT ĐỊCH THUỐC ĐỂ TĂNG HẠI VÀ SV DÙNG SỨC KHỎE MANG TRONG NTTS ĐVTS TNGB THUỐC ĐỂ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
  3. • Thuốc thủy sản là tất cả các loại sản phẩm có thể dùng để tiêu diệt TNGB, các SV là địch hại và mang mầm bệnh, phòng và trị bệnh, để nâng cao sức khỏe ĐVTS trong khi nuôi, khi vận chuyển và sau thu hoạch, để quản lý MT đều được gọi là thuốc dùng trong NTTS.
  4. Lợi ích Lợi ích của việc dùng thuốc trong NTTS: - Có thể làm tăng hiệu quả sản xuất. - Giảm lượng chất thải trong MT. - Tăng hiệu quả của sử dụng thức ăn. - Tăng tỷ lệ sống sót của đàn trong các trại giống. - Giảm stress khi vận chuyển. - Tiêu diệt TNGB.
  5. Nhờ tác dụng của các loại thuốc khác nhau đã và đang dùng trong NTTS đã làm giảm đáng kể những rủi ro do bệnh tật. Một số bệnh do vk, nấm, kst gây ra cho ĐVTS đã có thể phòng và trị nếu dùng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian quy định và đặc biệt dùng ở gđ sớm của bệnh..
  6. Mặt trái Lạm dụng thuốc trong NTTS dẫn đến: - Hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người, - MT sinh thái, Ko khỏi bệnh, chậm lớn, chết, tốn tiền - Phẩm chất của các đàn giống, - Chất lượng sản phẩm nuôi thương phẩm - Tạo ra các chủng vk nhờn, kháng thuốc... Trong NTTS công nghiệp không thể nói không dùng thuốc và hóa chất, xong dùng như thế nào và dùng loại gì?
  7. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DÙNG THUỐC TRONG NTTS • Có nhiều P2 dùng thuốc khác nhau trong NTTS • Có thể các loại thuốc có cách dùng khác nhau, hoặc một loại thuốc có nhiều cách dùng khácnhau, mỗi cách có ưu và nhược điểm riêng biệt. • Tùy theo đk từng trang trại, từng hoàn cảnh mà áp dụng và khi áp dụng một P2 nào đó cần có giải pháp để giảm tối đa nhược điểm của P2 đó.
  8. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DÙNG THUỐC TRONG NTTS CÁC PHƯƠNG PHÁP DÙNG THUỐC Tiêm cho cá bệnh Cho thuốc vào nước Trộn thuốc vào thức ăn Phun Tắm Nhúng, Treo thuốc rửa túi Tiêm Tiêm Tiêm xuống thuốc cơ tĩnh thành ao mạch bụng
  9. 1. P2 cho thuốc vào MT nước Trong P2 này, một số thuốc sát trùng được đưa hòa tan vào MT nước để tiêu diệt chủ yếu các TNGB tồn tại trong MT nước, trên bề mặt cơ thể của vật nuôi. Một số loại thuốc khác như: vitamin, khoáng, vaccine cũng có thể đưa vào MT nước và các phân tử thuốc sẽ được hấp thụ qua mang, da, miệng của vật nuôi. P2 dùng thuốc này có thể áp dụng vào thực tế dưới nhiều dạng khác nhau:
  10. Phun thuốc vào ao nuôi, lồng hoặc bể ấp Thường dùng với nồng độ thấp: ppt, ppm, ppb. Thời gian kéo dài có thể 6h, 12h, 24h hoặc không tính thời gian. P2 dùng thuốc này thường dễ thao tác và có hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh khá tốt, nhưng do thời gian kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi và có thể tiêu diệt các SV có lợi hay SV không gây hại trong ao. Giải pháp hạn chế các tác dụng phụ tới MT và sức khỏe vật nuôi như: thay nước mới sau một khoảng thời gian dùng thuốc, sau khi dùng có thể cho vào MT một loại phân hữu cơ, vô cơ hay CPSH để khôi phục lại hệ vk có lợi và cơ sở t.ăn TN của MT nước.
  11. Tắm cho động vật thủy sản • Cách này thường dùng thuốc với nồng độ cao, trong một thể tích nhỏ và thời gian ngắn (có thể 10 phút, 20 phút...). • Hiệu quả của P2 dùng thuốc này chủ yếu là tiêu diệt tác nhân ks bên ngoài cơ thể, không tiêu diệt được các tác nhân nhiễm vào bên trong các nội quan, thao tác không đơn giản vì rất dễ gây sốc cho cá tôm và làm yếu chúng. • P2 này cũng có những ưu điểm như: tốn ít thuốc, không ảnh hưởng tới MT sống của đv nuôi.
  12. • Tắm cho đàn giống trước khi xuất đi hay trước khi thả vào ao nuôi. • Tắm cho tôm cá bố mẹ trước khi cho vào bể đẻ. • Tắm cho trứng và nauplius của tôm trước khi chuyển sang ương ấp ở bể mới. • P2 tắm cũng có thể được dùng với thuốc sát trùng, kháng sinh, vaccine và các loại thuốc kích thích MD.
  13. Ngâm đvts trong MT có thuốc • P2 này thường dùng nồng độ cao hơn P2 phun xuống ao, nhưng thấp hơn và thời gian kéo dài hơn p2 tắm. • P2 này cũng chỉ thích hợp với ĐVTS nuôi trong bể xi măng hay bể compozite, và với các đàn giống trước khi thả nuôi. • P2 này có thể gây sốc cho tôm cá do nhốt giữ mật độ cao, trong thể tích nhỏ và thời gian kéo dài.
  14. • Cũng có thể dùng một số thảo dược (lá dầm) ngâm xuống nhiều nơi trong ao hay ngâm vào gần bờ đầu hướng gió, đầu nguồn nhờ sự phân giải nhờ gió, dòng nước đẩy lan ra toàn thủy vực. • P2 này có thể tiêu diệt VSV gây bệnh bên ngoài cơ thể ĐVTS và tồn tại trong MT nước. Vd: Dùng cây thuốc cá để tiêu diệt các loài cá tạp ở ao nuôi tôm.
  15. Phương pháp treo túi thuốc • P2 này thường dùng với các loại thuốc sát trùng có khả năng hòa tan trong nước. • Một lượng thuốc nhất định được đựng trong một túi, chất lượng của túi cho phép các phân tử thuốc sau khi đã hòa tan có thể đi qua hòa vào MT nước. • Cách dùng này thường áp dụng trong hình thức nuôi lồng bè, túi thuốc được treo ở góc lồng, đầu dòng chảy hoặc cũng có thể dùng trong hình thức nuôi ao nước chảy, túi thuốc thường được treo tại các địa điểm cho ăn, để khi tôm cá tập trung bắt mồi trong các bữa ăn có thể được tắm qua thuốc sát trùng, và tiêu diệt TNGB thường tập trung cao tại nơi có t.ăn dư thừa đang thối rữa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2